Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói: Khi nào cần can thiệp?

Trẻ gần 30 tháng tuổi là giai đoạn phát triển vượt trội về mọi khía cạnh, kể cả ngoại hình, tính cách và ngôn ngữ. Tuy nhiên, vẫn có không không ít các trường hợp trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi nhưng vẫn chưa biết nói, chưa thể sử dụng ngôn ngữ giao tiếp linh hoạt gây nên nhiều cản trở trong đời sống, học tập. 

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nó
Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nó có thể là dấu hiệu cảnh báo của một chứng bệnh nguy hiểm.

Tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi

Mỗi trẻ nhỏ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Có những trẻ biết nói và biết sử dụng ngôn ngữ giao tiếp ngay từ rất sớm nhưng cũng có những trường hợp trẻ chậm nói hơn so với thông thường.

Tuy nhiên, nhìn chung, đối với một đứa trẻ có sự phát triển ổn định và bình thường thì từ khoảng sau 28 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu biết sử dụng ngôn ngữ và có vốn từ nhất định của chính mình. Đây cũng được xem là giai đoạn vàng trong quá trình mở rộng ngôn ngữ cho trẻ nhỏ, trẻ sẽ dần học hỏi và gia tăng ngôn ngữ của bản thân để có thể tương tác, học tập hiệu quả hơn.

Lúc này, trẻ nhỏ đã bắt đầu biết cách sử dụng ngôn ngữ để diễn tả những suy nghĩ, cảm xúc và những điều mình muốn làm, những món ăn muốn thưởng thức, những nơi mà trẻ muốn đến,…Chính vì thế, trong giai đoạn 28, 29, 30 tháng tuổi là thời điểm phù hợp và đáng quan tâm để hỗ trợ trẻ dần phát triển ngôn ngữ toàn diện cùng với những kỹ năng cần thiết khác.

So với những trẻ khoảng 24 tháng tuổi thì trẻ từ sau 28 tháng sẽ dần gia tăng vốn từ vựng và có tốc độ học hỏi, phát triển nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, trẻ vẫn chưa thể biết cách sử dụng đa dạng các từ ngữ và đôi khi cũng còn khó khăn trong việc hiểu rõ nghĩa các từ, các câu phức tạp.

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nó
Trẻ từ trên 28 tháng tuổi thường sẽ có vốn từ đa dạng và biết cách giao tiếp linh hoạt hơn.

Nếu dựa vào tốc độ phát triển ngôn ngữ chung của trẻ nhỏ thì trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi đã có thể sử dụng được nhiều từ ngữ và biết cách sắp xếp, ghép các cụm từ thành câu hoàn chỉnh. Lúc này trẻ cũng bắt đầu nói nhiều hơn, liên tục đặt ra những câu hỏi vì sao để khám phá thêm nhiều điều thú vị, mới lạ xoay quanh cuộc sống.

Hơn thế, trẻ cũng có nhận thức và tư duy rõ ràng hơn. Trẻ biết cách phân biệt và nhận dạng các đồ vật, màu sắc, hình dáng, mùi vị và biết về các khái niệm đơn giản. Khi trẻ được khoảng 29,30 tháng tuổi trẻ sẽ dần biết cách thể hiện cảm xúc qua ngôn ngữ hoặc có thể ngân nga theo các ca từ của những bài hát quen thuộc.

Có thể thấy, trẻ nhỏ trong 3 tháng tuổi này chính là giai đoạn bùng nổ về ngôn ngữ và cũng là thời điểm thích hợp nhất để kích thích khả năng học tập, trau dồi thêm nhiều từ vựng mới lạ cho trẻ. Tuy nhiên, nếu trong độ tuổi này trẻ vẫn chưa thể nói được những từ đơn giản và không biết cách giao tiếp bằng lời nói thì nhiều khả năng trẻ đang bị chậm nói và cần được thăm khám, can thiệp kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chậm nói

Như đã chia sẻ ở trên, trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi đã có thể biết nói và giao tiếp linh hoạt trong cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn có không ít các trường hợp trẻ chậm nói, trẻ đến giai đoạn này nhưng chỉ nói được một vài từ đơn giản hoặc thậm chí chưa biết nói khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng, hoang mang.

Để nhận biết trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi đang bị chậm nói, các bậc phụ huynh có thể dựa vào những biểu hiện sau đây:

Trẻ 28 tháng tuổi:

  • Vốn từ nghèo nàn, hạn hẹp, phần lớn trẻ chỉ có thể nói được một số từ ngữ đơn giản hoặc thậm chí không nói.
  • Trẻ không biết cách ghép các từ ngữ lại thành cụm từ hoặc câu có nghĩa.
  • Trẻ không biết cách đặt ra những câu hỏi đơn giản, ví dụ như “Mẹ đâu rồi?”.
  • Trẻ thường sử dụng từ ngữ một cách lộn xộn, không rõ ràng khiến mọi người xung quanh khó hiểu.
Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nó
Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chậm nói thường có vốn từ hạn hẹp hoặc có xu hướng không giao tiếp bằng lời nói.

Trẻ 29 tháng tuổi: 

  • Trẻ không thể nói được những câu ngắn gọn
  • Trẻ khó khăn trong việc hiểu được ý nghĩa của những lời yêu cầu, hướng dẫn và không thể thực hiện tốt.
  • Giọng nói của trẻ có phần bất thường, trẻ nói không rõ ràng, thường xuyên nói lắp, nói ngọng.
  • Trẻ không quan tâm đến các hoạt động kích thích ngôn ngữ như âm nhạc, sách vở.
  • Trẻ ít có xu hướng tương tác với những đồ vật, con vật, bạn bè.

Trẻ 30 tháng tuổi:

  • Trẻ không biết cách để sử dụng nhiều từ ngữ thành một câu có ít nhất 2, 3 từ.
  • Trẻ không biết dùng đại từ nhân xưng.
  • Khả năng ghi nhớ của trẻ kém hơn so với lứa tuổi.
  • Trẻ gặp khó khăn trong việc nhận biết và phân biệt các đồ vật, màu sắc, hình dáng khác nhau.

Vì sao trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói?

Chậm nói là một trong các vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trong xã hội hiện đại ngày nay. Bởi nhiều lý do khác nhau mà trẻ nhỏ khó có thể phát triển ngôn ngữ một cách ổn định và toàn diện. Điều này gây nên rất nhiều khó khăn trong quá trình giao tiếp, tương tác, sinh hoạt và học tập trong tương lai của trẻ.

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nó
Tự kỷ có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói.

Đối với những trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói, có thể liên quan đến những nguyên nhân ảnh hưởng sau đây:

  • Do rối loạn chức năng miệng: Đối với những tình trạng trẻ nhỏ mắc phải chứng rối loạn này thì sẽ trẻ gặp nhiều sự cản trở trong quá trình hoạt động và kết hợp linh hoạt giữa các bộ phận phát âm ở miệng như lưỡi, môi, hàm. Trong thực tế thì trẻ vẫn có thể nói và tạo ra âm thanh nhưng tiếng nói của trẻ có thể không được chuẩn xác, trẻ nói ngọng, nói lơ lớ, nói sai.
  • Bị khiếm khuyết về thính giác: Nếu khả năng nghe của trẻ không được hoạt động tốt, trẻ sẽ khó có thể nghe, hiểu và phát triển ngôn ngữ một cách bình thường như các đứa trẻ khác. Vì thế, đối với những trẻ bị viêm tai giữa, thủng màng nhĩ,….thường sẽ chậm nói, dù trẻ đã được 28, 29, 30 tháng tuổi vẫn chưa biết nói.
  • Chậm nói do rối loạn chức năng não: Theo chia sẻ của nhiều nhà khoa học thì não bộ chính là cơ quan chính phụ trách về việc phát triển ngôn ngữ của con người. Nếu bộ phận này bị tổn thương hoặc gặp phải các vấn đề rối loạn thì sẽ làm cản trở đến quá trình hình thành tiếng nói ở trẻ.
  • Ảnh hưởng từ các bệnh tâm lý: Chậm nói của trẻ nhỏ thường được nhắc đến với chứng tự kỷ, bạo não, rối loạn giảm chú ý, chậm phát triển,….Đối với những trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi vẫn chưa biết nói và có kèm một số biểu hiện đặc trưng bất thường khác thì có thể là dấu hiệu cảnh báo về một chứng bệnh tâm lý nguy hiểm nào đó.
  • Do môi trường sống: Môi trường sống và cách giáo dục của gia đình cũng là yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến tốc độ phát triển ngôn ngữ của mỗi trẻ nhỏ. Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã bị thiếu vắng tình thương của ba mẹ, không được giao tiếp, trò chuyện hoặc bị tổn thương tinh thần thì quá trình hình thành ngôn ngữ sẽ bị gián đoạn, trì trệ rất nhiều.

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói mà các bậc phụ huynh cùng bác sĩ chuyên khoa nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc áp dụng tốt các biện pháp can thiệp phù hợp cho trẻ. Quá trình điều trị cho trẻ chậm nói cần được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh gây nên những ảnh hưởng tiêu cực về sau.

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói có đáng lo ngại không? Khi nào cần can thiệp?

Như đã chia sẻ ở trên, trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói là một trong các tình trạng đáng lo ngại bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào đó. Các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần cho trẻ thăm khám và chẩn đoán kịp thời tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi uy tín và chất lượng tại khu vực hoặc các tỉnh lân cận.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn có không ít các trường hợp gia đình thờ ơ, không quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ và cho rằng đó chỉ là sự chậm nói thông thường. Trong thực tế, mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau và đôi lúc việc trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói vẫn có thể dần cải thiện sau khi trẻ lớn lên.

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói
Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chậm nói cần được thăm khám và can thiệp sớm.

Nhưng trong giai đoạn này, nếu trẻ hoàn toàn không nói bất kỳ từ ngữ nào và không có nhu cầu được giao tiếp. Hơn thế, trẻ có kèm theo các biểu hiện bất thường về suy nghĩ, cảm xúc, hành vi thì ba mẹ cần nên chú ý và cho trẻ thăm khám kịp thời.

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói gây nên nhiều sự cản trở đối với quá trình giao tiếp, kết nối xã hội của trẻ nhỏ. Nếu không được khắc phục tốt trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sinh hoạt đời sống, kết quả học tập và nhiều vấn đề, khía cạnh khác bên ngoài xã hội.

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chậm nói?

Như đã chia sẻ, trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói hoặc chậm nói có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ mà trẻ cần được can thiệp bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Bên cạnh việc được thăm khám và điều trị bằng các biện pháp chuyên khoa thì trẻ nhỏ cũng rất cần sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, người thân, đặc biệt là ba mẹ. Các bậc phụ huynh nên chú ý và tạo điều kiện thuận lợi để trẻ tiếp xúc, phát triển ngôn ngữ hiệu quả hơn, nhờ đó mà trẻ biết các dùng lời nói để giao tiếp, tương tác linh hoạt.

Cụ thể một số biện pháp hỗ trợ trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói tại nhà mà ba mẹ nên áp dụng cho trẻ như:

1. Thường xuyên trò chuyện với trẻ

Giao tiếp chính là phương pháp hiệu quả và cần được áp dụng để phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Được biết, ngay từ khi mới chào đời, trẻ đã bắt đầu tiếp xúc với ngôn ngữ, theo thời gian trẻ sẽ nghe hiểu và dần hình thành nên cách sử dụng ngôn ngữ riêng của bản thân.

Các chuyên gia cũng thường xuyên khuyến khích gia đình nên trò chuyện, chia sẻ bằng lời nói với trẻ ngay khi trẻ còn trong bụng mẹ. Khi trẻ chưa biết nói, việc trò chuyện sẽ giúp trẻ làm quen với âm thanh, ngôn ngữ và dần ghi nhớ, quan sát cách phát âm, sử dụng từ ngữ.

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói
Trò chuyện là giải pháp hiệu quả nhất để kích thích ngôn ngữ ở trẻ nhỏ.

Đồng thời, khi trẻ liên tục được giao tiếp với mọi  người xung quanh, trẻ cũng sẽ dần được kích thích về như cầu kết nối và muốn bày tỏ về những cảm xúc, mong muốn cá nhân. Chính vì thế, việc thường xuyên tương tác với trẻ sẽ giúp trẻ dần hình thành và phát triển tốt về ngôn ngữ, từ đó trẻ sẽ giao tiếp dễ dàng hơn.

2. Âm nhạc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả

Trẻ nhỏ thường bị hấp dẫn bởi những giai điệu vui nhộn nên việc cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc, nghệ thuật từ bé sẽ giúp trẻ hình thành ngôn ngữ hiệu quả hơn. Trong nhiều cuộc nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, âm nhạc giúp kích thích trí não của trẻ nhỏ và tạo điều kiện cho trẻ học hỏi, ghi nhớ từ vựng tốt hơn, nhờ đó mà trẻ có thể sử dụng lời nói dễ dàng.

Dựa theo các thông tin chia sẻ từ chuyên gia thì khi trẻ nhỏ được nghe nhạc thường xuyên sẽ giúp trẻ tạo được sự kết nối tốt với âm nhạc. Cũng tương tự như thế, trẻ cũng sẽ học được cách để kết nối và duy trì tốt mối quan hệ với những người xung quanh.

Theo chia sẻ từ bác sĩ, chuyên gia khoa học thần kinh Dee Joy Coulter thì âm nhạc có khả năng cải thiện và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi. Vì thế, các bậc phụ huynh nên ưu tiên chọn lựa các bài hát phù hợp với lứa tuổi của trẻ với những ca từ, nội dung đơn giản để trẻ có thể ghi nhớ và học tập tốt hơn.

3. Trẻ cần môi trường sinh hoạt lành mạnh

Việc trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói cũng có khả năng liên quan đến quá trình sinh hoạt, môi trường sống thiếu lành mạnh của trẻ. Để trẻ nhỏ có thể phát triển ngôn ngữ hiệu quả và ổn định, các bậc phụ huynh cũng cần tạo cho trẻ môi trường vui chơi, thư giãn và hoạt động tích cực.

Trong giai đoạn này, trẻ nhỏ sẽ có nhu cầu được khám phá và cảm thấy hứng thú với nhiều thú mới mẻ, xa lạ bên ngoài. Việc cho trẻ được tiếp xúc và trải nghiệm những điều thú vị sẽ giúp kích thích thêm khả năng tư duy, sáng tạo và ngôn ngữ ở trẻ.

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói
Khi trẻ có môi trường sinh hoạt lành mạnh, trẻ sẽ dễ dàng phát triển tốt về ngôn ngữ, lời nói.

Chính vì thế, để cải thiện tốt tình trạng chậm nói của trẻ, các bậc phụ huynh nên tạo cho trẻ môi trường lành mạnh để được tự do vui chơi, thư giãn. Trẻ cũng nên được tiếp xúc với các hoạt động ngoài trời, gặp gỡ những bạn bè đồng trang lứa để có được những trải nghiệm hấp dẫn.

Ngoài ra, khi giáo dục và nuôi dạy trẻ tại nhà, ba mẹ cũng cần xây dựng cho con những thói quen sinh hoạt lành mạnh. Nhất là những trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi cần được hạn chế và kiểm soát tốt về thời gian tiếp xúc với các thiết bị công nghệ, đặc biệt là điện thoại, iPad, tivi, máy tính,…

4. Dạy trẻ nói từ những điều nhỏ nhặt

Đối với những trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói, các bậc phụ huynh không thể tạo áp lực và bắt ép trẻ phải biết nói ngay lập tức. Cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ trong giai đoạn này đó chính là kiên trì và nhẫn nại dạy trẻ nói từ những điều nhỏ nhặt, đơn giản xoay quanh cuộc sống hàng ngày.

Việc dạy trẻ nói không bắt buộc phải thực hiện ở một thời điểm hay không gian nhất định. Ba mẹ có thể hướng dẫn cho con cách dùng từ ngữ thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, ngay cả khi ăn, khi tắm, khi vui chơi,…Bằng cách này trẻ sẽ giảm bớt được những sự căng thẳng khi học nói và cảm thấy hứng thú hơn trong việc có thể dùng từ ngữ để gọi tên các sự vật, sự việc xung quanh.

Ba mẹ hãy thường xuyên tường thuật lại những hoạt động trong ngày bằng lời nói để trẻ có thể hiểu và dễ dàng hình dung, kết nối giữa sự việc và ngôn ngữ. Khi nhận thấy trẻ bị hấp dẫn bởi một thứ gì đó, hãy nhanh chóng giới thiệu và gọi tên những điều có liên quan đến trẻ có thể học hỏi được hiệu quả hơn.

Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói được xem là một trong các vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và e ngại. Mặc dù mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau nhưng ngay khi nhận thấy trẻ nhỏ có dấu hiệu chậm nói quá mức so với tuổi thì các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc cho trẻ tiến hành thăm khám và can thiệp kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu
Quan niệm “Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” liệu có đúng?

"Chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu" là một quan niệm xưa cũ với ý cho rằng những trẻ chậm nói thường thông minh...

sách dạy trẻ chậm nói
5 Cuốn sách dạy trẻ chậm nói hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ

Sách dạy trẻ chậm nói là một trong những phương pháp được ưa chuộng và tin dùng nhất hiện nay nhằm giúp trẻ phát triển...

thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói
Có nên dùng thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói? Loại nào tốt?

Có nên dùng thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói là một băn khoăn lớn của nhiều phụ huynh có con gặp tình trạng...

Trẻ tăng động thiếu tập trung, trí nhớ kém
Trẻ tăng động thiếu tập trung, trí nhớ kém và giải pháp khắc phục

Trẻ tăng động thiếu tập trung, trí nhớ kém gây nên nhiều cản trở đối với đời sống, năng lực học tập và sự phát...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort