Phương pháp TEACCH trong can thiệp sớm và giáo dục trẻ tự kỷ

Phương pháp TEACCH trong can thiệp sớm và giáo dục trẻ tự kỷ được đánh giá rất cao về hiệu quả. Hiện đang được ứng dụng rộng rãi tại các bang của Mỹ cùng các nước thuộc châu Âu, châu Á và Nam Mỹ. Đây là chương trình giáo dục, giảng dạy có cấu trúc giúp trẻ tự kỷ cải thiện tốt các khiếm khuyết, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Phương pháp TEACCH
TEACCH là phương pháp giáo dục đặc biệt mang lại rất nhiều lợi ích dành cho trẻ tự kỷ

Phương pháp TEACCH là gì?

Phương pháp TEACCH là tên viết tắt của Treatment and Education of Autistic and Related Communication Handicapped Children, là phương pháp giáo dục đặc biệt thường được ứng dụng can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ. Phương pháp giáo dục này được hình thành và phát triển từ năm 1971 bởi Eric Schopler cùng với các cộng sự ở Đại học Chapel Hill (Bắc Carolina – Hoa Kỳ).

Theo chia sẻ và đánh giá của các nhà khoa học, TEACCH có thể mang đến nhiều giá trị và lợi ích đối với trẻ tự kỷ. Nó chính là cách tiếp cận hiệu quả có thể theo trẻ nhỏ đến suốt cuộc đời nhằm giúp trẻ nâng cao các kỹ năng đang bị khiếm khuyết và cải thiện tốt đời sống, sinh hoạt hàng ngày.

Dựa vào kết quả nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy rằng, thị giác chính là kênh học tập hiệu quả và nhanh chóng nhất của trẻ nhỏ. Chính vì thế, khi phát triển phương pháp TEACCH, họ đã tập trung vào việc tiếp cần và cung cấp thông tin thông qua thị giác, cấu trúc và sự dự đoán.

Phương pháp can thiệp sớm này được thiết kế và thực hiện dựa trên việc một người thầy dạy cho trẻ nhỏ những kỹ năng mới và trẻ sẽ thực hiện điều đó trong một tình huống độc lập. Chính vì thế, TEACCH còn được hiểu đơn giản là quá trình dạy học có cấu trúc dành cho trẻ tự kỷ hoặc những trẻ có trường hợp đặc biệt cần hỗ trợ.

TEACCH sẽ được tiến hành theo cách thức tổ chức các hoạt động giảng dạy theo đúng trình tự, khuôn khổ và duy trì ổn định. Hiện tại, phương pháp này được ứng dụng dựa trên 9 lĩnh vực như nhận thức, bắt chước, vận động tinh, vận động thô, kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng bắt chước xã hội và kỹ năng tự lập.

Cơ sở của phương pháp TEACCH trong can thiệp trẻ tự kỷ

Theo giới chuyên môn, phương pháp TEACCH được đánh giá cao về hiệu quả và tính an toàn dành cho trẻ tự kỷ. Biện pháp can thiệp này được hoạt động dựa trên các cơ sở sau:

Phương pháp TEACCH
Phương pháp TEACCH được ứng dụng và thực hiện dựa trên cấu trúc hóa hoạt động
  • Giúp trẻ tự kỷ được tăng cường khả năng nghe hiểu. Theo nghiên cứu, phần lớn những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ thích ứng tốt với hướng dẫn mang tính kết cấu. Vì thế, để áp dụng TEACCH thì cần xây dựng hoạt động giảng dạy, giáo dục theo cấu trúc hóa hoạt động.
  • Hạn chế những vấn đề liên quan đến hành vi. Những trẻ tự kỷ thường khó thích nghi và cảm thấy vô cùng lo lắng đối với những sự đổi mới, những môi trường khác lạ. Đối với những sự thay đổi đột ngột hoặc những hoạt động diễn ra bất ngờ, không được dự đoán trước sẽ làm sẽ cảm thấy bối rối, thậm chí mất kiểm soát và có những hành vi bất thường. Chính vì thế, trẻ rất cần một môi trường giáo dục có cấu trục để trẻ có thể kiểm soát và hạn chế các hành vi ngoài mong muốn.
  • Hỗ trợ và nâng cao tính độc lập cho trẻ tự kỷ. Nhờ vào quá trình cấu trúc hóa hoạt động mà trẻ nhỏ có thể xác định được những hành vi, cảm xúc và công việc mà bản thân cần phải làm, chính vì thế mà trẻ cũng sẽ dần trở nên độc lập, tự chủ và tự tin hơn.
  • Hướng dẫn về các hành vi, cử chỉ đúng đắn, phù hợp. Trẻ tự kỷ sẽ dễ dàng tiếp thu và học hỏi tốt các hành vi, hoạt động được hướng dẫn nếu được giáo dục trong môi trường có cấu trúc hóa.

Phương pháp TEACCH mang lại lợi ích gì cho trẻ tự kỷ?

Phương pháp TEACCH mang đến rất nhiều lợi ích cho trẻ tự kỷ. Nếu có thể hỗ trợ can thiệp và giáo dục tốt cho trẻ ở giai đoạn sớm thì trẻ hoàn toàn có thể khắc phục được những khiếm khuyết, nâng cao các kỹ năng cần thiết để hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.

Một số lợi ích vượt trội mà trẻ tự kỷ có thể nhận được khi áp dụng phương pháp TEACCH như:

  • Trẻ nhỏ được hướng dẫn và rèn luyện để cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp.
  • Thu hút trẻ tập trung và chú ý vào các hoạt động, công việc được chỉ dạy và giảm bớt sự lo lắng, căng thẳng.
  • Giúp trẻ nhỏ dần cải thiện các kỹ năng sống cần thiết, trở nên độc lập và tự tin hơn.
  • Hỗ trợ trẻ điều chỉnh hành vi theo chiều hướng đúng đắn, tích cực hơn.
  • Các giáo cụ, dụng cụ phục vụ cho quá trình can thiệp cũng được chuẩn bị với các hình ảnh sinh động, chân thực để giúp trẻ tiếp nhận thông tin một cách hiệu quả, nhanh chóng.
  • Giúp trẻ tự kỷ cải thiện khả năng thích ứng nhờ vào chương trình thay đổi môi trường của TEACCH.

Ưu và nhược điểm của phương pháp TEACCH

Mặc dù nhận được sự đánh giá cao từ giới chuyên môn và mang đến hiệu quả tích cực cho quá trình can thiệp, giáo dục cho trẻ tự kỷ nhưng phương pháp TEACCH vẫn tồn tại một số mặt hạn chế cần được khắc phục. Cụ thể một số ưu và nhược điểm của phương pháp này như sau:

  • Ưu điểm: TEACCH chủ yếu sẽ tập trung vào từng cá nhân của trẻ tự kỷ, đồng thời nó cũng chú trọng vào những điểm mạnh của trẻ nhỏ. Hơn thế, nhờ vào sự giảm thiểu về môi trường xung quanh nên trẻ tự kỷ cũng giảm bớt được sự lo lắng, căng thẳng vốn có để có thể tập trung nhiều hơn vào các hoạt động, công việc đang thực hiện.
  • Nhược điểm: Tính cấu trúc của TEACCH tuy mang lại nhiều lợi ích cho trẻ tự kỷ nhưng nó cũng là một phần nhược điểm của phương pháp này. Nếu nó được áp dụng và thực hiện quá cấu trúc thì trẻ nhỏ sẽ không thể chủ động đưa ra những quyết định, lựa chọn của bản thân. Tình trạng này làm hạn chế sự sáng tạo ở trẻ nhỏ và gò bó trẻ vào một khuôn khổ nhất định.

Yêu cầu ứng dụng phương pháp TEACCH cho trẻ tự kỷ tại môi trường chuyên biệt

Hiện nay, phương pháp TEACCH được ứng dụng rộng rãi trong việc can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ tự kỷ tại các môi trường chuyên biệt. Thực tế nhận thấy phần lớn những trẻ được áp dụng giai đoạn sớm đều được cải thiện hiệu quả và trẻ nhỏ có thể dần nâng cao các kỹ năng sống cần thiết, ổn định hơn về cuộc sống.

Phương pháp TEACCH
Để áp dụng thành công TEACCH, cần phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về nhân lực, cơ sở vật chất, thời gian,…

Tuy nhiên, để có thể ứng dụng phương pháp TEACCH hiệu quả cho trẻ tự kỷ, chúng ta cũng cần nắm rõ một số yêu cầu cơ bản như sau:

1. Yêu cầu chuyên môn và nhân sự

Để có thể hỗ trợ và giáo dục trẻ tự kỷ một cách tốt nhất, giáo viên cần phải được trau dồi kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để sử dụng hiệu quả phương pháp TEACCH. Giáo viên hướng dẫn trẻ sẽ được cung cấp đầy đủ các tài liệu chuyên môn, tham gia các lớp tập huấn và hướng dẫn chi tiết để phục vụ cho quá trình giảng dạy.

Ngoài ra, để có thể áp dụng tốt phương pháp TEACCH và giúp trẻ tự kỷ cải thiện tốt các kỹ năng cần thiết thì đòi hỏi phải có sự tham gia của đội ngũ các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Họ sẽ đảm bảo vai trò là người đánh giá về tình trạng của mỗi trẻ và kết hợp cùng với giáo viên, phụ huynh để đề ra kế hoạch, phương pháp giáo dục phù hợp nhất.

Thông thường, mỗi nhà chuyên môn sẽ trực tiếp hỗ trợ cho 4 đến 5 trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó cần có sự kết hợp và liên kết chặt chẽ giữa gia đình cùng với nhà trường để có thể tạo điều kiện thuận tiện nhất cho trẻ nhỏ được khắc phục tốt các mặt hạn chế của bản thân.

Bên cạnh đó, số lượng giáo viên hỗ trợ trẻ cũng cần phải được đảm bảo và duy trì ổn định. Đặc biệt là đối với những trẻ mới bắt đầu được hướng dẫn cần nhiều sự giúp đỡ và thời gian để trẻ có thể thích nghi tốt. Chính vì thế ngoài đảm bảo được chất lượng của đội ngũ thì nhà trường cũng cần phải duy trì tốt về mặt số lượng, phù hợp nhất là mỗi giáo viên chỉ nên đảm nhiệm từ 1 đến 2 trẻ.

2. Yêu cầu về cơ sở vật chất

Trẻ tự kỷ khi được học tập và áp dụng phương pháp TEACCH cũng cần được đảm bảo về không gian, môi trường. Các lớp học cần phải được thiết kế rộng rãi, thoải mái với diện tích tối thiểu là 30m2. Phòng sẽ được chia thành nhiều gốc học tập riêng biệt để thuận tiện cho việc sinh hoạt của trẻ nhỏ.

Mỗi trẻ cần có một góc học tập riêng cùng với các khu vực để đồ dùng cá nhân, đảm bảo sự riêng tư và thoải mái nhất định. Đồng thời, không gian học cũng cần phải lựa chọn những nơi yên tĩnh, ít có các tác động hay yếu tố gây nhiễu từ bên ngoài.

Trong phòng cũng cần phải được trang bị đầy đủ các đồ dùng phục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập. Trẻ tự kỷ sẽ dễ dàng tiếp thu hơn đối với những vật dụng có nhiều màu sắc, tranh ảnh, biểu tượng và các đồ dùng cần thiết cho TEACCH.

3. Yêu cầu về thời gian

Trẻ tự kỷ khi được can thiệp sớm bằng phương pháp TEACCH cũng phải đảm bảo yêu cầu về thời gian. Trẻ cần được tham gia đầy đủ các tiết học cá nhân và học nhóm, tối thiểu cần có 25 giờ học trong tuần.

Trong đó, trẻ tự kỷ sẽ có từ 6 đến 12 giờ trong tuần để được giáo dục cá nhân, giúp trẻ nâng cao các khiếm khuyết của bản thân. Tuy nhiên, đây chỉ là thời gian tối thiểu mà trẻ cần theo học. Đối với những gia đình có điều kiện tốt hơn, có thể thoải mái cho trẻ tham gia thêm các tiết học để trẻ cải thiện hiệu quả hơn.

4. Yêu cầu về cách thức tổ chức hoạt động

Việc áp dụng phương pháp TEACCH can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ sẽ đạt hiệu quả tối ưu hơn nếu giáo viên và phụ huynh có thẻ sử dụng đầy đủ các ứng dụng tiện ích của nó. Bao gồm:

  • Cấu trúc hoá môi trường vật chất
  • Thời gian biểu bằng hình ảnh
  • Xây dựng hệ thống hoạt động
  • Hình ảnh hóa thông tin

Giáo viên hướng dẫn cho trẻ nhỏ cần phải cấu trúc hóa môi trường vật chất của các lớp học, kể cả không gian học cá nhân và tập thể. Quá trình này cần phải được thực hiện dựa trên các hoạt động chung của cả lớp để đảm bảo tính hiệu quả cho tập thể.

Phương pháp TEACCH mang đến hiệu quả cao trong quá trình can thiệp cho trẻ tự kỷ và hiện là phương pháp giáo dục được đánh giá cao về mức độ an toàn, phù hợp cho nhiều trường hợp bệnh khác nhau. Các bậc phụ huynh nên tìm hiểu và cân nhắc về việc áp dụng TEACCH cho trẻ tự kỷ để giúp trẻ được cải thiện tối ưu nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nhu cầu của trẻ tự kỷ
Những nhu cầu của trẻ tự kỷ bố mẹ cần đặc biệt quan tâm

Tự kỷ là một hội chứng tập hợp rất nhiều các rối loạn phát triển thần kinh liên quan đến não bộ thường gặp ở...

Trẻ tự kỷ chức năng cao: Dấu hiệu, Chẩn đoán và Can thiệp

Trẻ tự kỷ chức năng cao sẽ gặp phải một số khó khăn trong cuộc sống do không hiểu ngôn ngữ cơ thể, thiếu sự...

trẻ tự kỷ hay la hét
Trẻ tự kỷ hay la hét: Nguyên nhân và cách giúp xoa dịu trẻ

Nhiều trường hợp trẻ tự kỷ hay la hét, giận dữ khiến các bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng không biết trẻ đang gặp...

giao tiếp với trẻ tự kỷ
Giao tiếp với trẻ tự kỷ: 12 Chiến lược hiệu quả dành cho cha mẹ

Một trong những trở ngại lớn nhất của trẻ tự kỷ là khả năng giao tiếp. Trẻ thích nhốt mình trong thế giới riêng và...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort