Phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ
Âm ngữ trị liệu là phương pháp thường xuyên được áp dụng cho trẻ chậm nói với mục đích giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, cải thiện giao tiếp, học tập. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng có thể dễ dàng điều chỉnh phát âm, hiểu và diễn đạt bằng lời nói một cách cụ thể, rõ ràng hơn.
Âm ngữ trị liệu là gì?
Âm ngữ trị liệu hay còn gọi là ngôn ngữ trị liệu là phương pháp đánh giá, can thiệp và hỗ trợ sớm cho những trẻ nhỏ đang gặp vấn đề về ngôn ngữ, lời nói, giao tiếp hoặc các kỹ năng nghe, nói, nhai nuốt. Đây cũng là một trong các chuyên ngành đã được công nhận trên quốc tế cho phép các chuyên viên âm ngữ trị liệu được thực hiện lượng giá, lên kế hoạch và hỗ trợ cải thiện cho người bệnh.
Phương pháp này được áp dụng với mục đích chính là giúp cho trẻ nhỏ có thể cải thiện tốt khả năng sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp linh hoạt bằng lời nói để gia tăng kết quả học tập, tương tác xã hội và nâng cao đời sống sinh hoạt cá nhân. Từ đó, trẻ nhỏ cũng sẽ dần hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, cải thiện tốt chất lượng cuộc sống của bản thân.
- Âm ngữ trị liệu là phương pháp cải thiện ngôn ngữ thường được áp dụng cho trẻ chậm nói.
Tại các nước phát triển, âm ngữ trị liệu được xếp vào nhóm ngành sức khỏe ứng dụng và phục vụ tốt cho hầu hết các đối tượng cần cải thiện về khả năng giao tiếp bằng lời nói như trẻ chậm nói, trẻ rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, phát âm không đúng, nuốt khó, rối loạn nuốt, tự kỷ,…Hiện nay, các vấn đề sức khỏe này cũng đang ngày càng gia tăng đáng kể, từ đó nhu cầu được trị liệu ngôn ngữ cũng dần tăng cao.
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, có khoảng gần 15% các trường hợp khuyết tật trên toàn thế giới gặp phải nhiều vấn đề về ngôn ngữ, giao tiếp, trong đó, trẻ chậm nói, rối loạn giao tiếp chiếm tỷ lệ cao và gây nên nhiều cản trở trong đời sống. Tại nước ta, số lượng trẻ em chậm nói, rối loạn ngôn ngữ cũng ngày càng tăng cao, tình trạng này nếu không sớm được can thiệp sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với quá trình học tập và cả tương lai của trẻ.
Trong thực tế, âm ngữ trị liệu là phương pháp tối ưu giúp trẻ chậm nói cải thiện tốt khả năng ngôn ngữ, giao tiếp của mình. Tuy nhiên, thời gian trước đây, âm ngữ trị liệu không nhận được sự quan tâm và đánh giá cao nên quá trình can thiệp cũng gặp nhiều khó khăn và phức tạp.
Cho đến khi tổ chức Y tế của Úc là Trinh Foundation phối hợp với trường Đại học Y Phạm Ngọc Thạch bắt đầu trực tiếp giảng dạy và giáo dục để đào tạo các khóa học chuyên sâu về ngành Âm ngữ trị liệu thì phương pháp này mới được chú ý nhiều hơn. Cho đến hiện nay, đây là liệu pháp được ưu tiên áp dụng phổ biến cho hầu hết các trường hợp trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ, tự kỷ,….
Những lợi ích của âm ngữ trị liệu đối với trẻ chậm nói
Chậm nói là một trong các tình trạng thường gặp và phát triển phổ biến đối với trẻ nhỏ hiện nay. Do rất nhiều các yếu tố tác động từ bên trong lẫn bên ngoài khiến cho nhiều đứa trẻ khi đã đến tuổi mầm non nhưng vẫn không có khả năng diễn tả bằng lời nói một cách cụ thể, rõ ràng.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tốc độ phát triển ngôn ngữ ở trẻ nhỏ sẽ khác nhau. Có những trẻ không nói bất cứ từ gì cho đến năm 2 tuổi nhưng sau đó trẻ vẫn có thể phát triển ngôn ngữ nhanh chóng trước 3 tuổi. Hoặc cũng có những trẻ ngay từ khi 12 tháng tuổi đã có thể sử dụng được các từ ngữ đơn giản, sau đó gia tăng vốn từ một cách tự nhiên và bình thường.
Các biểu hiện của trẻ chậm nói có thể phát hiện sớm nếu bố mẹ có thể quan sát và chú ý đến các cử chỉ, hành động tương tác của trẻ nhỏ. Nếu nghi ngờ trẻ nhỏ chậm nói hoặc gặp phải các vấn đề liên quan đến khả năng nói, sử dụng ngôn ngữ thì các bậc phụ huynh cũng nên nhanh chóng đưa con đến thăm khám tại các trung tâm, bệnh viện chuyên khoa uy tín để có được chẩn đoán chính xác.
- Âm ngữ trị liệu giúp trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác xã hội.
Hiện nay có rất nhiều các biện pháp hữu hiệu có thể giúp cho trẻ chậm nói phát triển tốt khả năng sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp, tương tác xã hội tốt hơn. Trong đó, âm ngữ trị liệu được xem là phương pháp mang đến hiệu quả vượt trội dành cho trẻ chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ.
Với phương pháp này, trẻ nhỏ sẽ được giáo dục và cải thiện tốt các khả năng nghe, nói, đọc, viết. Trẻ nhỏ sẽ dần được tiếp xúc với nhiều biện pháp hỗ trợ nâng cao khả năng nói, hiểu rõ ngôn từ để có thể sử dụng nó một cách linh hoạt hơn.
Trẻ chậm nói cần được hỗ trợ can thiệp từ sớm để mang lại hiệu quả tích cực, ngăn chặn tốt các ảnh hưởng hoặc nguy cơ phát triển thành các chứng rối loạn nghiêm trọng hơn. Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu chuyên khoa nhận thấy rằng, có hơn 70% các trường hợp trẻ em chậm nói, chậm phát triển ngôn ngữ được can thiệp âm ngữ trị liệu trước 5 tuổi đều có sự cải thiện vượt trội và tích cực.
Tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ mà các chuyên gia âm ngữ trị liệu sẽ cân nhắc để áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp. Điển hình như:
- Hoạt động can thiệp ngôn ngữ: Chuyên gia có thể giúp trẻ nhỏ tiếp cận với ngôn ngữ qua nhiều hình thức khác nhau như sách vở, hình ảnh, trò chơi, tranh vẽ,…để kích thích sự tò mò và hứng thú của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể được tạo điều kiện để tham gia vào những hoạt động giao tiếp trực tiếp để dần cải thiện tốt các kỹ năng và học hỏi thêm nhiều điều bổ ích.
- Trị liệu phát âm: Nhiều trẻ chậm nói, vốn từ ít còn kèm theo sự sai lệch về phát âm, trẻ hay nói ngọng, nói lơ lớ,….Tình trạng này sẽ được cải thiện tốt nhờ vào các bài tập vận động lưỡi, cơ hàm để giúp trẻ phát ra âm thanh chuẩn xác hơn.
Nguyên tắc áp dụng âm ngữ trị liệu
Đối với từng phương pháp và từng chương trình trị liệu khác nhau dành cho trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ đều sẽ có những nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo hiệu quả trong suốt quá trình can thiệp. Do đó, khi áp dụng âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói, các chuyên gia cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Các bác sĩ, chuyên gia cần nắm rõ các nguyên tắc cơ bản để áp dụng hiệu quả âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói.
- Mỗi trẻ chậm nói sẽ có những biểu hiện và khiếm khuyết khác nhau liên quan về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp. Vì thế, chuyên gia cần phải linh hoạt và năng động hơn trong quá trình áp dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp với tốc độ của mỗi trẻ.
- Cần hiểu và nắm rõ mục tiêu áp dụng âm ngữ trị liệu cho mỗi trẻ nhỏ, tránh việc dạy những hành vi đơn lập.
- Tạo điều kiện và xây dựng các hoàn cảnh giao tiếp có ý nghĩa để trẻ có thể quan sát, thích nghi và ứng dụng tốt. Cụ thể như việc cho trẻ giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè bằng những lời nói, nội dung, chủ đề cụ thể.
- Áp dụng các biện pháp can thiệp theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Tạo cơ hội để trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt được những cột mốc thành công nhất định để giúp trẻ cảm thấy hứng thú và phấn khích hơn.
- Tùy vào nhu cầu của mỗi trẻ mà chuyên gia cần xây dựng và lên kế hoạch cụ thể cho từng trường trình trị liệu riêng biệt.
Lời khuyên cho các bậc phụ huynh có con chậm nói
Âm ngữ trị liệu mang lại hiệu quả vượt bậc cho trẻ nếu trẻ được can thiệp ở giai đoạn sớm. Đồng thời, thời gian hỗ trợ cần phải có sự kiên trì và nỗ lực từ cả trẻ nhỏ, chuyên gia và phía gia đình.
Do đó, lời khuyên tốt nhất đối với các bậc phụ huynh đó chính là quan tâm và chú ý nhiều hơn đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt là những năm tháng đầu đời. Ngay khi phát hiện các dấu hiệu chậm ngôn ngữ của trẻ hãy nhanh chóng cho trẻ đến thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa uy tín để có được chẩn đoán chính xác nhất.
- Ba mẹ có thể tìm hiểu về phương pháp can thiệp trẻ chậm nói an toàn, không sử dụng thuốc.
- Can thiệp sớm – Hiệu quả cho trẻ chậm nói.
Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, bất kỳ phương pháp hỗ trợ cải thiện nào cho trẻ chậm nói đều không thể mang lại hiệu quả nhanh chóng trong một sớm một chiều. Trẻ nhỏ cần có thời gian được tiếp cận, thích nghi và phát triển ngôn ngữ theo từng tuần, từng tháng hoặc thậm chí là từng năm.
- Các bậc phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ với chuyên gia ngữ âm để hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tùy vào khả năng đáp ứng của mỗi trẻ mà sự phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn cũng sẽ khác nhau. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần đồnghành và luôn nhẫn nại để có thể động viên, san sẻ các khó khăn cùng con, giúp con có thêm động lực để phát triển bản thân, vượt qua rào cản về ngôn ngữ, giao tiếp.
Bên cạnh đó, trong quá trình can thiệp âm ngữ trị liệu cho trẻ chậm nói, các chuyên gia cũng rất cần đến sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh. Những ông bố bà mẹ có thể được hướng dẫn các hoạt động biện pháp hỗ trợ ngay tại nhà để giúp trẻ nhỏ dần tiến bộ hơn.
Việc áp dụng song song các hoạt động hỗ trợ tại nhà sẽ giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để nâng cao khả năng ngôn ngữ, từ đó giúp trẻ tiến bộ và phát triển nhanh hơn. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải phối hợp chặt chẽ cùng với bác sĩ, chuyên gia trị liệu cho trẻ để có thể áp dụng tốt các biện pháp can thiệp cho trẻ nhỏ.
Thông tin bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu và biết rõ hơn về phương pháp âm ngữ trị liệu dành cho trẻ chậm nói. Hy vọng các bậc phụ huynh có thể sớm phát hiện và cho trẻ can thiệp nhanh chóng để trẻ nhỏ có thể dần cải thiện tốt các khả năng ngôn ngữ, giao tiếp hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- 3 Mẹo chữa trẻ chậm nói dân gian giúp con “nói như sáo”
- Những đồ chơi cho trẻ chậm nói giúp bé phát triển ngôn ngữ
- Trẻ chậm nói có ảnh hưởng đến trí tuệ không? Cần làm gì?
- Lợi ích của Omega-3 đối với trẻ chậm nói và lưu ý khi bổ sung
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!