Tăng động là gì? Dấu hiệu trẻ bị tăng động và cách điều trị

Hầu hết các bậc phụ huynh đều mong muốn con mình có thể trở nên lanh lợi, hoạt bát, thông minh, hiếu động và ngoan ngoãn. Tuy nhiên, không phải bất kì sự năng động nào cũng có lợi, cha mẹ cần phân biệt cụ thể giữa sự hiếu động tích cực và tăng động bệnh lý để có thể kịp thời giúp trẻ kiểm soát và khắc phục hiệu quả. 

Tăng động là gì?

Trẻ con luôn phá phách, nghịch ngợm, thích vui đùa, khám phá mọi thứ xung quanh. Đặc biệt là những đứa trẻ đã đến tuổi đi học, trẻ có thể nhảy múa, ca hát, vui đùa, chạy nhảy bất cứ lúc nào. Có những trẻ vui chơi không biết mệt mỏi, nghịch ngợm với mọi thứ xung quanh. Đây có thể là sự hiếu động bình thường của trẻ em và có thể tự động được khắc phục sau khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, nếu các biểu hiện của sự hiếu động diễn ra quá mức, khó có thể kiểm soát thì nó có thể được xem là tăng động, là một vấn đề sức khỏe tâm lý cần được khắc phục kịp thời.

tăng động
Trẻ tăng động quá mức có thể là vấn đề khiến cha mẹ phiền não.

Tăng động được xem như một rối loạn phát triển thường gặp của trẻ nhỏ từ khoảng 3 tuổi trở lên. Những đứa trẻ này có thể hiếu động ở mọi lúc mọi nơi, đồng thời trẻ cũng khó có thể tự nhận biết về những hành động của mình, không hiểu rõ nó có mang tính chất nguy hiểm hay không.

Dường như trẻ không thể ngồi yên một chỗ, lúc nào cũng muốn chạy nhảy, nô đùa ngay cả khi ở nhà, ở trường học hoặc kể cả những nơi đòi hỏi sự tôn nghiêm, im lặng như chùa, trong lớp học, nhà thờ,…Trẻ không thể ý thức cụ thể về những hành động không phù hợp của bản thân, ngược lại khi trẻ bị hạn chế về các hành vi tăng động, trẻ sẽ trở nên khó chịu và bứt rứt.

Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ, tác động đến khả năng học tập nếu không được can thiệp và điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó, chứng tăng động quá mức của trẻ nhỏ cũng có nhiều khả năng phát triển thành tăng động giảm chú ý (ADHD) – là một chứng rối loạn phát triển thường gặp, ở đó trẻ nhỏ vừa có hành vi hiếu động quá mức, vừa kèm theo chứng giảm chú ý.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động

Chúng ta sẽ dễ nhận thấy sự năng động của trẻ nhỏ thông qua các hành vi, lời nơi và năng lượng mà trẻ thể hiện hàng ngày. Tuy nhiên, để có thể xác định một đứa trẻ đang bị tăng động, thường sẽ dựa vào các biểu hiện cụ thể như sau:

tăng động
Trẻ tăng động có xu hướng trở nên tức giận, khó chịu khi bị kiểm soát quá nhiều.
  • Trẻ sẽ không thể ngồi yên một chỗ quá lâu, tay chân sẽ luôn cựa quậy, cảm thấy khó chịu, bồn chồn khi phải ngồi yên. Triệu chứng này là do trẻ không thể kiểm soát tốt hành vi của mình, hoàn toàn không liên quan đến việc trẻ quậy phá, không nghe lời cha mẹ.
  • Trẻ biểu hiện sự năng động của mình ngay cả trong các không gian, tình huống cần phải giữ im lặng và yêu cần phải ngồi yên. Ví dụ như trẻ có thể chạy nhảy lung tung trong chùa hoặc đi lại liên tục ngay khi giáo viên đang giảng bài.
  • Khi tăng động trẻ có xu hướng muốn được chạy nhảy, leo trèo, nghịch phá mọi thứ xung quanh.
  • Trẻ sẽ liên tục chạy nhảy, la hét ngay cả khi ở nhà hoặc ngoài đường. Dường như các trò chơi của trẻ đều liên tục đến sự ồn ào, náo nhiệt.
  • Tăng động quá mức cũng có khả năng khiến trẻ nhỏ nói liên tục, nói rất nhiều, nói không kiểm soát. Trẻ luôn có nhu cầu được nói, được bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình ngay cả khi không cần thiết và điều này gây phiền não đến những người xung quanh.
  • Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc phải chờ đợi, trẻ có thể trở nên cáu gắt, nóng nảy nếu phải chờ đợi quá lâu hoặc có thể thực hiện các hành vi lấy món đồ mà mình mong muốn khi chưa được cho phép.
  • Trẻ tăng động sẽ liên tục chen ngang vào câu chuyện của người khác, cắt ngang lời người khác nói.

Các biểu hiện tăng động của trẻ được xem là bất thường nếu nó kéo dài liên tục tối thiểu 6 tháng ở ít nhất 2 môi trường khác nhau. Đặc biệt, các triệu chứng sẽ làm ảnh hưởng và cản trở đến cuộc sống, học tập và cả sức khỏe của trẻ nhỏ nếu không được cải thiện kịp thời.

Làm sao để phân biệt trẻ tăng động và hiếu động?

Hiếu động được xem như một tính cách hoặc một trạng thái bình thường của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Sự hiếu động của trẻ thường sẽ biểu hiện một cách rõ ràng nhất khi trẻ mới biết đi. Trẻ có thể tò mò và nghịch ngợm những thứ xung quanh, đôi lúc cũng trở nên phá phách, chống đối với cha mẹ. Tuy nhiên, các hành vi này thường chỉ xảy ra khi trẻ ở nhà hoặc chỉ ở cạnh cha mẹ. Trẻ có thể trở nên rụt rè, nhút nhát và thu mình lại khi đi ra ngoài, gặp gỡ những người lạ mặt. Trẻ hoàn toàn có thể ngồi yên một chỗ nếu cảm thấy sợ sệt một ai đó.

Đối với những đứa trẻ hiếu động bình thường, trẻ hoàn toàn có thể hiểu và kiểm soát được những cảm xúc, hành vi tiêu cực của bản thân. Trẻ cũng sẽ vâng lời người lớn khi bị la rầy, nhắc nhở và trách mắng. Khi được hướng dẫn và chỉ dạy, trẻ sẽ trở nên ngoan ngoãn hơn, biết sửa đổi những hành vi chưa phù hợp của bản thân. Những đứa trẻ này chỉ cảm thấy tò mò với những thứ xung quanh, trẻ muốn được giải phóng năng lượng dư thừa của bản thân ra ngoài.

Thông thường thì sự hiếu động của trẻ sẽ dần được kiểm soát tốt khi trẻ lớn lên, có được nhận thức rõ ràng hơn (cụ thể là từ 8 trở lên). Đồng thời, sự hiếu động này cũng không gây quá nhiều ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, không làm cản trở đến quá trình học tập hay khả năng ngôn ngữ, tiếp thu của mỗi trẻ nhỏ.

Ngược lại, đối với những trẻ bị tăng động thì độ tuổi phát triển rõ ràng nhất lại từ 8 đến 11 tuổi. Trẻ có thể hiếu động, quậy phá, nghịch ngợm bất cứ lúc nào và bất kể ở đâu. Trẻ sẽ không thể phân biệt hoặc nhận thức rõ về những hành vi quá khích của mình, không thể kiểm soát được những cảm xúc và cử chỉ chưa phù hợp của bản thân.

Khi ai đó bắt trẻ tăng động phải ngồi yên một chỗ, trẻ sẽ thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt, thậm chí là tỏ thái độ chống đối, phản kháng dữ dội. Trẻ sẽ không nghe lời hoặc làm theo những gì mà người lớn, cha mẹ dạy bảo. Trẻ thường xuyên phạm phải những sai lầm dù đã được nhắc nhở rất nhiều lần. Đặc biệt, những đứa trẻ này rất thường chen ngang vào câu chuyện của người khác hoặc gây ồn ào ở những nơi cần sự yên tĩnh, nghiêm trang.

Nguyên nhân khiến trẻ tăng động

Cho đến hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định rõ ràng về nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ bị tăng động. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, một số yếu tố có thể liên quan được nhắc đến như sau:

  • Tăng động có thể xuất phát từ tình trạng rối loạn chức năng sinh học, tức là các chất hóa học nắm giữ chức năng truyền tín hiệu đến não bộ bị gián đoạn hoặc hoạt động không ổn định.
  • Tăng động ở trẻ cũng có khả năng liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người thân từng mắc phải các chứng tăng động thì nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi điều đó.
  • Sự ảnh hưởng của các độc tố đến từ môi trường cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến nhiều trẻ nhỏ tăng động quá mức, tuy nhiên yếu tố này rất hiếm khi xảy ra.
  • Trẻ tăng động cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe như rối loạn tăng động giảm chú ý, trẻ tự kỷ,…

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị tăng động?

Mặc dù các biểu hiện của tăng động khá rõ ràng nhưng các bậc phụ huynh lại rất hay nhầm lẫn giữa việc tăng động quá mức đối với sự hiếu động bình thường của trẻ nhỏ. Cũng bởi, trẻ em lúc nào cũng hoạt bát, thích khám phá và tìm tòi những điều thú vị. Bên cạnh đó, các biểu hiện của mỗi trẻ lại khác nhau, sự thích ứng với môi trường cũng tương đối riêng biệt.

Tuy nhiên, nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng hoặc nhận thấy sự bất thường trong hành vi, cử chỉ tăng động của trẻ thì cũng nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán tại các bệnh viện uy tín, chất lượng. Bác sĩ chuyên khoa cần xác định cụ thể nguyên nhân trẻ bị tăng động hoặc sự tăng động này có liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng nào không mới có thể đưa ra hướng giải quyết và khắc phục hiệu quả.

tăng động
Cha mẹ cần quan tâm, chú ý để kịp thời phát hiện các dấu hiệu tăng động bất thường ở trẻ nhỏ.

Để có thể hỗ trợ con thật tốt, các bậc phụ huynh nên:

  • Cha mẹ cần dành nhiều thời gian để quan tâm, tâm sự và chia sẻ với con nhiều hơn. Hãy bắt đầu tìm hiểu sâu vào những cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn của trẻ để có cách giáo dục và hướng dẫn trẻ hiệu quả hơn.
  • Tuyệt đối không gây áp lực cho trẻ nhỏ, không nên la mắng hay cố gắng ép buộc các hành vi của trẻ.
  • Các bậc phụ huynh nên cùng tham gia các hoạt động vui chơi với trẻ để có thể dễ dàng hiểu rõ hơn về hành vi bất thường ở trẻ và có cách điều chỉnh nó phù hợp.
  • Tham vấn cùng với bác sĩ chuyên khoa để có thể hiểu và biết rõ hơn về những phương pháp nên áp dụng cho trẻ.
  • Cha mẹ nên hạn chế tối đa các tình huống có thể làm con bị kích động, trở nên căng thẳng, khó chịu, bực tức. Khi con có những hành vi hung hăng, chống đối thì tốt nhất cha mẹ nên giữ sự bình tĩnh nhất định, không nên phản ứng quá mức với trẻ và từ từ điều chỉnh lại khi trẻ trở nên ổn định hơn.
  • Giúp trẻ sắp xếp các công việc cần làm trong ngày, hỗ trợ trẻ trong học tập, sinh hoạt để trẻ có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
  • Cha mẹ nên hướng trẻ đến những lối sống lành mạnh, khuyến khích trẻ thường xuyên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, khi vận động đúng cách sẽ giúp trẻ tiêu hao được nguồn năng lượng dư thừa bên trong cơ thể, từ đó cũng hạn chế được một phần sự tăng động không kiểm soát của trẻ.
  • Trẻ tăng động cũng nên được chú ý nhiều hơn về chế độ ăn uống ngày hàng, phụ huynh nên quan tâm và bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, giàu khoáng chất, vitamin cho trẻ nhỏ.
  • Giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, cha mẹ cần duy trì giấc ngủ đủ và chất lượng phù hợp với từng độ tuổi khác nhau. Trẻ tăng động đôi khi cũng sẽ bị rối loạn về giấc ngủ, trẻ cảm thấy không buồn ngủ, ngủ không sâu giấc,…Nếu con đang rơi vào trạng thái này, cha mẹ hãy thử áp dụng các liệu pháp thư giãn như ngâm chân với nước ấm, uống trà thảo mộc, massage, thiền định trước khi ngủ để con được ngủ ngon hơn.
  • Sự tăng động của trẻ có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống, làm suy giảm khả năng học tập hoặc gây phiền phức đối với những người xung quanh. Vì thế, cha mẹ cũng nên nói cho con hiểu về những tác hại nghiêm trọng có thể xảy ra khi con thực hiện các hành vi đó, giáo dục con phải biết chịu trách nhiệm trước những điều mà mình gây ra.
  • Tạo cho con nhiều điều kiện để phát triển bản thân, thể hiện những năng khiếu của mình. Tạo cho con nhiều sân chơi bổ ích để con có thể thoải mái vui đùa, kết bạn.

Trong những trường hợp cần thiết, cha mẹ cũng cần cho con tiến hành trị liệu tâm lý, đặc biệt là các trường hợp bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Việc trị liệu cùng với các chuyên gia tâm lý sẽ giúp cho trẻ có thể dễ dàng điều chỉnh được những bất ổn trong cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của chính mình. Nhờ đó mà trẻ dễ dàng kiểm soát được sự tăng động quá mức của mình, giúp tinh thần được nâng đỡ và ổn định hơn.

Nếu nhận thấy sự tăng động ở trẻ biểu hiện quá mức và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe thì bác sĩ chuyên khoa cũng có thể cân nhắc đến việc áp dụng một số loại thuốc nhất định. Việc dùng thuốc sẽ giúp trẻ kiểm soát và hạn chế bớt những hành vi không kiểm soát của mình, giúp cho quá trình trị liệu và điều trị được thành công hơn.

Trên đây là một số thông tin có thể hỗ trợ các bậc phụ huynh nhận biết sự tăng động bất thường ở trẻ nhỏ. Mong rằng, bạn đọc có thể mau chóng đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa để có hướng khắc phục kịp thời cho trẻ, giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và tích cực hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đồ chơi cho trẻ chậm nói
Những đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp bé phát triển ngôn ngữ

Việc chọn đồ chơi cho trẻ chậm nói đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn, nhanh...

Trẻ chậm nói không tập trung
Trẻ chậm nói không tập trung: Biểu hiện này có đáng lo?

Trẻ chậm nói không tập trung chính là nỗi lo lắng lớn của rất nhiều các bậc phụ huynh. Điều này khiến trẻ nhỏ gặp...

phương pháp Montessori
Dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà | Hướng dẫn chi tiết

Dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà hiện đang được áp dụng rất phổ biến cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Phương pháp...

Trò chơi luyện phát âm cho trẻ
Top 10 Trò chơi luyện phát âm cho trẻ thú vị và hiệu quả nhất

Các trò chơi luyện phát âm cho trẻ có thể hỗ trợ kích thích ngôn ngữ và điều chỉnh tốt về khả năng phát âm,...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort