Các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường bố mẹ cần lưu ý

Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên vẫn có những tiêu chí chung để có thể đánh giá về sự tăng trưởng ổn định của trẻ trong từng giai đoạn khác nhau. Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải quan tâm và biết rõ về các dấu hiệu phát triển không bình thường của trẻ để có thể kịp thời can thiệp và điều chỉnh phù hợp.

Thế nào là trẻ phát triển không bình thường?

Trẻ phát triển không bình thường là một tình trạng nhằm nói đến những đứa trẻ có sự phát triển, tăng trưởng không đáp ứng tốt các tiêu chuẩn theo từng độ tuổi khác nhau. Tình trạng này có thể xảy ra và phát hiện ngay khi trẻ vừa mới chào đời. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp xuất hiện trong quá trình phát triển của trẻ ở những năm về sau cho đến lúc dậy thì.

dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
Dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường có thể nhận biết ngay từ khi trẻ mới chào đời

Biết rằng, mỗi đứa trẻ sẽ có những điều kiện và đặc điểm phát triển về mọi khía cạnh khác nhau. Có những trẻ cao lớn nhưng cũng có những trẻ thấp bé, yếu ớt hơn. Theo số liệu thống kê nhận thấy, có từ 3 đến 5% trẻ em được đánh giá là thấp bé hơn so với độ tuổi. Hiểu một cách đơn giản là trẻ có chiều cao không đáp ứng được tiêu chí, biểu đồ tăng trưởng ở cùng độ tuổi.

Tuy nhiên, đây không được xem là dấu hiệu duy nhất để xác định sự phát triển không bình thường của trẻ nhỏ. Bởi sự phát triển chiều cao của trẻ nhỏ cũng một phần phụ thuộc vào yếu tố di truyền. Phần lớn những đứa trẻ này đều có bố hoặc mẹ, hoặc cả hai có chiều cao trung bình thấp hơn so với bình thường.

Để có thể xác định một đứa trẻ có sự phát triển chậm hoặc không bình thường thì chúng ta cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như cân nặng, chiều cao, trí tuệ, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp,….Tình trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều đối với đời sống và khả năng sinh hoạt, hòa nhập cộng đồng của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và can thiệp sớm thì trẻ vẫn có thể tăng trưởng ổn định và phát triển tốt trong tương lai.

Dấu hiệu nhận biết trẻ phát triển không bình thường

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường có thể dễ dàng nhận biết ngay từ những năm tháng đầu đời hoặc lúc mới sinh. Tình trạng này thường xảy ra đối với những trẻ sinh non, sinh thiếu tháng, nhẹ cân hoặc vừa sinh ra đã được chẩn đoán mắc bệnh bẩm sinh, di truyền.

Tuy nhiên, sự phát triển không ổn định của trẻ cũng có thể do các yếu tố tác động trong quá trình trẻ lớn lên. Lúc này trẻ có thể bị hạn chế về cân nặng, chiều cao hoặc các khía cạnh khác như giao tiếp, hành vi, nhận thức,…Nhưng nếu sau một thời gian, trẻ vẫn có thể đạt được những tiêu chí tiêu chuẩn của lứa tuổi thì cũng không được xem là bất thường.

Vậy làm sao để nhận biết và xác định cụ thể về các dấu hiệu phát triển không bình thường ở trẻ? Các bậc phụ huynh phải dành nhiều thời gian để quan tâm và chăm sóc trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời. Đồng thời, cần phải thường xuyên kiểm tra cân nặng, chiều cao của trẻ, đánh giá thông qua biểu đồ tăng trưởng của trẻ nhỏ ở từng lứa tuổi khác nhau.

dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
Bố mẹ có thể phát hiện sự bất ổn ở trẻ thông qua tiêu chí tăng trưởng của trẻ qua từng giai đoạn.

Cụ thể, các tiêu chí đánh giá về quá trình phát triển bình thường của trẻ được nêu ra như sau:

  • Trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi: So với lúc sinh, trẻ cần cao thêm khoảng 10 inch (tương đương 25cm) và cân nặng tăng gấp 3 lần. Quá trình tăng trưởng trong 1 năm đầu đời thường sẽ phụ thuộc khá nhiều vào chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ.
  • Trẻ từ 1 tuổi đến 2 tuổi: Trẻ sẽ phát triển và tăng thêm khoảng 5 inch (tương đương 13cm). Trong giai đoạn này, ngoài chế độ ăn uống thì sự thay đổi của hình thành nội tiết tố cũng góp phần quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ.
  • Trẻ từ 2 đến 3 tuổi: Mỗi năm trẻ sẽ cao thêm khoảng 3,5 inch (tương đương 9cm). Lúc này, kỹ năng nhận thức và vận động của trẻ cũng dần được phát triển và hoàn thiện hơn.
  • Trẻ từ 3 tuổi đến lúc dậy thì: Mỗi năm trẻ sẽ cao lên khoảng 2 inch (tương đương 5cm). Giai đoạn này sẽ có sự phân biệt rõ ràng về giới tính giữa bé trai và bé gái. Vì thế, tùy vào giới tính mà chiều cao của trẻ cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định, cụ thể là khoảng 4 đến 5 inch (tương đương từ 12 đến 13cm).

Dựa vào các tiêu chí tăng trưởng của trẻ nhỏ qua từng giai đoạn, các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu phát triển không bình thường của trẻ nếu từ năm 2 tuổi trở đi trẻ gia tăng chiều cao ít hơn 2 inch (tương đương 5cm) cho mỗi năm.

Bên cạnh đó, nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện sau thì các bậc phụ huynh cũng nên chú ý và kịp thời đưa trẻ đến thăm khám, can thiệp tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Cụ thể các triệu chứng bất ổn như:

  • Trẻ chậm nói, khả năng giao tiếp và tương tác xã hội kém.
  • Các kỹ năng thể chất của trẻ không được đảm bảo tốt. Ví dụ như trẻ không lật, không bò, lăn lộn, không đứng, đi lại, leo trèo hoặc chạy nhảy.
  • Kém phát triển về các kỹ năng tinh thần và xã hội.
  • Đặc điểm giới tính không rõ ràng, cụ thể ngay cả khi trẻ ở tuổi vị thành niên, dậy thì.

Các bậc phụ huynh cần biết rằng, mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Có những trẻ phát triển và tăng trưởng vượt trội hơn cả những cột mốc tiêu chuẩn bình thường. Do đó, nếu nghi ngờ trẻ gặp phải bất kỳ vấn đề nào về các khía cạnh phát triển, bạn nên trực tiếp nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ của bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp nhất.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ phát triển không bình thường

Trẻ phát triển không bình thường có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có những trẻ do tác động từ trong lúc mang thai, sinh nở nhưng cũng có những trường hợp bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, quá trình nuôi dạy trẻ.

dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
Trẻ phát triển không bình thường có thể liên quan đến chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu dưỡng chất.

Cụ thể một số yếu tố có thể liên quan như:

  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, trẻ nhỏ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ nhỏ.
  • Do ảnh hưởng từ yếu tố di truyền.
  • Tình trạng rối loạn nội tiết tố cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra những dấu hiệu phát triển không bình thường ở trẻ.
  • Hội chứng kém hấp thu thức ăn khiến nhiều trẻ không thể tăng trưởng ổn định.
  • Các vấn đề bệnh lý, các vấn đề về hệ tiêu hóa, tim mạch, thận hoặc phổi.
  • Thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng kéo dài chính là lý do thường gặp làm cho trẻ bị hạn chế về quá trình phát triển tự nhiên.
  • Hội chứng Down, hội chứng Turner, Hội chứng Cushing, hội chứng Prader-Willi,…
  • Các bệnh lý về xương khớp khiến trẻ không thể tăng trưởng chiều cao.
  • Sự bất ổn về quá trình phát triển có thể liên quan đến tình trạng dậy thì sớm. Do trẻ tăng trưởng quá nhanh khi còn nhỏ nên đến một giai đoạn nào đó (thường là rất sớm) trẻ sẽ không thể phát triển tiếp tục và trở nên thấp bé hơn các bạn cùng trang lứa.

Cách hỗ trợ khi trẻ phát triển không bình thường

Ngay khi nhận thấy các biểu hiện phát triển không bình thường ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa uy tín và chất lượng. Tùy vào tình trạng và sự bất ổn của trẻ nhỏ và các bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp nhất.

Cụ thể, đối với những trường hợp đã được chẩn đoán ngay từ khi mới chào đời, chẳng hạn như trẻ sinh non, sinh nhẹ cân sẽ được thăm khám và chăm sóc đặc biệt hơn. Bác sĩ có thể yêu cầu hỗ trợ chăm sóc trẻ trong lòng ấp khoảng từ vài ngày cho đến vài tháng để theo dõi tốc độ phát triển của trẻ.

Sau khi trẻ đã ổn định hơn về mọi mặt, bố mẹ cũng sẽ được tư vấn và hướng dẫn về các cách chăm sóc trẻ tại nhà. Đối với những trường hợp này, các bậc phụ huynh cần phải chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng, vấn đề cho trẻ bú, vệ sinh không gian sống để tránh các ảnh hưởng từ môi trường.

Bên cạnh đó, nếu dấu hiệu bất thường của trẻ xuất hiện trong những năm tháng đầu đời, sau khi trẻ bắt đầu phát triển cả về thể chất và tinh thần thì sẽ được tiến hành kiểm tra để tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Phần lớn những lý do khiến trẻ chậm phát triển đó chính là sự không đảm bảo về chế độ dinh dưỡng.

Tùy vào nguyên nhân, mà các bậc phụ huynh sẽ được hướng dẫn về cách khắc phục, can thiệp phù hợp với mỗi tình trạng trẻ khác nhau. Nếu có thể kịp thời phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm, sẽ giúp trẻ nhỏ có thể dần tăng trưởng ổn định hơn, phát triển tốt về mọi mặt.

Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bố mẹ có thể kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu phát triển không bình thường ở trẻ nhỏ để can thiệp phù hợp. Gia đình cần cho trẻ tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể theo dõi và nhận biết sớm các biểu hiện bất ổn, từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả, tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Những điểm mạnh của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ mẹ đã biết?

Nhiều người tin rằng, khi con người bị thiếu hụt một kỹ năng hay khía cạnh nào đó thì họ sẽ có tiềm năng ở...

Hội chứng chậm tiếp thu
Hội chứng chậm tiếp thu: Dấu hiệu và phương pháp cải thiện

Hội chứng chậm tiếp thu thường khiến trẻ nhỏ bị hạn chế trong quá trình học hỏi, tiếp nhận thông tin, kiến thức trong đời...

Nói lắp khi căng thẳng
Nói lắp khi căng thẳng: Biểu hiện và Cách giúp trẻ khắc phục

Nói lắp khi căng thẳng là một dạng rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất ở trẻ từ 2 đến...

nói lắp có di truyền không
Nói lắp có di truyền không? Có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Nói lắp có di truyền không? Có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không? Đây chắc chắn là vấn đề nhiều bậc phụ huynh có...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort