Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ? Những điều cần lưu ý

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ là lo lắng của những người làm các công việc này, nhất là đối với những thầy cô không có chuyên môn trong giáo dục trẻ đặc biệt. Chính sự kiên nhẫn, thấu hiểu, tình yêu thương chân thành sẽ giúp thầy cô hoàn thành tốt trọng trách “trồng người” đầy vinh dự này. 

Vai trò của giáo viên trong giáo dục cho trẻ tự kỷ

Đặc điểm chung của trẻ tự kỷ chính là khiếm khuyết về trí tuệ và giao tiếp, không thích người lạ, không thích nơi đông người, dễ bị kích động. Trẻ dường như có một thế giới riêng của bản thân mà người khác rất khó để có thể bước vào nếu không đủ kiên nhẫn và thấu hiểu.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Các giáo viên chính là người giúp trẻ tự kỷ cải thiện các kỹ năng xã hội, tăng cường giao tiếp để sớm hòa nhập với cuộc sống như những đứa trẻ bình thường

Trẻ tự kỷ cần được học tập để nâng cao khả năng nhận thức, nâng cao các kỹ năng cần thiết để có thể hòa nhập với cuộc sống. Tuy nhiên điều này lại khiến phụ huynh vô cùng lo lắng để tìm kiếm các môi trường học đường phù hợp với tình trạng của con. Chính các giáo viên cũng vô cùng lo lắng vì không biết cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ.

Giáo dục trẻ tự kỷ đúng cách, đúng giai đoạn, đúng phương pháp hoàn toàn có thể cải thiện các khiếm khuyết giúp trẻ hòa nhập sớm với cuộc sống như các bạn bè đồng trang lứa khác. Dù không thể khỏi hoàn toàn tự kỷ nhưng việc can thiệp giáo dục từ giai đoạn sớm sẽ tăng khả năng tự lập để có thể tự chăm sóc bản thân ở tương lai.

Nói chung giáo dục với trẻ tự kỷ cực kỳ quan trọng và vai trò của các giáo viên trong hành trình này càng quan trọng hơn nữa. Theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ được khuyến khích tham gia giáo dục chuyên nghiệp, gặp gỡ các thầy cô giáo hoặc các bạn bè đồng trang lứa để cải  nhận thức, khả năng giao tiếp và các kỹ năng tương tác xã hội sẽ tốt hơn.

Đối với trẻ tự kỷ, giáo viên không đơn thuần chỉ là một người truyền đạt kiến thức mà còn  trẻ định hướng, trau dồi các kỹ năng cơ bản nhất, bồi đắp cảm xúc trong trái tim khiếm khuyết của con. Đôi khi cha mẹ cảm thấy bất lực trong việc giáo dục con thì chính sự chuyên môn và tâm huyết đã giúp các thầy cô luôn sẵn sàng đồng hành, kiên trì giúp đỡ con tốt hơn từng ngày.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ thì cần phải dùng “cái tâm, cái tầm”, đạo đức của nhà giáo để có thể đồng hành với các con. Thực tế thì trong giáo dục cho trẻ tự kỷ thì chuyên môn thôi là chưa đủ mà cần phải có tình yêu thương vô bờ bến với trẻ nhỏ, đặt hết tâm sức, tình cảm của mình để thay đổi những đứa trẻ đặc biệt này.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ để giúp trẻ tốt nhất?

Như đã nói, vai trò của giáo với quá trình thay đổi về mặt nhận thức, tư duy, tình cảm, khả năng tương tác xã hội là vô cùng quan trọng. Vậy giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ để hỗ trợ sự phát triển tốt nhất của các con?

Tìm hiểu về tự kỷ

Trẻ tự kỷ là một trẻ đặc biệt từ trong cách nói chuyện, suy nghĩ, cách giao tiếp, cách ứng xử và nếu không có cái nhìn rõ rệt thì không thể nào hiểu hết được. Giáo dục để hiệu quả cần phải đúng cách, đúng đối tượng, hiểu rõ tình trạng của đối phương thì mới thực sự có hiệu quả.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Giáo viên cần tìm hiểu và không ngừng trau dồi kiến thức về tự kỷ để có hướng hỗ trợ các bé tốt nhất

Các thông tin về tự kỷ hiện nay cũng được cập nhật đầy đủ, khá chính xác trên các trang thông tin đại chúng, trên internet hoặc giáo viên cũng có thể tìm hiểu thông qua sách báo, hoặc liên hệ trực tiếp với các đơn vị, trung tâm hỗ trợ cho trẻ tự kỷ để biết chính xác hơn.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ cũng đừng quên việc phải trao đổi trực tiếp với phụ huynh bởi biểu hiện của mỗi đứa trẻ một khác, không phải lúc nào cũng đúng với tài liệu. Không ai hiểu trẻ tự kỷ bằng chính cha mẹ chúng nên thầy cô giáo nên trao đổi trực tiếp với phụ huynh để tìm hiểu rõ về con, chẳng hạn như con không ăn được gì, con nhạy cảm với điều gì, con hứng thú với điều gì nhất…

Nếu không có chuyên môn riêng về tự kỷ thì việc có một học sinh tự kỷ sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn. Nắm bắt chi tiết về xu hướng hành động, lời nói, suy nghĩ sẽ giúp các giáo viên có thể lên phương án hỗ trợ từng trẻ chính xác nhất.

Sắp xếp lại không gian lớp học

Trẻ tự kỷ thường có xu hướng nhạy cảm quá mức với ánh sáng, âm thanh, màu sắc, dễ mất tập trung và cũng có thể hoảng loạn, khó chịu nếu thấy những thứ lộn xộn, bừa bãi. Do đó việc điều chỉnh lại không gian phòng học sao cho phù hợp để tạo cảm giác thoải mái nhất cho con, gia tăng sự tập trung vào bài giảng, hạn chế được tình trạng kích động hay cáu kỉnh của trẻ.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ thì hãy ưu tiên việc sắp xếp bàn ghế vào sát góc tường để tạo khoảng trống không gian ở giữa giúp bé thuận lợi di chuyển, nếu được nên sơn phòng bằng các gam màu nhẹ nhàng, trung tính. Sử dụng rèm cửa để tránh ánh sáng quá chói cũng là một trong những điều kiện cần thiết để trẻ tự kỷ có thể học tập tốt hơn.

Ngoài ra để có thể hỗ trợ trẻ tốt hơn, giáo viên cũng nên sắp xếp cho trẻ ngồi bàn đầu và tốt nhất chỉ nên duy trì ngồi ở một vị trí. Trẻ tự kỷ khi cần phải thay đổi môi trường sẽ cực kỳ bứt rứt, khó chịu, khó tập trung nên hãy chỉ nên để bé ngồi ở 1 vị trí.

Ánh sáng huỳnh quang hay các màu sắc sặc sỡ có thể làm trẻ tự kỷ bị kích động, tiêu cực hay nếu có các họa tiết hoa văn, đường xoắn ốc trên tường cũng khiến con dễ bị rối mắt và mất tập trung.Thực tế ở những môi trường giáo dục chuyên biệt cho trẻ tự kỷ lớp học còn  cách âm, sử dụng thảm lót để di chuyển êm ái nhất.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ – trao đổi với các học sinh và phụ huynh khác

Tất nhiên cho dù hiện nay các thông tin về tự kỷ đã rất phổ biến nhưng không phải ai cũng có cái nhìn đúng đắn về hội chứng này. Có không ít phụ huynh sợ rằng con cái mình học chung với người tự kỷ có thể bị “lây bệnh”, trở nên “khùng khùng” giống người tự kỷ, hoặc không thể tập trung học tốt nên thường phản đối và gây áp lực cho giáo viên, nhà trường.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Nếu trẻ tự kỷ học trong môi trường bình thường thì giáo viên cần làm công tác tư tưởng để các bạn có thể thấu hiểu, hỗ trợ và bảo vệ trẻ

Nguy hiểm hơn không ít trường hợp trẻ tự kỷ đi học bị bạn bè bắt nạt, cô lập, có các hành vi không phù hợp khiến trẻ cực kỳ sợ hãi không dám đến trường. Đây thực tế không phải trường hợp hiếm gặp bởi những khác biệt trong lời nói, hành vi, cách ứng xử của trẻ tự kỷ có thể khiến nhiều đứa trẻ khác hiếu kỳ, thường xuyên trêu chọc, hay đáng buồn hơn là có hành vi bạo lực thể chất.

Do đó nếu giáo viên không biết cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ hay làm thế nào để có môi trường học tập tốt nhất thì việc làm công tác tư tưởng cho các học sinh và phụ huynh trong lớp cũng cần rất được quan tâm, tránh trường hợp trẻ bị cô lập dẫn tới sang chấn tâm lý và khiến trẻ ngày càng tự ti thì việc giảng dạy cho trẻ sẽ không thể nào thuận lợi.

Hãy giải thích cho mọi người thấy rằng tự kỷ không phải một bệnh lây nhiễm đáng sợ và người tự kỷ xứng đáng nhận được nhiều tình yêu thương hơn là bị xa lánh, bắt nạt. Chính sự giáo dục nghiêm túc từ giáo viên sẽ giúp những đứa trẻ xung quanh đồng cảm, xây dựng tình yêu thương và chủ động giúp đỡ và kết bạn với trẻ tự kỷ.

Có bạn bè xung quanh hỗ trợ, được học tập trong một môi trường văn minh, tích cực sẽ dần trau dồi về mặt cảm xúc và nhận thức cho con cũng như cải thiện khả năng nhận thức và học tập. Trẻ tự kỷ không phải không thích có bạn mà gặp khó khăn trong việc kết bạn, do đó cần có ít nhất 1 người bạn trong quá trình con đến trường.

Trong trường hợp phát hiện thấy các dấu hiệu trẻ bị bạo hành về tâm lý hay thể chất, giáo viên cần nhanh chóng có biện pháp xử lý, bảo vệ và hỗ trợ con khỏi những lời nói và hành vi các ý này. Giáo viên cũng cần phối hợp với gia đình và nhà trường để tạo cho trẻ tự kỷ có môi trường học tập tốt nhất.

Nhẹ nhàng và chậm rãi

Khả năng nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ tự kỷ đều khá hạn chế, chậm hơn những đứa trẻ bình thường rất nhiều nên giáo viên cần làm việc, hướng dẫn chậm hơn cho trẻ. Nên dành nhiều thời gian hơn, có thể xếp cho trẻ ngồi bàn đầu hoặc dành thời gian 1 kèm 1 để quan sát và hỗ trợ trẻ ngay khi cần.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ thì hãy ưu tiên nói chuyện nhẹ nhàng, chậm rãi, sử dụng những từ ngữ cơ bản, dễ hiểu, lặp lại nhiều lần cho đến khi con hiểu hoàn toàn. Hãy hỏi lại các vấn đề đến khi trẻ trả lời rành mạch, chính xác trước khi vội vàng chuyển qua các nội dung mới để đảm bảo con đã thực sự ghi nhớ.

Một điều chú ý khi trò chuyện cũng như trong quá trình giảng dạy cho trẻ tự kỷ chính là luôn nói trực tiếp vào vấn đề, xúc tích, ngôn từ đơn giản, gần gũi nhất có . Bởi nếu giáo viên giảng giải mọi thứ quá dài dòng, phức tạp hay dùng những từ ngữ bóng gió chắc chắn con không thể nào hiểu được.

Linh hoạt trong giáo án và cách giảng dạy

Giáo viên cũng có thể lên giáo án dành riêng cho trẻ tự kỷ để phù hợp hơn với năng lực và mức độ nhận thức của con. Người phụ trách có thể phải dành nhiều thời gian hơn để hỗ trợ đặc biệt cho trẻ tự kỷ, chẳng hạn như chuẩn bị thêm các bộ đồ chơi, các dụng cụ học tập sinh động, vừa giảng dạy vừa phải kết hợp điều chỉnh cách phát âm cho trẻ..

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Trẻ tự kỷ cần có gián án học tập riêng, linh hoạt thay đổi theo từng hoàn cảnh

Với lo lắng rằng giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ thì hãy linh hoạt hơn trong cả quá trình chuẩn bị giáo án cũng như giảng dạy. Cần hiểu rằng trừ những nhóm trẻ tự kỷ thiên tài thì hầu hết trẻ tự kỷ sẽ rất khó theo kịp khối lượng học tập như những đứa trẻ bình thường nên giáo viên có thể giảm khối lượng kiến thức cho trẻ, thiết kế đề thi riêng để phù hợp hơn với năng lực của con.

Mặt khác cũng cần đối xử với trẻ như những học sinh khác, thưởng phạt công bằng và nghiêm túc. Nếu trẻ học tập tốt, có tiến bộ chắc chắn không thể thiếu những lời khen thưởng, tán dương nhưng nếu trẻ có dấu hiệu xao nhãng, thiếu tập trung giáo viên cũng cần phê bình hay có hình phạt phù hợp.

Giáo viên cần làm gương cho trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ cũng giống như những đứa trẻ khác chính là rất dễ nhái theo người khác, đặc biệt là những người mà con thường xuyên tiếp xúc. Chẳng hạn nếu giáo viên thường hay thể hiện các cảm xúc tức giận, hành vi bạo lực tiêu cực, luôn cáu gắt với trẻ tự kỷ thì con cũng sẽ hoàn toàn phát triển theo trạng thái này, dễ kích động và la hét hơn, không thể kiểm soát được.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ thì hãy thay đổi chính bản thân mình đầu tiên để con có thể học theo. Chẳng hạn khi thấy con tức giận, la hét thì điều thầy cô cần làm là vẫn giữ được trạng thái bình tĩnh và hướng dẫn con cách xoa dịu cảm xúc trở lại, không thể lớn tiếng la hét bắt bé phải im lặng vì chắc chắn không có kết quả. Càng nên không dùng bạo lực với con trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Chính sự bình tĩnh, nghiêm túc với trẻ đúng thời điểm, luôn gần gũi với trẻ của thầy cô giáo sẽ giúp trẻ tự động học theo, biết dành tình yêu thương cho gia đình và những người xung quanh.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ – Kiên nhẫn và yêu thương chân thành

Vốn dĩ việc dạy một đứa trẻ đã cần có sự kiên nhẫn nhưng để có thể hỗ trợ trẻ tự kỷ thì mức độ kiên nhẫn thậm chí phải tăng thêm hàng chục lần. Chuyên môn về giáo dục cho trẻ đặc biệt thôi là chưa đủ mà người giáo viên cần có tình yêu thương bao la mới có thể thực sự thành công với công việc này.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ
Chính tình yêu thương chân thành và sự kiên trì của các thầy cô giáo mới là “liều thuốc” tốt nhất cho trẻ tự kỷ

Có vô vàn khó khăn trước mắt khiến các giáo viên thường dễ bị nhụt chí khi nghe đến việc phải chăm sóc, tiếp nhận trẻ tự kỷ. Chẳng hạn như trẻ tự kỷ có thể dễ kích động, la hét, tự đánh mình hay đánh cả cô giáo nếu không đáp ứng đúng mong muốn của con.

Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nhiều lần bởi con cảm nhận được tình yêu thương, khiếm khuyết về cảm xúc, không ý thức được các hành vi mình làm là sai trái. Vì thế nếu giáo viên không thực sự có tình yêu thương, kiên trì sẽ rất dễ thấy chán nản và bỏ cuộc.

Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ thì luôn cần kiên nhẫn động viên bản thân bởi hành trình dạy trẻ không phải ngày một ngày hai là có thể thành công mà thực sự là một quá trình rất dài và rất gian nan. Tùy mức độ tự kỷ mà mức độ nhận thức khác nhau, tuy nhiên đều cần mất rất nhiều thời gian để trẻ thực sự hiểu hết những gì thầy cô giáo đã hướng dẫn.

Nhiều giáo viên cho biết rằng khi dạy trẻ tự kỷ mà chưa từng bị thương tích thì ắt hẳn chưa phải một giáo viên “cứng”. Cũng có người phải kiên trì dạy bé cả tháng bé mới bắt đầu thuộc được mặt các chữ số đơn giản. Hoặc kể cả khi đã dạy con cả tháng nhưng những tiến triển cực kỳ chậm cũng không phải điều khó tránh.

Tuy nhiên chỉ cần nhìn thấy việc giảng dạy của mình có hiệu quả với trẻ tự kỷ, trẻ biết cảm ơn, chủ động gần gũi, biết biểu đạt tình cảm với thầy cô giáo thì bao mệt mỏi dường như đều được tan biến. Đây chính là các phần thưởng quý giá nhất là bất cứ người làm trọng trách “trồng người” nào cũng mong đạt được.

Thực tế giáo dục luôn đề cao việc phải đối xử công bằng với mọi học sinh, không được bài trừ, cô lập các học sinh khuyết tật, điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể học tập trong các môi trường giáo dục bình thường như bạn bè đồng trang lứa.

Tuy nhiên do còn quá nhiều hạn chế về chuyên môn, tài chính, môi trường nên hầu hết các trường công lập vẫn không tiếp nhận những trẻ tự kỷ.Tùy theo ngưỡng nặng nhẹ khác nhau của trẻ tự kỷ mà phụ huynh nên tham khảo đưa con đến các trung tâm giáo dục đặc biệt hoặc tìm kiếm giáo viên kèm 1-1 có chuyên môn riêng trong lĩnh vực này để hỗ trợ con tốt nhất.

Đồng thời gia đình cũng cần phải trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy cho con tại nhà, tăng cường tương tác với trẻ nhiều hơn thì mới thực sự mang đến những cải thiện tích cực cho con. Tuyệt đối không được chỉ phó mặc con cho giáo viên hay người hỗ trợ vì sẽ làm giảm kết quả về mặt cảm xúc gắn bó với gia đình.

Trên đây là một số chia sẻ giúp giải đáp băn khoăn giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ. Thực tế với một tình yêu thương bao la, sự đồng cảm, chân thành của những nhà giáo chính là tiền để đầu tiên để nhiều người kiên trì hơn với con đường đầy khó khăn cùng trẻ đặc biệt. Hy vọng ở tương lai sẽ có thêm nhiều giáo viên, nhiều ngôi trường được thành lập để đem đến cho tương lai những trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật tương lai tươi sáng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nhu cầu của trẻ tự kỷ
Những nhu cầu của trẻ tự kỷ bố mẹ cần đặc biệt quan tâm

Tự kỷ là một hội chứng tập hợp rất nhiều các rối loạn phát triển thần kinh liên quan đến não bộ thường gặp ở...

khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt
Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt rất cần sự thấu hiểu

Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng; dễ bị dị ứng đồ ăn; không xác định được các hành vi phù hợp chính là những...

Trẻ tự kỷ sợ gì
Trẻ tự kỷ sợ gì? Những điều khiến trẻ hoảng sợ cần lưu tâm

Trẻ tự kỷ sợ gì là một trong những băn khoăn lớn của gia đình hay những người chăm sóc để tránh cho trẻ khỏi...

dấu hiệu trẻ sơ sinh tự kỷ
10 dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tự kỷ cần phát hiện & can thiệp sớm

Nếu có thể nhận biết sớm các dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị tự kỷ thì việc can thiệp và cải thiện sẽ được...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort