Can thiệp trẻ tăng động giảm chú ý
Chiến lược can thiệp hiệu quả cho trẻ tăng động giảm chú ý tại NHC Academy
- Giúp trẻ tạo lập thói quen có cấu trúc/tổ chức/sắp xếp rõ ràng
- Giúp trẻ tương tác hiệu quả với bạn bè và gia đình
- Giúp trẻ thiết lập và thực hiện kỷ luật
- Giúp trẻ phát hiện và phát huy tối đa tài năng của mình
- Môi trường học tập chuẩn quốc tế đảm bảo tránh những yếu tố gây nhiễu
- Phương pháp can thiệp độc quyền chỉ có tại NHC Academy.
1. Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?
Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention Deficit Hyperactivity Disorder – ADHD) là rối loạn tâm thần và thần kinh-hành vi, phổ biến nhất ở thời thơ ấu. Nó thường được chẩn đoán đầu tiên ở thời thơ ấu và gây những ảnh hưởng đến khi trẻ lớn lên và trưởng thành. Trẻ mắc ADHD đặc trưng bởi khó khăn trong việc chú ý, kiểm soát các hành vi bốc đồng (có thể hành động mà không suy nghĩ về kết quả sẽ xảy ra) hoặc hoạt động quá mức.
Theo thống kê của Bệnh viện nhi Trung ương tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thay đổi tùy theo các nghiên cứu, ước tính từ 3-8%, bé trai có khả năng mắc cao gấp 3 lần trẻ gái.
Ảnh hưởng của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý đến cuộc sống của trẻ
Giảm chú ý và hấp tấp, bốc đồng ngăn cản sự phát triển khả năng học tập, suy nghĩ và lập luận, phát triển ở trường học và yêu cầu của xã hội. Trẻ em có ADHD dạng không chú ý có xu hướng học thực hành nên thường gặp khó khăn trong việc học tập thụ động đòi hỏi phải thực hiện liên tục và hoàn thành bài tập.
Nhìn chung, khoảng 20 – 60% trẻ bị ADHD giảm khả năng học tập. Ở hầu hết trẻ bị ADHD một số kỹ năng bị mất đi ở trường học vì giảm tập trung (quên các chi tiết) và hấp tấp (trả lời mà không suy nghĩ).
Trẻ có thể có một số tiền sử về hành vi như khả năng chịu đựng kém, thường hay phản đối, giận dữ, hung hăng, kém về kỹ năng xã hội và các mối quan hệ bạn bè, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, khó chịu, trầm cảm, và hay thay đổi tâm trạng.
Rối loạn thách thức chống đối: Rối loạn ADHD ảnh hưởng một phần đến tính cách và những hành vi của trẻ, có trẻ quá cứng đầu hoặc nổi loạn, từ chối và chống đối các quy tắc/nguyên tắc do người lớn đưa ra.
Thường nhận được sự chỉ trích, và phê phán từ giáo viên, bố mẹ, bạn bè… nên trẻ dễ phát triển nhận thức tiêu cực về mình, từ đó dễ phát triển thành các suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực như cho rằng mình kém cỏi, hay bị trầm cảm khi lớn lên.
ADHD có thể là vấn đề duy nhất mà trẻ gặp phải, cũng có thể là những triệu chứng của một rối loạn khác, ví dụ trẻ chậm phát triển trí tuệ hoặc tự kỷ cũng thường gặp khó khăn trong tập trung chú ý và có nhiều hành vi xung động, tăng động.
2. Nguyên nhân của ADHD
Các nhà khoa học đang nghiên cứu (các) nguyên nhân và yếu tố rủi ro nhằm nỗ lực tìm ra những cách tốt hơn để quản lý và giảm khả năng một người mắc chứng ADHD. Các nghiên cứu hiện nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý, nhưng nghiên cứu hiện tại cho thấy di truyền đóng một vai trò quan trọng.
Ngoài di truyền học, các nhà khoa học đang nghiên cứu các nguyên nhân và yếu tố rủi ro khác bao gồm: chấn thương não; Tiếp xúc với rủi ro môi trường (ví dụ: chì) khi mang thai hoặc khi còn trẻ; Sử dụng rượu và thuốc lá trong thời kỳ mang thai; Sinh non; Cân nặng khi sinh thấp,…
Nghiên cứu không ủng hộ quan điểm phổ biến cho rằng ADHD là do ăn quá nhiều đường, xem tivi quá nhiều, nuôi dạy con cái hoặc các yếu tố xã hội và môi trường như nghèo đói hoặc hỗn loạn gia đình. Tất nhiên, nhiều thứ, bao gồm cả những thứ này, có thể làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là ở một số người. Nhưng bằng chứng không đủ mạnh để kết luận rằng chúng là nguyên nhân chính của ADHD.
3. Phân loại
ADHD bao gồm 3 dạng:
Giảm tập trung là chủ yếu
Trẻ khó duy trì chú ý vào nhiệm vụ, hoạt động đòi hỏi nỗ lực trí tuệ, ví dụ tập viết, ngồi học… (không tính những hoạt động mà trẻ thích như xếp hình đồ chơi, chơi điện tử hay xem tivi); hay quên; hay đãng trí; dễ bị sao nhãng bởi các kích thích bên ngoài…
Tăng động – bốc đồng là chủ yếu
Trẻ ở dạng này có các biểu hiện như chân tay luôn cựa quậy, khó ngồi yên, hoạt động liên tục, nói liên tục hoặc quá nhiều, bộp chộp, xen vào người khác, chạy nhảy leo trèo quá mức.
Kết hợp giảm tập trung và tăng động – bốc đồng
4. Dấu hiệu và chẩn đoán
ADHD là một tình trạng mãn tính đặc trưng bởi mức độ phát triển không phù hợp của thiếu chú ý, bốc đồng và hiếu động thái quá, hay sự kết hợp của các triệu chứng này. Để kết luận ADHD phải có ít nhất 6 triệu chứng tồn tại trong vòng 6 tháng gần đây (hoặc lâu hơn) và các triệu chứng này phải có mặt trong hai hoặc nhiều hơn các môi trường (gia đình, lớp học, phòng khám).
Các triệu chứng giảm tập trung/chú ý
- Thường không chú ý tới chi tiết hoặc làm lỗi bất cẩn trong việc học, làm việc hoặc các hoạt động khác
- Thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong công việc hay chơi
- Thường không lắng nghe khi nói chuyện trực tiếp
- Gặp khó khăn trong việc hòa đồng với người khác
- Thường không nghe theo hướng dẫn và không hoàn thành việc học, làm việc
- Thường gặp khó khăn khi tổ chức hoạt động hay thực hiện nhiệm vụ.
- Thường dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích không liên quan
- Thường hay quên trong sinh hoạt hàng ngày.
Các triệu chứng tăng hoạt động
- Thường bồn chồn với bàn tay hoặc bàn chân hoặc vặn vẹo trong ghế.
- Thường rời khỏi chỗ ngồi trong lớp học hoặc trong những trường hợp khác.
- Thường chạy hoặc leo trèo quá mức trong những tình huống không thích hợp
- Thường gặp khó khăn khi chơi hoặc tham gia vào các hoạt động giải trí nhẹ nhàng hoặc các trò chơi/ hoạt động tĩnh
- Thường xuyên trong tình trạng luôn chân luôn tay hoặc như được điều khiển bởi động cơ
- Thường nói nhiều quá mức
Các triệu chứng bốc đồng
- Thường đưa ra câu trả lời trước khi người khác kết thúc câu hỏi.
- Thường gặp khó khăn khi phải chờ đến lượt.
- Thường ngắt hoặc xen ngang vào người khác (ví dụ, xen vào cuộc trò chuyện hoặc trò chơi…)
Làm thế nào được chẩn đoán ADHD?
Quyết định xem một đứa trẻ có bị ADHD hay không là một quá trình gồm nhiều bước. Không có xét nghiệm riêng lẻ nào để chẩn đoán ADHD và nhiều vấn đề khác, như lo lắng, trầm cảm, khó ngủ và một số loại khuyết tật học tập, có thể có các triệu chứng tương tự. Chẩn đoán ADHD thường bao gồm một danh sách kiểm tra để đánh giá các triệu chứng ADHD và lấy tiền sử của trẻ từ cha mẹ, giáo viên và đôi khi là cả trẻ. Ba mẹ có thể đăng ký chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý cho trẻ tại Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam.
Tiêu chuẩn lâm sàng dựa vào DSM-5: Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và dựa trên đánh giá toàn diện về y khoa, sự phát triển, giáo dục và tâm lý của trong chẩn đoán, đánh giá và điều trị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Tiêu chuẩn chẩn đoán này giúp đảm bảo rằng mọi người được chẩn đoán và điều trị ADHD phù hợp. Việc sử dụng cùng một tiêu chuẩn giữa các cộng đồng cũng có thể giúp xác định có bao nhiêu trẻ em bị ADHD và sức khỏe cộng đồng bị ảnh hưởng như thế nào bởi tình trạng này.
Chẩn đoán ADHD ở người lớn
ADHD thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Để chẩn đoán ADHD ở người lớn và thanh thiếu niên từ 17 tuổi trở lên, chỉ cần 5 triệu chứng thay vì 6 triệu chứng cần thiết cho trẻ nhỏ. Các triệu chứng có thể trông khác nhau ở độ tuổi lớn hơn. Ví dụ, ở người lớn, chứng hiếu động thái quá có thể xuất hiện dưới dạng bồn chồn cực độ hoặc khiến người khác mệt mỏi với hoạt động của họ.
5. Chiến lược can thiệp hiệu quả cho trẻ tăng động giảm chú ý tại NHC Academy
Tại Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam, một trị liệu thành công cho trẻ ADHD là kết quả của trị liệu đa phương thức. Các trị liệu tập trung giúp các con rèn luyện khả năng tập trung chú ý, bên cạnh đó là các bài vận động giải phóng năng lượng. Các chiến lược trị liệu bao gồm Khoa học vận động – Điều khí dưỡng tâm, trị liệu Tâm lý, Giáo dục đặc biệt, Đào tạo kỹ năng hoặc kết hợp tất cả những chiến lược này. Đối với các trẻ ở giai đoạn tiền học đường trị liệu hành vi được đề xuất là giải pháp đầu tiên.
Cha mẹ hãy điền thông tin để được Chuyên gia hỗ trợ hiểu rõ hơn về những phương pháp hiệu quả cho trẻ tăng động giảm chú ý đang áp dụng tại Trung tâm Tâm lý Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam.
Chiến lược Khoa học vận động
Khí huyết sinh ra từ cột sống, sau đó tác động vào tủy, sinh ra máu, máu này sẽ đi khắp nơi và nuôi dưỡng cơ thể phát triển khỏe mạnh, tâm lý ổn định và tinh thần phấn chấn.
Tích hợp các nguyên lý y học, có thể thấy khi rèn luyện và sử dụng các động tác đúng cách, kết hợp cải thiện môi trường sống, ăn uống sinh hoạt điều độ giúp điều hòa khí huyết, cải thiện sức khỏe và giúp tâm lý trở nên hài hòa hơn.
Bởi vì khi khí huyết được cải thiện, giúp thanh lọc máu và đưa đi nuôi dưỡng khắp cơ thể, khi chất lượng máu được đảm bảo cũng khiến cơ thể thanh lọc, từ đó điều hòa tâm lý ổn định.
Các chiến lược Tâm lý trị liệu kết hợp Giáo dục đặc biệt
Các chiến lược thay đổi môi trường:
- Tại NHC Academy, trẻ ADHD được học tập trong môi trường được chuẩn bị với:
- Thiết kế để đảm bảo giảm thiểu tối đa các yếu tố gây nhiễu: tiếng ồn, tiếng tivi, tiếng nói chuyện. Tạo môi trường học tập cố định để trẻ ý thức được về việc ngồi học.
- Không gian được sắp xếp gọn gàng: khoảng không gian yên tĩnh, tránh môi trường có kích thích. Đồ dùng, dụng cụ được chuẩn bị hoặc cùng trẻ chuẩn bị để tránh trường hợp trẻ quên làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý của trẻ.
- Chương trình can thiệp được thiết kế chuyên biệt và hiệu quả phù hợp với nhu cầu của từng trẻ
Các liệu pháp về Tâm lý trị liệu
- Các liệu pháp về tâm lý theo hướng của tâm – vận động (giải tỏa năng lượng, thư giãn); các liệu pháp nhận thức – hành vi; chiến lược hỗ trợ trực quan là một phần quan trọng được Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam áp dụng trong chiến lược can thiệp hiệu quả cho trẻ ADHD.
- Tình yêu thương và trách nhiệm của cô giáo với trẻ: Tại NHC Academy, trẻ được nhận lắng nghe và thấu hiểu những nguyện vọng thầm kín, hơn tất cả là tình cảm sâu sắc đến từ tận trái tim của đội ngũ giáo viên khi tiếp nhận và can thiệp cho trẻ.
Các liệu pháp về Giáo dục đặc biệt
- Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển tài năng: Đây là một phương pháp dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục người Ý – Maria Montessori.
- Với phương pháp Montessori giáo viên chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tuỳ theo những khả năng riêng và thời gian ri;êng.
Thạc sĩ Giáo dục Đặc biệt, Trương Hương Thảo từng chia sẻ: “Không có phương pháp tốt nhất, chỉ có phương pháp phù hợp nhất”.
Vai trò của gia đình
Không dễ dàng để tiếp nhận việc đứa trẻ của mình được chẩn đoán là tăng động. Phần lớn các cha mẹ đã thừa nhận vào lúc nào đó chúng ta dường như thất bại trong việc cố gắng quản lý hành vi của con em mình. Nuôi dạy trẻ ADHD có thể rất khó khăn những chúng ta – cha mẹ chắc chắn có thể hỗ trợ cho trẻ. Biết được các hạn chế của trẻ, học cách điều chỉnh hành vi và tham gia vào nhóm hỗ trợ ADHD để được tập huấn/học hỏi thêm từ các cha mẹ khác. Hãy nhớ rằng Trung tâm Giáo dục Chuyên biệt NHC Việt Nam luôn ở đây để cùng ba mẹ đồng hành cùng con yêu.
NHC Academy sẵn sàng hỗ trợ qua các kênh online 24/7 khi phụ huynh gặp vấn đề với trẻ hoặc chưa rõ cách hướng dẫn trẻ một cách đồng bộ.
Ngoài ra, sau những buổi can thiệp tại trung tâm, giáo viên sẽ gặp cha mẹ và đưa ra nội dung học tập, nhận xét đồng thời đón nhận ý kiến đóng góp từ phía cha mẹ, từ đó cùng đưa ra phương pháp phù hợp để hướng dẫn trẻ.
Ba mẹ hãy để lại thông tin, tình trạng của con để được Chuyên gia hàng đầu về trẻ tăng động giảm chú ý hỗ trợ nhanh nhất.
Ưu việt khi trị liệu cho trẻ tăng động giảm chú ý tại NHC Academy
- Trẻ được can thiệp một cách toàn diện thông qua sự kết hợp của phương pháp Khoa học vận động điều khí dưỡng tâm, Tâm lý trị liệu và Giáo dục Đặc biệt, Giáo dục Mầm non tiến bộ và Khoa học phát triển Tiềm năng con người
- Đội ngũ Chuyên gia Tâm lý trị liệu, Chuyên gia Giáo dục đặc biệt hàng đầu trong lĩnh vực can thiệp trẻ tăng động giảm chú ý
- Xử lý tận gốc rễ vấn đề, không có tác dụng phụ, không để lại biến chứng sau này.
- Lộ trình trị liệu được thiết kế dựa trên nguyên nhân gốc rễ giúp trẻ được can thiệp một cách toàn diện, hiệu quả được cam kết rõ ràng.
Những gì chúng tôi cam kết với quý phụ huynh
- Trẻ được bảo mật thông tin cá nhân một cách tuyệt đối.
- Trẻ có sự thay đổi về khả năng tập trung, chú ý, hiệu quả rõ rệt qua từ giai đoạn.
- Trẻ được can thiệp một cách toàn diện.
- Trẻ được áp dụng phương pháp độc quyền chỉ có tại NHC Academy.
- Mọi sự cải thiện đều đến một cách tự nhiên, không để lại biến chứng, không sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
BS tro tôi hỏi trẻ bị tăng động là do ren di chuyền của mẹ thì có chữa được không ạ.
Con mình gần 3 tuổi chậm nói , chân tay thì ko nào giờ để yên , nghịch ngợm lắm , nói ko chịu nghe lời có phải bị tăng động ko ạ bác sỹ
Con mình 28 tháng chậm nói giảm chú ý thiếu tập chung và nói nhại toàn bộ câu ns của mình thì vấn đề này cần xử lý ntn ạ… bé chưa co sự giao tiếp ánh mắt
bé nhà em 3 tuổi chậm nói thiếu tập trung, tv giup em
8 tuổi có can thiệp đc k
Con em lên 6 có can thiệp được không ạ
Ở Hà Tĩnh có trung tâm không ạ