Tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD) và các phương pháp can thiệp

Tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn phát triển rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc trưng của căn bệnh này đó chính là sự hiếu động quá mức có kèm theo tình trạng suy giảm về khả năng chú ý. Tình trạng này gây ảnh hưởng rất nhiều đối với sinh hoạt, cuộc sống, khả năng học tập, các mối quan hệ và cả sức khỏe của mỗi đứa trẻ. 

Tăng động giảm chú ý ở trẻ
Trẻ tăng động giảm chú ý thường hay phá phách, nghịch ngợm, chạy nhảy liên tục.

Thế nào là tăng động giảm chú ý ở trẻ (ADHD)?

Tăng động giảm chú ý hay còn có tên gọi tiếng anh là Attention Deficit/Hyperactivity Disorder, viết tắt thành ADHD, đây là một chứng rối loạn phổ biến ở trẻ em và hiện đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ trong khoảng thời gian gần đây. Những đứa trẻ mắc phải chứng bệnh này sẽ rất hiếu động một cách thái quá, trẻ luôn hấp tấp, vội vàng trong hầu hết các tình huống, có tính bốc đồng, kèm theo đó là sự suy giảm nặng nề về khả năng chú ý, tập trung.

Theo như chia sẻ của các chuyên gia thì ADHD là một chứng rối loạn phát triển thần kinh khởi phát sớm ngay từ thời thơ ấu và nó được xếp vào các căn bệnh mãn tính. Các triệu chứng của bệnh thường sẽ khởi phát sớm trước 12 tuổi và cũng có một số trường hợp xuất hiện ngay từ trước 3 tuổi. Theo thống kê thì tỉ lệ mắc rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ sẽ xuất hiện nhiều hơn ở giới tính nam. Và đặc biệt mỗi đặc điểm hành vi của trẻ cũng sẽ có sự chênh lệch, khác biệt giữa nam và nữ.

Trong hội thảo trực tuyến do khoa Tâm thần và Trung tâm chỉ đạo tuyến Nhi khoa – Bệnh Viện Nhi Trung ương cùng với Văn phòng đại diện Janssen Cilag Việt Nam tổ chức về chủ đề “Quản lý và điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý” đã chia sẻ rằng, ước tính có khoảng từ 3 đến 8% các trẻ em ở nhiều lứa tuổi khác nhau bị ảnh hưởng bởi chứng tăng động giảm chú ý. Trong đó, lứa tuổi trẻ từ 6 đến 7 tuổi thường xuyên được tiến hành thăm khám và điều trị.

Ths.Bs. Nguyễn Mai Hương, Phó trưởng khoa Tâm thần – Bệnh viện Nhi Trung ương nói rằng, hàng năm tại khoa Tâm thần của bệnh viện trung bình tiếp nhận khoảng trên dưới 3000 lượt trẻ em thăm khám về chứng ADHD. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà trẻ nhỏ cũng sẽ có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, biểu hiện đặc trưng nhất vẫn là sự hiếu động, bốc đồng quá mức cùng với sự giảm chú ý nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết tăng động giảm chú ý ở trẻ

Trẻ con thường hay tò mò và muốn khám phá nhiều thứ xung quanh, trẻ có thể lăn xăn chạy nhảy khắp nơi, đùa giỡn cả ngày mà không biết mệt mỏi. Chính vì thế mà nhiều bậc phụ huynh cho rằng đó chỉ là những biểu hiện bình thường mà bất kì đứa trẻ nào cũng có. Trẻ phải năng động, hoạt bát như thế mới có thể thông minh, giao tiếp tốt.

Tuy nhiên, nếu trẻ có sự bốc đồng, hiếu động quá mức, luôn phá phách, nghịch ngợm, chạy nhảy lung tung, thường xuyên mất tập trung,….có thể là các biểu hiện cảnh báo về chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh đã phớt lờ. Theo số liệu thống kê nhận thấy rằng, trong 10 em bị tăng động giảm chú ý chỉ có 3 em được tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị thích hợp ở độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi. Còn lại 7 em do không được phát hiện kịp thời nên các rối loạn này sẽ kéo dài dai dẳng cho đến lớn, gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, sinh hoạt, học tập và các mối quan hệ của trẻ.

Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, nếu tình trạng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ được phát hiện ở giai đoạn sớm và có biện pháp điều trị kịp thời thì trẻ hoàn toàn có thể ổn định được trạng thái tâm lý, kiểm soát tốt về hành vi, phát huy được tiềm lực của bản thân và có được cuộc sống độc lập trong tương lai. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên quan tâm đến trẻ nhiều hơn để có thể nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ
Biểu hiện đặc trưng của trẻ ADHD là sự hiếu động quá mức cùng với sự suy giảm về khả năng chú ý.

Các chuyên gia cho biết rằng, ADHD sẽ được chia chủ yếu thành 3 dạng, đó là:

  • Chủ yếu là tăng động, bốc đồng: Đặc điểm nổi bật nhất là sự hiếu động quá mức.
  • Chủ yếu là giảm chú ý, vô tâm: Trẻ sẽ giảm sự tập trung, không chú ý vào bất kì sự vật, sự việc nào xảy ra xung quanh.
  • Kết hợp giữa tăng động và giảm chú ý: Trẻ sẽ vừa tăng động quá mức, vừa kém sự tập trung. Phần lớn trẻ nhỏ bị ADHD sẽ rơi vào dạng này.

Cụ thể các triệu chứng giúp nhận biết tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ như:

1. Bốc đồng, tăng động

  • Khó khăn trong việc phải ngồi yên một chỗ.
  • Tay chân không yên, luôn vặn vẹo, chạm vào nhau vì cảm thấy lo lắng, bất an.
  • Trẻ rất hiếu động, chạy nhảy, nô đùa, phá phách, di chuyển liên tục ngay cả khi không cần thiết, cụ thể như trong giờ học, đến những nơi cần sự tôn nghiêm, yên tĩnh (chùa, nhà thờ,…).
  • Chỉ tham gia và hứng thú với những trò chơi hoạt động, ngoài trời và cảm thấy khó khăn khi phải ngồi chơi một chỗ hoặc các trò chơi cần giữ yên tĩnh, tập trung cao.
  • Trẻ không thể kiểm soát được cảm xúc, hành vi của bản thân. Dễ trở nên cáu gắt, hung hăng và chống đối khi bắt buộc phải ngồi im hoặc phải chờ đợi.
  • Trẻ ADHD nói rất nhiều, nói nhanh liên tục và thường xuyên chen ngang vào câu chuyện của người khác, hay ngắt lời những người xung quanh.
  • Trẻ có xu hướng đưa ra câu trả lời trước khi câu hỏi kết thúc.
  • Khó khăn trong việc phải chờ đợi.

2. Giảm chú ý

Sự suy giảm khả năng chú ý của trẻ thường biểu hiện cụ thể qua các hành vi sau:

  • Trẻ không thể tập trung để nghe người khác nói hết câu chuyện hoặc ngay cả khi đối thoại trực tiếp, trẻ cũng dễ ngắt lời người đối diện.
  • Trẻ không chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc những lỗi sai cần khắc phục trong cuộc sống và cả học tập.
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc phải lắng nghe và tập trung vào các nhiệm vụ được giao hoặc kể các những hoạt động vui chơi, giải trí.
  • Không thể làm theo hướng dẫn và chỉ thị của người khác, dù là những việc đơn giản.
  • Trẻ có xu hướng né tránh, liên tục từ chối việc tham gia vào các công việc, hoạt động đòi hỏi sự tập trung.
  • Trẻ rất dễ bị phân tâm, xao nhãng.
  • Có khả năng quên đi những nhiệm vụ hoặc công việc cần phải hoàn thành trong ngày.
  • Chậm phát triển về ngôn ngữ, khả năng nói sẽ bị chậm lại ở những giai đoạn sau, trẻ không sử dụng linh hoạt các cấu trúc câu, khả năng diễn đạt lời nói cũng bị hạn chế.

Các biểu hiện này có thể xuất hiện với nhiều trẻ em trong một thời điểm phát triển cụ thể nào đó. Một số trẻ có thể tự kiểm soát và biến mất dần sau khi trẻ lớn lên, có đủ nhận thức về hành vi, cảm xúc của bản thân. Không thể xác định ngay một đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý ngay khi nhận thấy các biểu hiện khác lạ của trẻ so với những bạn bè cùng trang lứa. Nếu cha mẹ nghi ngờ hoặc lo lắng về hành vi của trẻ, tốt nhất hãy chủ động đến thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ tốt nhất.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý

Cho đến hiện nay, nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ vẫn chưa được xác định một cách cụ thể và chính xác. Tuy nhiên, qua kết quả của một số nghiên cứu nhất định, các chuyên gia cũng đã chỉ ra được một vài yếu tố có liên quan như sau:

  • Di truyền: Các triệu chứng của căn bệnh này cũng có thể xuất phát từ những ảnh hưởng của gia đình. Nếu có người thân như cha mẹ, ông bà hay anh chị em ruột từng mắc ADHD thì khả năng mắc bệnh của các thành viên còn lại cũng sẽ cao hơn so với người bình thường.
  • Do chấn thương ở não bộ
  • Sự ảnh hưởng từ quá trình mang thai, sinh con, sinh non hoặc sinh nhẹ cân.
  • Mẹ bầu thường xuyên lạm dụng thuốc lá, rượu bia, các chất độc hại trong quá trình mang thai.
  • Ảnh hưởng từ môi trường sống, thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như chì, các đường ống cũ,…tuy nhiên yếu tố này hiếm khi xảy ra.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có nguy hiểm không?

Như đã chia sẻ ở trên, những trẻ bị ADHD sẽ có xu hướng thực hiện các hành vi hiếu động quá mức, trẻ có xu hướng chạy nhảy, hoạt động liên tục không ngừng nghỉ và bản thân trẻ cũng không thể kiểm soát và nhận thức cụ thể về hành vi không phù hợp của mình. Trẻ thường có những hành vi bốc đồng, thiếu suy nghĩ dễ gây mâu thuẫn, xung đột hoặc có thể vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Những đứa trẻ này khó có thể tập trung và duy trì tốt việc học tập, sinh hoạt hoặc bất cứ công việc nào nào. Trẻ dễ bị phân tâm, xao nhãng bởi những yếu tố kích thích diễn ra xung quanh.

Đồng thời, trẻ cũng hay quên, không thể ghi nhớ tốt các nhiệm vụ được giao nên dễ làm mất đồ đạc, không hoàn thành bài tập về nhà, các công việc được phân công cụ thể. Cũng chính vì thế mà những trẻ ADHD thường có kết quả học tập kém, thường xuyên phải đối mặt với những lời chê bai, phán xét của thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó, do những hành vi bốc đồng thiếu kiểm soát, trẻ có thể liên tục thực hiện các hành động nguy hiểm đối với bản thân và cả những người bên cạnh. Do đó, những trường hợp bị rối loạn tăng động giảm chú ý cũng có nhiều khả năng gây thương tích hoặc tai nạn đáng tiếc.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ
ADHD có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng học tập của trẻ nhỏ.

Những trẻ bị ADHD còn gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, trẻ sẽ không thể tập trung quá lâu vào vấn đề mà người khác chia sẻ, đồng thời khả năng diễn đạt cũng bị hạn chế. Vấn đề này cũng có thể làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ của trẻ, khiến trẻ không thể duy trì tốt các mối quan hệ thân thiết, thậm chí là khiến nó trở nên rạn nứt.

Ngoài ra, tăng động giảm chú ý ở trẻ còn có thể là yếu tố thúc đẩy nguy cơ lạm dụng các chất kích thích, chất gây nghiện độc hại. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sinh hoạt hàng ngày của trẻ, làm suy giảm sức khỏe và có khả năng gây ra những bệnh lý nguy hiểm hơn.

Đối với các trường hợp bị ADHD từ bé và kéo dài dai dẳng không được điều trị đúng cách sẽ có thể là gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề tâm lý nghiêm trọng khác. Cụ thể như:

  • Rối loạn thách thức chống đối (ODD): Đặc trưng nổi bật nhất của căn bệnh này đó chính là những hành vi tiêu cực, thù địch, chống đối đối với những người có chức vụ, thẩm quyền.
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…
  • Rối loạn tâm trạng: Phổ biến nhất có thể kể đến là rối loạn lưỡng cực hoặc chứng trầm cảm.
  • Rối loạn lo âu: Trẻ có thể liên tục cảm thấy lo lắng, bất an và sợ hãi về nhiều thứ xung quanh.
  • Rối loạn phổ tự kỷ: Tình trạng này có liên quan đối với sự phát triển của não bộ ảnh hưởng đối với nhận thức, khả năng giao tiếp của con người.
  • Rối loạn Tic: Liên quan đến các chuyển động có sự lặp đi lặp lại nhiều lần.

Xem thêm: Phân biệt chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và giảm chú ý (ADD) ở trẻ

Cách chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ

Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ có thể dễ bị nhầm lẫn với sự hiếu động thông thường của trẻ nhỏ. Cũng bởi, đối với trẻ em thường hay thích khám phá, luôn tò mò với mọi thứ xung quanh, một số trẻ năng động, thích chạy nhảy, nghịch ngợm, phá phách cũng là điều dễ hiểu và thường gặp.

Tuy nhiên, đối với trẻ bị ADHD các biểu hiện tăng động, giảm chú ý thể hiện một cách quá mức, mất kiểm soát và gây ảnh hưởng đối với đời sống, sức khỏe của trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ nhận thấy sự bất thường ở con thì nên nhanh chóng đưa trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa uy tín.

Để có thể đưa ra chẩn đoán cụ thể và đúng đắn nhất dành cho trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ tiến hành bằng các cách sau đây:

  • Khai thác và tìm hiểu về bệnh sử, thông tin, tình trạng sức khỏe của cá nhân và cả gia đình.
  • Bác sĩ sẽ quan sát và phân tích về các hành vi, phản ứng, cảm xúc của trẻ trong một vài tình huống nhất định được đặt ra.
  • Tiến hành một vài các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán hình ảnh để có thể loại trừ tốt các nguyên nhân khác có liên quan đến triệu chứng của bệnh.
  • Cho các thành viên trong gia đình, những người thân thiết, trực tiếp chăm sóc trẻ thực hiện một buổi phỏng vấn hoặc trả lời bảng câu hỏi cụ thể.
  • Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán ADHD được đưa ra từ Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần DSM-5, do Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ xuất bản.

Việc chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ cũng gặp không ít các khó khăn, trở ngại bởi nó rất dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề khác thường xảy ra ở trẻ em. Việc chẩn đoán cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm trong nghề để có được đánh giá chuẩn xác nhất.

Phương pháp can thiệp hiệu quả đối với trẻ tăng động giảm chú ý

Nếu có thể phát hiện sớm các triệu chứng của tăng động giảm chú ý và kịp thời áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp thì trẻ hoàn toàn có thể kiểm soát được những hành vi bốc đồng của mình, dễ dàng ổn định hơn về mặt tâm lý và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp được sử dụng để điều trị chứng bệnh này. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, độ tuổi, sự thích ứng của mỗi cá nhân mà bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.

Hiện nay có rất nhiều các phương pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh lý này, cụ thể như sau:

1. Liệu pháp tâm lý

Trong hầu hết các trường hợp bị tăng động giảm chú ý ở trẻ đều sẽ được ưu tiên áp dụng liệu pháp tâm lý. Đây cũng được xem là một trong các biện pháp cải thiện đóng vai trò quan trọng và được duy trì xuyên suốt trong quá trình cải thiện sức khỏe, điều chỉnh hành vi cho trẻ nhỏ. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của mỗi trường hợp mà chuyên gia tâm lý sẽ cân nhắc để áp dụng các liệu pháp tâm lý phù hợp nhất, giúp mang lại hiệu quả vượt trội, an toàn cho trẻ.

Hiểu theo cách đơn giản thì liệu pháp tâm lý hay còn gọi là trị liệu tâm lý là hình thức điều trị thông qua các buổi trò chuyện trực tiếp cùng với chuyên gia tâm lý. Đối với trẻ bị ADHD thường sẽ được trị liệu 1 đến 2 buổi trong tuần, mỗi buổi thường sẽ kéo dài từ 30 đến 60 phút và tùy vào mức độ nghiêm trọng mà mỗi trẻ có thể duy trì từ 5 đến 20 buổi trị liệu khác nhau.

Tăng động giảm chú ý ở trẻ
Tâm lý trị liệu luôn là biện pháp được ưu tiên hàng đầu cho trẻ bị ADHD ở mức độ nhẹ đến nặng.

Trong từng buổi trị liệu trực tiếp, chuyên gia tâm lý sẽ chia nhỏ từng vấn đề liên quan đến chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ, cụ thể như cảm xúc, suy nghĩ, hành vi,…Từ đó, họ có thể tìm hiểu và biết rõ hơn về vấn đề mà trẻ nhỏ đang gặp phải, từ đó giúp trẻ dần điều chỉnh lại những yếu tố đó theo hướng tích cực và đúng đắn hơn.

Sau khi trẻ nhỏ có thể ổn định về mọi mặt thì chuyên gia cũng sẽ cho trẻ áp dụng điều đó vào đời sống thực tế hàng ngày để trẻ dần thích nghi và tái hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Bằng cách này trẻ sẽ dễ dàng giảm được sự bốc đồng, hiếu động quá mức của mình, biết cách kiểm soát hành vi và phản ứng thái quá của bản thân.

Các chuyên gia tâm lý cũng thường xuyên khuyến khích cha mẹ hoặc người thân cùng tham gia vào quá trình trị liệu tâm lý của trẻ nhỏ. Qua đó, họ có thể dễ dàng hiểu hơn về tình trạng hiện tại của trẻ, biết được những vấn đề khó khăn mà trẻ đang gặp phải và cũng có cách hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ tốt nhất.

2. Điều trị bằng thuốc

Một số trường hợp cần thiết, các biểu hiện của tăng động giảm chú ý gây ảnh hưởng quá lớn đối với cuộc sống, sinh hoạt, học tập, các mối quan hệ và cả sức khỏe của trẻ nhỏ thì bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc để áp dụng thêm một vài loại thuốc điều trị. Thuốc tuy không thể giúp loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây bệnh nhưng nó có khả năng kiểm soát và làm hạn chế các triệu chứng mà ADHD gây ra, giúp trẻ hạn chế được những hành vi mất kiểm soát của bản thân.

Một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Thuốc thuộc nhóm hướng thần: Bao gồm Dexmethylphenidate, Adderall, Methylphenidate,…
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, nhóm ức chế chọn lọc tái hấp thu Serotonin
  • Atomoxetine: Tuy không phải là nhóm thuốc kích thích tâm thần nhưng đây lại là loại thuốc được sử dụng rất nhiều trong các trường hợp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ em trên 6 tuổi.
  • Clonidine, đồng vận α-Adrenergic
  • Thuốc đối vận thụ thể giao cảm α-2a Guafacine

3. Hỗ trợ từ cha mẹ

Cha mẹ, gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc giúp trẻ cải thiện chứng tăng động giảm chú ý. Bên cạnh những biện pháp chuyên môn như trị liệu tâm lý kết hợp với một số loại thuốc thì sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của người thân cũng góp phần lớn giúp trẻ được phục hồi một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chính vì thế, nếu trẻ được chẩn đoán mắc chứng ADHD, cha mẹ nên:

Tăng động giảm chú ý ở trẻ
Trẻ tăng động giảm chú ý luôn cần sự quan tâm, hỗ trợ và giáo dục của cha mẹ.
  • Giáo dục hành vi cho con trẻ, hướng con thực hiện những thói quen tích cực và lành mạnh, cụ thể như ngủ đúng giờ, ăn đúng giấc, tập luyện thể dục thường xuyên, hoàn thành các nhiệm vụ trong ngày,…Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên liên hệ  để trao đổi và nhờ đến sự hỗ trợ của nhà trường, giáo viên để giúp trẻ điều chỉnh hành vi một cách hiệu quả nhất.
  • Đặt ra các quy tắc, kỹ luật cụ thể và rõ ràng, ngắn gọn dành cho trẻ. Cần giải thích cho trẻ hiểu rõ về những điều đó, hướng con thực hiện theo đúng những gì đã đặt ra.
  • Cần có thái độ kiên trì, dứt khoát nhưng cũng có phần mềm mỏng, nhẹ nhàng lúc cần thiết.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng những lời chửi mắng, chê bai, chỉ trích con trẻ, nhất là khi có mặt nhiều người. Những đứa trẻ bị tăng động giảm chú ý thường sẽ có lòng tự trọng rất cao nên rất dễ bị tủi thân, buồn khổ nếu liên tục bị cha mẹ trách phạt. Ngược lại, khi trẻ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao hay thực hiện tốt các hành vi đúng mực, các bậc phụ huynh cũng nên dành cho con những lời khen vừa phải, hợp lý để động viên con cố gắng nhiều hơn nữa.
  • Cần cải thiện sự tập trung của trẻ bằng nhiều cách khác nhau, cha mẹ có thể cùng trẻ trò chuyện, cùng trẻ đọc sách, chơi trò chơi,….Khi mới bắt đầu có thể sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng nếu có thể kiên trì và nỗ lực nhiều lần, trẻ sẽ dần cải thiện một cách hiệu quả.
  • Thể hiện sự quan tâm đúng mực đối với trẻ. Dù trẻ ở bất kỳ lứa tuổi nào, mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm lý khác nhau thì trẻ vẫn cần có sự riêng tư nhất định. Chính vì thế, cha mẹ vẫn nên quan tâm, chú ý đến trẻ nhưng vẫn phải tôn trọng những nhu cầu, mong muốn hợp lý của trẻ.
  • Hãy thường xuyên giao cho trẻ những công việc, nhiệm vụ phù hợp với khả năng của trẻ để trẻ gia tăng tính trách nhiệm.
  • Trẻ bị ADHD rất dễ bị thất vọng và buồn chán, do đó các bậc phụ huynh không nên dành cho trẻ những lời hứa suôn, chỉ nên hứa khi chắc chắn có thể thực hiện.

Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn đọc một số thông tin về tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ. Mong rằng các bậc phụ huynh có thể quan tâm, chăm sóc và kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ để có biện pháp cải thiện phù hợp, giúp trẻ điều chỉnh tốt các hành vi, suy nghĩ, cảm xúc chưa phù hợp của mình, nhanh chóng hòa hợp với cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài tập thở chữa nói lắp
4 Bài tập thở chữa nói lắp: Cha mẹ có thể dạy bé ngay tại nhà

Áp dụng một số bài tập thở tại nhà cũng là phương pháp hỗ trợ chữa nói lắp hiệu quả cho bé. Các chuyên gia...

trẻ hay đánh bạn
Trẻ hay đánh bạn, gây hấn: Nguyên nhân và Cách xử trí phù hợp

Trẻ hay đánh bạn, hay gây hấn với bạn là điều không hề hiếm gặp. Đây có thể chỉ là biểu hiện bướng bỉnh của...

bài tập điều hoà cảm giác cho trẻ tự kỷ
Các bài tập điều hoà cảm giác cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển

Các bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển các tác dụng rất tốt trong việc điều chỉnh và thay...

tác hại của smartphone đối với trẻ em
Những tác hại của smartphone đối với trẻ em cực khủng khiếp

Những tác hại của smartphone đối với trẻ em là một trong các vấn đề thường xuyên được bàn luận và cũng là nỗi lo...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort