Trẻ tự kỷ tăng động: Các biểu hiện, chăm sóc và điều trị
Trẻ tự kỷ tăng động sẽ bị giảm khả năng chú ý, kỹ năng giao tiếp kém đồng thời dễ có các hành vi bốc đồng, không kiểm soát được nên khó có thể hòa nhập với bạn bè. Thực hiện các biện pháp giáo dục hành vi, cho trẻ chơi thể thao, tập trung khôi phục các kỹ năng còn thiếu sẽ giúp ích cho những trẻ đặc biệt này.
Trẻ tự kỷ tăng động có biểu hiện như thế nào?
Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ ( ASD) là một dạng rối loạn phát triển bẩm sinh được biểu hiện bằng sự khuyết khuyết trong việc sử dụng ngôn ngữ, hành vi và khả năng tương tác xã hội. Giai đoạn có thể phát hiện tự kỷ là trước năm 2 tuổi và đây cũng là thời điểm vàng để điều trị, bổ sung các khuyết khuyết thiếu hụt tốt nhất.
Một số đặc trưng khác của trẻ tự kỷ như không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp, có các hành vi lặp đi lặp lại kỳ lạ, chỉ tập trung vào những điều họ chú ý, không quay đầu nếu được gọi tên, không hiểu biểu cảm của người khác, giác quan quá nhạy cảm. Trẻ chậm nói cũng là một trong những biểu hiện của tự kỷ.
Bên cạnh đó, tăng động cũng là một trong những rối loạn của não bộ gặp nhiều ở trẻ em với các đặc trưng như hiếu động quá mức, không thể tập trung vào được điều gì quá lâu, nói nhanh nói nhiều, dường như không thể ngồi yên một chỗ, hành vi bốc đồng và hạn chế trong việc cảm nhận trạng thái của người khác.
Theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể kèm theo các triệu chứng của tăng động ( hoặc tăng động giảm chú ý ADHD). Thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chữa dịch bệnh (CDC) cho thấy có khoảng 14% trẻ tăng động giảm chú ý cũng mắc đồng thời cả tự kỷ (ASD).
Mặt khác các chuyên gia cũng cho biết có đến khoảng 30-50% biểu hiện của ASD và tăng động giống nhau. Điều này có thể gây ra rất nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán và xác định trẻ mắc hội chứng nào để đưa ra hướng điều trị và cải thiện thích hợp.
Cụ thể, một số biểu hiện thường gặp ở những trẻ tự kỷ tăng động như
- Không thể ngồi yên một chỗ, luôn xoay chuyển, ngọ nguậy khắp nơi
- Không thể tập trung vào một đồ chơi quá lâu nhưng khi tập trung chắc chắn sẽ không để ý đến xung quanh
- Không quay đầu khi được người khác gọi tên, đặc biệt nếu đang tập trung vào một thứ gì đó
- Kỹ năng giao tiếp kém, có thể nói nhưng thường phát âm không rõ ràng hoặc từ ngữ lộn xộn, thiếu logic khiến người khác không thể hiểu được
- Tính tính dễ cáu gắt, kích động hơn những đứa trẻ khác đặc biệt khi biểu lộ các nhu cầu nhưng không được người khác hiểu hay đáp ứng
- Có các hành vi bốc đồng trong trạng thái kích thích, cáu gắt và có thể có các hành vi làm tổn hại đến bản thân hay những người xung quanh
- Trẻ tự kỷ tăng động thường chậm nói, khả năng ngôn ngữ hạn hẹp hơn những đứa trẻ đồng trang lứa, thường lặp đi lặp lại những từ vô nghĩa chỉ chỏ hoặc cáu kỉnh để thể hiện các nhu cầu
- Thờ ơ với xung quanh, thường có xu hướng chơi một mình, ít giao tiếp với cha mẹ, ít kết bạn với những đứa trẻ cùng tuổi hoặc có xu hướng quậy phá người khác hơn là kết giao
Như đã nói, nhìn chung các triệu chứng giữa tăng động và tự kỷ có khá nhiều điểm tương đồng nên có thể gây khó khăn trong việc xác định tình trạng nào là chính. Hầu hết các bác sĩ thường phát hiện các đặc điểm nghiêng về tăng động trước, sau đó mới xem xét và chẩn đoán thấy tự kỷ.
Từ khoảng 2013 Tâm thần Hoa Kỳ (APA) đã cân nhắc và chính thức cho phép việc chẩn đoán đồng thời cả hai hội chứng này trên cùng một đối tượng. Để làm được điều này gia đình cần phải đưa trẻ có dấu hiệu tự kỷ tăng động đến các bệnh viện lớn có đầy đủ thiết bị, bác sĩ có chuyên môn cao để đảm bảo chính xác nhất.
Trẻ tự kỷ tăng động gây ra khó khăn gì?
Xem xét riêng hai nhóm trẻ tự kỷ và trẻ tăng động vốn cũng là hai hội chứng gây ra cho trẻ rất nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Đặc biệt với trẻ tự kỷ, do các khiếm khuyết về giao tiếp, ngôn ngữ, hành vi nên có thể gặp khó khăn khi hòa nhập trong các môi trường bình thường.
Theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ tăng động thường có khả năng nhận thức thấp hơn những trẻ chỉ bị tự kỷ hay tăng động đơn lẻ. Việc điều trị hay hướng dẫn cho trẻ cũng gặp nhiều khó khăn hơn trong bởi sự tăng động kiểm soát các hành vi, cảm xúc của con luôn ở mức cao trào, có thể kích động bất cứ lúc nào.
Trẻ tự kỷ tăng động cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và truyền tải cảm xúc, ngôn ngữ hạn chế, khả năng tập trung và cảm xúc cũng cực kỳ kém. Con dường như không thể kiên nhẫn trong việc diễn đạt các nhu cầu cá nhân nên dễ trở nên cực kỳ kích động, khó chịu và dễ có các hành vi bốc đồng.
Các hành vi trong trạng thái kích động của những người tự kỷ mắc đồng tăng động có thể gây hại cho chính bản thân con, chẳng hạn như đập đầu vào tường, đột ngột lao ra đường thậm chí tấn công cả cha mẹ bởi sự thiếu hụt về nhận thức khiến trẻ không hiểu được đây là các hành vi nguy hiểm, không đúng đắn.
Hội chứng tự kỷ kèm theo các triệu chứng của tăng động nếu không sớm được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ làm cản trở nghiêm trọng đến quá trình phát triển toàn diện trẻ của em. Con dễ bị cô lập, tăng nguy cơ căng thẳng stress, khó hòa nhập được với các bạn bè đồng trang lứa nên có thể phải chậm đến trường hơn.
Các chuyên gia cũng cho thấy tỷ lệ trẻ tự kỷ tăng động có nguy cơ cao bị trầm cảm hơn các nhóm trẻ khác rất nhiều bởi không thể hòa nhập với xung quanh. Trong trạng thái vô thức các hành vi của con không chỉ gây hại cho xung quanh mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của chính bản thân mình.
Điều trị cho trẻ tự kỷ tăng động như thế nào?
Các dấu hiệu của cả tự kỷ và tăng động đều thường được phát hiện khá sớm nên nếu gia đình phát hiện những biểu hiện bất thường trong quá trình phát triển của con như chậm nói, vỗ tay không lý do, năng động quá mức, không chú ý đến tiếng gọi của cha mẹ cần đưa con đi thăm khám càng sớm càng tốt.
Bác sĩ và chuyên gia sẽ cần làm các xét nghiệm và bài test kiểm tra, thử các phản ứng về hành vi của trẻ để xác định chính xác con đang gặp vấn đề nào, hội chứng nào là chủ chốt. Khi đã xác định chính xác là trẻ tự kỷ tăng động bác sĩ sẽ đưa ra các hướng điều trị khác nhau tùy theo mức độ từng người.
Điều trị y tế
Cần chú ý rằng không có bất cứ loại thuốc nào có thể điều trị hết tự kỷ hay tăng động, tuy nhiên để cải thiện mức độ các triệu chứng thì một số loại thuốc cũng có thể được chỉ định. Phổ biến nhất là các nhóm thuốc thuốc kích thần (Concerta, Ritalin…), thuốc an thần hay Clonidine…
Mục đích của việc dùng các loại thuốc này cho trẻ tăng động tự kỷ là để giảm sự tăng động, gia tăng sự tập trung đồng thời nâng cao chất lượng giấc ngủ để trẻ ngủ sâu hơn, tránh mất quá nhiều năng lượng. Các nhóm thuốc chống trầm cảm đôi khi cũng có thể được chỉ định để giải tỏa về thần kinh.
Tuy nhiên đa phần các nhóm thuốc này đều kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ đồng thời có thể gây phụ thuộc, làm suy giảm hệ thần kinh nếu lạm dụng quá nhiều. Do đó gia đình chỉ nên cho con dùng thuốc theo đúng liều lượng từ bác sĩ điều trị chuyên môn.
Một vài phương pháp điều trị cho những trẻ tự kỷ được đưa vào phổ biến hơn hiện nay như phản hồi thần kinh (NFB), trị liệu tế bào gốc, liệu pháp oxy cao áp (HBO).. cũng đang được đánh giá cao. Phụ huynh nên tìm đến các bệnh viện có chuyên môn cao trong điều trị tự kỷ để được hỗ trợ tốt nhất.
Các liệu pháp trị liệu
Theo các chuyên gia, các liệu pháp trị liệu có thể mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ tự kỷ tăng động trong cả việc nâng cao về nhận thức, hành vi, ngôn ngữ, giải tỏa những căng thẳng trong tâm trí. Trẻ do không thể bộc lộ được cảm xúc một cách rõ ràng nên nếu không sớm giải quyết vấn đề này sẽ rất dễ dẫn đến vấn đề tâm lý khác.
Các liệu pháp trị liệu sẽ cần được áp dụng cho trẻ tự kỷ tăng động gồm
- Liệu pháp trị liệu ngôn ngữ nhằm tăng cường, bổ sung các ngôn ngữ trẻ bị thiếu hụt, qua đó trẻ dần có thể thể hiện được các nhu cầu cá nhân cũng như tăng cường giao tiếp xã hội
- Liệu pháp trị liệu hành vi nhận thức được đánh giá là cực kỳ quan trong với những trẻ bị tăng động nhằm giúp trẻ có hiểu hiểu được các hành vi của bản thân và điều chỉnh một cách phù hợp hơn, hướng tới các cảm xúc, hành vi đúng đắn
- Các liệu pháp thư giãn, giải tỏa cảm xúc, kiểm soát cảm xúc cũng cần được hướng dẫn cho trẻ tự kỷ và tăng động để con có thể giữ bình tĩnh trong các trạng thái kích động, tránh các hành vi bốc đồng có thể gây hại cho bản thân và những người xung quanh.
Các phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ tăng động cần được phối kết hợp để đem lại hiệu quả tốt nhất trong việc nâng cao nhận thức, bồi đắp về các khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi, gia tăng sự tập trung để sớm có thể hòa nhập với môi trường xung quanh, đặc biệt khi đã đến độ tuổi đi học.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, vốn dĩ việc chăm sóc hay điều trị riêng cho những trẻ chỉ bị tự kỷ hoặc chỉ bị tăng động đã có thể gây ra rất nhiều khó khăn nên nếu trẻ mắc đồng thời hai hội chứng thì phải tốn rất nhiều thời gian để cải thiện. Gia đình cần đưa trẻ đến các đơn vị điều trị chuyên môn để được trị liệu chính xác.
Bên cạnh đó, với trẻ tự kỷ, gia đình nên sớm đưa con đến các trung tâm giáo dục đặc biệt. Tại đây đều có các thầy cô hoặc chuyên gia có chuyên môn trong cả việc giáo dục nâng cao nhận thức, ngôn ngữ, khả năng tương tác xã hội, bổ sung các kỹ năng thiếu hụt, kiểm soát được các hành vi bốc đồng quá khích của trẻ.
Sự hỗ trợ từ gia đình
Đối với cả trẻ tự kỷ và tăng động, hoàn toàn không thể chỉ phụ thuộc vào các thầy cô giáo, bác sĩ hay chuyên gia trị liệu mà cần trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục cho trẻ. Theo các chuyên gia, vai trò của cha mẹ trong hành trình này là rất cần thiết, ít nhất trong tăng cường khả năng giao tiếp cho trẻ.
Điều quan trọng nhất cha mẹ cần làm chính là dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện, kích thích con có nhu cầu nói chuyện, tập trung vào các vấn đề mà cha mẹ đang nói. Điều này thật sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu khi mà con vừa mắc tự kỷ vừa mắc tăng động nên có khả năng tập trung rất kém.
Một số vấn đề mà phụ huynh hoàn toàn có thực hiện để hỗ trợ cho con như
- Duy trì việc nói chuyện, tương tác với trẻ hằng ngày, ngay cả khi con không thực sự để tâm những gì cha mẹ nói. Phụ huynh có thể bắt đầu bằng những thứ con hứng thú, chẳng hạn nếu con thích cá heo thì có thể kể chuyện, cho con xem tranh ảnh về cá heo, chắc chắn trẻ sẽ bị thu hút ngay lập tức.
- Xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, đảm bảo con cần duy trì theo lịch trình sẽ làm giảm căng thẳng cho trẻ hơn một lối sống kém lành mạnh
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng cần cần thiết cho những trẻ tự kỷ tăng động. Trong đó những nhóm thực phẩm cần hạn chế như đồ ăn nhiều đường, sữa bò, đậu nành vì có thể gây dị ứng cho những trẻ đặc biệt.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường trí não, cải thiện trí nhớ, tăng cường giấc ngủ và giảm thiểu những căng thẳng trong tâm trí
- Đưa trẻ tham gia các hoạt động vận động, chẳng hạn như chơi bóng chuyền, bóng đá hay bơi lội cũng hoàn toàn có thể giúp trẻ tiêu hao bớt năng lượng, cải thiện được sự tập trung, kiên nhẫn và các hành vi của bản thân.
- Phụ huynh cần kết hợp với các chuyên gia để hướng dẫn trẻ các cách kiểm soát cảm xúc, hành vi của bản thân, hạn chế tối đa trường hợp trẻ bốc đồng và tự làm hại bản thân hay tấn công người xung quanh
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với TV, điện thoại hay các thiết bị công nghệ bởi sẽ càng làm cản trở khả năng giao tiếp của con
Trẻ tự kỷ tăng động nếu không sớm có biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ gặp rất nhiều khó khăn, khiến trẻ không thể đến các môi trường học tập bình thường như bạn bè đồng trang lứa. Gia đình ngay khi phát hiện thấy trẻ có những biểu hiện bất thường cần nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám để nhanh chóng có hướng khắc phục, hạn chế tối đa các hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!