Can thiệp trẻ tự kỷ

Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam – Giải pháp đột phá trong can thiệp trẻ tự kỷ ở Việt Nam

Ngoài các phương pháp  phổ biến hiện nay, NHC Academy kết hợp Tâm lý trị liệu, Montessori, Điều khí dưỡng tâm, Khoa học phát triển Tiềm năng con người giúp tâm cao hiệu quả can thiệp cho trẻ tự kỷ. Không chỉ giúp trẻ vui khỏe tự tin hòa nhập, chúng tôi khơi dậy tài năng của trẻ bằng những phương pháp phù hợp do chính trẻ lựa chọn.

1. Tự kỷ là gì? 

Tự kỷ – (còn được gọi là “Rối loạn phổ tự kỷ – Autism spectrum disorder”) là một tập hợp những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ, bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại và thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ.Trẻ bị chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong học tập, giao tiếp, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bản thân và cả những người xung quanh. 

2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ tự kỷ

Theo Tiến Sĩ. Phó viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai – Nguyễn Văn Dũng “Các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân phát sinh bệnh tự kỷ, nhưng cho đến nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra nó. Có rất nhiều giả thuyết cho rằng bệnh có thể liên quan đến gen truyền từ bố mẹ trẻ và những thứ khác, như nhiễm trùng hoặc độc tố làm thay đổi cách não phát triển. Các vấn đề trong thời gian mang thai và khoảng thời gian sinh đẻ cũng làm tăng nguy cơ bị chứng tự kỷ”.

Ngoài ra theo các nguồn nghiên cứu cũng chỉ ra một số những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc tự kỷ nổi bật có thể nói đến việc bố, mẹ đã cao tuổi; xảy ra vấn đề trong quá trình mang thai hoặc khi sinh con. 

3. Phân biệt 5 dạng tự kỷ điển hình và dấu hiệu 

Tự kỷ được phân chia thành nhiều dạng khác nhau, xác định đúng dạng tự kỷ sẽ hỗ trợ hiệu quả cho quá trình can thiệp trẻ. Liên hệ Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam để được hỗ trợ tư vấn.

1.1. Rối loạn tự kỷ

Rối loạn tự kỷ là thoái hóa hoặc suy yếu khả năng ngôn ngữ, nhận thức, giao tiếp xã hội, hành vi, cảm giác, gặp khó khăn trong học tập và sinh sống. 

Một số trẻ mắc rối loạn tự kỷ có trí thông minh dưới mức trung bình, nhưng nhiều trẻ có trí thông minh trung bình hoặc trên trung bình và được coi là “hoạt động cao”. Rối loạn tự kỷ có thể xuất hiện với các vấn đề khác, chẳng hạn như hội chứng Fragile X (một tình trạng di truyền gây chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ) hoặc bệnh động kinh.

Rối loạn tự kỷ
Rối loạn tự kỷ gây khó khăn cho trẻ trong giao tiếp hằng ngày

Các triệu chứng của rối loạn tự kỷ: Các triệu chứng của rối loạn tự kỷ liên quan đến khả năng giao tiếp, ví dụ như:

  • Gặp vấn đề về giao tiếp: nói đều đều; Không trả lời khi được gọi; giọng lơ lớ, nói ríu lời hoặc nói to; Không giao tiếp bằng mắt.
  • Có xu hướng liếc ngang dọc thay vì nhìn thẳng về phía một người hoặc một vật thể nhất định.
  • Bất thường về hành vi: Lặp lại các hành vi cụ thể; Có những hành vi kỳ lạ, khác thường như: chạy vòng tròn, đi bằng các ngón chân, đi từng bước, lắc lư.
  • Trẻ có xu hướng khép mình, thích chơi một mình, ít có hành vi giao tiếp xã hội.
  • Không tự chủ được về mặt cảm xúc.

1.2. Rối loạn Asperger

Trẻ bị hội chứng Asperger không chậm nói, nhưng thường thích giao tiếp một chiều, thiếu tiếp xúc xã hội, thiếu sự thấu hiểu và khả năng làm việc nhóm. Trẻ sẽ thích thú quá mức với những điều không bình thường, vụng về và cử chỉ chậm chạp cũng là những biểu hiện của hội chứng này.

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ mắc hội chứng Asperger được chẩn đoán muộn, thường là từ năm đến chín tuổi, và thậm chí có thể muộn hơn. Đặc biệt những trẻ thuộc dạng này thường có trí thông minh và phát triển ngôn ngữ bình thường, tuy nhiên kỹ năng xã hội bị suy yếu nghiêm trọng, can thiệp trẻ tự kỷ rối loạn Asperger cần chú trọng về cải thiện các kĩ năng.

1.3. Rối loạn Rett

Rối loạn Rett là hội chứng rối loạn hiếm gặp, và đặc biệt chỉ xảy ra ở các bé gái. 

Trẻ bị rối loạn Rett có não nhỏ, khó đi lại, cơ thể phát triển không đồng đều, tay trẹo, khó thở, thường bị động kinh và mất các khả năng cả tốt lẫn xấu; nếu nặng có thể dẫn đến bị liệt, và phải sử dụng xe lăn cũng như cần chăm sóc 24 giờ.

Rối loạn Rett
Rối loạn Rett đặc biệt chỉ xảy ra ở các bé gái.

Rối loạn Rett có xu hướng xuất hiện vào khoảng 6 tháng tuổi và tiến triển trong suốt quãng đời còn lại của đứa trẻ. Hành vi ban đầu giống với tự kỷ, sau đó phát triển thành các vấn đề về giấc ngủ, khó thở, cử động lạ, nghiến răng, tăng trưởng chậm, co giật và làm chậm khả năng nhận thức.

1.4. Rối loạn Heller (Rối loạn thoái hóa tuổi thiếu niên)

Trẻ mắc hội chứng rối loạn Heller sẽ phát triển bình thường ở tuổi lên hai, nhưng dần dần bắt đầu mất tất cả những gì đã học, đã biết sau giai đoạn này. Đặc biệt trẻ em với chứng thoái hóa thường bị động kinh và có trí thông minh rất thấp.

hội chứng rối loạn Heller
Trẻ mắc hội chứng rối loạn Heller sẽ phát triển bình thường ở tuổi lên hai, nhưng dần dần bắt đầu mất tất cả những gì đã học

Quá trình mất kỹ năng có thể diễn ra từ từ, nhưng thường diễn biến trong vòng vài tháng. Quá trình thoái hòa có thể bắt đầu với những thay đổi đột ngột trong hành vi, ví dụ như kích động hoặc tức giận, sau đó dẫn đến mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.

Trẻ có thể lặp đi lặp lại một số hành vi nhất định và có thể rất khó di chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác, mất hầu như tất cả các kỹ năng xã hội và kỹ năng sinh hoạt thông thường (chẳng hạn như tự ăn, tự sinh hoạt). 

1.5. Rối loạn phát triển bao quát – không phân định rõ (PDD-NOS)

Trong các dạng tự kỷ, PDD-NOS có thể coi là chứng tự kỷ nhẹ, trẻ được liệt vào dạng PDD-NOS vì chưa xác định mức độ tự kỷ. 

Trẻ bị loại chứng tự kỷ này sẽ bị trì hoãn trong các giai đoạn phát triển, đặc biệt là giao tiếp và phát triển xã hội. Trẻ có thể rơi vào tình trạng bối rối về thế giới xung quanh và gặp khó khăn trong việc hiểu cách vận hành của cuộc sống, của một vấn đề nhất định.

4. Sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp tạo hiệu quả đột phá trong can thiệp trẻ tự kỷ

NHC Giáo dục Chuyên biệt tổ chức các khóa học chuyên môn sâu với các giáo viên, chuyên gia đầu ngành trong từng phương pháp, lĩnh vực can thiệp, kết hợp với sự đồng hành của Thạc sĩ Giáo dục Đặc biệt – cô Trương Hương Thảo. Không chỉ chuyên sâu về các phương pháp can thiệp phổ biến hiện nay, Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam còn kết hợp với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam để phối kết hợp cả bộ môn tâm lý vào can thiệp trẻ, sử dụng thêm cả phương pháp Montessori và các phương pháp liên quan đến điều hòa khí huyết. 

Đinh Thanh Tuyến
Tiến sĩ Ngôn ngữ Đinh Thanh Tuyến

Điền thông tin để Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam có thể tư vấn giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về những phương pháp hiện trung tâm đang áp dụng trong can thiệp trẻ tự kỷ. 

4.1. Đưa ra phương pháp tối ưu và phù hợp để can thiệp trẻ tự kỷ

Khi cha mẹ nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trường, hoặc có nghi ngờ về tình trạng phát triển của con thì nên đưa con đi khám sàng lọc tại các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện lớn gần nơi sinh sống.

Việc phát hiện sớm và có những chẩn đoán chính xác lâm sàng là bước đệm ban đầu để trẻ tự kỷ có thể được can thiệp hiệu quả nhất. 

Sau khi đón nhận kết quả sàng lọc ban đầu tại các cơ sở y tế, NHC Giáo dục Chuyên biệt thực hiện buổi tham vấn đầu tiên, giúp hiểu rõ vấn đề trẻ đang gặp phải, nắm bắt được nhu cầu nguyện vọng của cha mẹ và từ đó ra phương pháp can thiệp hiệu quả nhất cho trẻ.

Tránh việc áp dụng nhiều ép buộc trẻ và kết hợp phương pháp cùng lúc, việc này có thể làm giảm hiệu quả can thiệp. 

Thạc sĩ Giáo dục Đặc biệt, Trương Hương Thảo từng chia sẻ ”Không có phương pháp tốt nhất, chỉ có phương pháp phù hợp nhất”.

4.2. Sự thống nhất giữa gia đình và Trung tâm

Theo nghiên cứu chỉ ra rằng sau những buổi can thiệp 1:1, trẻ cần có không gian và hoàn cảnh thể thực hành những kiến thức đã được học.

Việc không đồng nhất phương pháp khi tham gia can thiệp và khi ở nhà với cha mẹ không những làm giảm hiệu quả can thiệp, mà có thể khiến trẻ sinh ra những mâu thuẫn từ bên trong. 

NHC Giáo dục Chuyên biệt sẵn sàng hỗ trợ qua các kênh online 24/7 khi phụ huynh gặp vấn đề với trẻ hoặc chưa rõ cách hướng dẫn trẻ một cách đồng bộ.

Ngoài ra, sau những buổi can thiệp tại trung tâm, giáo viên sẽ gặp cha mẹ và đưa ra nội dung học tập, nhận xét đồng thời đón nhận ý kiến đóng góp từ phía cha mẹ, từ đó cùng đưa ra phương pháp phù hợp để hướng dẫn trẻ. 

4.3. Kết hợp tâm lý trong quá trình can thiệp 

Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam nhận thấy rằng, việc người can thiệp tác động vào tâm lý, giúp trẻ thực sự muốn cải thiện bản thân, thực sự thấu hiểu mong muốn nguyện vọng của trẻ là những yếu tố then chốt để hiệu quả can thiệp có thể ở mức tuyệt vời nhất. 

can thiệp trẻ đặc biệt
Tình yêu thương và trách nhiệm của cô giáo với trẻ

Tại đây, trẻ được nhận lắng nghe và thấu hiểu những nguyện vọng thầm kín, hơn tất cả là tình cảm sâu sắc đến từ tận trái tim của đội ngũ giáo viên khi tiếp nhận và can thiệp cho trẻ. 

Cố vấn Chuyên môn, Chuyên gia Tâm lý Bùi Thị Hải Yến – Giám đốc Trung tâm Tâm lí trị liệu NHC Việt Nam

4.4. Áp dụng phương pháp Điều hòa khí huyết cho trẻ tự kỷ

Khí huyết sinh ra từ cột sống, sau đó tác động vào tủy, sinh ra máu, máu này sẽ đi khắp nơi và nuôi dưỡng cơ thể phát triển khỏe mạnh, tâm lý ổn định và tinh thần phấn chấn. 

Tích hợp các nguyên lý y học, có thể thấy khi rèn luyện và sử dụng các động tác đúng cách, kết hợp cải thiện môi trường sống, ăn uống sinh hoạt điều độ giúp điều hòa khí huyết, cải thiện sức khỏe và giúp tâm lý trở nên hài hòa hơn.

Bởi vì khi khí huyết được cải thiện, giúp thanh lọc máu và đưa đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, khi chất lượng máu được đảm bảo cũng khiến cơ thể thanh lọc, từ đó điều hòa tâm lý ổn định. 

4.5. Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển tài năng

Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục người Ý – Maria Montessori.

Tại phương pháp Montessori giáo viên chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng và thời gian riêng. 

NHC Việt Nam
Phòng Montessori tại Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam

Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam có các phòng học Montessori tùy theo độ tuổi, cũng như các phòng chuyên dụng về giác quan, thính giác,… giúp đảm bảo sự tôn trọng tính riêng biệt của mỗi trẻ và bài học phù hợp những nhu cầu riêng biệt. 

Đội ngũ các cô giáo được đào tạo chuyên sâu về kiến thức Montessori với Giám đốc Chuyên môn Đinh Thanh Tuyến nhằm nâng cao hiệu quả can thiệp trẻ tự kỷ. 

Can thiêp trẻ tự kỷ

Bình luận (107)

  1. Tô Hoài says: Trả lời

    Con em 3 tuổi mới đi khám bác sỹ kết luận cháu bị RLPTK, không biết trung tâm mình có đánh giá sàng lọc kết quả lại không ạ ? có khi nào bác sĩ kết luận nhầm không ạ, em lo quá ?

    1. Thuy Diem Thi says: Trả lời

      Con bạn có biểu hiện như nào mà bác sỹ lại kết luận như thế vậy

      1. Tô Hoài says: Trả lời

        Bé k biết nghe lời và chạy nhảy nghịch rất nhiều, gọi không quay đầu. Con làm gì thường ko tập trung bạn ạ :((

        1. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

          Chào bạn ! Cám ơn bạn đã quan tâm
          Rối loạn phổ Tự kỷ là một rối loạn bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng, với khả năng thiết hụt về kỹ năng xã hội, hành vi lặp lại, đôi khi không giao tiếp ngôn ngữ. Trường hợp phát hiện sớm sẽ giúp con cải thiện và tái hòa nhập một cách tốt và dễ dàng nhất . Trung tâm sẽ có các chuyên gia đầu ngành đánh giá và sàng lọc cho bé một cách chính xác về tình trạng của con. Để biết cụ thể tình trạng của con bạn vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0906818123 để đặt lịch hoặc inbox trực tiếp để được các chuyên gia hỗ trợ và giải đáp bạn nhé.

        2. Thuy Diem Thi says: Trả lời

          Những biểu hiện đó thì cũng là những biểu hiện của chứng tự kỷ, nếu bạn muốn chắc chắn hơn thì cho con đi đánh giá lại ở các Trung tâm dành cho trẻ tự kỷ ý .

  2. Hà Trần says: Trả lời

    Chào trung tâm, con mình có bé 4 tuổi hiện đang có những biểu hiện của tự kỷ, như ko tập trung , con rất nghịch và nói chuyện chưa được lưu loát. Mình muốn đánh giá xem có phải bị tự kỷ không, và nếu theo học 1:1 tại trung tâm thì trung tâm thì có cam kết gì ko ?

    1. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn ! cám ơn bạn đã quan tâm, hiện tại Trung tâm có cơ sở vật chất chuẩn Quốc Tế, đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực trẻ đặc biệt vì thế có thể đánh giá đúng được mức độ của con đang gặp phải bạn nhé.
      Và khi bạn cho con can thiệp tại Trung tâm sẽ có 1 bản cam kết về kết quả con sẽ đạt được sau lộ trình can thiệp để nhằm đảm bảo tính hiệu quả nhất.
      Bạn cho con qua Trung tâm hoặc liên hệ Hotline: 0906818123 để được hỗ trợ 1 cách nhanh nhất bạn nhé.

  3. Phúc Điền says: Trả lời

    Làm thế nào để giúp trẻ tự kỷ 8 tuổi có cách tương tác xã hội một cách tốt nhất ?

    1. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn! Cám ơn bạn quan tâm,
      Tương tác xã hội sẽ phụ thuộc vào môi trường tạo ra cho trẻ, tạo môi trường hoạt động tốt là tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ có khả năng tương tác và hòa nhập tốt. Kèm theo đó cần sử dụng những phương pháp riêng biệt dành cho trẻ tự kỷ. Trung tâm giáo dục chuyên biệt NHC Việt Nam là đơn vị số 1 về can thiệp đối với trẻ đặc biệt. Bạn vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0906818123 để được hỗ trợ 1 cách nhanh nhất bạn nhé

  4. Nguyễn Hoà says: Trả lời

    Mọi ng ơi. Làm sao để bé ko đi nhón chân, ko xoay tròn và ko nhìn bàn tay ạ ?

    1. Nguyễn Thị Thúy Anh says: Trả lời

      Bé nhà c bn tháng và đã thăm khám chưa ạ ? Nhón chân xoay tròn và nhìn bàn tay là biểu hiện của rối loạn giác quan

      1. Nguyễn Hoà says: Trả lời

        dạ 22 tháng r ạ.. rối loạn giác quan phải làm thế nào ạ?

        1. Nguyễn Thị Thúy Anh says: Trả lời

          Bạn lên mạng tìm hiểu thêm thông tin về Rối loạn giác quan và tốt nhất bạn nên tìm trung tâm uy tím và cho con đi kiểm tra đánh giá đi, m cũng ko thể xem nhẹ vấn đề này được đâu

          1. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says:

            Chào bạn ! Cám ơn bạn đã quan tâm
            Trình trạng của bé nhà mình thì mẹ cho con qua Trung Tâm để chuyên giá đánh giá mức độ của con, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho con. Hoặc liên hệ đến số Hotline: 0906818123 để được hỗ trợ 1 cách nhanh nhất bạn nhé.

  5. Đỗ Hòa says: Trả lời

    xin hỏi có can thiệp trẻ tự kỷ chuẩn bị cho bé vào lớp 1 không?

    1. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn! cám ơn bạn đã quan tâm, đối với trẻ tự kỷ nên can thiệp và cho trẻ tham gia tiền tiểu học càng sớm càng tốt. Đặc biệt trong độ tuổi từ 0-6 tuổi con can thiệp sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Giúp trẻ có thể theo kịp và hòa nhập cùng các bạn. Để tư vấn thêm tình trạng của con bạn vui lòng liên hệ theo số Hotline: 0906818123 để đặt lịch hoặc inbox trực tiếp để được các chuyên gia hỗ trợ và giải đáp bạn nhé.

  6. Đào Nha Nguyễn says: Trả lời

    Cho e hỏi chút, con em bị rlptk. Ngủ rất kém, bs bảo e cho con uống rispedal mà nó đắng
    quá cháu sợ ko uống. em đã bỏ thuốc và tìm địa chỉ can thiệt cho con tại hà nội ạ?

    1. Hồ Hiền says: Trả lời

      Con bị tự kỷ uống thuốc cũng ko khỏi được , mình phải đi can thiệp để kích thích não bộ của con, kích thích ngôn ngữ… thì con mới tiến triển.

      1. Đào Nha Nguyễn says: Trả lời

        nên là mình cũng dừng thuốc rồi mà, đang tìm nơi can thiệp cho con

        1. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

          Chào bạn ! Cám ơn bạn quan tâm, việc sử dụng thuốc sẽ có những vai trò riêng và hạn chế riêng. Bạn cho con đến Trung tâm để chuyên gia có thể đánh giá đúng mức độ của con tự đó đưa ra giải pháp can thiệp hiệu quả cho con bạn nhé.

  7. Linh Tran says: Trả lời

    Có mẹ nào co con rlptk mà lúc nào cung nắm chặt 1 đồ vật trong tay phải ko nhỉ , cứ lấy ra là bé lại khóc lăn lộn , nếu muốn lấy vật gi ra thi phải thay bằng vật khác ,ko biet lớn hơn có bỏ dc ko các mẹ , bé cứ như vay,ko làm gì dc cả bằng tay phải chỉ choi voi vật cầm tren tay ko biet có be nào bị vay mà h bỏ dc ko hả các mẹ

    1. Judy Nguyen says: Trả lời

      Có khả năng von bị rối loạn cảm giác tay, bạn mua bóng gai cho con cầm kích thích dây thần kinh tay hoặc lăn lăn tay mát xa cho con

  8. Chuot Mickey says: Trả lời

    Chào ba mẹ trên hội. Các mẹ cho e vài lời khuyên được không ạ. Bé e năm nay 7 tuổi, bé đang học lớp 2. Bé học tính toán, robotic, lập trình, tiếng anh rất nhanh. Nhưng phần tiếng việt : nghe viết, nghe hiểu rất kém. Bé nói ra suy nghĩ rất khó diễn đạt và k nói câu từ trôi chảy. MỖi lần bé khó chịu hay cáu giận thì hay khóc, gào hét, đập đồ….. nhưng khi bé bình tĩnh thì bé lại rất hiểu chuyện. Những triệu chứng trên có phải bé đang bị tự kỉ không ạ

    1. Hân Võ says: Trả lời

      Đi học con có chơi với các bạn ko? Khả năng giao tiếp xã hội của con như thế nào ạ?

      1. Chuot Mickey says: Trả lời

        bé đi học vẫn chơi với các bạn ạ. Cũng có kết bạn và về kể vài chuyện trên trường cho mẹ nghe. Giao tiếp bạn có mặt hạn chế về ngôn ngữ va biểu đạt suy nghĩ . Nên khi bạn diễn đạt ý dài bạn nói ngập ngừng và suy nghĩ rất lâu. Nhưng khi nào môi trường hợp với thầy cô thì bạn hỏi rất nhiều để cô giải đáp

    2. Tinh Pham says: Trả lời

      Có thể bé mắc hội chứng khó nói,khó diễn đạt ngôn ngữ ( giống hội chứng khó đọc )

      1. Chuot Mickey says: Trả lời

        Có thể khám hay can thiệp gì không ạ

        1. Tinh Pham says: Trả lời

          Thực vấn đề này của bé thì mình theo hướng khắc phục, can thiệp về ngôn ngữ và nắm bắt tâm lý. Tốt nhất mom nên cho con đi kiểm tra, dưới góc độ chuyên môn ngta sẽ cho mình giải pháp hợp lý

    3. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

      Rất đồng cảm với nỗi lo của mẹ. Để được trao đổi cụ thể hơn, mẹ có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ với Trung tâm qua số Hotline: 0906818123 sẽ có chuyên gia tư vấn và hỗ trợ cho bạn nhé.

  9. Hoa Hoét says: Trả lời

    con em 3 tuổi đi khám bs bảo . chậm hiểu và thần kinh ngôn ngữ . mẹ nói cháu hiểu sai biết lấy đồ . thik j chỉ kéo tay mẹ lấy . tương tác chậm . các mẹ cho e xin ít kinh nghiện cho cháu nhanh biết nói ạ

    1. Đinh Thị Nguyệt says: Trả lời

      Bạn cho con đi mầm non kết hợp can thiệp, ở nhà nói chuyện, đọc thơ, hát cho con nghe, không cho xem ti vi, điện thoại nhé, bổ sung bổ não DHA cho con

  10. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

    Chào bạn! Với trường hợp của bé nhà mình con đang ở giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ, nên tốt nhất mẹ cho con qua trực tiếp Trung tâm Giáo dục Chuyên Biệt NHC tại địa chỉ 235 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội để các chuyên gia kiểm tra và tham vấn cho mẹ. Thông qua các công cụ chuyên môm , chuyên gia có thể đánh giá các mức độ thiếu hụt cụ thể của con và đưa ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả với từng vấn đề mà con gặp phải ạ!

  11. Phạm Lưu says: Trả lời

    Chị bạn mình có bé không biết tự kỉ hay ko thì phải làm ntn để biết ạ?

    1. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn ! Bạn có thể hướng dẫn mẹ bé đưa con trực tiếp đến Trung tâm để tham vấn là tốt nhất ạ! Các Chuyên gia sẽ quan sát và sẽ có những phương pháp đánh giá tương tác trực tiếp với con rất nhanh để có thể nhận định đúng vấn đề của con và sẽ trao đổi cụ thể với mẹ bé ạ. Cảm ơn bạn và chúc bạn ngày mới an lành 🍀🍀

  12. Châm Đặng says: Trả lời

    RLPTK có biểu hiện gì vậy các mom? Em đang nghi ngờ bé nhà em bị tự kỷ. Làm thế nào để biết chính xác con có bị hay k ạ? Bé nhà em là bé đầu nên chưa có nhiều kinh nghiệm, nhờ các mom tư vấn giúp em ạ. Em cảm ơn.

    1. Van Hong Nguyen says: Trả lời

      Nếu bé nhà bạn có biểu hiện gọi tên Không quay đầu, không chỉ tay bằng ngón trỏ, hay kéo tay người khác để đưa yêu cầu của bé thì có nguy cơ cao rồi.

      1. Thi Vu says: Trả lời

        Mình cũng nghĩ khả năng cao bé bị tự kỷ rồi, nhưng mà để biết chính xác thì mình nghĩ bạn nên cho con đi kiểm tra, tốt nhất nên cho con qua các trung tâm chuyên biệt để chuyên gia đánh giá cho bé. Ngoài ra nên cắt ti vi, điện thoại của con bạn ah.

    2. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn! Xin chia sẻ với những lo lắng mà bạn đang gặp phải. Rối Loạn Phổ Tự Kỷ là một rối loạn bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại và thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Để biết chính xác bé nhà mình có bị Rối Loạn Phổ Tự Kỷ hay không mẹ nên đưa con qua trực tiếp Trung tâm tại địa chỉ: Số 235 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội để các Chuyên gia của Trung tâm kiểm tra cho bé và sẽ có những tham vấn hỗ trợ bạn đầy đủ.

  13. Kiêu Trang says: Trả lời

    Biết bị tự kỷ thì sẽ theo con cả đời nhưng em vẫn mong con cải thiện từng chút một. Vì điều kiện kinh tế không cho phép nên không thể cho con đi can thiệp được . Em muốn xin các mom kinh nghiệm dạy và chăm sóc bé bị tự kỷ ạ. Bé nhà em còn 7 tháng nữa là tròn 4 tuổi, con chưa nói được hay im lặng, chơi 1 mình nhưng được cái con nhận thức tốt ạ. Em cám ơn các mom

    1. Pikachu says: Trả lời

      Cho con đi can thiệp sớm thôi, cho con học mầm non nữa để con nhanh hoà đồng mom nhé. Ở nhà tích cực tương tác và trò chuyện với con nhiều hơn. Hạn chế cho con xem tivi, đt nữa nhé. Cho con ra ngoài chơi nhiều hơn : khu vui chơi, công viên, vườn thú,.. để con bạo dạn và giao tiếp tốt hơn.

      1. Duyên Phạm says: Trả lời

        dù kinh tế thiếu hụt, bạn cũng hãy cố gắng cho con đi can thiệp sớm,

    2. Tran Anh says: Trả lời

      Nếu con bị tự kỷ thì cố gắng cho con đi can thiệp sớm mom ah. Đừng để qua giai đoạn vàng mới đi lúc đấy việc can thiệp sẽ gặp khó khăn, ngoài ra nên cho con đi học mầm non để con hòa nhập với các bạn. Biết là khó khăn nhưng cố găng vì con mom ạ. Mình thấy bạn mình con tự kỷ cho đi can thiệp sớm con cũng cải thiện được nhiều.

    3. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn ! Bạn có thể chia sẻ thêm là bé nhà mình bị tự kỷ ở mức độ nào không? Có nhiều trường hợp con bị tự kỷ nhưng ở mức độ nhẹ thì việc can thiệp cũng dễ đat hiệu quả. Còn nếu con bị tự kỷ mẹ dạy ở nhà sẽ gặp rất nhiều khó khăn, cũng sẽ không thể đạt hiệu quả cao được. Tốt nhất bạn nên cho con qua trực tiếp trung tâm, ở đấy sẽ có các học cụ, giáo cụ , giáo viên sẽ có những lộ trình can thiệp cụ thể cho con. Bé nhà mình đang ở giai đoạn vàng để hình thành ngôn ngữ và tính cách nên mẹ cố gắng cho con đi can thiệp càng sớm càng tốt. Chúc con sức khỏe.

  14. Ly Dinh says: Trả lời

    Bé nhà em mất tập trung con tương tác mắt rất kém, làm cách nào cho bé cải thiện lên với ạ, em có cố gắng dạy bé rồi nhưng con không tập trung được 😢😢😢

    1. Mecon says: Trả lời

      ba mẹ thường khó dạy con lắm mẹ ah, vì ba mẹ không có phương pháp kinh nghiệm nên con thường k hợp tác, hơn nữa con cũng biết đó là ba mẹ mình nên là hay bắt nạt lắm á mẹ

    2. Ly Dinh says: Trả lời

      vâng vậy lm sao đc mom, chứ em dạy bé không hợp tác chút nào ?

      1. Pham Nhung says: Trả lời

        con mình cũng vậy, về muốn dạy chơi với con lắm mà con ko chịu, ở lớp thầy dạy thì nghe.

        1. Trieu Tu says: Trả lời

          con mình cũng vậy

          1. Thanh Thanh says:

            con mình cũng vậy nên ngoài giờ học và can thiệp thì mình chỉ chơi cùng con mà phải chơi theo í hắn không thì cũng không cho mình chơi cùng 🙁

    3. Thanh Anh says: Trả lời

      mẹ sử dụng ngón tay di chuyển qua lại tương tự khi sử dụng đồ chơi ở mọi lúc, mọi nơi kiểu như thôi miên ấy, mẹ thử chạm vào mặt, môi, mũi, tai thậm chí mắt khi mắt con ko chú ý vào mình, mình thấy là cách này khá hiệu quả ấy ạ

    4. Dau Trinh says: Trả lời

      Mom xem con thích chơi gì, cùng ngồi chơi cùng con, tạo không khí vui vẻ. giao tiếp gọi tên con nhiều hơn để con nghe và tập trung tốt hơn mom ạ

  15. Linh Linh says: Trả lời

    Nhờ các mẹ có kinh nghiệm tư vấn giúp mình, trẻ tự kỷ uống loại thuốc nào là tốt nhất ?

    1. Hoang Hoa says: Trả lời

      Theo mình mom không nên cho con uống thuốc, vì uống thuốc sẽ có nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến thần kinh của con.Tốt nhất cho con đi can thiệp ở trung tâm mom ah.

    2. Thuy Do says: Trả lời

      Mình có chị bạn con cũng bị tự kỷ xong cho con đi viện khám, bác sỹ kê đơn thuốc về uống không đỡ chút nào, xong mẹ bé cho đi can thiệp ở trung tâm thì thấy các hành vi của con cải thiện hơn nhiều ấy. Nên mom nên cân nhắc trước khi cho con uống thuốc nhé.

    3. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn! Trẻ tự kỷ là là một tập hợp những rối loạn phức tạp của phát triển não bộ, bao gồm các biểu hiện lâm sàng đặc trưng với khả năng thiếu hụt về kỹ năng xã hội, các hành vi lặp lại và thiếu hụt hay thậm chí không có khả năng giao tiếp và ngôn ngữ. Chính vì thế nếu dùng thuốc sẽ không thể giúp con cải thiện về giao tiếp hay ngôn ngữ được. Nên tốt nhất mẹ nên đưa con qua trực tiếp Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam tại địa chỉ : Số 235 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội để các Chuyên gia kiểm tra và sẽ có những tư vấn cụ thể cho mẹ. Ngoài ra Trung tâm sử dụng phương pháp Khoa học vận động Tâm lý, Giáo dục không dùng thuốc không tác động cơ thể , không gây tác dụng phụ giúp con dễ dàng hòa nhập với môi trường xung quanh.

  16. Huong Nguyen says: Trả lời

    Các mẹ cho e hỏi nên cho con ra nhi test tăng động hay test ở trung tâm hơn,tăng động có nhất thiết phải uống thuốc k ?

    1. Nguyen Nguyen says: Trả lời

      cứ đi khám ở viện đi mom, nếu cần uống thì bsi kê thuốc luôn, còn k kê thì mình bsung dha cho con

    2. Tran Thi Ai Hue says: Trả lời

      Những cái thuốc bổ thì nên, còn thuốc ức chế thần kinh thì k nên ạ
      Cháu mình uống thuốc đó rồi, con có biểu hiện lờ đờ như mơ ngủ ấy ạ. Các bsi thì sẽ kê thuốc đó, nhưng nếu bạn cho con đi học can thiệp thì các cô sẽ khuyên k nên đâu ạ, vì những loại thuốc thần kinh nên ảnh hưởng k tốt đến não bộ của con.

      1. Nguyen Binh says: Trả lời

        đúng rồi đó bạn, bé cứ lờ đờ kiểu nửa tỉnh nửa mê ấy. Các cô bảo không nên cho uống thuốc đâu.

    3. Phuong Vy says: Trả lời

      M cho con test viện nhi xem, thuốc thì mình nghĩ mom nên bổ sung TPCN có dha, taurin thôi nó lành hơn là thuốc điều trị mom ạ

    4. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn ! Tăng động và Hiếu động là hai cụm từ mà các ba mẹ rất dễ nhầm lẫn. Nên để tìm ra nguyên nhân gốc rễ con đang gặp phải tình trạng nào mẹ nên cho con qua trực tiếp trung tâm để các Chuyên gia kiểm tra, đánh giá cho con.Với Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC hoàn toàn không dùng bất cứ một loại thuốc nào để gây tác dụng phụ cho con. Khi mẹ cho con qua Trung tâm các chuyên gia sẽ có Học cụ, Giáo cụ tiên tiến bâc nhất hiện nay để hỗ trợ trong việc can thiệp cho con. Mẹ đăt lịch thăm khám sàng lọc với Chuyên gia vui lòng để lại thông tin để bộ phận tư vấn hỗ trợ mình hoặc liên hệ với Trung tâm qua số Hotline: 0906818123 để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúc con luôn khỏe ạ.

  17. Anh Tuyet says: Trả lời

    Tăng động bạn nên hiểu là con bạn nạp vào cơ thể 100 clo nhưng chỉ tiêu hao 60clo nên dư 40clo nên con Hiếu động .bạn phải cho con vận động thật nhều như : đi bộ , đạp xe để con giải phóng năng lương trong người. Ngoài ra hạn chế đồ ngọt, thay sữa bò bằng các loại sữa hạt nhất là sữa óc chó ấy ,con bạn có ốm đau bệnh tật gì đâu mà phải uống thuốc ,Ko phải khám xét gì nha bạn

  18. Dao Thuy says: Trả lời

    Chào các mẹ. Bé nhà em hiện được 42 tháng. Đợt vừa rồi em có cho bé đi test thì được đánh giá là chậm phát triển ngôn ngữ và tư duy chỉ như bé 24 tháng. Bs thì bảo không có gì nghiêm trọng nhưng em sợ bé đi học không theo kịp các bạn. Có mẹ nào có bé bị chậm phát triển mà dần theo kịp được đúng độ tuổi và các bạn chưa ạ. Em cảm ơn

    1. Vu Hang Minh says: Trả lời

      Cơ bản là giao tiếp của bé thế nào ạ? Còn chậm phát triển ngôn ngữ thì chị có thể cho bé đi can thiệp hoặc gia đình tương tác thật nhiều với bé để bé có thể mở rộng vốn từ cũng như môi trường xung quanh bé… mỗi bé có tốc độ nhanh và chậm riêng nên không thể khẳng định được là có theo kịp các bạn khi lên lớp 1 hay không đâu ạ!

    2. Le Luu Ly says: Trả lời

      Mình thấy bạn cho con đi test mà được kết luận là chậm phát triển ngôn ngữ và tư duy thì nên cho con đi học can thiệp sớm bạn ah. Không nên để lâu vì càng để lâu sẽ là rào cản để con khó hòa nhập với các bạn, đến trung tâm các cô giáo sẽ có nhưng giáo trình, học liệu để giúp con cải thiện. Ngoài ra bạn nên tương tác với con hàng ngày kiên trì nhất định con sẽ tiến bộ thôi mom ah.

  19. Mai Them says: Trả lời

    Theo kịp thì chưa dám chắc vì còn tuỳ thuộc vào mức độ nhận thức của con nữa mom ạ. Cứ cố gắng tích cực tương tác, trò chuyện và cho con đi can thiệp đều để con tiến bộ mom nhé. Ở nhà hạn chế cho con xem tivi, điện thoại , bsung thêm dha hỗ trợ trí não.Bạn có thể mở rộng vốn từ cho con bằng cách đọc thêm sách truyện, thơ ca cho con nữa mom nhé.

  20. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

    Chào bạn! Với trường hợp của bé nhà mình bạn nên đưa con qua trực tiếp Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC tại địa chỉ: Số 235 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội để các chuyên gia kiểm tra và tham vấn cho mình. Bởi bé năm nay 42 tháng nhưng tư duy chỉ bằng 24 tháng là con đang phát triển hơn so với các bạn cùng tuổi rồi. Con cần được phát triển về ngôn ngữ và tư duy theo đúng độ tuổi của con. Con đang trong giai đoạn vàng nên mẹ không nên bỏ qua giai đoạn này để giúp con nhanh tiến bộ hơn.

  21. Trang Nguyen says: Trả lời

    Xin chào các mom, bé nhà em tăng động đêm nào cũng trằn trọc, có khi nói nhảm khó vào giấc ngủ (có lúc 1-2 tiếng sau khi lên giường mới ngủ được), làm sao để bé ngủ ngon ạ?

    1. Ngo Lan says: Trả lời

      chị ơi, thử cho con đi bộ vận động nhiều vào xem có đỡ không? bé tăng động thường phải vận động nhiều giải phóng được năng lượng chị ah

    2. Ut Dau says: Trả lời

      Những bạn này thì mom nên cho con vận động chơi các môm thể thao như đi bộ, đạp xe. Để giải phóng năng lượng cho con. Kết hợp với ăn uống hạn chế cho con ăn nhiều đồ ngọt, giảm sữa bò thay bằng sữa hạt cho con.

    3. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào mẹ bé! Với trường hợp của bé nhà mình mẹ nên :
      1. Tăng cường vận động mạnh: chạy, chơi bóng, nhảy dây, bơi,…cái nào phù hợp thì thực hiện, cần rèn luyện hàng ngày, mỗi ngày 1-2 giờ. Tối đi bộ thêm.
      2. Hạn chế ăn nhiều thịt cá buổi tối, không cho trẻ ăn no quá. Hạn chế uống sữa bò buổi tối. Không ăn đồ có đường buổi tối và cả ngày.
      3. Rèn trẻ ngủ riêng. Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, thoáng khí. Rèn đi ngủ sớm, đúng giờ.
      Chúc Con Sức Khỏe.

  22. Hocondangyeu says: Trả lời

    Bé e 23 tháng rối loạn phố tự kỷ . Bé nay có dấu hiệu xoắn tay nhìn chằm chằm. Xin Trung tâm cho mình hỏi liệu đó có phải là dấu hiệu đáng lo không ạ?

    1. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

      Chào bạn! Theo như bạn chia sẻ bé nhà mình hay Xoắn tay đó là một trong các dấu hiệu điển hình của tự kỷ. Trẻ có thể chơi với bàn tay theo kiểu xoắn tay, vỗ tay, nâng tay lên hạ xuống,…, thích nhìn nghiêng, nhặt quan sát các đồ vật nhỏ, thả đồ vào khe,…đập đầu, nghiến răng,…
      Xoắn tay không nguy hiểm vì nó không làm tổn thương như tự cắn, đập đầu. Tuy nhiên nếu là hành vi phát sinh mới, có thể là trẻ tăng hành vi, liên quan đến rối loạn cảm giác, cần theo dõi và có phương pháp điều trị phù hợp. Với bé nhà mình bạn nên cho con qua trực tếp Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC tại địa chỉ: Số 235 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội ở đây các Chuyên gia của Trung tâm sẽ kiểm tra, quan sát những hành vi của con để xem con đang thiếu hụt ở đâu, các chuyên gia sẽ có nhưng phương pháp can thiệp phù hợp cho con, và sẽ có những tư vấn cụ thể cho mẹ nhé.

  23. Nguyen Thanh Hien says: Trả lời

    Trung tâm cho mình hỏi các biểu hiện điển hình ở trẻ tự kỷ là gì ah? Cảm ơn trung tâm

  24. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

    Chào bạn! Với câu hỏi của bạn Trung tâm xin trả lời như sau:
    Các dấu hiệu điển hình ở trẻ tự kỷ:
    1. Hành vi tăng động hoặc ù lì.
    Tăng động: đi lại, chạy nhảy liên tục
    Ù lì: ngồi im hoặc nằm một chỗ, thờ ơ với các kích thích xung quanh
    2. Hành vi giảm tập trung
    Dễ bị sao nhãng bởi các yếu tố bên ngoài (ánh sáng, âm thanh, vật xoay tròn, màu sắc)
    Không thể tập trung vào một hoạt động nào đó đủ dài
    3. Hành vi ngôn ngữ / giao tiếp
    Không nhìn vào mắt đối phương khi giao tiếp
    Không hiểu được biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của người khác
    Nhại lời
    Nói tự do một mình
    Xử sự một cách máy móc, không quan tâm tới việc thiết lập các mối quan hệ xã hội.
    4. Giao tiếp một cách kì quặc: liếm, ngửi, hít người khác.
    Ngoài ra để biết chính xác bé nhà mình có bị tự kỷ hay không bạn nên cho con đến gặp trực tiếp các Chuyên gia của Trung tâm. Các Chuyên gia bên NHC sẽ có những bài kiểm tra để đánh giá mức độ hành vi của bé và sẽ có những tư vấn cụ thể cho mẹ. Mẹ đăng ký tham vấn với Chuyên gia vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với Trung tâm qua số Hotline: 0906818123 để được hỗ trợ nhanh nhất.

  25. Ngoc Han says: Trả lời

    Chào các mom. Bé nhà mình được 27 tháng chậm nói ( ê a nhiều, từ đơn nói rất ít). Giờ mình muốn cho con nghe thêm loa ngôn ngữ có cải thiện được không? Và giờ nên làm thế nào để con nói được nhiều hơn, các mom tư vấn giúp với ạ. Mình lo quá

    1. Nguyen Hong Le says: Trả lời

      Mom cho nghe loa là nghe thụ động thôi mom nên để tốt nhất mom tích cực tương tác, trò chuyện vs con nhiều hơn nhé. Để yên tâm có thể đưa con đi khám, kiểm tra xem có dính thắng lưỡi không rồi tìm phương pháp phù hợp cho con mom nhé.

    2. Bao Thy says: Trả lời

      Theo mình nghe loa mẹ phải ngồi cùng tương tác với con nữa cơ, đừng để con nghe 1 mình là được, vì con còn nhỏ cần có sự hỗ trợ tương tác từ mẹ nữa mom ah

  26. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

    Chào bạn ! Trung tâm xin chia sẻ với những lo lắng mà mẹ đang gặp phải. Bé 27 tháng thông thường con đã nói được những tư đôi, câu dài rồi. Tuy nhiên với bé nhà mình mới chỉ ê, a như vậy con đang chậm nói hơn so với các bé khác rồi. Việc nghe loa không thể hỗ trợ con cải thiện nói được. Để con nói được mẹ phải tương tác nhiều với con, cho con ra ngài chơi, dạy con tập nói. Ngoài ra mẹ có thể đọc thêm: thơ, chuyện cho con nghe.

  27. Bin Bin says: Trả lời

    Chào mọi người! Mẹ cháu có tâm sự mong tìm được sự sẻ chia…bé nhà mình năm nay con 3,5 tuổi. Con vẫn chưa nói được. Mà nói chỉ nói được vài từ dạ, không, với gọi bố mẹ. Mẹ con rất buồn. Cần tìm các mẹ có con như vậy để chia sẻ.

    1. Thu Uyen says: Trả lời

      Con đã đi khám ở đâu chưa mẹ? bé nhà mình cũng chưa nói đc 1 từ nào từ lúc 3 tuổi, mình đã đi khám và tích cực dạy bé, con cũng có dính thắng lưỡi thêm, giờ con đã nói đc nhiều hơn rồi mẹ,có điều kiện nên đưa con đi khám và can thiệp sớm đi mom à

      1. Bin Bin says: Trả lời

        E cho con khám ở Nhi TW rồi mà không ăn thua mom ạ.

        1. Thu Uyen says: Trả lời

          Khám bsi kết luận sao thế mom? con đã đi can thiệp đâu chưa ạ?

          1. Bin Bin says:

            Mình cho đi khám bác sỹ kết luận con bị chậm nói, có kê thêm thuốc bổ để con uống và hướng dẫn cho con đi can thiệp để con nhanh biết nói hơn

  28. Hanh Duyen says: Trả lời

    Bé nhà e cai hẳn ti vi, e ngày nào cũng nói chuyện với con, e thì hay đọc sách kể chuyện mỗi ngày, đưa con ra ngoài chơi giờ bé cũg nói đc nhiều rồi ạ

  29. Le Na says: Trả lời

    Chào các mẹ, các mẹ cho mình hỏi trẻ tự kỷ liệu có chữa khỏi được không? Tôi có đứa cháu bị tự kỷ , đi can thiệp rồi nhưng không thấy cải thiện nhiều?

    1. Hoa Lan says: Trả lời

      Bé nhà bạn bị tự kỷ lâu chưa? Mẹ cho con đi can thiệp ở nhà hay ở trung tâm?

      1. Le Na says: Trả lời

        Cháu mình bị tự kỷ lâu rồi bạn ah, cũng đã cho đi can thiệp ở trung tâm và cũng có mời thêm cô giáo về nhà dạy nhưng thấy cháu không cải thiện được mấy các hành vi. Nên gia đình rất lo

        1. Mai Linh says: Trả lời

          Theo mình thì tự kỷ rất khó để khỏi hắn được bạn ah. Gia đình nên kiên trì cho con và chọn 1 trung tâm uy tín để cho con can thiệp bạn ah.

  30. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

    Chào bạn! Với trường hợp của bé nhà mình bạn nên hướng dẫn mẹ bé đưa bé qua trực tiếp Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC tại địa chỉ: Số 235 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc liên hệ với số Hotline của Trung tâm :0906818123 để được hỗ trợ nhanh nhất. Các Chuyên gia kiểm tra và sẽ có những lộ trình can thiệp cụ thể cho bé. Ngoài ra Trung tâm có ký Cam kết với các ba mẹ khi con can thiệp tại trung tâm. Chúc Con sức khỏe.

    1. Kim Oanh says: Trả lời

      Bé nhà mình 4y lúc chạy nhảy hay nhón chân,nhiều lúc thiếu tập trung phải nói mấy lần bé mới nghe như vậy có phải dấu hiệu của tự kỉ k ạ?trung tâm có thể cho mình biết thêm 1 vài dấu hiệu được k ạ?

  31. Nhim Con says: Trả lời

    Các mom cho em hỏi có bạn nào bị tăng động nghịch luôn tay luôn chân hay chạy nhảy không biết nguy hiểm. Giờ lớn rồi mà con đỡ không , chia sẻ cho e biết để em có động lực với ạ. Chứ bé nhà e cứ mở cửa ra là lao ra đường rồi chạy sang nhà khác chơi phá e thật rất stress .

    1. Thanh Tam Nguyen says: Trả lời

      Con mom mấy tháng r, con mình trước cũng vậy nhưng giơ bé hết thê rồi. Mở cửa đợi mẹ đi giầy dép xong rồi dắt đi cùng.

      1. Nhim Con says: Trả lời

        Con mình 2 tuoi mom ạ

    2. Diep Diep says: Trả lời

      dạ mình y chang mom luôn đấy ạh. Riết mình k dám dẫn bé đi đâu vì mình sợ mình ko quản nổi bé.. Mình cũng biết mình làm vậy là ko tốt cho con, nhưng mình ko biết phải thế nào..

  32. Nguyen Thi Lien says: Trả lời

    mom tập cho bé sao vậy ạh..😞 bé nhà mình cứ cắm đầu chạy thôi, ko cho mẹ nắm tay..😞

    1. Thanh Tam Nguyen says: Trả lời

      1 tuổi bé biết đi cư tự mở cửa lao chạy ko cần biêt thê nào. Giơ be 18 tháng biêt hơn lúc ở trong nhà bạn giơ ngón tay bạn ra bảo bé cầm tay mẹ , mẹ dắt đi rồi tập đi lòng vòng quanh nhà nhièu lần, rồi nói chuyện vui vui kiểu chơi trò dung dăng dung dẻ, dắt trẻ đi chơi… nhiều lần bé quen dắt tay rồi bay giơ mở cửa ra rồi đợi mẹ đi giày dép xong xuôi rồi đợi mẹ dắt đi. Xuống đường trc ko sợ xe cứ lao ra. Nhưng giơ cũng ko thê nữa . Mẹ quát quay lại hay đứng lại cũng làm theo

  33. Kieu Trinh says: Trả lời

    Cho đi học can thiệp chưa bạn? Bé nhà mình 2 tuổi chạy lao ra đường bất chấp luôn. Nhưng đi can thiệp được mấy tháng đỡ hẳn rồi Chỉ le ve ở cửa thôi.

  34. Hương Vu says: Trả lời

    Mom cho con đi can thiệp thêm mom ạ, cho cải thiện giảm bớt hành vi cho con đi, bé mắc chứng này thường sẽ du thùa năng lượng hay mất tập trung mom chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé hạn chế đường đồ ngọt, đồ ăn nhanh sữa đạm đông vật, mom cho con vận động tinh thô lên nhiều nữa, đạp xe đi bộ hay học võ thêm gì đều đc, bổ sung thêm các hoạt chất như dha, taurin thêm cho bé có giúp tập trung với điều tiết cảm xúc tốt hơn

  35. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

    Chào bạn! Xin chia sẻ với những khó khăn mà mẹ đang gặp phải, mẹ nên đưa con qua Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC tại địa chỉ số : 235 Quan Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội để các chuyên gia đánh giá và sẽ có những tham vấn cụ thể cho mẹ. Bé nhà mình 2 tuổi con đang trong giai đoạn vàng cần can thiệp sớm ạ. Chúc con sức khỏe ạ.

  36. Le Thị Thanh says: Trả lời

    Xin chào Trung tâm, con mình 30 tháng rồi chưa nói đc mấy bé chưa đi lớp bé chỉ nói đc bà ,ba thôi.e bảo cho con đi khám ông bà bảo cháu chưa tới lúc nó nói đâu.Nhưng em thấy cháu không thích chơi với bạn bè cùng lứa, nhưng cháu vẫn giao tiếp bằng mắt bình thường. Thích những trò chơi có tính tiếp xúc như chơi ú òa, trốn tìm… Bố mẹ nói thì cháu hiểu và làm theo. Khi đi ngoài biết nắm tay bố mẹ bật điện và tự lấy bô, nhưng vẫn còn tè dầm. Mỗi lần bố mẹ đi làm về cháu chạy ra mừng, ôm hôn và tỏ ra thích thú. Xin hỏi Trung tâm , con em như vậy có phải bị tự kỷ không để em có hướng can thiệp sớm cho cháu? Cảm ơn trung tâm nhiều

    1. Vu Vu says: Trả lời

      Nhà mình cũng bị chậm nói nhưng mình cho con đi can thiệp từ 22 tháng bạn ah, thấy con cũng tiến bộ hơn nhiều ấy

    2. Nhu Ngoc says: Trả lời

      Con lớn nhà mình lúc 17m nói đc 3;4 từ mà bác sỹ vẫn bảo là chậm hơn chút so với mốc mà. Nên bạn nên cho con đi kiểm tra sớm, không nên nghe theo ông bà để lỡ mất giai đoạn vàng của con bạn ah

    3. Han Han says: Trả lời

      Chị cho bé đi khám đi ạ đừng để lâu ạ nhà e để đến 30 tháng mới bắt đầu đi dạy lại từ đầu đây ạ như 1 tờ giấy trắng lắm lúc rất mệt nhưng cố gắng vì tương lai của bé đợi ngày bé gọi bố mẹ đây ạ

    4. Nhu quynh says: Trả lời

      Bé 30 tháng mới nói đươc ba, bà là con chậm nói rồi mom ah, nên cho con đi can thiệp sớm để đạt hiệu quả cao. Như gần nhà mình cũng có bé bị chậm nói, bố mẹ cũng chủ quan không để ý con, mãi đến gần 4 tuổi mới phát hiện ra xong cho con đi can thiệp nhưng bé lớn rồi sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

      1. Dinh Thi Thanh says: Trả lời

        Bình thường bé hơn 2 tuổi là có thể nói được những tư đôi hoặc câu dài rồi, như bé nhà bạn là đang bập bẹ nói thôi. Bạn nên cho con đi kiểm tra sớm mình nghĩ con bị chậm nói rồi, ở nhà bạn có thể tương tác thêm với con, dạy con nói, học qua hình ảnh để con nhanh biết nói.

        1. Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam says: Trả lời

          Chào bạn! Tự kỷ là một rối loạn khởi phát sớm ở trẻ nhỏ (có thể phát hiện trước 36 tháng tuổi). Các biểu hiện của rối loạn này khá phong phú nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nhóm:
          – Suy giảm chất lượng các mối quan hệ xã hội như thích 1 mình, thiếu tiếp xúc bằng ánh mắt, ít có sự giao tiếp với người khác, thiếu phản ứng cảm xúc…
          – Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp: chậm nói, chậm hiểu lời hoặc có ngôn ngữ nhưng không đạt được chức năng giao tiếp…
          – Có các kiểu hành vi bất thường: thói quen cố định, phản ứng với sự thay đổi, các cử động, vận động định hình lặp đi lặp lại, quan tâm đến tiểu tiết nào đó của đồ vật như màu sắc, âm thanh…
          Tuy nhiên, các biểu hiện trên vẫn có thể gặp trong một số rối loạn khác của trẻ như rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển trí tuệ có hay không có rối loạn hành vi, khiếm khuyết thính giác, môi trường tâm lý xã hội nghèo nàn…. Do vậy, việc chẩn đoán chính xác có phải rối loạn tự kỷ hay không là 1 vấn đề không dễ dàng. Cần có sự thăm khám, đánh giá tỉ mỉ của chuyên gia. Bạn có thể đưa bé qua trực tiếp Trung Tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam tại số 235 Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc goi số hotline: 0906818123 để đặt lịch khám với Chuyên gia. Các chuyên gia của Trung tâm sẽ có những bài kiểm tra và đánh giá, lộ trình học phù hợp với con.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ chậm nói
Can thiệp trẻ chậm nói

Tâm lý trị liệu kết hợp Âm ngữ trị liệu - Giải pháp vàng cho trẻ chậm nói chỉ có ở NHC Việt Nam Giải...

trẻ tăng động giảm chú ý
Can thiệp trẻ tăng động giảm chú ý

Chiến lược can thiệp hiệu quả cho trẻ tăng động giảm chú ý tại NHC Academy Giúp trẻ tạo lập thói quen có cấu trúc/tổ...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort