10 Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ được áp dụng phổ biến

Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp và cả những sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được phát hiện và đưa đi trị liệu sớm, trẻ sẽ khó theo kịp bạn bè đồng trang lứa, gặp khó khăn trong những mối quan hệ xã hội, và không thể tự chăm sóc bản thân trong tương lai. Cùng tìm hiểu một số phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ được áp dụng phổ biến và hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Những điều cần biết về trị liệu cho trẻ tự kỷ

Đầu tiên, bệnh tự kỷ chưa có biện pháp điều trị tận gốc. Thế nên các bác sĩ và gia đình chỉ có thể giúp trẻ giảm thiểu các triệu chứng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển, đến cuộc sống, và hoạt động hàng ngày. Điều trị càng sớm thì khả năng hồi phục của trẻ càng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Thời gian bắt đầu điều trị tốt nhất là trước độ tuổi mầm non.

phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ
Các phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ có thể giúp trẻ cải thiện vấn đề ngôn ngữ, giao tiếp, vận động và nhiều triệu chứng khác.

Tự kỷ ảnh hưởng đến mỗi trẻ theo một cách khác nhau, nên không có phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ tiêu chuẩn nào cho mọi trường hợp. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của trẻ bằng một số cách thông dụng, ví dụ như thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS, để quyết định những phương pháp cải thiện nào phù hợp cho từng trường hợp.

Nếu được can thiệp sớm và đúng cách, trẻ hoàn toàn có thể sinh hoạt, học tập và rèn luyện những kỹ năng cần thiết một cách bình thường khi trưởng thành. Những chương trình, những phương pháp trị liệu được cá nhân hóa tỏ ra có hiệu quả vượt trội trong việc giúp trẻ giảm thiểu các triệu chứng tự kỷ.

Trẻ tự kỷ sẽ có những điểm mạnh và những điểm yếu riêng, dẫn đến nhu cầu điều trị cũng khác nhau. Những phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ có thể áp dụng tại bệnh viện, các trung tâm giáo dục đặc biệt, nhà riêng, hoặc bất cứ môi trường nào phù hợp.

Gia đình cần thường xuyên giữ liên lạc với bác sĩ để theo dõi và cập nhật tình hình tiến bộ của trẻ, đảm bảo rằng mục tiêu và tiến độ điều trị đáp ứng yêu cầu đặt ra. Bác sĩ cũng có thể căn cứ trên sự tiến bộ và thích ứng của trẻ, để điều chỉnh liệu trình điều trị, đẩy nhanh quá trình cải thiện.

10 phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ phổ biến

Dưới đây là 10 phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ phổ biến trên thế giới, và mang đến nhiều kết quả tích cực. Chúng giúp cải thiện khả năng giao tiếp, loại bỏ những thoí quen xấu, cải thiện sức khỏe, dạy trẻ tự kỷ quen thuộc với những hoạt động hàng ngày, học hỏi những kỹ năng cần thiết trong đời sống.

1. Trị liệu hành vi

Trị liệu hành vi được dựa trên phân tích hành vi ứng dụng (ABA), nhằm giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa suy nghĩ, hành vi và hậu quả. Trị liệu hành vi giúp trẻ loại bỏ những hành vi tiêu cực, thay vào đó là những hành vi tích cực hơn. Đáp ứng điều trị dài hạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội và trí tuệ của trẻ tự kỷ.

Phương pháp trị liệu này mang tính cá nhân hóa cao, tùy vào những ưu điểm và nhược điểm của trẻ để tiến hành điều chỉnh. Nhà trị liệu và cha mẹ nên đặt ra một số quy định khen thưởng hợp lý khi trẻ đạt được mục tiêu, và những mục tiêu cần thiết đạt được trước khi trị liệu. Từ đó, hướng trẻ hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn.

Trong quá trình điều trị, trẻ tự kỷ được hướng dẫn nhận thức những hành vi không phù hợp, những cảm xúc và suy nghĩ nào dẫn đến những hành vi đó trong những tình huống cụ thể, và làm sao để thay đổi những suy nghĩ tiêu cực này thành tích cực. Khi đã làm quen với điều này, trẻ có thể giảm thiểu những hành vi kỳ quặc, và hạn chế tình trạng cáu gắt.

Điều quan trọng là giúp trẻ nhận ra hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai. Trẻ sẽ được khen thưởng và động viên nếu có hành vi tốt. Ngược lại, khi làm sai trẻ phải chấp nhận hình phạt. Thưởng phạt phân minh sẽ giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của hành động, và học cách thay đổi hành vi cho phù hợp.

cải thiện cho trẻ tự kỷ
Trẻ được học cách nhìn nhận hành vi của bản thân là đúng hay sai, sau đó cải thiện mọi thứ theo hướng tích cực.

Nhiều thử nghiệm cho thấy, phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ này mang đến hiệu quả tích cực trong việc điều chỉnh hành vi ở trẻ, giúp trẻ hạn chế căng thẳng, lo lắng và tình trạng tự làm đau bản thân. Ngoài ra, trẻ cũng có khả năng nhận biết cảm xúc của những người xung quanh, cư xử đúng mực hơn trong những tình huống xã hội cần thiết.

2. Trị liệu ngôn ngữ, chỉnh âm

Trị liệu ngôn ngữ và chỉnh âm là phương pháp can thiệp được sử dụng rộng rãi trong điều trị trẻ tự kỷ. Trẻ bị hạn chế giao tiếp ngoài vấn đề tự kỷ còn có thể bị ảnh hưởng một số khuyết tật phát âm, hoặc nói không rõ ràng, phát âm sai, chậm nói,… Nếu giải quyết được những vấn đề này, trẻ có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Các khuyết tật liên quan đến cơ quan phát âm có thể giải quyết bằng phẫu thuật. Trong những trường hợp khác, trẻ được áp dụng phương pháp trị liệu ngôn ngữ để chỉnh phát âm, cũng như cải thiện vốn từ ngữ và cấu trúc câu, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Một trong những vấn đề mà trẻ tự kỷ gặp phải là chậm nói, không nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp, không biết dùng cử chỉ tay, nói không rõ ràng, lặp đi lặp lại những từ ngữ kỳ lạ, khả năng tiếp thu từ vựng kém, sử dụng cấu trúc câu lộn xộn, và nhịp điệu giọng nói đều đều không cảm xúc.

Trị liệu ngôn ngữ có thể giúp cải thiện rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, giúp trẻ có thể giao tiếp bình thường, và tác động tích cực đến sự phát triển trong tương lai. Mỗi trẻ sẽ có tốc độ tiếp thu khác nhau, thế nên phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ này thường được áp dụng cho cá nhân dựa trên trình độ hiện tại.

Quá trình trị liệu ngắn hay dài là tùy vào khả năng học hỏi của trẻ. Các chuyên gia sẽ cho trẻ thực hiện các bài tập đặc biệt nhằm cải thiện cách phát âm, nâng cao vốn từ vựng, cải thiện nhịp điệu trong giao tiếp và cấu trúc câu. Sau quá trình trị liệu, trẻ có thể nói chuyện rõ ràng, mạch lạc và diễn tả suy nghĩ của bản thân tốt hơn.

Ngoài ra, trẻ cũng được dạy những cử chỉ, những ký hiệu phi ngôn ngữ để cải thiện quá trình giao tiếp. Trẻ biết chỉ tay khi đòi hỏi một thứ gì đó, biết giao tiếp bằng mắt với cha mẹ, và có nhiều cách biểu đạt cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Trị liệu ngôn ngữ là phương pháp hiệu quả và cần thiết cho mọi trẻ tự kỷ.

3. Vật lý trị liệu – Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ hiệu quả

Một số trẻ tự kỷ có dáng đi bất thường, mất thằng bằng khi di chuyển, có thói quen kiễng chân, dáng ngồi không tự nhiên, và gặp khó khăn khi thực hiện các động tác cầm nắm, viết chữ, điều khiển đồ vật. Trẻ cũng không thể thực hiện những hoạt động thể chất một cách bình thường nếu không được can thiệp sớm.

Trong tình huống này, vật lý trị liệu có thể giúp phát triển những kỹ năng vận động thô ở trẻ, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về sau. Việc không nắm được kỹ năng vận động khiến trẻ không thể tự chăm sóc cho bản thân, không thể phản xạ trong những tình huống cần thiết, và dễ cảm thấy tự ti.

vật lý trị liệu cho trẻ tự kỷ
Trẻ cần được tham gia các hoạt động nhiều hơn để phát triển kỹ năng vận động, nâng cao sức khỏe, và tạo sự tự tin trong giao tiếp.

Vật lý trị liệu giúp hoạt hóa và co giãn cơ, rèn luyện sự linh hoạt của những bộ phận như tay và chân, giúp trẻ giữ thăng bằng khi di chuyển, khắc phục nhiều khiếm khuyết vận động để tăng khả năng hoạt động thô cho trẻ tự kỷ. Trẻ được hướng dẫn từng bước, tập luyện vừa sức để theo dõi quá trình cải thiện.

Những hoạt động trẻ thường được yêu cầu thực hiện trong phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ này bao gồm:

  • Tập giữ thăng bằng thông qua các trò chơi, các hoạt động xoay tròn, di chuyển
  • Luyện khả năng vận động thô thông qua tập thể dục thể thao: đạp xe, đi bộ, chạy bộ, nhảy, bơi lội,…
  • Các hoạt động phát triển cơ mặt: tập nhai thực phẩm, tập hút nước, uống nước
  • Kéo và đẩy vật nặng, nâng vật, di chuyển vật từ nơi này sang nơi khác,…

Trong trường hợp vật lý trị liệu không thể cải thiện khiếm khuyết vận động, trẻ có thể được học cách sử dụng những thiết bị hỗ trợ. Thiết bị hỗ trợ được thiết kế cho những trường hợp đặc biệt, tùy vào nhu cầu của trẻ. Thiết bị có thể chuyển lời nói thành văn bản, giúp trẻ cần nắm dễ dàng hơn, hoặc giữ thăng bằng tốt hơn khi di chuyển.

4. Trị liệu cảm giác

Thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, và vị giác của trẻ tự kỷ có thể khác nhiều so với bình thường. Đa phần trẻ tự kỷ rơi vào tình trạng rối loạn giác quan, với mức độ nặng nhẹ khác nhau, và ở những giác quan khác nhau. Có trẻ gặp vấn đề ở cả 5 giác quan, có trẻ nhạy cảm ở giác quan này, nhưng thiếu nhạy cảm ở giác quan kia.

Giác quan quá nhạy cảm hay không đủ nhạy cảm đều khiến trẻ rối loạn nhận thức, và gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống. Trẻ tự kỷ sẽ không phân biệt được thứ gì nên ăn, thứ gì không nên ăn; không biết được cảm giác đau đớn để né tránh nguy hiểm; không ngửi được mùi lạ nên có thể trúng độc,…

Chính vì thể, trị liệu cảm giác là điều vô cùng quan trọng nếu muốn trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Các bác sĩ sẽ cho trẻ tiếp xúc với nhiều yếu tố kích thích ngũ giác hoạt động như mùi hương, màu sắc, mùi vị, âm thanh,… để trẻ học cách cảm nhận, kích thích giác quan làm việc.

5. Hóa dược trị liệu – Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ khi cần thiết

Việc sử dụng thuốc chỉ được khuyến khích áp dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết. Thuốc tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, và có thể gây ra những tác dụng phụ nặng nề đến sức khỏe của trẻ. Áp dụng phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ bằng thuốc phải được sự cho phép của bác sĩ, và áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Thuốc không có tác dụng chữa chứng tự kỷ, mà giúp giảm thiểu những triệu chứng có hại, giúp trẻ bình tĩnh và cải thiện hành vi theo hướng tích cực. Thông thường, thuốc chống trầm cảm sẽ giúp trẻ hạn chế việc tự tổn thương bản thân, hạn chế sự nóng giận hay những hành vi bất thường, để trẻ tập trung vào học tập những kỹ năng khác.

trị liệu cho trẻ tự kỷ bằng thuốc
Trẻ chỉ được dùng thuốc khi có chỉ thị từ bác sĩ, và gia đình cũng cần theo sát trẻ để xử lý kịp thời khi gặp những tác dụng phụ có hại.

Nghiên cứu cho thấy thuốc có tác dụng tốt khi kết hợp cùng những liệu pháp khác. Cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ để biết có nên áp dụng ohương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ này hay không. Bất cứ loại thuốc nào cũng tiềm ẩn rủi ro nhất định, và có thể thuốc không phù hợp với trẻ nên cha mẹ cần cân nhắc nhiều hơn.

Một số thuốc được cấp phép cho trẻ tự kỷ bao gồm:

  • Thuốc chống loạn thần như risperidone và aripripazole. Hai loại thuốc này giúp giảm tình trạng cáu kĩnh ở trẻ từ 5 đến 16 tuổi, giảm những hành vi lặp đi lặp lại và giúp trẻ bình tĩnh hơn.
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): loại thuốc này có thể giảm hành vi hung hăng, hạn chế hành vi lặp đi lặp lại, giảm cảm giác khó chịu, giúp kiểm soát tâm trạng tốt hơn, và cải thiện vấn đề giao tiếp bằng mắt ở trẻ.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: thuốc chống trầm cảm ba vòng là một loại thuốc cũ, gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng và kém an toàn hơn SSRI. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, thuốc chống trầm cảm ba vòng hoạt động tốt trong trường hợp trẻ không phản ứng với SSRI. Thuốc chống trầm cảm ba vòng dễ gây trầm cảm.
  • Thuốc chống lo âu: giảm trạng thái lo âu, hoảng sợ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn
  • Thuốc chống co giật: thuốc chống co giật được dùng nếu trẻ có biểu hiện co giật nghiêm trọng. Tình trạng co giật không quá hiếm thấy ở trẻ tự kỷ.

Hóa dược trị liệu chỉ là phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ bổ trợ trong những trường hợp cần thiết, chứ không được khuyến khích. Lý do là vì những tác dụng phụ như nôn ói, chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh có thể ảnh hưởng rất mạnh đến trẻ. Ngoài ra, một số thuốc cón gây cùn mòn cảm xúc và thôi thúc tự tử.

Sử dụng thuốc trong điều trị trẻ tự kỷ cần tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ, đảm bảo sử dụng đúng liều lượng và thời gian quy định. Không được tự ý đổi thuốc, không tự tiện ngừng thuốc. Nếu thấy trẻ có bất cứ dấu hiệu bất thường nào thì hãy liên hệ với bác sĩ để hướng dẫn xử lý.

6. Liệu pháp dinh dưỡng

Trẻ tự kỷ có thể gặp vấn đề về nhai nuốt, hoặc có biểu hiện kén ăn, đến bữa không chịu ăn dù cha mẹ đã dùng nhiều cách. Trẻ chỉ ăn một số thực phẩm có màu sắc hay mùi vị nhất định. Trẻ cũng ré lên, và đánh đấm cha mẹ nếu không có được món ăn mình thích. Về lâu dài, trẻ sẽ rơi vào tình trạng mất suy dinh dưỡng.

Do đó cha mẹ nên có biện pháp cải thiện dinh dưỡng, loại bỏ thói quen xấu này của trẻ. Liệu pháp dinh dưỡng là phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ hiệu quả. Không chỉ cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình hoạt động, cho sức khỏe thể chất mà còn giúp bổ não, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn.

điều trị trẻ tự kỷ
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển mạnh khỏe của trẻ, chính vì thế một chế độ ăn khoa học cho trẻ tự kỷ là điều cần thiết.

Phụ huynh nên tìm các chuyên gia dinh dưỡng để biết cách lên chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ phù hợp. Thực đơn sẽ được thiết kế dựa trên tình trạng hiện tại của trẻ, đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh. Các loại thực phẩm có thể được chế biến thành nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau để đánh lừa thị giác của trẻ.

7. Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ theo nhóm

Một trong những vấn đề lớn nhất ở trẻ tự kỷ là khả năng giao tiếp và tương tác xã hội gặp nhiều hạn chế. Muốn trẻ cải thiện tình trạng này chỉ có một cách, là để trẻ sinh hoạt trong môi trường nhóm, hòa nhập cùng bạn bè đồng trang lứa để học cách ứng xử và sống chung với người khác.

Thông qua những trò chơi tập thể, sinh hoạt và học tập nhóm, trẻ sẽ học được cách cư xử và sống chung với mọi người. Sinh hoạt trong nhóm và cộng đồng sẽ có những quy tắc ứng xử riêng. Đó là điều trẻ cần phải hiểu và áp dụng trong cuộc sống nhằm hòa nhập với cộng đồng tốt hơn.

Phương pháp phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ bằng nhóm cũng giúp trẻ học cách làm việc nhóm, giúp đỡ lẫn nhau, tạo hứng thú để trẻ chủ động tham gia hoạt động. Những giờ học ngoài trời cũng giúp trẻ nâng cao nhận thức, tìm thấy niềm vui mới, trở nên tự tin, tự lập hơn. Phương pháp nhóm được chứng minh giúp trẻ cải thiện triệu chứng tự kỷ và hòa nhập tốt hơn.

8. Phương pháp PECS

PECS là viết tắt của Picture Exchange Communication System (Hệ thống giao tiếp trao đổi hình ảnh), một phương pháp điều trị cho trẻ tự kỷ thông qua hình ảnh. Đây là một công cụ hữu ích, được áp dụng tại nhiều quốc gia và mang đến hiệu quả tích cực trong việc can thiệp trẻ tự kỷ.

Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ PECS áp dụng cho trẻ khi còn hạn chế về ngôn ngữ, chưa thể nói chuyện và phát âm rõ ràng. Trong quá trình giao tiếp, người trị liệu sẽ thay thế lời nói bằng những thẻ hình đề truyền đạt thông tin. Hình ảnh có thể giúp trẻ bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ thay cho lời nói.

Ưu điểm của phương pháp PECS là đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng và có thể kích thích hứng thú của trẻ thông qua hình ảnh và màu sắc trẻ thích. Việc phản hồi thông qua thẻ chứa hình ảnh cũng giúp trẻ luyện khả năng phản xạ. Giáo cụ sử dụng không đắt đỏ, dùng được nhiều lần, và có thể dùng cho nhiều hoạt động khác.

Tuy vẫn còn nhận được nhiều ý kiến trái chiều, tuy nhiên nhiều chuyên gia vẫn cho rằng phương pháp này có hiệu quả trong việc giúp trẻ chủ động giao tiếp tốt hơn. Phương pháp này thường được áp dụng trong thời gian đầu để giúp trẻ dạn dĩ hơn, và nên kết hợp với liệu pháp ngôn ngữ để tăng hiệu quả, góp phần hình thành ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ.

9. Phương pháp TEACCH – Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ hiệu quả

TEACCH là chữ viết tắt của “The Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children” (Điều trị và Giáo dục Trẻ Tự kỷ và Trẻ Khuyết tật trong Giao tiếp). Đây là phương pháp giáo dục nặng tính học thuật, có những chương trình giáo dục cụ thể giúp trẻ thể hiện cảm xúc và cải thiện quan hệ với mọi người.

điều trị cho trẻ tự kỷ TEACCH
Phương pháp TEACCH là những bài giảng được thiết kế một cách chi tiết, cụ thể để giúp trẻ tự kỷ phát triển đồng đều mọi khía cạnh.

Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ TEACCH quan tâm đến những khó khăn trẻ gặp phải trong sinh hoạt. Từ đó dạy trẻ cách nhận thức hành vi, vận động thô, vận động tinh, phối hợp những cơ quan trên cơ thể, cải thiện kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, và giúp trẻ có khả năng tự lập hơn trong tương lai.

Phương pháp PECS sẽ vạch ra lộ trình điều trị rõ ràng cho trẻ. Bằng cách xác định mục tiêu của quá trình điều trị theo từng ngày, từng giai đoạn và trong suốt quá trình, những nhà trị liệu sẽ biết nên ưu tiên phát triển những khía cạnh nào bằng những hoạt động gì, cũng như cách thức, phương pháp, và dụng cụ cần thiết.

Phương pháp điều trị cho trẻ tự kỷ PES có giáo trình bày bản, khoa học để cải thiện tình trạng của trẻ một cách toàn diện. So với những phương pháp tự do và đặt nặng trải nghiệm khác, PES sẽ khô khan hơn và đặt nặng vấn đề lý thuyết, thực hành theo khuôn mẫu. Đây cũng là một cách tốt dạy cho trẻ làm việc kỷ luật, tuân theo quy định.

Cha mẹ cũng có thể tham dự cùng trẻ trong quá trình cải thiện, giúp đỡ chuyên gia trị liệu trong việc giáo dục trẻ tại nhà. Sự quan tâm và cổ vũ từ cha mẹ có thể giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng. Ngoài ra, mỗi trẻ sẽ được theo dõi sát sao và đánh giá riêng sau một khoảng thời gian nhất định, nhằm thay đổi quy trình giảng dạy cho phù hợp.

Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ này càng được thực hiện sớm thì hiệu quả càng cao. Can thiệp sớm có thể giảm thiểu những tổn thương trẻ phải chịu xuống mức thấp nhất. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ, hoặc các trung tâm giáo dục đặc biệt càng sớm càng tốt để được hỗ trợ.

10. Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật

Từ lâu, các bộ môn nghệ thuật đã được đánh giá là có tác dụng tốt trong việc phát triển trí não, cải thiện cảm xúc, và có hiệu quả trong điều trị các biểu hiện tự kỷ, trầm cảm ở trẻ. Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ thông qua các môn nghệ thuật mang đến hiệu quả tuyệt vời, và luôn được ứng dụng rộng rãi.

Một số hoạt động như vẽ tranh, nặng tượng, làm bánh, làm đồ gốm,… giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, và khả năng vận động của tay. Trẻ được cải thiện khả năng vận động thô và vận động tinh, tăng khả năng phối hợp giữa tay và mắt khi chú ý vào một hành động nào đó.

Dần dần, trẻ sẽ hành động linh hoạt hơn, và có khả năng làm chủ hành vi tốt hơn. Những hoạt động sáng tạo cững kích thích trí tò mò, tinh thần khám phá, ham học hỏi. Đặc biệt là tính chất đơn giản, không gò bó của các hoạt động nghệ thuật còn giúp trẻ thả lỏng tinh thần, rèn luyện sự tập tring trong nghệ thuật.

Bên cạnh những hoạt động trên, âm nhạc cũng đóng vài trò quan trọng, và là phương pháp điều trị cho trẻ tự kỷ thông dụng. Âm nhạc giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, hạn chế những hành vi không thích hợp, luyện tập giao tiếp nhóm, và giúp trẻ chủ động tương tác với mọi người hơn.

Không phải tự nhiên mà âm nhạc luôn có sức lôi cuốn kỳ lạ với mọi độ tuổi, và mọi con người. Âm nhạc, cũng như hội họa hay bất cứ ngành nghệ thuật nào khác, đều giúp trẻ bày tỏ những suy nghĩ, niềm vui, nỗi buồn hay sự bất an mà trẻ thông thể diễn tả bằng ngôn ngữ.

phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ
Âm nhạc có thể đánh thức giác quan, đánh thức tài năng ở trẻ, và giúp trẻ diễn đạt những suy nghĩ không thể thốt thành lời của mình.

Gia đình nên kiên nhẫn, ủng hộ, thấu hiểu và đồng hành cùng trẻ trong quá trình điều trị. Để tăng hiệu quả trị liệu, gia đình nên cân nhắc áp dụng nhiều biện pháp khác nhau, bởi vì chưa chắc trẻ đáp ứng với phương pháp trị liệu đang sử dụng. Sử dụng nhiều liệu pháp một cách hợp lý sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Mỗi phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ đều mang đến những tác dụng nhất định, giúp trẻ cải thiện kỹ năng vận động, giao tiếp, có khả năng hòa nhập tập thể, và có cuộc sống vui vẻ, tự lập hơn. Hy vọng thông qua bài viết, quý phụ huynh đã biết cách giúp trẻ tự kỷ cải thiện những triệu chứng tiêu cực trẻ đang phải chịu.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ
Các trò chơi tương tác cho trẻ tự kỷ giúp trẻ năng động hơn

Trẻ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, tương tác xã hội kém. Do đó, để cải thiện tốt vấn đề...

9 Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì và hướng can thiệp

Bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì có biểu hiện khác biệt so với giai đoạn trước. Những thay đổi về tâm sinh lý cộng...

Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ và các phương pháp trị liệu

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có khoảng hơn 70% các trường hợp ở trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác...

Tự kỷ và Trầm cảm
Tự kỷ và Trầm cảm: So sánh sự khác biệt và hướng khắc phục

Tự kỷ và trầm cảm là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến rất hay bị nhầm lẫn bởi chúng có những đặc...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort