Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói: Nguyên nhân & cách cải thiện
ADHD là chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng đặc trưng khác nhau. Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói cũng là một trong các trường hợp cần được quan tâm và hỗ trợ can thiệp kịp thời để hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực đối với chất lượng đời sống, quá trình giao tiếp. học tập ở trẻ.
Trẻ chậm nói có phải là dấu hiệu cảnh báo tăng động giảm chú ý không?
Tăng động giảm chú ý hay còn được gọi tắt là ADHD, đây là một chứng rối loạn sinh học thần kinh được biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, đặc trưng bởi sự suy giảm khả năng tập trung, chú ý cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về hoạt động, hành vi. Dựa theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition, DSM-5) thì ADHD được chia thành 3 dạng phổ biến:
- Tăng động/ bốc đồng
- Giảm chú ý
- Kết hợp cả tăng động và giảm chú ý
Các biểu hiện của tăng động giảm chú ý ở trẻ cũng dễ bị nhầm lẫn với sự nghịch ngợm, phá phách thường ngày của trẻ. Vì thế, để nhận biết một đứa trẻ có mắc ADHD hay không, người ta thường dựa trên các biểu hiện đặc trưng sau:
Các biểu hiện giảm chú ý
- Dễ bị mất tập trung khi có sự tác động từ yếu tố bên ngoài.
- Khó có thể duy trì được sự chú ý vào một vấn đề, sự việc nào đó.
- Hay gây ra các sai sót không đáng có bởi sự bất cẩn, thiếu cẩn thận, tỉ mỉ.
- Thường xuyên làm mất hoặc bỏ quên đồ chơi, đồ dùng học tập.
- Ít khi có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, không tuân thủ tốt các quy định, luật lệ chung.
- Có xu hướng né tránh và không muốn tham gia vào bất kỳ các hoạt động yêu cầu về tư duy, sự tập trung cao độ.
- Gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức, sắp xếp các hoạt động.
- Rất hay bỏ dỡ các công việc đang làm, dù đó là những việc quan trọng.
- Khi trò chuyện trực tiếp, trẻ dường như không thể chú ý lắng nghe hết cả câu chuyện.
- Khả năng học tập của trẻ bị suy giảm, trẻ khó có thể tập trung, chú ý vào các bài giảng.
Các biểu hiện tăng động, bốc đồng
- Nói nhiều, nói nhanh liên tục, nói không kiểm soát, nói to.
- Không thể ngồi im quá lâu.
- Tay chân, cơ thể luôn cảm thấy bồn chồn, bứt rứt khi ngồi.
- Khó khăn hoặc thậm chí là không thể tham gia các hoạt động vui đòi hỏi sự yên tĩnh.
- Có xu hướng nhảy nhót, leo trèo, phá phách, hoạt động quá mức.
- Cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, không có nhu cầu cần được nghỉ ngơi, giấc ngủ bị rối loạn.
- Thường hay làm ngắt quãng hoặc tự ý chen ngang vào lời nói, câu chuyện hay việc làm của người khác.
- Khó khăn trong việc phải chờ đời.
Việc chẩn đoán tăng động giảm chú ý ở trẻ phải trải qua nhiều bước khác nhau. Dựa vào triệu chứng thì trẻ nhỏ phải có ít nhất 6 biểu hiện của giảm chú ý và 6 biểu hiện về tăng động. Các biểu hiện này phải kéo dài tối thiểu 6 tháng và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập và sức khỏe của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên mô hình chẩn đoán này thì chúng ta hoàn toàn không nhìn thấy biểu hiện chậm nói ở trẻ tăng động giảm chú ý. Mặc dù thế, theo rất nhiều các nghiên cứu khoa học về chứng bệnh này cũng đã nhận thấy được các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ của trẻ nhỏ.
Các nhà khoa học cho biết, phần lớn những trẻ tăng động giảm chú ý đều có xu hướng chậm nói, nói muộn hơn so với tốc độ phát triển ngôn ngữ thông thường. Vì thế, một số ý kiến cho rằng, sự kém tập trung, tăng động quá mức và chậm nói chính là các dấu hiệu cảnh báo sớm về chứng ADHD ở nhiều trẻ nhỏ.
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có hơn 80% các chậm nói có kèm theo biểu hiện tăng động giảm chú ý, đặc biệt là những trẻ chuẩn bị đến độ tuổi đi học. Do đó, có thể thấy rằng, dù không được đề cập vào các biểu hiện chẩn đoán chính nhưng chậm nói vẫn được xem là triệu chứng cảnh báo về nguy cơ mắc ADHD ở trẻ.
Tuy nhiên, không thể khẳng định chắc chắn rằng, tất cả những trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ đều đang mắc phải chứng tăng động giảm chú ý. Có không ít các trường hợp trẻ chậm nói do gặp nhiều khó khăn trong việc bày tỏ các cảm xúc, nhu cầu của bản thân nên dễ hình thành tâm lý căng thẳng, kích động và có những hành vi tương tự như trẻ ADHD.
Đối với các tình trạng trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói cần được tiến hành thăm khám và có biện pháp can thiệp phù hợp để giúp trẻ dần phát triển ngôn ngữ hiệu quả, ngăn chặn các tác hại tiêu cực đối với đời sống, sức khỏe. Chậm nói thường sẽ được hỗ trợ điều trị song song với các triệu chứng ADHD để giúp trẻ nhỏ dần khắc phục tốt các triệu chứng nguy hiểm và tái hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Nguyên nhân trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói
Tăng động giảm chú ý và chậm nói là hay vấn đề sức khỏe có mối liên hệ với nhau. Theo đó, trẻ tăng động giảm chú ý lâu ngày có thể gây nên những cản trở to lớn về khả năng sử dụng và phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Đồng thời, trẻ chậm nói cũng có nhiều nguy cơ hình thành các triệu chứng tăng động, giảm chú ý.
Dựa vào kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu nhận thấy rằng, chậm nói và ADHD có mẫu số chung về cấu tạo của não bộ, cụ thể chính là vùng thùy trán. Đây chính là cơ quan nắm giữ vai trò quan trọng và chủ chốt đối với sự hình thành chứng tăng động giảm chú ý, bên cạnh đó nó cũng có tác động lớn đối với quá trình phát triển ngôn ngữ, lời nói ở trẻ nhỏ.
Dựa theo cấu tạo của vỏ não thì thùy trán có kích thước lớn nhất và nắm giữ nhiều chức năng quan trọng. Đây chính là cơ quan giúp con người điều khiển tâm trạng, cảm xúc, đồng thời nó cũng hỗ trợ tốt trong việc điều chỉnh và kiểm soát tốt về hành vi, trí nhớ, sự tập trung, sự phát triển và hình thành ngôn ngữ.
Các chuyên gia cho biết rằng, phần lớn những trẻ bị ADHD đều có kích thích thùy trán bé hơn so với mức bình thường. Cũng chính vì thế mà lượng máu được vận chuyển đến cơ quan này cũng bị hạn chế đi. Tình trạng này chính là nguyên nhân lớn nhất khiến cho nhiều trẻ tăng động giảm chú ý bị chậm nói, khó phát triển ngôn ngữ và giao tiếp hiệu quả.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ ADHD chậm nói?
Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói là tình trạng thường gặp ở nhiều người bệnh và cần được can thiệp sớm để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe, đời sống và cả quá trình cải thiện ADHD của trẻ nhỏ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của mỗi trẻ nhỏ mà các chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng các liệu pháp can thiệp để vừa phát triển ngôn ngữ và khắc phục tốt các triệu chứng tăng động, giảm chú ý.
Cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được tư vấn và hỗ trợ can thiệp hiệu quả. Bên cạnh việc áp dụng tốt các biện pháp điều trị thì các bậc phụ huynh cũng nên hỗ trợ trẻ nhỏ bằng các biện pháp tại nhà như:
- Thường xuyên trò chuyện, giao tiếp với con nhiều hơn để con được kích thích nhu cầu kết nối, chia sẻ với mọi người xung quanh. Trong lúc trò chuyện cũng nên đặt ra nhiều câu hỏi để gia tăng sự tương tác ở trẻ nhỏ. Quá trình này cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đạt được hiệu quả như mong đợi.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ ADHD bằng cách cùng chơi với trẻ, cùng trẻ tham gia các hoạt động mà trẻ yêu thích cũng là biện pháp hữu hiệu và nên được áp dụng.
- Cha mẹ nên tạo điều kiện để con tham gia nhiều hoạt động vui chơi, giải trí phù hợp với lứa tuổi, đặc biệt là các hoạt động ngoài trời. Tuy nhiên, đối với trẻ tăng động giảm chú ý, các bậc phụ huynh cần phải theo dõi và kiểm soát tốt các hành vi để tránh tình trạng tăng động quá mức ở trẻ.
- Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc, tiếp xúc với các nhạc cụ cũng là cách để trẻ gia tăng vốn từ, cải thiện ngôn ngữ tốt hơn.
- Hỗ trợ trẻ xây dựng tốt thời gian biểu trong ngày, định hướng rõ ràng về các mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện để trẻ có thể dễ dàng tuân thủ và đáp ứng tốt.
- Khi trẻ có thể loại bỏ được các hành vi tiêu cực hoặc giao tiếp, nói được vài từ cơ bản thì cha mẹ cũng nên dành cho con những lời khen ngợi, động viên để con có thêm nhiều động lực cố gắng hơn.
- Đối với những trẻ đã bắt đầu đi học, phụ huynh cần có sự phối hợp chặt chẽ cùng với nhà trường, giáo viên trực tiếp giảng dạy để tìm ra phương pháp hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ.
- Trong các trường hợp đặc biệt, cha mẹ cũng có thể cân nhắc cho con theo học và can thiệp tại các trường học, trung tâm giáo dục đặc biệt cho trẻ để trẻ có được môi trường phát triển, cải thiện phù hợp hơn.
Trẻ tăng động giảm chú ý bị chậm nói cần được thăm khám và can thiệp trong giai đoạn sớm để giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để cải thiện, phục hồi tốt hơn. Mong rằng qua những chia sẻ của bài viết này, bạn đọc sẽ dễ dàng hơn trong việc phát hiện và hỗ trợ trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ, điều trị tốt chứng ADHD để trẻ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!