Bé 1 tuổi rất nghịch, không chịu ngồi yên có phải bị Tăng động?

Hiếu động quá mức là triệu chứng điển hình của rối loạn tăng động. Vì vậy, không ít phụ huynh lo lắng, trăn trở khi nhận thấy bé 1 tuổi rất nghịch và gần như không chịu ngồi yên. Những thông tin trong bài viết sẽ giúp các bậc cha mẹ gỡ rối vướng mắc và có thêm nhiều kiến thức hữu ích.

Bé 1 tuổi rất nghịch, không chịu ngồi yên có phải do tăng động không?

Nghịch ngợm, hay đùa giỡn… là biểu hiện thường thấy ở trẻ dưới 5 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ phát triển cả về thể chất và trí não nên hiếu động được xem là bình thường. Ở độ tuổi này, trẻ luôn cảm thấy hào hứng, thích thú, tò mò về mọi thứ, cảm thấy vui vẻ khi chạy nhảy và yêu thích các hoạt động thể chất.

Tuy nhiên, không ít các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng khi bé 1 tuổi đã có dấu hiệu nghịch ngợm quá mức và gần như không chịu ngồi yên.

Bé 1 tuổi rất nghịch
Bé 1 tuổi rất nghịch ngợm, không chịu ngồi yên khiến các phụ huynh lo lắng về nguy cơ bị tăng động – giảm chú ý

Ngày nay, các bậc cha mẹ đã có hiểu biết về các rối loạn thường gặp ở trẻ như rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi, rối loạn thách thức chống đối… nên không ít người trăn trở, lo lắng không biết bé 1 tuổi rất nghịch và không chịu ngồi yên có phải là do tăng động hay không.

Tăng động là rối loạn phát triển thần kinh thường khởi phát ở bé trai trong giai đoạn 2 – 7 tuổi. Biểu hiện đặc trưng là nghịch ngợm quá mức, trẻ hiếu động, chạy nhảy liên tục như gắn “mô-tơ”. Trẻ cử động tay chân không ngừng và dường như không thể ngồi yên – ngay cả khi có yêu cầu.

Quả thật, không chịu ngồi yên, quá nghịch ngợm… là những dấu hiệu thường thấy của tăng động. Tuy nhiên, nếu chỉ có 2 triệu chứng này thì không thể đưa ra chẩn đoán xác định. Để chẩn đoán tăng động, trẻ cần phải đáp ứng đầy đủ tiêu chí tăng động và xung động, có thể đi kèm với giảm chú ý.

Nếu tình trạng nghịch ngợm vẫn không giảm đi, ngược lại có chiều hướng gia tăng, bố mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi. Phát hiện sớm sẽ giúp trẻ được can thiệp điều trị kịp thời, giảm thiểu những rào cản và khó khăn trong quá trình hòa nhập.

Các nguyên nhân khác khiến trẻ 1 tuổi nghịch ngợm, không chịu ngồi yên

Hiếu động, nghịch ngợm là tính cách thường thấy ở trẻ nhỏ – đặc biệt là ở các bé trai. Đây là giai đoạn trẻ phát triển toàn diện cả về ngôn ngữ, thể chất, cảm xúc và khả năng vận động nên không thể tránh khỏi đôi lúc nghịch ngợm.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp trẻ 1 tuổi không chịu ngồi yên là do một số rối loạn phát triển thần kinh. Vì vậy, bố mẹ cần phải xem xét các khả năng có thể xảy ra.

Tính cách hiếu động thông thường

Sở dĩ, trẻ nhỏ hiếu động hơn so với người lớn là cơ thể luôn có nhiều năng lượng. Hơn nữa, khả năng tập trung của trẻ rất kém nên thường không thích các trò chơi phải tập trung, suy nghĩ quá nhiều. Thay vào đó, các hoạt động thể chất như chạy nhảy, đùa giỡn… trở thành trò chơi mà trẻ yêu thích.

Trẻ 1 tuổi không chịu ngồi yên
Trẻ 1 tuổi không chịu ngồi yên có thể do tính cách hiếu động thông thường

Trẻ bắt đầu biết đi từ 9 – 12 tháng tuổi và có thể đi lại một cách dễ dàng khi đủ 15 tháng tuổi. Khi bắt đầu biết đi trẻ, sẽ rất hào hứng nên không tránh khỏi sự hiếu động, nghịch ngợm.

Rối loạn thách thức chống đối

Rối loạn thách thức chống đối là một dạng rối loạn có thể gặp ở trẻ nhỏ. Rối loạn này thường khởi phát sớm từ 1 – 3 tuổi. Ở trẻ 1 tuổi, vì chưa hiểu hết ngôn ngữ nên trẻ thường không có các biểu hiện như không nghe lời, cãi lời cha mẹ, chống đối…

Trẻ 1 tuổi không chịu ngồi yên
Ngoài tăng động, trẻ 1 tuổi không chịu ngồi yên và nghịch ngợm, quậy phá có thể là biểu hiện của rối loạn thách thức chống đối

Thay vào đó, trẻ thường có dấu hiệu như hay cáu gắt, khóc lóc, trở nên nhạy cảm khi bị quấy rầy hoặc ngăn cản. Đặc biệt, trẻ thường cố ý làm phiền bố mẹ bằng cách chạy nhảy xung quanh, đùa giỡn, ném đồ chơi… Vì vậy, rất có thể trẻ 1 tuổi không chịu ngồi yên, rất nghịch ngợm và hay quậy phá là biểu hiện của rối loạn thách thức chống đối.

Cha mẹ nên làm gì khi bé 1 tuổi quá nghịch?

Hoạt động thể chất mang lại nhiều ích lợi đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Song tình trạng quá nghịch ngợm, hiếu động lại là vấn đề đáng lo ngại. Khi nhận thấy bé 1 tuổi quá nghịch và không chịu ngồi yên, cha mẹ nên:

Trẻ 1 tuổi không chịu ngồi yên
Cha mẹ nên tạo điều kiện để trẻ vui chơi lành mạnh nhằm giải phóng năng lượng dư thừa, hạn chế nghịch ngợm và làm phiền người khác
  • Đưa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa Nhi hoặc bệnh viện có thế mạnh về thần kinh, tâm thần. Hiện nay, đa phần các rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ đều chưa có cách điều trị dứt điểm. Do đó, cần phải phát hiện và can thiệp sớm để kiểm soát triệu chứng hiệu quả.
  • Tình trạng hiếu động có thể trở nên nghiêm trọng nếu trẻ sinh sống trong môi trường ô nhiễm, quá ồn ào. Bố mẹ nên đảm bảo trẻ được sống trong môi trường yên tĩnh, tránh ồn ào quá mức khiến hệ thần kinh bị kích thích.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm. Khi nghe âm thanh và xem hình ảnh từ smartphone, tivi, não bộ sẽ tăng tiết dopamin tạo ra cảm giác vui vẻ, hứng thú. Tuy nhiên khi dư thừa dopamin, trẻ sẽ có biểu hiện kích động, hung hăng, hiếu động quá mức.
  • Khuyến khích trẻ “giải phóng” năng lượng bằng cách hoạt động vui chơi lành mạnh như vui chơi ngoài trời, bơi lội, đi dạo trong công viên… Khi cơ thể giải tỏa năng lượng dư thừa, các hành vi nghịch ngợm và hiếu động quá mức sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Hạn chế cho trẻ dùng món ăn chứa đường và gia vị để hạn chế kích thích hệ thần kinh trung ương.
  • Tiếp xúc với thiên nhiên, cây cối đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe tinh thần. Hỗ trợ giải tỏa cảm xúc tiêu cực và cải thiện đáng kể hành vi tiêu cực như nghịch ngợm, quậy phá…
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất. Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc, vui chơi lành mạnh phù hợp với lứa tuổi.

Mọi biểu hiện khác thường ở con trẻ đều gây ra sự lo lắng nhất định cho các bậc cha mẹ. Để an tâm, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khám nếu nhận thấy bé 1 tuổi có biểu hiện rất nghịch ngợm và không chịu ngồi yên.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Con không tập trung học trước quên sau
Con không tập trung học trước quên sau nguyên nhân do đâu?

Con không tập trung học trước quên sau là một trong các vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và...

Trẻ con biết đi trước hay biết nói trước
Trẻ con biết đi trước hay biết nói trước? Giải đáp thắc mắc

Nhìn thấy những bước đi, tiếng nói đầu đời của con chính là niềm ao ước và hạnh phúc nhất của những bậc làm ba...

viết theo tay thuận và tay phải
Nên để con viết theo tay thuận hay ép con phải viết tay phải?

Nên để con viết theo tay thuận hay ép con phải viết tay phải? Đây là một câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ và...

Trẻ tự kỷ tăng động
Trẻ tự kỷ tăng động: Các biểu hiện, chăm sóc và điều trị

Trẻ tự kỷ tăng động sẽ bị giảm khả năng chú ý, kỹ năng giao tiếp kém đồng thời dễ có các hành vi bốc...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort