Cách giúp bé luyện khẩu hình và âm ngữ chuẩn nhất mẹ nên biết

Đối với những trẻ chậm nói, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp kém thường sẽ được hỗ trợ áp dụng các bài tập giúp trẻ luyện khẩu hình và âm ngữ để nâng cao những mặt còn hạn chế về tương tác. Các bậc phụ huynh cũng nên trao đổi với chuyên gia để có thể tìm hiểu, học hỏi và thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ cho trẻ trong giai đoạn sớm, tạo tiền đề vững chắc để trẻ phát triển toàn diện hơn. 

Cách giúp bé luyện khẩu hình và âm ngữ
Luyện khẩu hình và âm ngữ là cách hiệu quả giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp, phát âm chuẩn.

Cách giúp bé luyện khẩu hình và âm ngữ ba mẹ nên biết

Trong những năm tháng đầu đời, việc học tập và phát triển ngôn ngữ là kỹ năng quan trọng, cần thiết đối với mỗi đứa trẻ. Để trẻ có thể nói tốt thì việc rèn luyện phát âm, điều chỉnh khẩu hình, âm ngữ là điều đầu tiên cần phải thực hiện.

Mặc dù tốc độ phát triển ngôn ngữ của mỗi đứa trẻ là khác nhau nhưng đối với những trẻ chậm nói hơn so với mốc quy định thì cũng cần được chú ý, quan tâm nhiều hơn đến việc hỗ trợ áp dụng các biện pháp cải thiện. Trong đó, việc thực hiện các bài tập cơ hàm, cơ môi, cơ lưỡi cũng góp phần lớn trong quá trình giúp bé luyện khẩu hình và âm ngữ, từ đó gia tăng khả năng giao tiếp bằng lời nói linh hoạt hơn.

Cụ thể một số cách giúp bé luyện khẩu hình và âm ngữ mà ba mẹ nên áp dụng như:

1. Giúp con luyện phát âm bằng cơ hàm

Để có thể phát âm và nói được một cách rõ ràng, chuẩn xác thì trước tiên trẻ cần phải học cách sử dụng cơ hàm một cách đúng cách. Một số các luyện tập hiệu quả được khuyến khích áp dụng cho trẻ như sau:

1.1 Cập răng

Trong giai đoạn trẻ tập nói, các bậc phụ huynh nên chú trọng vào việc dạy cho con biết cách cập răng, tức là nhấc hai hàm để chạm vào nhau. Để trẻ có thể dễ dàng thực hiện được động tác này, ba mẹ nên ngồi đối diện ngang với tầm nhìn của con để thực hiện mẫu động tác và yêu cầu con bắt chước theo. Hoặc cả hai có thể ngồi nhìn vào gương và cùng nhau thực hiện.

1.2 Đẩy hàm dưới qua lại

Cũng tương tự như luyện cập răng, ba mẹ cũng nên làm mẫu để trẻ quan sát và dễ dàng thực hiện theo. Hãy yêu cầu trẻ há miệng to vừa phải và từ từ đưa hàm dưới di chuyển qua hai bên. Động tác cần được thực hiện chậm để trẻ bắt chước theo, sau khi quen dần hãy tăng tốc độ phù hợp với khả năng của mỗi trẻ.

1.3 Cắn môi dưới

Như tên gọi của nó, bài tập này sử dụng răng của hàm trên để cắn nhẹ vào môi của hàm dưới, sao cho khi bật môi ra tạo thành phát âm giống với chữ “V”.

2. Bài tập cho bé luyện phát âm bằng cơ môi

Tiếp theo, để trẻ có thể luyện khẩu hình và âm ngữ chuẩn thì việc điều khiển chuyển động của cơ môi là rất cần thiết. Tập luyện các bài tập về môi sẽ giúp cho trẻ hạn chế tốt được tình trạng nói ngọng, nói lơ lớ, nói không rõ từ.

2.1 Bài tập tròn môi

Bạn sẽ rất dễ bắt gặp được tình trạng trẻ nhỏ từ 2 đến 4 tuổi đã biết nói nhưng nói không rõ nghĩa, nói ngọng. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì đây có thể là ảnh hưởng từ việc trẻ không biết cách làm tròn môi khi nói, gây nên những sự sai lệch về phát âm và tạo ra âm thanh không chuẩn.

Để dạy cho trẻ biết cách làm tròn môi, các bậc phụ huynh hãy thực hiện mẫu bằng cách phát âm các chữ cái như “O”, “Ô” hoặc có thể bắt chước tiếng gáy của gà trống. Bằng những phương pháp đơn giản này, trẻ sẽ dễ dàng làm theo và bật ra những âm thanh chính xác hơn.

2.2 Bài tập chu môi

Chu môi tưởng chừng như một hành động bình thường, tạo sự dễ thương nhưng nó lại mang đến lợi ích rất tốt đối với quá trình luyện phát âm của mỗi trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ cách chu môi khi phát âm những từ ngữ như “u”, “xu”, “tu” hoặc bắt chước âm thanh của tiếng gió thổi “vù vù”.

Cách giúp bé luyện khẩu hình và âm ngữ
Bài tập chu môi giúp trẻ phát âm tốt, chuẩn xác hơn.

2.3 Bài tập mím môi

Không chỉ phục vụ tốt trong quá trình phát triển ngôn ngữ, phát âm, giao tiếp mà các bài tập mím môi còn hỗ trợ tốt đối với những sinh hoạt đời sống hàng ngày của mỗi trẻ nhỏ. Trẻ cần biết cách mím môi khi uống sữa, ăn uống,…

Ví dụ, các bậc phụ huynh có thể gia tăng khẩu hình môi của trẻ bằng cách cho trẻ mím môi giữ một vật gì đó, chẳng hạn như muỗng, giấy ăn, miếng bánh,…Sau đó hãy yêu cầu trẻ mở môi ra để vật rơi xuống. Hoặc bạn có thể cho trẻ sử dụng ống hút để hút sữa, uống nước giúp trẻ hình thành thói quen và rèn luyện các cử động môi hiệu quả.

2.4 Bài tập phồng má

Việc thực hiện bài tập phồng má sẽ giúp cho trẻ biết cách để lấy hơi, duy trì hơi thở tốt trong việc phát âm, giao tiếp. Các bậc phụ huynh chỉ cần hướng dẫn cách phồng má, yêu cầu con giữ khoảng vài giây và liên tục lặp đi lặp lại nhiều lần.

3. Bài tập cơ lưỡi giúp bé luyện khẩu hình và âm ngữ chuẩn

Bên cạnh các bài tập cơ môi, cơ hàm thì để hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, luyện khẩu hình, âm ngữ, phát âm chuẩn xác hơn thì các bậc phụ huynh cũng đừng quên đến các bài tập cơ lưỡi. Lưỡi là một trong các bộ phận quan trọng đối với việc phát âm, duy trì khả năng tạo ra âm thanh, tiếng nói chuẩn của mỗi người nên cần phải được chú trọng và rèn luyện ngay từ nhỏ.

3.1 Bài tập thò – thụt lưỡi

Cũng giống với các bài tập trên, để trẻ có thể thực hiện một cách thành thục thì phụ huynh hãy làm mẫu vài lần với tốc độ chậm. Sau khi đã quan sát và hiểu rõ, trẻ sẽ dần bắt chước theo dễ dàng hơn.

Hoặc để gia tăng sự hứng thú của trẻ, ba mẹ cũng có thể lồng ghép vào các trò chơi như bắt chước cách thè lưỡi của các loài động vật quen thuộc. Hay khi cho trẻ ăn một món ăn nào đó, hãy yêu cầu trẻ thực hiện động tác thò – thụt lưỡi để lấy thức ăn.

3.2 Đá lưỡi sang hai bên

Chuyển động của lưỡi sẽ trở nên linh hoạt hơn với bài tập đá lưỡi sang hai bên. Ba mẹ cũng nên thực hiện mẫu để trẻ có thể quan sát và lặp lại đúng theo động tác đó.

3.3 Liếm môi

Đây có thể là một trong các hành vi thường ngày của nhiều trẻ nhỏ nhưng cũng có rất nhiều trẻ không biết cách sử dụng lưỡi để liếm xung quanh viền môi. Để kích thích hoạt động này, ba mẹ có thể sử dụng các loại thức ăn mà trẻ yêu thích để bôi lên môi của trẻ và hướng dẫn cho trẻ cách dùng lưỡi liếm.

Bài viết trên đây đã chia sẻ về một số cách giúp bé luyện khẩu hình và âm ngữ. Các bậc phụ huynh hãy nên áp dụng cho trẻ ngay từ sớm để tạo điều kiện thuận lợi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát âm và có được khả năng tương tác xã hội hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có nên dùng thuốc bổ não cho trẻ kém tập trung
Có nên dùng thuốc bổ não cho trẻ kém tập trung? Giải đáp

Có nên dùng thuốc bổ não cho trẻ kém tập trung hay không là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh đặt ra. Trên thực...

Khuyết tật học tập là gì? Nguyên nhân và cách hỗ trợ trẻ

Khuyết tật học tập là những khó khăn nhỏ trong việc học và rào cản lớn đối với nhiều người trong giai đoạn phát triển...

phương pháp Tâm vận động
Phương pháp Tâm vận động trong giáo dục & can thiệp trẻ đặc biệt

Phương pháp Tâm vận động hiện đang được ứng dụng rất rộng rãi trong quá trình giáo dục và can thiệp trẻ đặc biệt tại...

trẻ tăng động bị bạn bè xa lánh
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ tăng động bị bạn bè xa lánh, bắt nạt?

Trẻ tăng động giảm chú ý thường có những hành vi, cảm xúc khác lạ hơn so với bình thường nên trẻ dễ trở thành...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort