Top 10 Trò chơi vận động tinh giúp trẻ phát triển toàn diện

Các trò chơi vận động tinh giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện hơn từ đó hỗ trợ tốt cho quá trình sinh hoạt, học tập và nâng cao các tiềm năng của bản thân. Vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có thể học tập, vui chơi lành mạnh nhằm gia tăng các kỹ năng vận động tinh hiệu quả, từ đó giúp trẻ hoàn thiện hơn về mọi mặt. 

Lợi ích của trò chơi vận động tinh đối với sự phát triển của trẻ

Vận động tinh được hiểu đơn giản là kỹ năng sử dụng những cơ nhỏ để có thể điều khiển, khống chế các hoạt động của bàn tay, ngón tay để giúp con người thực hiện tốt các được động tác từ đơn giản đến phức tạp. Thông thường, kỹ năng này sẽ được hình thành và phát triển từ khi trẻ chỉ vừa vài tháng tuổi.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì vận động tinh được đánh giá là một trong các kỹ năng vận động cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của mỗi trẻ nhỏ. Nhờ có kỹ năng này mà con người mới có thể thực hiện được các hoạt động cầm nắm, di chuyển đồ vật nhằm mục đích chăm sóc tốt cho bản thân và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Dựa vào mốc phát triển vận động tinh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì nhận thấy trẻ từ khoảng 3 tháng tuổi đã có thể biết đặt tay lên miệng, đến khoảng 6 tháng trẻ đã biết nắm hai tay lại với nhau và cằm nắm, di chuyển đồ vật. Sự phát triển vận động tinh của trẻ nhỏ sẽ tùy thuộc vào đồ tuổi và sự giáo dục, can thiệp của các bậc phụ huynh.

Trò chơi vận động tinh
Các trò chơi vận động tinh giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện về nhiều khía cạnh đời sống.

Trong thực tế có nhiều trẻ sẽ phát triển vượt bậc hơn so với độ tuổi nhưng cũng có không ít các trường hợp chậm hơn với mốc đã được đề ra. Các bậc phụ huynh cần cố gắng quan sát và theo dõi quá trình phát triển toàn diện của trẻ nhỏ để có thể kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ cải thiện, nâng cao tốt các kỹ năng cần thiết.

Việc cho trẻ nhỏ tham gia các trò chơi vận động tinh có thể giúp trẻ phát triển toàn diện hơn, đặc biệt là trẻ từ 0 đến 5 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ nhỏ sẽ vô cùng tò mò về thế giới xung quanh và có sự hiếu động, thích khám phá nên việc cho trẻ được trải nghiệm các hoạt động hấp dẫn chính là cách tốt nhất để trẻ dần nâng cao các kỹ năng cần thiết.

Theo như kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, việc cho trẻ nhỏ tham gia vào các trò chơi vận động tinh không chỉ giúp trẻ phát triển tốt về mặt thể chất mà còn hỗ trợ gia tăng được trí thông minh, sự sáng tạo, tư duy hiệu quả. Những trò chơi này sẽ giúp trẻ dần hình thành và phát triển tốt hơn về các vận động ở tay, biết cách sử dụng bàn tay, ngón tay để điều khiển các hoạt động, đồ vật xung quanh, từ đó hỗ trợ trẻ nâng cao kỹ năng tự chăm sóc bản thân.

Kỹ năng vận động tinh là một trong các kỹ năng quan trọng và vô cùng cần thiết đối với hoạt động đời sống của mỗi con người. Việc hình thành và hỗ trợ phát triển tốt kỹ năng này ngay từ những năm tháng đầu đời mang ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ.

Chính vì thế, bên cạnh việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần, thể chất cùng nhiều khía cạnh khác của đời sống, các bậc phụ huynh cần chú ý hỗ trợ trẻ học tập và phát triển kỹ năng vận động tinh thông qua các hoạt động vui chơi tại trường lớp và tại nhà. Đây được xem là một trong các kỹ năng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở độ tuổi mầm non.

Gợi ý 10 trò chơi vận động tinh giúp trẻ phát triển toàn diện

Như đã chia sẻ, các trò chơi vận động tinh có thể giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện hơn và cần được áp dụng ngay từ những năm tháng đầu đời để hỗ trợ trẻ rèn luyện tốt các kỹ năng cần thiết. Tùy vào độ tuổi và khả năng của mỗi trẻ nhỏ mà các giáo viên, phụ huynh có thể cân nhắc để lựa chọn những trò chơi phù hợp nhất cho trẻ.

Việc vui chơi của trẻ nhỏ có thể linh hoạt theo từng thời điểm khác nhau, trẻ không chỉ được hỗ trợ tại trường lớp mà ngay cả khi ở nhà, ba mẹ cũng nên tạo ra những trò chơi vận động tinh đơn giản, phù hợp để trẻ được tiếp xúc và phát triển tốt hơn. Dưới đây là một số gợi ý về các trò chơi vận động tinh có thể giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện hơn.

1. Ghép hình

Nếu nhắc đến các trò chơi vận động tinh hỗ trợ tốt nhất cho trẻ nhỏ thì ghép hình luôn là lựa chọn hoàn hảo đối với trẻ ở từng độ tuổi khác nhau. Khi tham gia vào trò chơi này, đòi hỏi trẻ nhỏ phải có sự quan sát, trí tưởng tượng, tư duy cùng với những thao tác tay thật nhanh nhạy và chính xác.

Tùy vào độ tuổi của mỗi trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh có thể cho trẻ chơi những loại mảnh ghép từ đơn giản cho đến phức tạp. Đối với những trẻ còn nhỏ và mới bắt đầu tiếp xúc với trò chơi này thì chỉ nên cho trẻ làm quen với các mảnh ghép lớn, hình dạng đơn giản và dễ thực hiện.

Trò chơi vận động tinh
Ghép hình giúp trẻ nhỏ gia tăng vận động tinh cùng với trí thông minh vượt trội.

Khi trẻ đã thành thục việc lắp ghép những dạng hình có từ 3 đến 4 mảnh ghép thì phụ huynh có thể dần gia tăng mức độ khó của trò chơi và cùng trẻ khám phá thêm nhiều hình ghép thú vị, hấp dẫn. Để có thể lắp ghép đúng vị trí và tạo thành một mô hình hoàn chỉnh đòi hỏi trẻ phải có sự quan sát tỉ mỉ và thuần thục trong việc sử dụng tay để cầm nắm, đặt mảnh ghép vào đúng vị trí.

Khi mới bắt đầu tham gia trò chơi ghép hình, nhiều trẻ sẽ cảm thấy vô cùng bối rối và đôi khi mất sự kiên nhẫn. Tuy nhiên, ba mẹ hãy luôn đồng hành và tận tình hướng dẫn cho con về việc sắp xếp các mảnh ghép lại với nhau, đồng thời hãy dành cho con những lời động viên, cổ vũ.

Việc thường xuyên chơi trò chơi vận động tinh này không chỉ giúp trẻ nâng cao tót kỹ năng sử dụng bàn tay mà còn gia tăng được sự tập trung, quan sát, tư duy và trí tưởng tượng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh hãy bắt đầu cho con tiếp xúc với trò chơi này và để gia tăng sự hấp dẫn ở trẻ nhỏ, ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn các hình ghép có nhiều màu sắc cùng với những hình dạng mà trẻ yêu thích như ô tô, tàu hỏa, búp bê,…

2. Nặn đất

Nặn đất là trò chơi vận động tinh mang đến nhiều lợi ích đối với sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ. Việc được tiếp xúc trực tiếp và cảm nhận rõ về xúc giác sẽ giúp trẻ nhỏ có thêm những trải nghiệm chân thực hơn.

Trẻ ở nhiều độ tuổi có thể tiếp xúc với trò chơi này theo nhiều cách khác nhau. Đối với những trẻ còn quá nhỏ có thể chơi đất nặn như một loại đồ chơi để nhào nắn đơn giản. Lớn hơn một chút trẻ có thể sử dụng đất nặn để tạo hình thành những con vật, món đồ mà trẻ yêu thích với chính đôi bàn tay của mình.

Trò chơi vận động tinh
Các bậc phụ huynh nên đầu tư những bộ đất nặn để giúp trẻ vận động hiệu quả.

Chơi đất nặn có thể giúp trẻ nhỏ phát triển tốt các vận động tinh của bản thân thông qua hoạt động cầm nắm, nhồi nặn, ấn bóp, xoa tròn và tạo hình các nhân vật. Hơn thế, trò chơi đơn giản này còn giúp trẻ nhỏ gia tăng được tính sáng tạo, linh hoạt hơn trong việc quan sát và nhận biết rõ màu sắc, bộ phận của các đồ vật, con vật.

Một lưu ý nhỏ dành cho các bậc phụ huynh khi cho trẻ chơi đất nặn đó chính là cần ưu tiên lựa chọn những loại đất an toàn, không độc hại. Bên cạnh đó, đối với những trẻ còn quá nhỏ, ba mẹ cần phải cùng chơi và quan sát cẩn thận trong quá trình chơi để tránh việc trẻ cho đất vào miệng.

3. Dùng kẹp gắp

Các trò chơi sử dụng kẹp gắp cũng là một gợi ý tuyệt vời dành cho trẻ nhỏ đang muốn phát triển vận động tinh. Việc cho trẻ dùng kẹp gắp để gắp những đồ vật nhỏ bé sẽ giúp trẻ dần gia tăng khả năng cầm nắm, điều khiển các vận động của ngón tay và bàn tay để gắp được những món đồ mà mình mong muốn.

Khi mới bắt đầu, các bậc phụ huynh có thể cầm tay hướng dẫn cho trẻ hoặc làm mẫu để trẻ thực hiện theo. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn những đồ vật đơn giản, tránh trơn trượt để trẻ dễ dàng gắp được, sau đó mới tăng dần mức độ lên.

Ngoài ra, đối với những trẻ dưới 3 tuổi, ba mẹ cũng nên quan sát và cùng chơi với trẻ để có thể hướng dẫn cho trẻ kỹ lưỡng hơn, đồng thời hạn chế việc dùng các đồ vật nhỏ cho vào miệng gây nên những tình huống xấu. Bên cạnh việc sử dụng kẹp gắp, khi trẻ lớn hơn, ba mẹ cũng nên dạy cho trẻ cách sử dụng đũa và dùng đũa để gắp những đồ vật nhỏ để trẻ linh hoạt hơn trong việc vận động.

4. Xúc cát

Cát, gạo hoặc các loại hạt chính là các nguyên liệu đơn giản nhưng mang lại hiệu quả vượt trội trong việc gia tăng các kỹ năng vận động thô ở trẻ nhỏ. Khi trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các nguyên liệu này, rẻ sẽ dần cảm nhận rõ hơn về các cảm nhận của xúc giác và gia tăng tốt các kỹ năng cần thiết để phát triển toàn điện hơn.

Trò chơi vận động tinh
Trò chơi xúc cát giúp trẻ nhỏ gia tăng các cảm nhận bằng tay.

Ba mẹ có thể cho trẻ nhỏ chơi các trò chơi có liên quan đến cát, gạo, đậu đen, đậu đỏ, đậu lăng,…để trẻ có thể cảm nhận rõ hơn về hình dáng và phân biệt rõ về các loại đậu khác nhau. Phụ huynh cũng có thể cho trẻ dùng thìa, ly, dụng cụ xúc để con có thể di chuyển các hạt từ nơi này qua nơi khác hoặc đổ qua đổ lại.

5. Vặn ốc

Để hỗ trợ trẻ nhỏ phát triển toàn diện thì việc cho trẻ chơi các trò chơi vận động tinh là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Những loại trò chơi đòi hỏi có thao tác vặn ốc sẽ mang đến nhiều lợi ích đối với sự phát triển vận động và rèn luyện tốt kỹ năng tư duy của trẻ nhỏ.

Với việc vặn ốc, trẻ nhỏ sẽ sử dụng rất nhiều về các cử động của tay và cả các ngón tay, đồng thời phải biết cách quan sát và dùng lực vừa phải để hoàn thành thao tác tốt nhất. Các bậc phụ huynh cũng nên lựa chọn những loại ốc vặn có nhiều màu sắc, nhỏ gọn để trẻ vừa chơi vừa phân biệt được thêm những yếu tố khác.

6. Trò chơi xếp chồng lúc lắc khổng lồ

Nhắc đến các trò chơi vận động tinh giúp trẻ phát triển toàn diện thì chơi xếp chồng lúc lắc là một lựa chọn phù hợp cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Loại đồ chơi này, các bậc phụ huynh có thể tìm mua trên thị trường hoặc có thể tự chế tạo tại nhà để trẻ có thể thoải mái vui chơi và khám phá.

Những vòng lúc lắc có kích thước và màu sắc khác nhau sẽ giúp trẻ nhỏ gia tăng nhận thức, biết cách phân biệt và sắp xếp thứ tự phù hợp. Ngoài ra, các sản phẩm đồ chơi ngoài thị trường hiện nay còn có lồng ghép vào các âm thanh, bản nhạc vui nhộn giúp kích thích sự hứng thú ở trẻ nhỏ, đồng thời có thể hỗ trợ trẻ gia tăng khả năng phát triển ngôn ngữ, trí nhớ.

7. Vẽ và tô màu

Các chuyên gia thường xuyên khuyến khích gia đình cho trẻ tiếp xúc với hội họa, màu sắc ngay từ nhỏ để trẻ phát triển tốt các kỹ năng vận động tinh cùng với trí thông minh, sự sáng tạo. Việc cầm nắm bút màu và tô vẽ trẻ giúp trẻ gia tăng các vận động ở cổ tay, ngón tay và linh hoạt hơn trong việc quan sát, tập trung.

Trò chơi vận động tinh
Vẽ và tô màu là hoạt động luôn được khuyến khích để phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ.

Các bậc phụ huynh hãy lựa chọn nhiều loại tranh vẽ với chất liệu khác nhau như màu nước, bút chì màu, cọ vẽ,…Hoặc các bậc phụ huynh cũng có thể lựa chọn những loại màu nước an toàn để trẻ có thể sử dụng chính đôi bàn tay của mình để tạo ra những tác phẩm độc đáo, riêng biệt.

8. Sử dụng kéo

Tương tự như trò chơi sử dụng kẹp gắp thì việc cho trẻ tham gia các hoạt động cần dùng đến kéo cũng là một trong các biện pháp hữu hiệu để trẻ có thể phát triển tốt các vận động tinh. Khi trẻ dùng kéo để cắt một vật gì đó đòi hỏi trẻ phải sử dụng và kết hợp linh hoạt các hoạt động của cơ ngón tay và cả cổ tay.

Các bậc phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc dạy cho trẻ cách cầm kéo để cắt một đường thẳng và dần gia tăng độ khó bằng những hình thù và đường cắt phức tạp hơn. Đối với trẻ nhỏ, việc cắt dán giấy màu chính là một trong các trò chơi thú vị và mang đến những lợi ích tuyệt vời.

Khi trẻ biết cắt dán thành các hình tròn, hình vuông hoặc những cánh hoa sẽ giúp trẻ gia tăng được sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình. Hoặc các bậc phụ huynh cũng có thể cho trẻ dùng kéo tạo mẫu tóc cho búp bê, thiết kế đồ, tái chế đồ vật mà trẻ yêu thích.

Tuy nhiên, việc sử dụng kéo khá nguy hiểm nên phụ huynh cần chú ý quan sát và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình chơi đùa của trẻ. Đồng thời, chỉ nên cho trẻ sử dụng những loại kéo nhỏ gọn, phù hợp với lứa tuổi. Đối với những trẻ còn quá nhỏ chỉ nên mua cho trẻ những loại kéo đồ chơi, mô phỏng để tránh gây nguy hiểm khi chơi.

9. Luồn dây

Trò chơi luồn dây có thể giúp trẻ nhỏ vừa phát triển vận động tinh vừa gia tăng sự tập trung, chú ý và linh hoạt hơn trong việc xử lý các tình huống khó khăn. Ba mẹ có thể sử dụng nhiều vật dụng khác nhau như mì ống, các loại hạt, nút áo có lỗ ở giữa để hướng dẫn trẻ cách luồn chúng qua sợi dây nhỏ.

Trò chơi vận động tinh
Trẻ nhỏ sẽ được gia tăng các vận động tinh cùng với sự tập trung, sáng tạo nhờ vào trò chơi luồn đồ vật qua dây.

Khi tham gia vào trò chơi này, trẻ nhỏ cần có sự tập trung cao độ cùng với các vận động tay uyển chuyển để cố định và đưa vật vào sợi dây. Các bậc phụ huynh hãy cùng chơi với trẻ, cổ vũ và dành cho trẻ nhiều lời khen để trẻ cảm thấy hứng thú và có sự kiên trì hơn trong khi chơi.

10. Trò chơi xếp quần áo

Xếp quần áo được biết đến như một hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người nhưng đối với trẻ nhỏ đây cũng có thể được xem như một trò chơi vận động tinh giúp trẻ phát triển toàn diện hơn. Ba mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ cách gấp gọn quần áo bằng cách làm mẫu và cùng con thực hiện.

Để gia tăng được thích thú và hào hứng ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cũng có thể tổ chức ra cuộc thi so tài giữa các anh chị em hoặc bản thân là người cùng chơi với trẻ. Hoạt động này không chỉ giúp trẻ gia tăng các sự vận động tinh ở tay mà còn hỗ trợ trẻ rèn luyện được các kỹ năng tự chăm sóc bản thân ngay từ khi còn bé.

Thông tin của bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc về các trò chơi vận động tinh giúp trẻ nhỏ phát triển toàn diện. Hy vọng các bậc phụ huynh có thể nhanh chóng áp dụng để hỗ trợ trẻ dần nâng cao các kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thiện bản thân hơn trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói?
Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Thông tin cần biết

Chậm nói là một trong các vấn đề phổ biến hiện nay đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và cảm thấy lo...

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
6 Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý được chuyên gia áp dụng

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý cần được áp dụng đúng cách, đúng thời điểm, tăng dần mức độ bài tập theo từng...

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói
Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói: Bất thường cần can thiệp sớm

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói là một trong các tình trạng bất thường cần được thăm khám và can thiệp sớm. Cũng bởi,...

Trẻ 2 tuổi chạy nhảy liên tục mắc chứng tăng động
Trẻ 2 tuổi chạy nhảy liên tục có phải bị chứng tăng động?

Khi con trẻ bước vào tuổi lên 2, nhiều cha mẹ bắt đầu nhận thấy sự thay đổi đáng kể trong hành vi của con...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort