Các dạng khuyết tật ở trẻ: Biểu hiện và hướng can thiệp
Tìm hiểu về các dạng khuyết tật ở trẻ sẽ giúp phụ huynh nhận biết sớm được các biểu hiện bất thường ở con nếu có, từ đó sớm có biện pháp can thiệp trong các trường hợp cần. Mỗi dạng trẻ khuyết tật đều có những khó khăn, hạn chế riêng của bản thân, làm thế nào để giảm mức độ các thiếu hụt để trẻ hòa nhập với cộng đồng chính là vấn đề luôn được quan tâm.
Các dạng khuyết tật ở trẻ được quy định hiện hành
Người khuyết tật được định nghĩa là người có khiếm khuyết ở một trên hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc là tình trạng suy giảm chức năng được thể hiện dưới dạng tật khiến khả năng làm việc, sinh học, học tập bị ảnh hưởng. Theo các điều luật ban hành hiện hành thì có 6 dạng khuyết tật chính và mỗi dạng cũng được chia thành nhiều mức độ khác nhau.
Các dạng khuyết tật ở trẻ cũng được chia thành 6 dạng như ở người trưởng thành, bao gồm
- Khuyết tật vận động: đây là tình trạng một người bị kém hay không có khả năng vận động, hoạt động một trong các cơ quan đầu, cổ, chân, tay, thân mình.. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng di chuyển, cầm nắm, vận động của mỗi người.
- Khuyết tật nghe, nói: người bị giảm hay không có khả năng nghe/ nói/ phát âm hoặc cả 3 trường hợp trên cũng được xếp vào nhóm khuyết tật. Đây là một dạng khuyết tật ở trẻ gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác, trao đổi hay thể hiện các nhu cầu cá nhân.
- Khuyết tật thị giác: được biểu hiện bằng việc một người bị giảm hoặc mất khả năng nhìn/ cảm nhận màu sắc, hình ảnh, không gian/ ánh sáng trong mọi điều kiện môi trường dù có ánh sáng hay không. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đánh giá sự vật, di chuyển và rất nhiều vấn đề khác.
- Khuyết tật thần kinh, tâm thần: đây cũng là một trong những dạng khuyết tật ở trẻ cực kỳ phổ biến hiện nay. Dạng khuyết tật này được mô tả là là tình trạng rối loạn về tâm lý, tinh thần, trí nhớ, cảm xúc, nhận thức hay hành vi. Những người này thường có những suy nghĩ lệch lạc so với chuẩn mực xã hội và được biểu thị qua lời nói hay hành vi kỳ lạ.
- Khuyết tật trí tuệ: tình trạng kém hoặc mất nhận thức, tư duy của nhóm khuyết tật này khiến người đó gặp khó khăn trong việc ghi nhớ, phân tích logic hoặc hiểu/ thực hiện các sự vật, sự việc, hành vi bình thường xung quanh cuộc sống.
- Khuyết tật khác: đây là tình trạng người có một hoặc các khiếm khuyết có các đặc điểm thuộc nhóm trên dẫn tới suy giảm về chức năng nhận thức, lao động, sinh hoạt tuy nhiên lại không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để xếp vào 5 nhóm trên.
Theo các chuyên gia, Các dạng khuyết tật ở trẻ sẽ khó nhận biết hơn ở người trưởng thành. Bởi trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên đôi khi việc chưa phát triển một vài chức năng vẫn có thể xảy ra.
Mặt khác ở những nhóm trẻ 2- 3 tuổi trở xuống, trẻ vẫn chưa có năng lực nhận thức hay ngôn ngữ cao nên việc con có thể hiện sự khó chịu ở một cơ quan nào đó cũng không được rõ ràng như người lớn. Bởi thế với các dạng khuyết tật ở trẻ em bẩm sinh thường rất khó nhận biết ngay mà thường đợi đến khi con lớn mới có thể phát hiện.
Một thống kê tại Việt Nam cho thấy ở, có khoảng 2,74% trẻ trong độ tuổi 2- 4 tuổi bị khuyết tật và 2,81% trẻ trong độ tuổi 5- 17 tuổi bị khuyết tật. Mặt khác 2,94% trẻ em khuyết tật ở nông thôn và 2,42% ở thành thị. Trong số đó tỉ lệ trẻ ở nông thôn phát hiện khuyết tật muộn là khá lớn do sự thiếu thốn về nhận thức cũng như các biện pháp chẩn đoán y tế chuyên môn.
Thực tế có rất nhiều vấn đề xoay quanh chủ đề các dạng khuyết tật ở trẻ, trong đó không thể không nhắc đến các hạn chế, thiếu thốn trong khía cạnh chăm sóc và tạo điều kiện cho các đối tượng này hòa nhập với cộng đồng. Phát hiện sớm và can thiệp điều trị phù hợp cũng là tiền đề quan trọng để thay đổi cuộc sống cho những nhóm trẻ này.
Biểu hiện các dạng khuyết tật ở trẻ
Mỗi dạng khuyết tật ở trẻ sẽ có các biểu hiện, đặc trưng khác nhau đi kèm với những hệ lụy khác nhau. Như đã nói cho dù khuyết tất cả trẻ dù không hề dễ nhận diện, đặc biệt khi trẻ còn quá nhỏ, tuy nhiên hiểu rõ các tình trạng này chính là tiền đề quan trọng để phụ huynh có thể sớm phát hiện những vấn đề bất thường ở trẻ và có hướng can thiệp kịp thời sau đó.
Khuyết tật vận động
Đây là một trong những dạng khuyết tật ở trẻ dễ nhận biết nhất, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể phát hiện sớm, thường là khi trẻ biết bò/ ngồi. Khuyết tật vận động có thể xảy ra do các vấn đề bẩm sinh hoặc cũng có thể liên quan đến những tác động, chấn thương sau khi sinh. Tuy nguyên nhân mà mức độ tiên lượng sẽ khác nhau.
Các biểu hiện bất thường mà phụ huynh có thể quan sát thấy ở trẻ như
- Suy giảm chức năng vận động dẫn tới các phản xạ bất thường, khả năng điều phối vận động kém như không thể giữ thăng bằng, thường xuyên té ngã, không thể đứng được lâu
- Chậm phát triển vận động được biểu thị qua việc trẻ không đạt được các cột mốc phát triển thể chất trung bình như các ban đồng trang lứa, ví dụ mãi không biết lẫy, biết bò, biết đi, không thể cử động hay xoay đầu cổ theo ý muốn
- Suy giảm chức năng khiến các hoạt động vận động yếu kém và chậm chạp thay vì nhanh nhẹn hơn cũng là đặc điểm về dạng khuyết tật vận động ở trẻ
- Suy giảm chức năng sinh lý thần kinh có liên quan đến vận động dẫn tới các hành bi bất thường về cầm nắm, tư thế nằm, di chuyển chậm chạp, phản xạ kém..
Với dạng khuyết tật vận động ở trẻ, theo các sĩ, tình trạng thường gặp nhất chính là hội chứng bàn chân bẹt, bị tật vẹo cổ, khớp giả bẩm sinh, chân vòng kiềng…
Khuyết tật nghe, nói
Hiện nay tỷ lệ trẻ chậm nói có liên quan đến các dạng khuyết tật nghe, nói ở trẻ cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể phát hiện. Nhiều người mãi cho đến khi trẻ 4- 5 tuổi nhưng không thấy con có các phản ứng với tiếng động, không phát ra âm thanh hoặc rất ít mới đưa trẻ đi khám và biết con gặp các khiếm khuyết về thính giác.
Một số biểu hiện về dạng khuyết tật nghe nói ở trẻ giúp phụ huynh có thể phát hiện sớm như
- Trẻ không phản ứng với âm thanh, không bị giật mình trước các tiếng động lớn
- Không quay đầu nhìn khi cha mẹ gọi tên
- Trẻ không phát ra âm thanh hay lời nói khi đạt cột mốc 7 tháng tuổi
- Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ hay lời nói của trẻ đều chậm hơn những đứa trẻ khác, thậm chí là không có
- Trẻ không biết dùng lời nói hay ngôn ngữ để diễn đạt các nhu cầu cá nhân
- Trẻ không hiểu người khác nói gì và cũng không đáp ứng thực hiện các yêu cầu từ người khác
- Lời nói không rõ hoặc không ai hiểu
- Không bắt chước lời nói của người khác
- Mặt khác nếu bị bị điếc ( khiếm thính hoàn toàn) thường cũng sẽ kèm theo tình trạng câm
Với các dạng khuyết tật nghe nói ở trẻ có thể liên quan đến các bệnh lý khiếm thính, câm, sứt môi hở hàm ếch, hoặc cũng có thể liên quan đến một số vấn đề tổn thương trong não bộ.
Khuyết tật thị giác
Trẻ bị lác, bị mù màu, khiếm thị, có tầm nhìn hạn chế bẩm sinh ( không phải cận thị hay viễn thị) chính là một trong những dạt khuyết tật thị giác ở trẻ thường gặp. Các tình trạng này có thể phát hiện bẩm sinh, chẳng hạn trẻ bị khiếm thị nhưng cũng có những trường hợp phải thông quá trình phát triển mỗi ngày mới có thể nhận diện những bất thường.
Một số biểu hiện giúp phụ huynh nhận diện trẻ có những bất thường về thính giác như
- Trẻ không nhận diện hay phân biệt được về màu sắc
- Con ngươi không có phản ứng với ánh sáng khi bị chiếu vào đột ngột hay các kích thích thị giác khác hoặc cũng có trường hợp quá nhạy cảm với ánh sáng
- Không chú ý nhìn theo các vật đang chuyển động
- Sụp mí mắt hoặc có các cử động bất thường
- Do nhìn kém hoặc không nhìn thấy nên với dạng khuyết tật ở trẻ này con cũng không có các biểu cảm, cảm xúc trên khuôn mặt
Khuyết tật thần kinh, tâm thần
Trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực cùng một số bệnh tâm thần khác được xếp vào dạng khuyết tật thần kinh, tâm thần ở trẻ em. Một vài thống kê cho thấy, hiện nay tỷ lệ này đang ngày có xu hướng tăng cao với những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tử các tác động môi trường, từ cách chăm sóc và giáo dục của gia đình.
Ở trẻ em, các biểu hiện khi trẻ gặp các vấn đề tâm lý, thần kinh cũng được biểu hiện khá rõ, tuy nhiên phụ huynh thường có tâm lý khá chủ quan, không tin rằng con mắc bệnh. Một số biểu hiện của dạng khuyết tật tâm lý, thần kinh ở trẻ điển hình như sau
- Tâm lý bất ổn, dễ kích động, bốc đồng và có các hành vi thiếu chuẩn mực không kiểm soát được
- Tinh thần u uất hoặc vui buồn bất thường không rõ nguyên nhân
- Khả năng tập trung kém, luôn lơ đãng, trí nhớ kém
- Khó khăn trong việc suy luận logic mọi thứ
- Dễ rơi vào lo lắng, hoảng loạn không rõ nguyên nhân
- Có các hành vi bất thường không phù hợp với độ tuổi hay chuẩn mực xã hội có thể gây tổn hại cho bản thân hay những người xung quanh
- Mất ngủ, khó ngủ, gặp các vấn đề về giấc ngủ
- Trạng thái tâm lý bất thường rất khó để cân bằng
Dạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ
Khuyết tật trí tuệ ở trẻ em là một dạng đặc biệt ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh trong đời sống của trẻ, chẳng hạn như học tập, công việc, ghi nhớ hay nhận thức các vấn đề cơ bản xung quanh để có thể tự chăm sóc cho bản thân. Trẻ thiểu năng trí tuệ, trẻ khó học là hai tình trạng nổi bật nhất trong dạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ này.
Một số đặc điểm biểu hiện điển hình của dạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ như
- Khả năng nhận thức, ghi nhớ rất kém và chậm chạp hơn rất nhiều so với các bạn đồng trang lứa
- Quan sát những trẻ bị khuyết tật về trí tuệ thường có xu hướng 2 mắt rộng, nếu con khóc thì 2 mắt xếch lên, mũi tẹt, thường thè lưỡi, vòng đầu nhỏ bất thường so với kích thước tiêu chuẩn của lứa tuổi, trán hẹp và thấp, chẩm đầu bị dẹp
- Trẻ sơ sinh gặp khó khăn trong các hoạt động cơ bản như bú, mút, nuốt và nhai dẫn tới việc trẻ rất hay bị sặc
- Chậm phát triển ngôn ngữ, lời nói, thường thụ động nằm một chỗ chứ không biết cách thể hiện các nhu cầu cá nhân
- Có xu hướng tách biệt, không kết bạn, khó hòa nhập với môi trường cũng là đặc điểm của dạng khuyết tật trí tuệ ở trẻ
- Hành động lặp đi lặp lại, kém sáng tạo, kém học những điều mới, kém trong tư duy logic hay học tập
- Chỉ số IQ kém, chẳng hạn trẻ thiểu năng trí tuệ chỉ có chỉ số IQ dưới 70 và đây cũng là dưới mức trung bình
- Thường luôn cần có sự hỗ trợ từ gia đình để tránh các hành vi bốc đồng do nhận thức kém có thể ảnh hưởng đến bản thân hay những người xung quanh
Các dạng khuyết tật khác ở trẻ
Các dạng khuyết tật khác ở trẻ là những tình trạng có các đặc điểm trên nhưng lại không đủ các tiêu chuẩn để xếp vào nhóm nào. Điển hình nhất trong nhóm này chính là rối loạn phổ tự kỷ. Thực tế trước đây có rất nhiều vấn đề xoay quanh hội chứng này, tuy nhiên trong các báo cáo gần đây đã công nhận tự kỷ được xếp vào nhóm các dạng khuyết tật khác ở trẻ.
Với các dạng khuyết tật khác ở trẻ phụ huynh có thể tham khảo về các biểu hiện của tự kỷ như sau
- Chậm phát triển ngôn ngữ, lời nói, trẻ hầu như không phát ra âm thanh trong những năm đầu đời hoặc rất ít
- Trẻ tự kỷ dù lớn hơn cũng gặp khó khăn trong giao tiếp hay quá trình sử dụng
- Không giao tiếp bằng mắt, lơ khi được gọi tên
- Có xu hướng gắn kết với đồ vật hơn là con người, muốn chơi một mình với các loại đồ vật thay vì chơi cùng bạn bè hay người khác
- Không biểu thị về cảm xúc, biểu cảm và cũng không biểu những biểu cảm, thái độ của những người xung quanh
- Thích chơi một mình, không có nhu cầu kết bạn, không có khả năng chia sẻ về cảm xúc, sở thích, suy nghĩ với những người khác
- Nhạy cảm quá mức với âm thanh, ánh sáng, mùi vị, màu sắc.. Chẳng hạn trẻ tự kỷ có thể nghe được những âm thanh từ rất xa trong khi người bình thường không thể nghe thấy
- Có các hành vi rập khuôn kỳ lạ bất thường, không có nguyên nhân, chẳng hạn như liên tục vỗ tay hay vặn xoắn tay
- Tâm lý dễ kích động, có thể các hành vi bốc đồng, kích động, khó kiểm soát
- Hạn chế trong khả năng nhận thức, tự chăm sóc bản thân, tự lập, một số trẻ có thể phải phụ thuộc vào sự chăm sóc từ gia đình nếu thuộc tình trạng tự kỷ nặng
Tự kỷ là dạng khuyết tật ở trẻ gây ra rất nhiều ảnh hưởng 3 khía cạnh chính gồm giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi bất thường. Nếu không sớm có biện pháp can thiệp đúng cách sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ nên cần phải thực sự thận trọng.
Xếp loại mức độ khuyết tật
Các dạng khuyết tật cũng được phân chia theo mức độ để biểu thị tình trạng suy giảm chức năng nặng/ nhẹ, điều này giúp người khuyết tật nhận được các hỗ trợ phù hợp hơn. Mức độ này cần được xác định và công nhận bởi Hội đồng giám định y khoa thông qua việc thực hiện các xét nghiệm, quan sát biểu hiện, thực hiện các bài test được pháp luật quy định.
Các dạng khuyết tật ở trẻ và các tình trạng khuyết tật chung đều được
- Khuyết tật đặc biệt: là tình trạng không có hoặc mất hoàn toàn chức năng dẫn tới không thể thực hiện các hành vi chăm sóc cá nhân, sinh hoạt, học tập hay làm việc mà phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự hỗ trợ từ người khác. Mức độ này được xác định khi một người được Hội đồng giám định y khoa công nhận mất hoàn toàn hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
- Người khuyết tật nặng: Chỉ mất một phần hoặc suy giảm chức năng dẫn ( từ 61% đến 80%; theo Hội đồng giám định y khoa) tới các cơ quan đó không thể hoàn thiện hết các chức năng của mình. Với dạng dạng khuyết tật ở trẻ này vẫn có thể cần đến sự hỗ trợ của những người xung quanh tuy nhiên tùy cơ quan bị khiếm khuyết mà họ vẫn có thể hoàn thành một số hoạt động, hành vi hay nhận thức khác.
- Người khuyết tật nhẹ: mức độ khuyết tật không thuộc hai nhóm được quy định phía trên và thông qua các cuộc thẩm định từ Hội đồng giám định y khoa với mức độ suy giảm chức năng từ 60% trở xuống. Nhóm này có thể vẫn có thể tự thực hiện các hoạt động chăm sóc cá nhân phía trên nhưng vẫn cần có các biện pháp hỗ trợ để hòa nhập với cộng đồng hay trong một số khía cạnh chăm sóc cá nhân.
Nguyên nhân các dạng khuyết tật ở trẻ
Thực tế có rất nhiều dạng khuyết tật ở trẻ nên không thể nào đưa ra các quy chuẩn riêng cho từng dạng. Khuyết tật có thể hình thành bẩm sinh hoặc cũng có liên quan đến các yếu tác động từ bên ngoài môi trường nghiêm trọng không thể khắc phục được.
Tuy nhiên theo chuyên gia, nguyên nhân gây ra các dạng khuyết tật ở trẻ có thể phân thành các nhóm sau
- Do di truyền: yếu tố di truyền không chỉ có nghĩa là cha mẹ hay người thân mắc bệnh thì người đó cũng mắc bệnh mà còn liên quan đến các gen, nhiễm sắc thể từ các bệnh lý khác có liên quan.
- Bệnh nhiễm trùng bẩm sinh: chẳng hạn Rubella, nhiễm Cytomegalovirus (CMV), nhiễm Toxoplasmosis đều có thể làm tăng nguy cơ các khuyết tật bẩm sinh về hệ thần kinh hay não bộ.
- Do độc chất: trong giai đoạn mang thai hay sau sinh, mẹ sinh sống trong các môi trường nhiều hóa chất, sử dụng các chất gây nghiện, chất kích thích có cồn, thuốc lá, hay một số thuốc điều trị bệnh có hàm lượng độc tố cao, chẳng hạn thuốc điều trị trầm cảm cũng sẽ gây nguy cơ rất nhiều dạng khuyết tật bẩm sinh ở trẻ.
- Các vấn đề khi sinh: trẻ sinh non, trẻ sinh ra trong trạng thái nghẹt thở, thiếu oxy, trẻ bị dùng Forceps quá chặt đều có thể gặp một số tổn thương về não bộ hoặc thần kinh.
- Tình trạng sức khỏe mẹ bầu: các dạng khuyết tật ở trẻ nếu mắc bẩm sinh cũng hoàn toàn có thể do ảnh hưởng từ tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, mẹ bị trầm cảm hay mắc một số bệnh lý nguy hiểm cần dùng thuốc điều trị trong thời gian dài.
- Nguyên nhân sau sinh: trẻ bị té ngã, tai nạn giao thông, va đập đầu… đều có thể trở thành yếu tố nguy cơ hình thành các tật cho trẻ. Chẳng hạn trẻ bị tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn tới bị liệt hai chân không để điều trị thì đây chính là dạng khuyết tật vận động ở trẻ.
Hướng can thiệp với các dạng khuyết tật ở trẻ
Mỗi dạng khuyết tật ở trẻ sẽ được can thiệp với các hướng khác nhau, điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân, độ tuổi và tình trạng của từng trẻ. Gia đình nên đưa trẻ đi thăm khám để làm rõ nguyên nhân, xác định mức độ khuyết tật của con, từ đó mới có hướng chăm sóc và can thiệp đúng cách.
Nhìn chung, hướng điều trị chung chính là điều trị y tế kết hợp với các biện pháp trị liệu, phục hồi chức năng để cải thiện các đặc điểm khiếm khuyết của con. Chẳng hạn với trẻ gặp vấn đề thính giác sẽ cần được phẫu thuật hoặc thiết kế máy trợ thính để giúp con nghe rõ, tiếp nhận thông tin chuẩn xác. Hay với trẻ bị khiếm khuyết ở tay, chân cũng được lắp ghép các bộ phận giả hỗ trợ nếu có.
Tuy nhiên cũng cần hiểu rõ rằng, không phải tình trạng nào cũng có thể điều trị hoàn toàn, với các trường hợp này sẽ được thực hiện trị liệu để giảm tải đa mức độ thiếu hụt. Chẳng hạn với các dạng khuyết tật ở làm chậm phát triển ngôn cần được trị liệu về ngôn ngữ, tăng cường khả năng giao tiếp và tương tác xã hội.
Hay các biện pháp can thiệp hành vi, phục hồi chức năng vận động cũng được thiết kế, chỉ định đầy đủ để mang đến những thay đổi tích cực cho cuộc sống của trẻ khuyết tâm. Ngoài ra trị liệu tâm lý cũng là liệu pháp quan trọng được áp dụng cho rất nhiều các dạng khuyết tật ở trẻ để tinh thần con tích cực, thoải mái, nhận thức đúng đắn, kiểm soát hành vi hay cảm xúc phù hợp.
Thường các liệu pháp trị liệu tăng cường với trẻ khuyết tật sẽ được thực hiện bởi các bệnh viện, trung tâm về trẻ khuyết tật được xây dựng dựa trên chính tình trạng của con. Gia đình nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để hiểu rõ về hướng can thiệp, điều trị tốt nhất cho con.
Hiện nay các đơn vị chức năng cũng ngày càng quan tâm đến người khuyết tật để mang đến những giá trị tích cực nhất cho các đối tượng này. Từ các chính sách hỗ trợ về kinh phí, y tế, giáo dục, tinh thần cho trẻ khuyết tật đều ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó việc tạo ra công ăn việc làm cho các đối tượng này cũng đang được phát triển ngày càng lớn mạnh hơn.
Gia đình cần làm gì khi trẻ bị khuyết tật
Khi biết con là trẻ khuyết tật, bất cứ phụ huynh nào cũng cực đau lòng, buồn bã và lo lắng cho tương lai con. Các dạng khuyết tật ở trẻ ở mức độ nặng trở lên hầu như đều phải sống phụ thuộc vào gia đình, khó khăn trong tự lập cùng nhiều vấn đề khác, do đó tinh thần phụ huynh cần phải thực sự vững vàng mới có thể hỗ trợ, chăm sóc cho con.
Khi đã xác định chắc chắn tình trạng của con chính là các dạng khuyết tật ở trẻ thì phụ huynh nên chuẩn bị, xin đầy đủ các giấy tờ pháp lý chứng minh tình trạng khuyết tật để trẻ được hưởng các chính sách cần thiết. Các chính sách cho trẻ khuyết tật về trợ cấp xã hội, giáo dục, y tế, công việc, các dịch vụ công công để mang đến cho cuộc sống tốt hơn.
Chăm sóc trẻ khuyết tật không chỉ là hành trình khó khăn về tài chính mà còn cả về mặt tinh thần, sức khỏe. Gia đình nên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia về tình trạng của con và có hướng phối hợp chặt chẽ để mang lại những thay đổi tích cực mỗi ngày. Chẳng hạn trẻ tự kỷ nếu được can thiệp sớm đúng cách vẫn có thể đến trường, giao tiếp, thậm chí là thể hiện cảm xúc.
Phụ huynh cũng được khuyến khích đưa các trẻ khuyết tật dù ở dạng nào cũng nên tham gia giáo dục chuyên biệt để con có môi trường học tập và phát triển tốt nhất. Trẻ cần được học trong môi trường văn minh, phù hợp với năng lực nhận thức, được đối xử một cách công bằng, phát triển thế mạnh tiềm ẩn để gia tăng khả năng tự lập và chăm sóc cá nhân ở tương lai.
Nói chung có rất nhiều khó khăn mà trẻ khuyết tật cần phải đối mặt, không chỉ bởi những thiếu hụt ở bản thân con mà còn liên quan đến vấn đề tâm lý, sự đánh giá, cái nhìn của xã hội. Gia đình cần luôn kiên nhẫn đồng hành cùng con, hướng dẫn con những từ từ cơ bản nhất mỗi ngày. Chính tình yêu thương của cha mẹ là nguồn sức mạnh diệu kỳ giúp trẻ tự tin, mạnh mẽ với ở những chặng đường khó khăn phía trước.
Trên đây là thông tin về các dạng khuyết tật ở trẻ mà phụ huynh nên tìm hiểu. Quan sát sự phát triển của con mỗi ngày không chỉ là niềm vui mà còn cực kỳ cần thiết để đảm bảo con luôn phát triển bình thường. Phụ huynh cũng nên đưa bé đi thăm khám định kỳ để hiểu rõ về quá trình phát triển của con con và có hướng điều chỉnh phù hợp hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!