Các tật về phát triển vận động thường gặp ở trẻ cần lưu ý

Sự phát triển vận động của trẻ nhỏ là vấn đề vô cùng quan trọng và cần được quan tâm. Các tật về phát triển vận động thường gặp ở trẻ nếu không được chú ý và can thiệp để loại bỏ trong giai đoạn sớm sẽ gây nên nhiều cản trở đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày hoặc thậm chí phát triển các khuyết tật kéo dài vĩnh viễn. 

Tầm quan trọng của sự phát triển vận động ở trẻ nhỏ

Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, sự phát triển vận động cần được chú ý và nâng cao ngay từ những năm tháng đầu đời. Một đứa trẻ không thể phát triển một cách toàn diện nếu trẻ thiếu hụt hoặc mắc phải các tật về sự phát triển vận động.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, sự phát triển vận động ở trẻ nhỏ không chỉ có liên quan đến các nhu cầu sinh hoạt bình thường mà còn ảnh hưởng đến trí tuệ, tinh thần, tâm lý của mỗi con người. Theo đó, vận động sẽ được chia thành 2 loại cơ bản đó chính là vận động tinh và vận động thô.

  • Vận động thô: Là những kỹ năng có liên quan đến vận động và sự phối hợp vận động của các bộ phận trên cơ thể. Cụ thể như lật, trườn, bò, đi, đứng, chạy, nhảy, múa, xoay người, leo trèo, giữ thăng bằng,…Loại vận động này giúp cho trẻ nhỏ gia tăng thể lực, kiểm soát tốt hoạt động của cơ bắp, tăng cường sức đề kháng, phòng chống bệnh tật, giảm nguy cơ thừa cân. Các vận động thô thường được hình thành và phát triển ngay từ bé.
  • Vận động tinh: Là những vận động, kỹ năng có liên quan đến khả năng điều khiển các ngón tay bàn tay. Cụ thể như vẽ, nặn, nhào nắn, cầm nắm, may vá,…Những vận động này giúp trẻ có thể tự hoàn thành tốt các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ cho quá trình học tập.
tật về phát triển vận động ở trẻ
Các khả năng vận động của trẻ nhỏ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.

Một đứa trẻ được xem là bình thường nếu trẻ đáp ứng tốc độ phát triển sau:

  • Từ 1 đến 3 tháng tuổi: Trẻ biết mỉm cười một cách tự nhiên, biết hóng chuyện, tò mò và biết quan sát theo những sự di chuyển của đồ vật. Đồng thời, giai đoạn này trẻ cũng dần biết lật, khi nằm sấp có thể tự nâng cao đầu.
  • Từ 4 đến 6 tháng tuổi: Có khả năng nắm giữ đồ vật trong tay, thích cười đùa với người khác. Có thể lẫy tốt ở cả tư thế ngửa hoặc nằm sấp, có khả năng trường, giữ được thăng bằng khi có người giữ ở tư thế đứng,….
  • Từ 7 đến 9 tháng tuổi: Biết chơi ú òa, biết cầm thức ăn và tự ăn. Lúc này trẻ cũng có thể ngồi mà không cần sự hỗ trợ, biết bò và có thể đứng dậy khi có vật giữ thăng bằng.
  • Từ 10 đến 12 tháng tuổi: Biết lắng nghe và thực hiện được những yêu cầu như chào, vẫy tay, cười,…Bên cạnh đó, trẻ ở độ tuổi này cũng có thể phân biệt được người lạ, cảm thấy xấu hổ hoặc sợ khi đối diện với người lạ.
  • Trên 12 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu tập đứng, tập đi và có khả năng bước đi nếu có người dìu dắt.

Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển vận động khác nhau. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần theo dõi và quan sát để có thể kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, những tật liên quan đến phát triển vận động ở trẻ để kịp thời can thiệp, loại bỏ hiệu quả.

Chỉ có sự phát triển tốt về vận động mới có thể giúp trẻ từng bước hoàn thiện về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, các kỹ năng này cần được rèn luyện trong thời gian nhất định, không có bất kỳ đứa trẻ nào vừa được sinh ra đã có thể sở hữu các kỹ năng vận động này.

Do đó, các bậc phụ huynh cần phải tạo điều kiện và khuyến khích trẻ nhỏ vận động hiệu quả hơn. Giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để được vui chơi, khám phá về các hoạt động lành mạnh, tương tác xã hội nhiều hơn để trẻ có thêm nhiều trải nghiệm, từ đó phát triển các kỹ năng phù hợp với lứa tuổi.

Các tật về phát triển vận động thường gặp ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Như đã chia sẻ, sự phát triển vận động của trẻ nhỏ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất, tinh thần, hỗ trợ trẻ gia tăng sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vận động của trẻ nhỏ đôi lúc trẻ sẽ phải đối mặt với các rối loạn hoặc một số tật liên quan đến vận động gây nên nhiều cản trở đối với sinh hoạt, học tập.

Các tật về phát triển vận động thường gặp ở trẻ nếu không kịp thời phát hiện và có biện pháp khắc phục phù hợp sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của trẻ nhỏ, thậm chí là gia tăng nguy cơ hình thành các dị tật, khuyết tật khó loại bỏ.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì có rất nhiều các nguyên nhân gây nên tật vận động ở trẻ nhỏ. Tùy vào mỗi loại tật và lý do khởi phát mà các chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng các biện pháp trị liệu, cải thiện phù hợp để giúp trẻ mau chóng khắc phục hiệu quả.

Cụ thể một số loại tật về phát triển vận động thường gặp ở trẻ nhỏ như:

1.Tật bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt được xem là một dị tật phát triển vận động phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở phương Tây hoặc các nước Châu Á. Hiểu một cách đơn giản thì đây là tình trạng lòng bàn chân của trẻ sẽ bằng phẳng, không có phần lõm như bình thường.

Theo nghiên cứu, lỗ lõm ở bàn chân có tác dụng tốt trong việc giữ thăng bằng, chịu lực và giúp cho các quá trình vận động, đi đứng được mềm mại và nhẹ nhàng hơn nhờ vào sự giảm phản lực đối với mặt đất. Vì thế, những trẻ có bàn chân bẹt sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, khó giữ cân bằng khi di chuyển.

tật về phát triển vận động ở trẻ
Bàn chân bẹt là tật thường gặp ở trẻ nhỏ phương Tây và Châu Á.

Dấu hiệu nhận biết

Thông thường, tình trạng này có thể dễ nhận biết khi trẻ được 3 tuổi. Bởi những trẻ sơ sinh hoặc trong 3 năm đầu đời thì bàn chân vẫn chưa thể hình thành rõ ràng về vòm dưới lòng bàn chân. Chỉ khi từ 3 tuổi trở lên thì phần vòm mới bắt đầu được hình thành rõ ràng hơn.

Các bậc phụ huynh có thể nhận biết tật bàn chân bẹt bằng nhiều cách khác nhau. Cách phổ biến nhất đó chính là làm ướt chân trẻ bằng nước hoặc tốt nhất là nước có màu. Sau đó, đặt chân của trẻ lên một tờ giấy màu trắng để có thể nhìn thấy dấu chân của trẻ in trên đó. Những trẻ mắc chứng bàn chân bẹt sẽ in nguyên cả bàn chân lên bề mặt giấy mà không hề có một khoảng trống nào.

Nguyên nhân

Về nguyên nhân, tật bàn chân bẹt thường gặp ở trẻ nhỏ có thể liên quan đến thói quen đi chân đất, đi dép có đế lót bằng phẳng ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể hình thành do gen xương mềm, di truyền từ gia đình. Trẻ gặp một số vấn đề gãy xương hoặc các bệnh lý béo phì, thần kinh cũng có thể gia tăng nguy cơ bị tật.

Điều trị

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, hiện nay có khoảng gần 30% các trường hợp trẻ nhỏ mắc phải tật phát triển vận động này ở nhiều mức độ khác nhau. Ở các trường hợp phát hiện sớm ở giai đoạn nhẹ thì có thể dễ dàng khắc phục tốt bằng nhiều biện pháp nhưng khi tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho khung xương dần suy yếu, mất cân bằng và gây đau nhức dữ dội ở mắt cá chân, đầu gối, khớp háng, thắt lưng.

Tình trạng này gây nên nhiều ảnh hưởng và cản trở đối với quá trình đi lại của trẻ, trẻ thường di chuyển bằng phần cạnh của bàn chân và dần khiến chân bị biến dạng. Đồng thời, khi đi lại, chạy nhảy hoặc tham gia các hoạt động thể thao, trẻ cũng sẽ dễ bị té ngã, chấn thương do thiếu sự linh hoạt ở bàn chân.

Hơn thế, khi cơ thể không được ở trạng thái cân bằng, không đảm bảo tốt về các hoạt động, vận động hàng ngày cũng sẽ khiến cho nhiều trẻ nhỏ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm,…Trẻ thường hay cáu gắt, dễ kích động hoặc thậm chí là biếng ăn, cơ thể không thể hấp thụ tốt các dưỡng chất cần thiết gây nên các vấn đề về cân nặng.

Các chuyên gia cho biết rằng, việc điều trị tật bàn chân bẹt ở trẻ sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất nếu được tiến hành trong giai đoạn từ 2 đến 7 tuổi. Nếu tình trạng của trẻ ở mức độ nhẹ có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các đế giày chỉnh hình với thiết kế đặc biệt phù hợp với kích thước chân của mỗi trẻ.

Đối với các tình trạng phát hiện hoặc can thiệp muộn sau 12 tuổi thì việc áp dụng đế chỉnh hình có thể mất nhiều thời gian hơn, hiệu quả cũng thấp hơn. Một số trường hợp cần thiết cần phải tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh tốt hình dạng của bàn chân, từ đó cải thiện khả năng vận động hiệu quả.

2. Tật chân vòng kiềng

Chân vòng kiềng hay còn được gọi là tình trạng khớp gối quay vào trong (congenital genu varum) khiến cho chân bị cong lại, khoảng cách giữa hai đầu gối cách xa hơn so với thông thường. Đây được xem là một trong các tật về phát triển vận động thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh bởi ảnh hưởng từ không gian chật hẹp trong bụng mẹ.

Trong thực tế, tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ sơ sinh không cần can thiệp bởi chân của trẻ sẽ dần phát triển và duỗi thẳng ra khi chúng được 12 đến 18 tháng tuổi, cụ thể là giai đoạn biết đi. Tuy nhiên, nếu tình trạng vòng kiềng ở chân vẫn kéo dài cho đến khi trẻ 2 tuổi thì cần được thăm khám và can thiệp nhanh chóng để tránh các ảnh hưởng về sau.

tật về phát triển vận động ở trẻ
Tật chân vòng kiềng thường khởi phát trong giai đoạn trẻ biết đi.

Dấu hiệu nhận biết

Các dấu hiệu tật chân vòng kiềng ở trẻ thường sẽ xuất hiện trong giai đoạn trẻ tập đi. Các bậc phụ huynh có thể chú ý quan sát và nhận biết qua các dấu hiệu như:

  • Khoảng cách giữa 2 đầu gối của trẻ lớn hơn 10cm.
  • Trẻ hay than đau nhức, tê chân và có các dấu hiệu bất thường ở chân.
  • Hai chân của trẻ không đối xứng.

Các bậc phụ huynh có thể kiểm tra xem chân của trẻ có bị vòng kiềng không bằng cách đặt trẻ nằm ngửa và duỗi thẳng 2 chân sao cho 2 mắt cá chạm vào nhau. Sau đó tiến hành đo khoảng cách giữa 2 đầu gối.

Nguyên nhân

Tật chân vòng kiềng ở trẻ có thể hình thành nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Ảnh hưởng trong quá trình mang thai, không gian chật hẹp ở bụng mẹ khiến trẻ không thể cử động và duỗi thẳng chân.
  • Chân vòng kiềng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về các bệnh nguy hiểm như bệnh Blount, bệnh còi xương, bệnh Paget, bệnh lùn,…
  • Các chấn thương, gãy xương
  • Sự phát triển bất thường về xương hoặc loạn sản xương
  • Ngộ độc chì hoặc fol.

Điều trị

Như đã chia sẻ, tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ có thể tự cải thiện nhưng cũng có trường hợp cần được can thiệp để khắc phục tốt các ảnh hưởng nghiêm trọng về khả năng di chuyển, vận động. Thông thường, trẻ nhỏ sẽ được ưu tiên áp dụng phương pháp vật lý trị liệu, chỉ định thực hiện các bài tập điều chỉnh dáng đi để cải thiện tốt tình trạng chân vòng kiềng.

Ngoài ra, một số trường hợp nặng có thể được chỉ định phẫu thuật xương để điều chỉnh tốt hơn. Phẫu thuật bó là phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay, trẻ sẽ được bó bột hoặc nẹp chân cố định. Nếu phương pháp này không mang lại hiệu quả tốt, các chuyên gia sẽ tiến hành phẫu thuật sắp lại xương cho trẻ.

3. Tật đứng đi nhón gót

Đi nhón gót là một trong các tật về phát triển vận động thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Tình trạng trẻ liên tục đi nhón gót, di chuyển bằng các ngón chân và phần trước của gan bàn chân sẽ thường nhìn thấy ở những trẻ chưa được 2 tuổi và đây cũng được xem là vấn đề bình thường ở mỗi trẻ nhỏ.

tật về phát triển vận động ở trẻ
Thói quen đi nhón gót của trẻ nếu vẫn cứ phát triển sau năm 2 tuổi thì cần được can thiệp.

Tuy nhiên, nếu tình trạng đi đứng nhón gót vẫn duy trì và phát triển ở trẻ trên 2 tuổi thì lúc này các bậc phụ huynh cần phải chú ý và nhanh chóng cho trẻ thăm khám, chẩn đoán cụ thể. Lúc này, thói quen nhón gót của trẻ không chỉ xuất hiện khi đi đứng mà còn ở hầu hết các sinh hoạt hàng ngày bởi phần gân cơ ở bắp chân của trẻ đã bắt đầu bị co rút, độ dài cũng ngắn hơn so với bình thường.

Dấu hiệu nhận biết

Trẻ mắc tật đi đứng nhón gót sẽ rất dễ nhận biết qua các biểu hiện sau:

  • Trẻ thực hiện hành vi nhón gót khi đi đứng và trong hầu hết các hoạt động hàng ngày.
  • Gân gót chân, bắp chân căng cứng.
  • Thường xuyên vấp ngã, đi đứng không cân bằng.
  • Trẻ không thể giữ thăng bằng hoặc di chuyển thuận lợi, linh hoạt khi đi bằng chân trần.

Nguyên nhân

Tật đi nhón gót ở nhiều trẻ ở có thể hình thành do thói quen ngay từ lúc trẻ mới vừa biết đi. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có nhiều khả năng là dấu hiệu nhận biết sớm của một số bệnh lý như:

  • Gân gót chân ngắn
  • Trẻ bại não
  • Loạn dưỡng cơ
  • Trẻ tự kỷ
  • Bàn chân dẹt

Điều trị

Tình trạng trẻ đi nhón gót sẽ dần được cải thiện tốt sau khi trẻ lớn lên nhưng cũng có không ít các trường hợp do bệnh lý nếu không được can thiệp cải thiện tốt sẽ gây nên rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để có được hướng điều trị thích hợp.

Thông thường, đối với trẻ mắc tật đi đứng nhón gót sẽ được cân nhắc cải thiện qua các phương pháp như:

  • Vận động trị liệu
  • Nẹp hoặc băng chân
  • Phẫu thuật

4. Tật đầu méo

Tật đầu méo hay còn gọi là đầu lép, đầu phẳng, đầu bẹt là tật thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Những đứa trẻ này sẽ hình dáng phần đầu hơi khác lạ so với bình thường, đầu của trẻ có thể dẹt, thon hoặc méo, không cân xứng.

Mặc dù tình trạng này không gây ảnh hưởng quá lớn đối với sự phát triển tự nhiên của mỗi đứa trẻ. Đồng thời, nếu vấn đề này không liên quan đến các vấn đề bệnh lý nguy hiểm thì vẫn có thể được điều chỉnh tốt, nhất là trong giai đoạn sơ sinh, trẻ từ 6 đến 8 tháng tuổi.

tật về phát triển vận động ở trẻ
Phụ huynh có thể nhận biết tật méo đầu ở trẻ thông qua việc quan sát bằng mắt và sờ trực tiếp bằng tay.

Dấu hiệu nhận biết 

Thông thường, các dấu hiệu nhận biết tật méo đầu ở trẻ nhỏ sẽ biểu hiện rõ nhất trong khoảng vài tháng đầu. Các bậc phụ huynh có thể quan sát bằng mắt, sờ bằng tay để cảm nhận rõ hơn về sự bất thường của hình dáng ở đầu.

Cụ thể một số biểu hiện có thể nhận biết như:

  • Phần phía sau đầu của trẻ không tròn mà có một vùng phẳng, dẹt hơn so với bình thường.
  • Đỉnh đầu của trẻ nhọn, phần xương lộ rõ.
  • Trên đầu trẻ có những vùng hói.

Nguyên nhân

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tật méo đầu ở trẻ nhỏ có thể hình thành do 2 nguyên nhân chủ yếu là bẩm sinh và tư thế. Cụ thể như sau:

  • Do yếu tố di truyền hoặc các tác động xảy ra trong quá trình mang thai.
  • Do tư thế ngủ, nằm của trẻ không được đảm bảo. Phổ biến nhất là tình trạng trẻ chỉ nằm nghiêng về một bên hoặc giữ đúng một tư thế trong thời gian dài. Cũng bởi, phần xương ở đầu của trẻ nhỏ rất mềm và dễ thay đổi nên nếu các tư thế nằm của trẻ không được điều chỉnh tốt sẽ gây nên những sự biến đổi về phần đầu.
  • Tật méo đầu có thể hình thành phổ biến hơn ở trẻ sinh đôi. Vì cả hai trẻ cùng sinh hoạt và phát triển trong cổ tử cung của mẹ nên không gian có phần chật hẹp, dễ va chạm vào nhau.
  • Trẻ sinh non, thiếu tháng có phần xương yếu và mềm hơn các trẻ khác nên cũng dễ bị ảnh hưởng.
  • Quá trình sinh thường gặp nhiều khó khăn, mẹ rặn nhiều, lâu sẽ khiến cho phần đầu của trẻ gặp phải nhiều áp lực.

Điều trị

Tình trạng méo đầu ở trẻ nhỏ có thể được cải thiện tốt nếu can thiệp sớm từ giai đoạn trước 8 tháng tuổi. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Hạn chế để trẻ nằm quá lâu ở một tư thế
  • Thường xuyên thay đổi bên cho trẻ bú để đầu của trẻ có thể nghiêng về cả 2 bên.
  • Cho trẻ nằm sấp trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày.
  • Nhẹ nhàng xoa nắn đầu của trẻ

Đối với các trường hợp méo đầu ở trẻ nhỏ có kèm theo các biểu hiện bất thường như đầu to quá mức hoặc nghi ngờ trẻ mắc phải các vấn đề sức khỏe thì cha mẹ nên chủ động đưa con đến thăm khám, chẩn đoán cụ thể tại các bệnh viện chuyên khoa. Lúc này các bác sĩ sẽ khám và đánh giá cụ thể để đưa ra kết luận chính xác nhất, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.

Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc biết thêm về các tật về phát triển vận động thường gặp ở trẻ nhỏ. Hy vọng các bậc phụ huynh có thể kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ để có thể sớm can thiệp, giúp trẻ cải thiện và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trẻ 3 tuổi nói lắp
Trẻ 3 tuổi nói lắp có ảnh hưởng gì không? Cách khắc phục

Trẻ nói lắp trong giai đoạn đầu học nói không phải là điều hiếm thấy. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn lo lắng không biết...

trẻ nói ngọng L và N
Trẻ nói ngọng L và N: Nguyên nhân, Bài tập khắc phục

Trẻ nói ngọng L và N có thể bắt nguồn từ nguyên nhân sinh lý, hoặc do ảnh hưởng tiếng địa phương. Nói ngọng gây...

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi
Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi: Biểu hiện & can thiệp

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi thường có biểu hiện rõ ràng hơn bởi lúc này trẻ đã bắt đầu chịu nhiều...

địa chỉ khám rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em tại Hà Nội
Top 5 địa chỉ Khám & Điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em tại Hà Nội

Tỷ lệ trẻ nhỏ bị rối loạn ngôn ngữ hiện nay đang gia tăng đáng kể và gây nên nhiều trở ngại trong quá trình...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort