Trẻ hiếu động: Dấu hiệu nhận biết, cách dạy dỗ, chăm sóc tốt nhất

Hiếu động là đặc điểm tính cách rất phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Những đứa trẻ hiếu động thường có một nguồn năng lượng dồi dào, chúng rất nghịch ngợm, thích thăm dò mọi thứ xung quanh, thích chạy nhảy để khám phá thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, đặc điểm tính cách này đôi khi lại khiến cha mẹ nhầm lẫn với hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

 

trẻ hiếu động
Hiếu động là một đặc điểm tính cách dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tăng động giảm chú ý

Dấu hiệu nhận biết trẻ có tính cách hiếu động

Hiếu động chỉ là một đặc điểm tính cách và những đứa trẻ hiếu động vẫn phát triển hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên chúng có mức độ năng lượng cao hơn, hoạt động nhiều và có phần nghịch ngợm hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Tính cách hiếu động thường xuất hiện khi trẻ mới biết đi cho đến những năm đầu học tiểu học. Khi trẻ lớn lên, phát triển nhận thức và có phương pháp giáo dục phù hợp thì đặc điểm tính cách này sẽ dần hết.

Nếu chú ý quan sát trẻ trong sinh hoạt và các hoạt động thường ngày thì cha mẹ hoàn toàn có thể biết được con mình có phải là một đứa trẻ hiếu động hay không? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết trẻ hiếu động:

  • Trẻ luôn tích cực vận động: Trẻ hiếu động có một nguồn năng lượng dồi dào và chúng luôn tích cực vận động để giải phóng nguồn năng lượng này. Tuy nhiên, trẻ chỉ chạy nhảy, nô đùa hay nghịch ngợm ở những nơi đã quen thuộc. Hơn nữa, hành động nghịch ngợm của trẻ là không liên tục và có chủ tâm. Với những môi trường lạ, trẻ vẫn có khả năng kiểm soát hành vi của mình, chúng chỉ thật sự bộc lộ rõ tính cách khi đã làm quen được với môi trường.
  • Trẻ khó tập trung khi không đủ hứng thú: Trẻ hiếu động thường chỉ có xu hướng chơi đùa và nghịch ngợm với những thứ mà chúng thích. Chúng rất khó tập trung vào những thứ không đủ mang lại hứng thú. Khi nhìn thấy kết quả học tập của trẻ không tốt thì đôi khi không phải do trẻ có trí tuệ thấp mà chủ yếu là do con khó tập trung chú ý vào những môn học không mang lại hứng thú. Ngược lại, với những hoạt động mà con yêu thích như chơi thể thao hay xem hoạt hình thì con vẫn có thể tập trung được, thậm chí tỏ thái độ khó chịu nếu bị người lớn làm phiền.
  • Hành động nhanh hơn suy nghĩ: Trẻ nhỏ thường nói chuyện theo phản xạ, không suy nghĩ kỹ. Nhất là với những trẻ hiếu động thì thậm chí hành động của chúng còn nhanh hơn suy nghĩ. Đôi khi trẻ có thể khiến người khác bị tổn thương, thậm chí châm ngòi cho những va chạm không đáng có.
  • Khả năng tiếp thu tốt: Mặc dù nghịch ngợm hay đôi khi còn tỏ ra lì lợm và khó bảo nhưng trẻ hiếu động lại là những đứa bé có khả năng tiếp thu tốt. Nếu cha mẹ chú ý quan sát trẻ, nhẹ nhàng nhắc nhở và khuyên bảo thì trẻ hoàn toàn có thể tiếp thu và sớm thay đổi hành vi chưa đúng của mình. Ngoài ra, khi đến trường, với những môn học và hoạt động mà trẻ yêu thích thì trẻ hoàn toàn thể hiện được sự nổi trội với khả năng tiếp thu nhanh.
biểu hiện của trẻ hiếu động
Trẻ hiếu động luôn có một nguồn năng lượng rất dồi dào

Cách dạy dỗ và chăm sóc trẻ hiếu động

Phụ huynh nào cũng muốn con cái của mình là một đứa trẻ ngoan ngoãn, hiền lành và biết vâng lời. Tuy nhiên, hầu hết trẻ nhỏ đều có đôi phần tính cách hiếu động bên trong, thậm chí nhiều trẻ còn trở nên lì lợm và khó bảo. Việc dạy dỗ và chăm sóc một đứa trẻ hiếu động chưa bao giờ là điều dễ dàng, các bậc phụ huynh cần chú ý đến một số lời khuyên sau đây:

1. Đừng nuông chiều trẻ quá mức

Nuông chiều con cái quá mức là vấn đề mà rất nhiều gia đình hiện nay đang mắc phải. Nhiều bậc ông bà, cha mẹ luôn cho rằng “trẻ con có biết gì đâu” nên không bao giờ có biện pháp khuyên bảo, răn đe và dạy dỗ khi trẻ mắc lỗi.

Sự cưng chiều của phụ huynh sẽ tạo cho trẻ một thói quen xấu là chúng có thể thoải mái làm những việc chúng muốn mà không quan tâm đúng, sai. Điều này càng trở nên đáng quan ngại hơn với những đứa trẻ có tính cách hiếu động, vì chúng có thể vin vào sự cưng chiều của người lớn để quậy phá.

Nhiều đứa trẻ không chỉ quậy phá ở nhà mà còn qua nhà hàng xóm hay đến nơi công cộng vẫn vô tư chạy nhảy, lục lọi đồ đạc và la hét. Tình trạng này diễn ra lâu ngày khi trẻ càng lớn sẽ càng khó bảo, trở nên lì lợm và có phần “xấu tính”.

Do đó với trẻ nhỏ, nhất là những trẻ có tính cách hiếu động thì các bậc phụ huynh tuyệt đối không được cưng chiều. Hãy cố gắng tạo cho trẻ tính kỷ luật từ khi con bé, bảo ban trẻ về những việc được phép và không được phép làm để hình thành thói quen tốt. Khi trẻ làm sai cần nhẹ nhàng khuyên bảo, thậm chí răn đe và có hình phạt phù hợp nếu trẻ vẫn tiếp tục mắc lỗi.

cách dạy dỗ trẻ hiếu động
Cha mẹ tuyệt đối không được nuông chiều trẻ quá mức để con vin vào đó nghịch ngợm và lì lợm

2. Tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ

Môi trường sống cũng là một yếu tố quyết định rất lớn đến tính cách của trẻ. Để có thể dạy dỗ và chăm sóc trẻ hiếu động tốt hơn thì trước hết cha mẹ phải tạo cho con một môi trường sống thật lành mạnh.

Trên thực tế, đôi khi quá nhiều tiếng ồn trong không gian sống cũng có thể khiến cho trẻ khó thư giãn. Hoặc những xung đột trong gia đình, bố mẹ thường xuyên cãi nhau, anh chị em không hòa thuận cũng tạo ra không ít căng thẳng. Điều này có thể khiến trẻ trở nên hiếu động và thích quậy phá hơn như một cách để giải tỏa.

Do đó, muốn dạy dỗ trẻ hiếu động tốt hơn thì cha mẹ cần chú ý đến cách hành xử, giao tiếp cũng như sinh hoạt trong gia đình. Điều này giúp cho tính cách của trẻ cũng trở nên hòa nhã hơn, có thể hiếu động nhưng sẽ không trở nên lì lợm và khó bảo.

3. Luôn kiên nhẫn với con yêu

Đối với trẻ hiếu động, các bậc phụ huynh cần phải thật kiên nhẫn. Cha mẹ tuyệt đối không nên dạy con bằng đòn roi, bởi điều này chỉ càng khiến cho trẻ trở nên lì lợm và khó bảo mà thôi.

Tốt nhất cha mẹ cần luôn luôn chú ý theo dõi con sát sao để có thể giúp con sớm điều chỉnh những hành vi không phù hợp. Nên nhớ rằng, hiếu động không phải là một tính cách xấu khi nó không gây phiền toái cho những người xung quanh. Cha mẹ cần hiểu cho tính cách của con và tạo điều kiện phù hợp giúp con yêu phát triển đúng hướng.

4. Khuyến khích trẻ rèn luyện thể dục thể thao

Như đã phân tích, trẻ hiếu động luôn có một nguồn năng lượng dồi dào. Điều này khiến cho trẻ luôn muốn chạy nhảy, nghịch ngợm để giải phóng năng lượng. Tốt nhất, cha mẹ nên khuyến khích trẻ rèn luyện thể dục thể thao để tiêu hao năng lượng một cách tích cực hơn.

Ngoài giúp giải phóng năng lượng dư thừa thì hoạt động thể dục thể thao còn đem lại vô vàn lợi ích khác cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Tập thể dục giúp trẻ có cảm giác thoải mái và sảng khoái hơn, tạo sức bền, chống béo phì.

Hơn nữa, việc có một nền tảng thể lực tốt còn giúp trẻ gia tăng khả năng miễn dịch để chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, thể dục thể thao còn thúc đẩy sản sinh các hormone tốt cho não bộ, giúp trẻ thông minh, sáng tạo và ghi nhớ tốt hơn.

cách chăm sóc trẻ hiếu động
Nên khuyến khích trẻ tập thể dục để giải phóng bớt nguồn năng lượng quá dồi dào

Đừng nhầm lẫn giữa trẻ hiếu động và trẻ tăng động giảm chú ý

Trẻ hiếu động và trẻ tăng động giảm chú ý có một số biểu hiện về hành vi là giống nhau nên có thể gây nhầm lẫn cho các bậc phụ huynh. Đôi khi trẻ chỉ có tính cách hiếu động nhưng cha mẹ lại cho rằng con mắc chứng tăng động và cố gắng tìm cách điều trị. Hoặc ngược lại, trẻ bị tăng động giảm chú ý nhưng lại chỉ nghĩ con hiếu động nên không can thiệp sớm.

Trên thực tế, hiếu động và tăng động giảm chú ý là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Cha mẹ có thể phân biệt chúng dựa vào một số thông tin sau đây:

  • Về mặt khái niệm: Hiếu động chỉ là một đặc điểm phát triển tâm lý bình thường theo lứa tuổi. Còn tăng động giảm chú ý được định nghĩa là một dạng rối loạn liên quan đến bất thường ở não bộ và nhiều nguyên nhân khác.
  • Về độ tuổi mắc: Hiếu động thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu biết đi cho đến những năm đầu tiểu học. Khi trẻ lớn lên, phát triển nhận thức và có phương pháp giáo dục phù hợp thì tính cách hiếu động cũng sẽ dần hết. Tuy nhiên, tăng động giảm chú ý lại thường xuất hiện ở những trẻ dưới 12 tuổi và có xu hướng kéo dài.
  • Về mức độ hành vi: Trẻ hiếu động chỉ nghịch ở những môi trường quen thuộc và vẫn có thể ngồi yên được trên 15 phút, trẻ ít chen ngang vào công việc và câu chuyện của người khác, khi được nhắc nhở trẻ vẫn sẽ tiếp thu và nghe lời. Còn trẻ tăng động giảm chú ý thì luôn cử động chân tay liên tục, đứng ngồi không yên, thậm chí nghịch ngợm cả những tình huống không thích hợp. Trẻ không thể giữ nguyên vị trí quá 15 phút, thường la hét không kiểm soát, có thể nhanh nhảu trả lời khi nghe chưa đủ câu hỏi mặc dù không biết trước câu hỏi. Trẻ có thể ngắt lời hoặc tự ý xâm phạm đến vật dụng của người khác khi không được sự cho phép.

Để phân biệt được trẻ hiếu động và trẻ tăng động giảm chú ý thì điều quan trọng nhất là cha mẹ cần chú ý quan sát con yêu của mình sát sao hơn. Hãy để tâm đến từng hành động, cử chỉ nhỏ nhất của con, nếu trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý thì cần sớm đưa trẻ đi thăm khám để có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.

Trên thực tế, trẻ hiếu động chỉ là một đặc điểm tính cách bình thường, nó hoàn toàn không xấu nếu trẻ không gây ra phiền toái cho người khác. Cha mẹ chỉ cần chú ý điều chỉnh lại cách dạy dỗ và chăm sóc con, có biện pháp giáo dục tốt để điều chỉnh hành vi cho con một cách phù hợp, tránh nuông chiều bởi có thể khiến con trở thành đứa trẻ lì lợm, khó bảo.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ nghe hiểu nhưng chậm nói
Trẻ nghe hiểu nhưng chậm nói có thực sự đáng lo?

Trẻ nghe hiểu nhưng chậm nói thực chất là một trong các tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ hoàn toàn có thể nghe...

lỗi tư duy ở trẻ em
7 Lỗi tư duy ở trẻ thường gặp nhất và lời khuyên cho cha mẹ

Lỗi tư duy ở trẻ thường phát triển dần dần thông qua nhiều yếu tố không lành mạnh khác nhau. Vì vậy, vai trò của...

Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 - 3 tuổi
Tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 – 3 tuổi: Cách nhận biết & Can thiệp

Mặc dù các dấu hiệu tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 - 3 tuổi vẫn chưa rõ ràng nhưng nếu phát hiện sớm...

Thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS
Thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS là gì? Nội dung cụ thể

Bác sĩ và những người có chuyên môn sẽ có những phương pháp khác nhau để xác định mức độ tự kỷ ở trẻ. Càng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort