Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi: Biểu hiện & can thiệp
Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi thường có biểu hiện rõ ràng hơn bởi lúc này trẻ đã bắt đầu chịu nhiều tác động về môi trường, học tập, các mối quan hệ. Các triệu chứng của bệnh cũng gây nên nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, khả năng học tập và chất lượng cuộc sống của trẻ nếu không sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp phù hợp.
Biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi
Tăng động giảm chú ý hay còn được viết tắt là ADHD là một trong các chứng rối loạn xuất hiện phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ. Đặc trưng của căn bệnh này đó chính là sự tăng động quá mức kèm theo sự suy giảm chú ý, tập trung với hầu hết các vấn đề xảy ra xung quanh cuộc sống.
Dựa vào kết quả nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai sẽ cao gấp 2 lần so với bé gái. Theo đó, cứ trong khoảng 11 trẻ từ 4 đến 17 tuổi sẽ có ít nhất 1 trẻ mắc phải chứng tăng động giảm chú ý ở các giai đoạn khác nhau.
Biểu hiện của bệnh thường khởi phát sớm trước tuổi đi học nhưng không quá rõ ràng, dễ nhầm lẫn và gây ra nhiều khó khăn cho quá trình chẩn đoán. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi đi học thì các triệu chứng tăng động giảm chú ý sẽ có xu hướng gia tăng mạnh mẽ hơn.
Khi trẻ lên 6 tuổi, trẻ sẽ bắt đầu hành trình học tập với nhiều sự bỡ ngỡ và mới lạ. Trẻ dần phải thích nghi với môi trường mới khi vào lớp 1, gặp gỡ bạn bè, thầy cô và tuân thủ các quy tắc, nề nếp của trường học. Điều này khiến cho các biểu hiện của tăng động giảm chú ý tăng dần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến học tập, sinh hoạt đời sống, sức khỏe và các mối quan hệ xung quanh.
Các bậc phụ huynh cần phải chú ý và dành thời gian nhiều hơn cho con để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, từ đó nhanh chóng cho trẻ thăm khám và điều trị kịp thời, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực. Cụ thể một số biểu hiện tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi như:
1. Tăng động, nghịch ngợm quá mức
- Hay chạy nhảy, leo trèo, đùa nghịch, khám phá khắp mọi nơi, ngay cả những địa điểm cần giữ trật tự, yên lặng.
- Tay chân luôn muốn hoạt động, không thể ngồi yên quá lâu.
- Khi phải ngồi yên, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, tay chân cựa quậy, bứt rứt.
- Trẻ có xu hướng nói liên tục, nói nhanh, nói to, tiếng nói đôi khi không rõ ràng, rành mạch.
- Hay chen ngang vào lời nói hoặc câu chuyện của người khác, luôn đưa ra câu trả lời trước khi nghe xong câu hỏi.
- Không thể chờ đợi quá lâu, gặp nhiều khó khăn khi phải xếp hàng, chờ đến lượt.
- Có thể quấy phá người khác, gây mất trật tự những nơi công cộng, trang nghiêm.
2. Mất tập trung, giảm sự chú ý
- Không thể tập trung vào bất cứ công việc nào, dễ mắc phải các sai lầm.
- Không biết cách quản lý thời gian, sắp xếp công việc hợp lý, phù hợp.
- Dễ bị xao nhãng và tác động bởi nhiều yếu tố từ bên ngoài.
- Không hiểu rõ và không thể tuân thủ tốt các chỉ dẫn, yêu cầu của thầy cô, ba mẹ hoặc những người xung quanh.
- Trí nhớ bị suy giảm, thường hay quên cặp sách, bút viết hoặc các đồ dùng hàng ngày.
- Không thích và không thể tham gia tích cực vào các hoạt động, trò chơi đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại.
- Trẻ không biết cách lắng nghe, không thích chia sẻ và khó có thể ghi nhớ tốt nội dung đã được giảng dạy, truyền đạt.
3. Trẻ hay có các hành vi bốc đồng
- Cảm xúc thay đổi bất thường, khó kiểm soát.
- Dễ kích động, cáu gắt, nóng giận vô cớ.
- Có các hành vi hung hăng, chống phá dữ dội.
- Có xu hướng tự làm tổn thương bản thân hoặc cả những người xung quanh.
- Không thể hiểu và nhận định rõ ràng sự nguy hiểm của các hành động mà bản thân đang thực hiện.
Thông thường, các biểu hiện của tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi sẽ có biểu hiện rõ ràng và mạnh mẽ hơn các giai đoạn trước. Triệu chứng của bệnh có khả năng đã khởi phát từ năm 2-3 tuổi nhưng chưa quá rõ ràng và thường bị bỏ qua nên đến năm 6 tuổi mới thực sự bùng phát và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, không phải tất cả các trẻ có biểu hiện nghịch ngợm, phá phách đều được chẩn đoán mắc bệnh tăng động giảm chú ý và ngược lại, không phải hầu hết những trẻ bị bệnh đều có sự phá phách quá mức. Chính vì thế, nếu nghi ngờ trẻ đang mắc phải chứng ADHD thì các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiến hành thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được đánh giá, đưa ra kết luận chính xác, từ đó có các hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cho trẻ.
Trẻ 6 tuổi tăng động giảm chú ý có nguy hiểm không?
Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi nếu không được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Cũng bởi đây chính là giai đoạn vô cùng quan trọng và nhạy cảm đối với mỗi đứa trẻ.
Lúc này trẻ bắt đầu bước vào lớp 1 với nhiều sự thay đổi mới lạ. Trẻ sẽ phải tiếp xúc, làm quen lại với bạn bè, thầy cô và đối mặt với môi trường học tập nghiêm túc, kỹ cương hơn so với mẫu giáo.
Thông thường, trẻ nhỏ sẽ cần khoảng vài tuần hoặc vài tháng để dần thích nghi tốt với môi trường học tập mới. Tuy nhiên, đối với trẻ bị tăng động giảm chú ý thì đây chính là một trong các thời điểm thách thức to lớn khiến trẻ cảm thấy khó chịu, ngột ngạt.
Do đó, trong giai đoạn này, trẻ nhỏ sẽ phải đối diện với rất nhiều thử thách, khó khăn, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe, cuộc sống và sự phát triển trong tương lai nếu không được can thiệp cải thiện tốt chứng ADHD. Cụ thể một số ảnh hưởng nghiêm trọng có thể xảy ra như:
1. Gây ảnh hưởng đến khả năng kết nối, hòa nhập của trẻ
Khi trẻ bắt đầu bước vào một môi trường học tập mới với nhiều sự xa lạ và bỡ ngỡ thì trẻ rất cần thời gian để dần thích nghi với điều đó. Tuy nhiên, trẻ bị tăng động giảm chú ý lại gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kết nối, giao tiếp và duy trì tốt các mối quan hệ thân thiết.
Trẻ thường bị hạn chế về khả năng giao tiếp, không thể kiểm soát được lời nói và hành vi, cảm xúc của chính mình nên khiến cho việc làm quen bạn bè mới gặp nhiều trở ngại hơn so với bình thường. Thậm chí, một số hành vi tăng động quá mức của trẻ cũng có thể gây phiền đến mọi người xung quanh, điều này làm trẻ dần bị xa cách với bạn bè, thầy cô và khiến trẻ càng trở nên lạc lõng, cô đơn.
2. Ảnh hưởng đến kết quả học tập
Như đã chia sẻ, tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi khiến trẻ bị suy giảm nghiêm trọng về sự tập trung. Trẻ không thể chú ý vào bất cứ vấn đề gì, không ghi nhớ tốt các bài giảng và dễ bị nhầm lẫn giữa những kiến thức đã được truyền đạt.
Ngoài ra, một số trẻ còn gặp hạn chế về vấn đề tiếp thu kiến thức mới, trẻ hay quên và khó có thể tuân thủ tốt các yêu cầu, chỉ dẫn của giáo viên. Điều này khiến cho kết quả học tập của trẻ không được đảm bảo, trẻ khó có thể bắt kịp tốc độ học tập của các bạn cùng trang lứa.
3. Xuất hiện các hành vi bạo lực, hung hãn
Khi trẻ lên 6 tuổi, hầu hết các triệu chứng của tăng động giảm chú ý cũng tăng cao và gây ảnh hưởng lớn đến hành vi, cảm xúc của trẻ nhỏ. Theo đó, các biểu hiện như tăng động quá mức, bốc đồng, kích động, cáu gắt sẽ càng trở nên dữ dội và mạnh mẽ hơn so với giai đoạn trước.
Bên cạnh đó, trẻ cũng thường xuyên cảm thấy lo lắng, bất an, khó chịu, tính khí thay đổi bất thường và dễ xuất hiện các hành vi tiêu cực, kích động, chống đối và làm hại đến bản thân, những người xung quanh. Đặc biệt, nếu trẻ không được đáp ứng hoặc không vừa ý một việc gì đó thì sẽ sẽ có nhiều xu hướng la hét, sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề.
4. Xu hướng lạm dụng rượu bia, chất kích thích khi lớn lên
Tăng động giảm chú ý nếu không được phát hiện và can thiệp ở giai đoạn sớm sẽ làm gia tăng nguy cơ lạm dụng rượu bia, các chất kích thích, chất gây nghiện khi trẻ lớn lên. Trẻ dường như không thể kiểm soát tốt hành vi, cảm xúc, lời nói của mình nên để giải tỏa nguồn năng lượng dư thừa, trẻ thường tìm đến các chất gây nghiện.
5. Kèm theo các rối loạn khác
Dựa vào kết quả của rất nhiều cuộc nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải các rối loạn liên quan, đặc biệt là rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu,…Các rối loạn này gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe và sinh hoạt đời sống của trẻ nhỏ, khiến trẻ không thể duy trì tốt các công việc hàng ngày, học tập cũng dần bị trì trệ.
Cách can thiệp hiệu quả cho trẻ 6 tuổi tăng động giảm chú ý
Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi cần được can thiệp và hỗ trợ cải thiện trong giai đoạn sớm để phòng tránh tối đa các hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra. Đồng thời, đây cũng chính là thời điểm nhạy cảm của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần phải chú ý quan tâm và kết hợp tốt với nhà trường, bác sĩ chuyên khoa để đưa ra các biện pháp hỗ trợ phù hợp, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi tình trạng sức khỏe và phát triển ổn định hơn.
Sau khi tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể cho từng tình trạng bệnh thì bác sĩ chuyên khoa sẽ có cân nhắc trong việc áp dụng các biện pháp can thiệp khác nhau để giúp trẻ mau chóng hồi phục và đẩy lùi bệnh tật. Hiện nay, đối với các tình trạng trẻ 6 tuổi bị tăng động giảm chú ý sẽ được ưu tiên áp dụng các biện pháp như sau:
1. Liệu pháp can thiệp giáo dục hành vi
Giáo dục hành vi hiện đang là phương pháp hỗ trợ cải thiện được đánh giá cao về hiệu quả và mức độ an toàn trong việc điều trị cho trẻ tăng động giảm chú ý. Đây cũng là biện pháp luôn có mặt trong phác đồ can thiệp cho trẻ nhỏ, hỗ trợ điều chỉnh tốt các hành vi, triệu chứng bất thường do ADHD gây ra.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, các bậc phụ huynh cần chú ý đến những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của từng trẻ để có biện pháp can thiệp phù hợp, mang đến hiệu quả vượt trội nhất. Cụ thể, như trẻ tăng động giảm chú ý ở giai đoạn 6 tuổi thì cần quan tâm đến các vấn đề sau:
- Hỗ trợ trẻ sắp xếp và lên kế hoạch cụ thể cho các công việc học tập, sinh hoạt hàng ngày. Giúp cho trẻ hiểu được giá trị của thời gian và hiểu rõ về mục đích, trách nhiệm của bản thân trong từng việc làm cụ thể.
- Thiết lập cho trẻ chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi, đi học hợp lý và phù hợp để rèn luyện cho trẻ kỹ năng làm việc có tổ chức.
- Tuyệt đối không được sử dụng đòn roi hoặc chửi mắng trẻ. Thay vào đó, các bậc phụ huynh, thầy cô hãy nhẹ nhàng phân tích, lý giải cho trẻ hiểu rõ những lỗi sai, những hành vi chưa đúng đắn và giúp trẻ sửa đổi tốt hơn.
- Nếu trẻ hoàn thành tốt một công việc, nhiệm vụ hay một thói quen lành mạnh nào đó, ba mẹ hãy dành cho trẻ những lời khen ngợi, động viên hoặc những món quà để khuyến khích tinh thần của trẻ.
- Giúp cho trẻ hiểu rõ về những hành vi sai trái và đưa ra những hậu quả thiết thực về những hành động đó để trẻ tự biết điều chỉnh và kiểm soát tốt hơn.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động tập thể ngoài trời để gia tăng sự kết nối, tạo dựng các mối quan hệ, các kỹ năng sống cần thiết. Ba mẹ và nhà trường nên tạo cho trẻ nhiều điều kiện để được khám phá những điều thú vị xoay quanh cuộc sống, giúp trẻ tự tin và có trách nhiệm hơn.
- Gia đình cần có sự phối hợp và thường xuyên trao đổi với giáo viên giảng dạy, bác sĩ điều trị của trẻ để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe và sự cải thiện qua từng giai đoạn, từ đó có thể đưa ra biện pháp hỗ trợ tại nhà.
- Để giúp trẻ tập trung hơn, khi giao cho trẻ một nhiệm vụ nào đó hoặc khi trẻ học, gia đình cần tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn hoặc các yếu tố tác động khiến trẻ dễ bị xao nhãng.
- Thường xuyên chia sẻ, tâm sự và cùng chơi với trẻ để tạo nên sự gắn kết, đồng cảm.
2. Sử dụng thuốc tây
Trong thực tế thì các loại thuốc được chỉ định sử dụng trong quá trình điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ 6 tuổi đều không có khả năng thay thế hoặc cải thiện hoàn toàn bệnh. Tuy nhiên, thuốc sẽ có công dụng tốt trong việc kiểm soát cảm xúc, hành vi, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống và ngăn chặn việc phát triển bệnh trở nên trầm trọng.
Thông thường thì đối với các trường hợp tăng động giảm chú ý ở mức độ nặng, các biểu hiện trở nên quá mức và gây ra nhiều hậu quả thì sẽ được cân nhắc để kê đơn thuốc hỗ trợ. Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, ngay sau khi ngừng sử dụng các triệu chứng vẫn có khả năng quay trở lại nếu người bệnh chưa được hỗ trợ cải thiện tốt.
Bên cạnh đó, trong quá trình uống thuốc, trẻ nhỏ cũng có nhiều nguy cơ phải đối diện với những tác dụng phụ ngoài ý muốn như mệt mỏi, chán chường, mất ngủ, khó tiêu, chán ăn, di ứng, trầm cảm,…Vì thế, gia đình cần chú ý và theo dõi kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện ra các biểu hiện khác lạ của trẻ, thông báo ngay với chuyên gia để có hướng giải quyết phù hợp.
Tăng động giảm chú ý ở trẻ 6 tuổi gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe và đời sống của trẻ nhỏ. Hy vọng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu thêm về bệnh và có biện pháp phát hiện, khắc phục sớm để giúp trẻ phục hồi, phát triển toàn diện hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!