Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Thông tin cần biết

Chậm nói là một trong các vấn đề phổ biến hiện nay đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và cảm thấy lo ngại. Trẻ chậm nói có thể là dấu hiệu bình thường và có thể phát triển tốt trong tương lai nhưng cũng có trường hợp chậm nói là dấu hiệu cảnh báo về một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vậy khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc. 

Mốc phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ

Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đưa ra được mốc phát triển chung để có thể giúp các bậc phụ huynh nhận biết sớm các dấu hiệu phát triển nhanh hay chậm của trẻ nhỏ.

Theo nghiên cứu, 3 năm đầu đời chính là giai đoạn quan trọng và cũng là khoảng thời gian mà trẻ có thể tìm hiểu, quan sát và học hỏi ngôn ngữ. Trẻ sẽ dần tích lũy được vốn từ qua các cuộc hội thoại trực tiếp cùng cha mẹ, quan sát các sự kiện, hoạt động xảy ra xung quanh.

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói?
Mỗi đứa trẻ sẽ có mốc phát triển ngôn ngữ khác nhau.

Đối với một đứa trẻ phát triển ngôn ngữ ổn định và bình thường sẽ đạt được trải qua các mốc giai đoạn sau đây:

  • Từ 3 đến 6 tháng tuổi: Lúc này trẻ sẽ bắt đầu quan sát và có phần tò mò, “hóng” chuyện khi nghe thấy âm thanh hoặc nhìn thấy người khác trao đổi thông tin với nhau. Đồng thời, trẻ cũng sẽ biết cách phân biệt các âm thanh, tiếng động phát ra từ xung quanh. Một số trẻ có thể phát âm được những nguyên âm cơ bản như a, ơ,…
  • Từ 6 đến 9 tháng tuổi: Trẻ có thể nói được những từ đơn giản như ba ba, mama,…
  • Từ 9 đến 12 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ có thể phát ra các âm thanh kéo dài nhưng không rõ và chuẩn xác. Một số trẻ có thể nói được một vài từ đơn giản như ba, bà, gà, cá, chó,…
  • Từ 12 đến 15 tháng tuổi: Trẻ có thể kể chuyện hoặc muốn bày tỏ cảm xúc của mình bằng những âm thanh giống như tiết tấu của một bản nhạc.
  • Từ 15 đến 18 tháng tuổi: Vốn từ của trẻ dần tăng lên và trẻ có thể ghép được các từ đơn với nhau để tạo thành từ ghép, câu hoàn chỉnh. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng phân biệt và xác định được rõ các bộ phận trên cơ thể, nhận biết các con vật, đồ vật, con người qua tranh ảnh.
  • Từ 18 tháng đến 2 tuổi: Trẻ biết cách chào hỏi, gọi tên người và đồ vật, cây cối, biết cách từ chối,…
  • Từ 2 đến 3 tuổi: Vốn từ của trẻ tăng lên khoảng 50 đến 200 từ và trẻ nói được nhiều hơn, bày tỏ các mong muốn qua lời nói một cách cụ thể hơn. Trẻ có thể sử dụng các từ để tạo thành câu, biết cách sắp xếp câu từ hoàn chỉnh để trả lời các câu hỏi tương tác.
  • Trẻ từ 3 đến 4 tuổi: Trẻ nói linh hoạt hơn, sử dụng được nhiều dạng câu khác nhau và có khả năng kiểm soát, thể hiện giọng nói đa dạng hơn.

Đây là mốc thời gian chung cho tất cả các trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nó chỉ mang tính chất tương đối, không phải đứa trẻ nào cũng phải đạt chính xác về từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ như trên. Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau trong từng giai đoạn khác nhau.

Vì sao trẻ nhỏ chậm nói?

Chậm nói là một trong các vấn đề đáng lo ngại và hiện đang có xu hướng gia tăng đáng kể ở trẻ nhỏ. Tình trạng này gây nên nhiều cản trở trong quá trình giao tiếp, tương tác, học tập và ảnh hưởng đến các sinh hoạt đời sống của trẻ.

Có rất nhiều các nguyên nhân liên quan đến việc chậm nói của trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu, các chuyên gia đã liệt kê được một số lý do phổ biến như:

  • Do sự khiếm khuyết hoặc suy giảm về khả năng nghe, phát âm của trẻ nhỏ.
  • Trẻ có thói quen sử dụng thường xuyên các thiết bị công nghệ như điện thoại, iPad, laptop,…
  • Sự cưng chiều quá mức của cha mẹ cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ “lười” nói.
  • Những trẻ thiếu sự quan tâm, yêu thương của gia đình cũng có nguy cơ cao bị chậm nói.
  • Chậm nói có thể là dấu hiệu cảnh báo về chứng tự kỷ, bại não, rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển ngôn ngữ,…

Tìm hiểu thêm: Trẻ sinh non có nguy cơ chậm nói không?

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Chuyên gia giải đáp

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? là băn khoăn của rất nhiều bậc phụ huynh. Bởi hiện nay có rất nhiều các trường hợp trẻ chậm nói, trẻ từ sau 2 tuổi nhưng vẫn chưa thể nói hoặc chỉ nói được những từ đơn giản, nói ngọng, nói lơ lớ, sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh.

Theo chia sẻ của các chuyên gia, các biểu hiện chậm nói của trẻ nhỏ có thể phát hiện ngay từ sớm. Cụ thể là trong khoảng 3 đến 4 tháng đầu đời, nếu có thể quan sát và chú ý về những hành vi, cử chỉ giao tiếp của trẻ thì các bậc phụ huynh cũng có thể phát hiện được những dấu hiệu bất thường.

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói?
Trẻ cần được thăm khám sàng lọc ngay từ khi 3 đến 4 tháng nếu trẻ có dấu hiệu không phản ứng với âm thanh

Vì thế, lời khuyên tốt nhất dành cho các ông bố bà mẹ đó chính là cho con đi thăm khám sàng lọc ngay từ giai đoạn này để có thể sớm phát hiện các dấu hiệu bất ổn ở con. Việc sàng lọc về khả năng nghe của trẻ sơ sinh được xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu và luôn được thực hiện tại các bệnh viện chuyên Sản khoa.

Do đó, nếu trẻ đã được hơn 3 tháng nhưng khả năng nghe và phản ứng với âm thanh, tiếng động không linh hoạt hoặc trẻ không phát ra các âm thanh gừ gừ khi có người trò chuyện thì phụ huynh cũng nên đưa trẻ đến khám tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi. Tại đây, trẻ nhỏ sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về hoạt động của thính giác và một số cơ quan khác để đưa ra đánh giá cụ thể.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên đưa trẻ đến thăm khám và tầm soát nguy cơ chậm nói nếu trẻ có các biểu hiện này trong khoảng 5 đến 12 tháng đầu đời.

  • Trẻ không phản ứng, không quay đầu và tìm kiếm về vị trí phát ra các âm thanh, tiếng động dù nhỏ hay lớn.
  • Trẻ không giao tiếp, không tìm cách để tương tác với mọi người xung quanh.
  • Trẻ không phát ra bất kỳ âm thanh hay từ ngữ nào.
  • Trẻ không biết vẫy tay chào hay thể hiện sự mừng gỡ.
  • Trẻ không biết lắc đầu để từ chối hoặc bắt chước theo người khác.
  • Trẻ không có phản ứng hay quay đầu lại khi được gọi tên.
  • Trẻ không hiểu và cũng không tương tác với những câu từ đơn giản như “hôn”, “tạm biệt”, “không”, “ngủ”,….
  • Dường như trẻ không có sự quan tâm đến hoạt động bên ngoài.

Ngoài ra, đối với trẻ từ 15 đến 18 tháng tuổi nên cần được thăm khám nếu có các dấu hiệu như:

  • Không hiểu và phản ứng với những câu nói, câu hỏi đơn giản.
  • Trẻ không nói được bất kỳ từ ngữ nào.
  • Không biết cách chỉ vào đồ vật.
  • Không thể phân biệt và chỉ vào các bộ phận của cơ thể.
  • Vốn từ nghèo nàn, ít hơn 6 từ.
  • Không giao tiếp với mọi người xung quanh với bất kỳ hình thức nào.
  • Không thể hiện nhu cầu bằng lời nói như “ăn”, “bế”, “ngủ”,…
  • Không đáp lại câu hỏi của người khác bằng cử chỉ hay lời nói.
Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói?
Việc thăm khám sớm cho trẻ chậm nói sẽ góp phần quan trọng trong việc áp dụng các biện pháp can thiệp hiệu quả.

Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, sẽ có các biểu hiện chậm nói đáng quan tâm như:

  • Sự phát triển vốn từ của trẻ chậm hoặc thậm chí không gia tăng. Trẻ chưa thể nói được hơn 15 từ và không thể tự nói mà chỉ có xu hướng nhại lại tiếng nói của người khác.
  • Không giao tiếp hay hội thoại đơn giản với người xung quanh.
  • Không nói được những câu hay từ ghép.
  • Không biết gọi tên các đồ vật, con vật hay bộ phận cơ thể.
  • Không biết cách đặt câu hỏi.

Đặc biệt hơn, ở những trẻ từ 3 đến 4 tuổi nếu không biết sử dụng các đại từ nhân xưng như con, ba, mẹ, anh, chị, ông, bà hoặc không biết dùng các câu đơn giản, không hiểu được các chỉ dẫn của người khác thì cũng là các dấu hiệu đáng lo ngại và cần được thăm khám sớm. Hoặc trẻ có thể nói nhưng lời nói không rõ khiến mọi người không hiểu, sử dụng từ ngữ bừa bãi, không đúng ngữ cảnh, không tương tác và có xu hướng bám bố mẹ.

Các dấu hiệu chậm nói ở trẻ dưới 3 tuổi có thể dễ nhận biết, đồng thời cũng dễ dàng khắc phục và điều chỉnh tốt nếu được can thiệp sớm. Tuy nhiên, các tình trạng trẻ chậm nói do các bệnh lý khác cần được hỗ trợ điều trị trong thời gian nhất định để cải thiện tốt hơn.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói?”. Các bậc phụ huynh nên thường xuyên cho trẻ tiến hành thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe, kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường để đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp.

Có thể quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ chậm nói khám ở đâu tại TPHCM
Trẻ chậm nói khám ở đâu tại TPHCM: 5 địa chỉ tốt nhất

Trẻ chậm nói khám ở đâu tại TPHCM đang là một trong những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh có con có biểu hiện...

Trẻ tăng động giảm chú ý chậm nói: Nguyên nhân & cách cải thiện

ADHD là chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng đặc trưng khác nhau. Trẻ tăng động giảm...

Bà bầu ăn đào con chậm nó
Bà bầu ăn đào con chậm nói: Đừng tin vào quan niệm sai lầm

Bà bầu ăn đào con chậm nói là quan niệm đã được lưu truyền từ rất nhiều thế hệ. Tuy nhiên, theo nghiên cứu khoa...

biểu hiện trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị

Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường sẽ phải đối diện với rất nhiều các khiếm khuyết có liên quan đến quá trình phát triển...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort