Phương pháp ABA với 100 bài tập can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ
Phương pháp ABA là ứng dụng phân tích hành vi thường được áp dụng cho trẻ tự kỷ và được đánh giá cao về mức độ hiệu quả. Không chỉ có khả năng thay đổi hành vi của trẻ nhỏ, ABA còn giúp cải thiện tốt các mặt về nhận thức, ngôn ngữ, quan hệ xã hội, các kỹ năng sống cần thiết,…
Phương pháp ABA là gì?
ABA là tên viết tắt của Applied Behavioral Analysis, đây là phương pháp phân tích hành vi ứng dụng dựa trên nền tảng khoa học về hành vi và học tập. ABA đã được ứng dụng rộng rãi tại khắp nước Mỹ từ năm 1980 và hiện nay đã được áp dụng phổ biến trong các trường giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ.
Phương pháp này sẽ can thiệp và tiếp cận với đối tượng cần trị liệu thông qua các hành vi để có thể phân tích, đánh giá và đề xuất những hành vi thay thế phù hợp, tích cực. Cơ sở chính của phương pháp ABA đó chính là hành vi được củng cố sẽ được liên tục lặp lại.
Ngoài việc giúp trẻ tự kỷ có thể điều chỉnh và duy trì các hành vi tích cực thì ABA còn có thể được xây dựng với mục đích dạy kỹ năng cho trẻ. Sau quá trình áp dụng, trẻ tự kỷ sẽ dần nâng cao được những kỹ năng cần thiết và đơn giản để tự chăm sóc, phục vụ cho chính mình.
Tùy thuộc vào nhu cầu, kỹ năng, sở thích và mức độ đáp ứng của mỗi trẻ mà các chuyên gia sẽ cân nhắc để áp dụng bài tập phù hợp cho mỗi trẻ. Quá trình thực hiện theo 3 bước sau:
- Bước 1: Ứng dụng – Applied: Là những nguyên tắc được áp dụng đối với các hành vi xã hội quan trọng.
- Bước 2: Hành vi – Behavioral: Dựa trên những lý thuyết khoa học hành vi.
- Bước 3: Phân tích – Analysis: Lượng hóa sự cải thiện và tiến bộ, sau đó sẽ có những sự điều chỉnh về quá trình can thiệp.
Phương pháp ABA nhận được nhiều đánh giá tích cực về mức độ hiệu quả, có thể giúp trẻ tự kỷ cải thiện tốt các kỹ năng về hành vi, ngôn ngữ, nhận thức,…Tuy nhiên, để đảm bảo về sự thành công của quá trình can thiệp, cần phải có một chuyên gia được đào tạo bài bản về ABA tiến hành áp dụng.
Theo chia sẻ, phương pháp can thiệp dành cho người bệnh tự kỷ này có thể áp dụng được cho trẻ cho và cả người trưởng thành. Quá trình trị liệu có thể được áp dụng phổ biến tại các trường hợp hoặc những không gian sinh hoạt ngay tại nhà.
Mục đích áp dụng phương pháp ABA cho trẻ tự kỷ
ABA là phương pháp hành vi ứng dụng nên mục đích chung nhất của nó đó chính là hỗ trợ những trường hợp trẻ tự kỷ hành thành và xây dựng tốt các kỹ năng cơ bản, cần thiết trong cuộc sống. Nhờ thế mà trẻ nhỏ có thể cải thiện tốt đời sống cá nhân, nâng cao khả năng tự chăm sóc chính mình và có được cuộc sống độc lập hơn.
Tuy rằng, tự kỷ là một căn bệnh khó có thể chữa lành, hiện nay vẫn chưa có bất kỳ biện pháp nào có thể khắc phục triệt để chứng bệnh này. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc áp dụng tốt các biện pháp can thiệp ở giai đoạn sớm thì trẻ nhỏ vẫn có khả năng phục hồi các khiếm khuyết và ổn định cuộc sống cá nhân.
Việc áp dụng phương pháp ABA cho trẻ tự kỷ có thể giúp trẻ dần cải thiện tối đa các hành vi tiêu cực, chưa phù hợp. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở trẻ, phụ huynh nên cho trẻ nhỏ sớm thăm khám và chẩn đoán để có thể được can thiệp ở giai đoạn sớm.
Theo như kết quả của một số nghiên cứu khoa học đã chia sẻ rằng, khi trẻ tự kỷ được áp dụng một chương trình can thiệp tập trung, tuân thủ nguyên tắc 1:1 và duy trì liên tục trong vòng 2 năm với thời lượng trung bình 40 giờ mỗi tuần thì trẻ có nhiều cơ hội nâng cao các kỹ năng cần thiết, cải thiện khả năng học tập.
Ưu và nhược điểm của phương pháp ABA
Phương pháp ABA khi được ứng dụng can thiệp để cải thiện và thay đổi hành vi cho trẻ tự kỷ đã nhận được rất nhiều đánh giá tốt về mức độ hiệu quả và sự an toàn cho trẻ nhỏ lẫn người lớn. Tuy nhiên, bất kỳ một phương pháp hỗ trợ nào cũng tồn tại những mặt còn hạn chế.
Vì thế, trước khi quyết định can thiệp cho trẻ tự kỷ bằng phương pháp ABA, các bậc phụ huynh cũng cần tìm hiểu và nắm rõ các mặt ưu và nhược điểm sau đây:
Ưu điểm:
- Được thực hiện theo nguyên tắc rõ ràng, trẻ nhỏ có thể học thêm được nhiều kỹ năng bổ ích.
- Mang đến kết quả nhất quán.
- Phương pháp ABA chia nhỏ các nhiệm vụ, tình huống giúp trẻ có thể dễ dàng hoàn thành.
- Giúp trẻ thay thế tốt các hành vi tiêu cực thành tích cực, lành mạnh.
- ABA có thể áp dụng ở nhiều tình huống và không gian khác nhau, chẳng hạn như trường học, nhà ở, khu vui chơi, công viên, cửa hàng,…
Nhược điểm:
- Cần mất nhiều thời gian để thực hiện phương pháp ABA.
- Cần có nguồn tài chính và nhiều công sức để có thể duy trì tốt phương pháp này trong nhiều năm.
- ABA không có khả năng hỗ trợ trẻ nhỏ thích ứng tốt với các môi trường mới.
- Người thực hiện ABA cần có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản.
Cách thực hiện phương pháp ABA
Tùy vào tình trạng và mức độ thích ứng của mỗi trẻ nhỏ mà các chuyên gia sẽ cân nhắc để lựa chọn cách tiếp cận phương pháp ABA phù hợp nhất. Tuy nhiên, cần phải đáp ứng tốt các bước tiến hành như sau:
- Bước 1: Tiến hành đánh giá, phân tích để biết rõ về những kỹ năng của trẻ nhỏ. Các chuyên gia cần xác định cụ thể về những kỹ năng mà trẻ đang hiện có cũng như các kỹ năng đang còn bị khiếm khuyết.
- Bước 2: Dựa trên kết quả đánh giá ban đầu, chuyên gia sẽ cân nhắc đến việc lựa chọn các mục tiêu và liệu pháp trị liệu phù hợp nhất cho từng đối tượng khác nhau. Mỗi trẻ sẽ có mức độ đáp ứng tốt với từng loại phương pháp ABA nên không thể áp dụng chung hết cho tất cả các trẻ.
- Bước 3: Lên kế hoạch cụ thể về nội dung rèn luyện, can thiệp chung và riêng lẻ cho từng cá nhân. Trong đó cần phải liệt kê chi tiết về từng kỹ năng trong từng lĩnh vực khác nhau, cụ thể như giao tiếp, vận động, học tập, tự chăm sóc bản thân,…
Các bài tập can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ
Một số bài can thiệp hành vi có thể được cân nhắc để áp dụng cho trẻ tự kỷ như:
1. Bài tập giao tiếp bằng mắt
Trẻ tự kỷ thường bị thiếu hụt khả năng tương tác xã hội, trẻ dường như không bao giờ nhìn thẳng vào mắt của người khác trong lúc giao tiếp. Một số ý kiến còn cho rằng, trẻ tự kỷ sẽ cảm thấy bối rối, lo lắng khi bắt buộc phải giao tiếp ánh mắt với một ai đó.
Chính vì thế, việc áp dụng bài tập này sẽ giúp trẻ nhỏ dần cải thiện tốt khả năng giao tiếp bằng mắt, từ đó gia tăng sự tương tác với những người xung quanh. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Dạy trẻ cách đáp lại khi được gọi tên. Ngồi ngang tầm với với trẻ và gọi tên trẻ để thu hút sự chú ý. Lúc này hãy cầm một vật nào đó, có thể là món ăn hoặc đồ chơi mà trẻ yêu thích để trước mắt trẻ và di chuyển đến tầm mắt của bạn để trẻ có thể nhìn theo. Khi trẻ nhìn vào mắt của bạn thì hãy trao đồ vật cho trẻ xem như một món quà.
- Bước 2: Thực hiện lại bước 1 nhưng thời gian kéo dài hơn (khoảng 5 giây)
- Bước 3: Trong lúc chơi, vẫn giữ ngang tầm mắt với trẻ, hãy thường xuyên gọi tên trẻ và nhắc trẻ đáp lại lời gọi đó.
- Bước 4: Thực hiện lại bước 3 nhưng hãy đứng cách xa trẻ. Gọi tên và xem phản ứng của trẻ nhỏ. Khi trẻ đáp lại, hãy dành cho trẻ những lời khen.
- Bước 5: Đưa ra khẩu lệnh “hãy nhìn vào cô” để tăng cường sự chú ý của trẻ.
2. Bắt chước các hoạt động vận động thô
Do bị hạn chế về các vận động thô nên trẻ tự kỷ khó có thể thực hiện được các hoạt động đơn giản như gật đầu, lắc đầu, vỗ tay, bước đều, khoanh tay,…Đồng thời, trẻ cũng sẽ gặp nhiều cản trở trong việc bắt chước những người xung quanh, không quan tâm, chú ý đến những hoạt động diễn ra bên ngoài.
Để khắc phục tốt tình trạng đó, chuyên gia sẽ ứng dụng biện pháp can thiệp bằng bài tập bắt chước hoạt động thô ở trẻ. Cụ thể các bước như sau:
- Bước 1: Cho trẻ ngồi trên ghế đối diện với tầm nhìn của bạn.
- Bước 2: Thực hiện một chỉ dẫn và đưa ra yêu cầu “Hãy làm như thế này”.
- Bước 3: Đợi vài giây để trẻ có thể thực hiện theo động tác của bạn. Nếu trẻ vẫn không làm theo, hãy cầm tay hướng dẫn cho trẻ.
- Bước 4: Khen thưởng đối với những lần trẻ có thể bắt chước đúng mà không cần nhắc nhở.
Lưu ý: Hãy chia nhỏ các yêu cầu của bạn trong từng lần hướng dẫn khác nhau. Đồng thời, hãy sắp xếp các hoạt động theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp để trẻ có thể thích nghi và hoàn thành tốt nhất.
3. Nhận biết các bộ phận trên cơ thể
Nếu trẻ tự kỷ không thể tự nhận biết và kiểm soát tốt các hoạt động trên cơ thể thì có thể được đề xuất áp dụng bài tập nhận biết này để cải thiện hiệu quả hơn. Cụ thể một số bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Ngồi trên ghế đối diện với tầm nhìn của trẻ và gia tăng sự tập trung bằng cách nói “Hãy chỉ vào (1 bộ phận cơ thể)”.
- Bước 2: Hãy chỉ vào một bộ phận trên cơ thể của trẻ và đặt câu hỏi “Đây là bộ phận gì?”. Nếu trẻ trả lời đúng, hãy khen thưởng cho trẻ. Ngược lại, hãy hướng dẫn và gọi tên bộ phận đó để trẻ ghi nhớ tốt hơn.
Lưu ý: Khi thực hiện bài tập này, chuyên gia, giáo viên hoặc các bậc phụ huynh nên ưu tiên lựa chọn các bộ phận nằm cách xa nhau, ví dụ như mũi và chân để trẻ dễ dàng phân biệt hơn.
Một số bài tập can thiệp hành vi khác như:
- Bắt chước những hành động với đồ vật
- Bắt chước những hoạt động vận động tinh
- Bắt chước hoạt động vận động bằng miệng
- Làm theo chỉ dẫn từng bước một
- Dạy bằng đồ vật
- Dạy bằng tranh ảnh
- Nhận biết người thân
- Động từ chỉ hành động
- Các đồ vật ở môi trường xung quanh
- Chỉ vào tranh ảnh trong sách
- Chức năng của đồ vật
- Vật sở hữu
- Nhận biết âm thanh của môi trường
- Chỉ vào đồ vật mà trẻ muốn
- Đòi lấy một vật mà trẻ thích
- Câu trả lời “Có” hoặc “Không”
- Nói tên người thân
- Trẻ lựa chọn
- Những câu hỏi xã hội
- Nói tên hành động qua tranh
- Xếp vật này vào chỗ của vật kia hoặc vật tương xứng
- Ghi nhớ màu sắc
- Nhận biết hình dạng
- Nhận biết chữ cái
- Ghi nhớ chữ số
- Bắt chước hoạt động thô khi đang đứng
- Bắt chước hoạt động theo thứ tự
- Bắt chước hành động đi kèm âm thanh
- Bắt chước tạo mô hình khối
- Bắt chước các hình vẽ đơn giản
- Nhận biết và diễn tả cảm xúc
- Nhận biết địa điểm
- Làm theo chỉ dẫn từng bước một
- Biết thuộc tính của đồ vật
- Nhận biết nghề nghiệp
- Giả vờ
- Phân loại
- Nhận biết đại từ sở hữu
- Phân biệt giới từ
- Sắp xếp các thẻ tranh
- Nhận biết và diễn đạt giới tính
- Trả lời các câu hỏi về tranh và đồ vật
- Biết rõ chức năng của các bộ phận cơ thể
- Nhận biết cảm xúc
- Tập hợp và gọi tên đồ vật
- Dạy trẻ sử dụng đại từ nhân xưng
- Chơi đóng vai
- Hướng dẫn trẻ thực hiện theo những yêu cầu theo chỉ dẫn
Phương pháp ABA mang đến hiệu quả vượt trội trong việc cải thiện và thay thế các hành vi tiêu cực ở trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, biện pháp này cần được thực hiện bởi các chuyên gia, giáo viên có kinh nghiệm và được đào tạo kỹ lưỡng. Mong rằng quá các chia sẻ của bài viết này, các bậc phụ huynh có thể hiểu hơn về phương pháp ABA và tạo điều kiện tốt để trẻ được can thiệp sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!