Trẻ nói nhiều nhưng không rõ là bình thường hay bất thường?

Trong quá trình tập nói, trẻ nhỏ thường phát âm sai, nói không rõ ràng, rành mạch, trẻ nói nhiều nhưng không rõ khiến mọi người xung quanh nghe nhưng không hiểu được hết tất cả những điều trẻ muốn truyền đạt. Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, đặc biệt là trẻ từ 1 tuổi đến độ tuổi học mầm non, tiểu học. 

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có phải bình thường?

Trong thực tế, đa phần những đứa trẻ đang trong giai đoạn tập nói thường phát âm không rõ ràng, nói ngọng, nói không tròn vành rõ chữ. Đây được xem là một trong các tình trạng bình thường và hay gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ, ở nhiều độ tuổi khác nhau.

Khi mới biết nói, trẻ cảm thấy rất hứng thú với điều đó, có xu hướng muốn học hỏi và nói được nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, trẻ nhỏ vẫn chưa thể tiếp thu ngôn ngữ một cách trọn vẹn nên vấn đề trẻ nói nhiều nhưng không rõ cũng không phải là điều đáng lo ngại.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Phần lớn những trẻ đang độ tuổi tập nói đều hay nói ngọng, nói đớt, nói không rõ ràng.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tình trạng này sẽ dần được cải thiện sau khi trẻ lớn lên. Ở một độ tuổi nhất định nào đó của mỗi đứa trẻ, cấu trúc răng, lưỡi, môi, lưỡi gà, hàm,…sẽ dần được hoàn thiện hơn, từ đó việc phát âm của trẻ cũng sẽ trở nên rõ ràng, rành mạch và dễ nghe hơn.

Tuy nhiên, nếu như tình trạng nói nhiều nhưng không rõ của trẻ cứ liên tục kéo dài và không có dấu hiệu cải thiện cho đến khi trẻ bước vào tuổi đến trường thì các bậc phụ huynh cũng cần phải đặc biệt chú ý và quan tâm. Cũng bởi, đây có thể là một trong các dấu hiệu bất thường cảnh báo về một vấn đề sức khỏe nào đó gây ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, phát âm của trẻ nhỏ.

Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia nhận thấy rằng, tình trạng nói ngọng, nói không rõ nếu không được khắc phục và cải thiện sớm ở thời thơ ấu sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống, sức khỏe của con người trong tương lai. Đặc biệt, nếu vấn đề này xuất phát từ một số bệnh lý nguy hiểm thì có thể để lại rất nhiều hệ lụy khó lường.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ là vì sao?

Như đã chia sẻ, trẻ nói nhiều nhưng nói không rõ, nói ngọng, phát âm sai tuy là tình trạng bình thường và rất phổ biến ở trẻ trong giai đoạn tập nói. Tuy nhiên, nếu vấn đề này cứ liên tục kéo dài cho đến khi trẻ đến tuổi học mầm non, tiểu học hoặc lâu hơn nữa thì nó có thể là dấu hiệu cảnh báo về một số vấn đề nghiêm trọng nào khác.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Trẻ nói nhiều những nói ngọng, nói không rõ có thể do các vấn đề hạn chế về khả năng nghe.

Theo tìm hiểu, có rất nhiều các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng trẻ nói ngọng, nói không rõ nhưng sau khi lớn lên vẫn không thể cải thiện tốt được. Cụ thể một số yếu tố tác động như:

  • Do dị tật bẩm sinh: Các dị tật ở môi, lưỡi, răng, hàm, vòm miệng như sứt môi, hở hàm ếch, dính thắng lưỡi, răng mọc lệch,….có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát âm của trẻ nhỏ. Nếu trẻ nhỏ mắc phải các dị tật này thì trẻ vẫn có khả năng học hỏi ngôn ngữ tốt nhưng không thể phát âm một cách rõ ràng, người nghe khó có thể hiểu.
  • Do thói quen: Nhiều trẻ nhỏ khi bắt đầu tập nói đã nói không rõ ràng, nói ngọng, nói đớt. Tình trạng này tuy rất bình thường và không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt đời sống của trẻ tại thời điểm đó. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không điều chỉnh điều này cho con trước lúc trẻ lên 6 thì nó có thể hình thành nên một thói quen và rất khó sửa cho đến lúc trưởng thành.
  • Do tính cách: Những trẻ có tính hơi vội vàng, hấp tấp cũng có thể mắc phải tình trạng nói nhiều nhưng không rõ. Trẻ có xu hướng nói liên tục, nói rất nhiều nhưng do sự gấp ráp của mình nên trẻ không thể phát âm đúng chuẩn, dễ khiến cho những người xung quanh khó có thể hiểu được những điều mình đang diễn đạt.
  • Do ngậm ti giả: Chuyên gia cho biết, việc thường xuyên cho trẻ ngậm ti giả quá nhiều ở thời thơ bé cũng có thể là nguyên nhân khiến cho trẻ có phát âm lệch chuẩn. Vì thói quen ngậm ti sẽ khiến cho lưỡi của trẻ bị thè ra ngoài khá nhiều, điều này gây cản trở rất lớn trong quá trình nói, phát âm.
  • Do khả năng nghe kém: Các vấn đề liên quan đến thính giác như bị viêm tai giữa, viêm tai xương chũm cũng có thể khiến cho nhiều trẻ em không thể nghe và học rõ những âm thanh, tiếng nói của mọi người xung quanh, dẫn đến việc trẻ nói và phát âm không chuẩn.
  • Do bắt chước: Trẻ em tập nói thường thông qua quá trình trao đổi, trò chuyện trực tiếp với những người xung quanh. Vì thế, nếu bạn bè, người thân, người chăm sóc bé mắc phải chứng nói ngọng hoặc nói giọng địa phương, phát âm không chuẩn thì nhiều khả năng trẻ cũng sẽ học theo.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có ảnh hưởng gì không?

Nhắc đến các ảnh hưởng của việc nói nhiều nhưng không rõ, không rành mạch của trẻ nhỏ thì chúng ta có thể nghĩ ngay đến việc bị hạn chế về mặt giao tiếp. Khi trẻ không thể phát âm rõ ràng sẽ làm cho những người xung quanh khó có thể hiểu được cụ thể những điều mà trẻ muốn truyền đạt, từ đó gây nên sự cản trở trong quá trình tương tác, trò chuyện.

Ngoài ra, việc trẻ nói ngọng, nói không chuẩn có thể khiến cho bạn bè hoặc những người xung quanh cười chê, trêu chọc. Tình trạng này nếu liên tục xảy ra có thể khiến nhiều trẻ cảm thấy mất tự tin, trở nên rụt rè, nhút nhát và buồn tủi. Trẻ có thể thu mình, ngại giao tiếp hoặc thậm chí là rơi vào trầm cảm.

Bên cạnh đó, đối với những trẻ đã bước vào độ tuổi đi học những phát âm vẫn không rõ ràng, thường xuyên nói ngọng thì cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ. Do tiếng nói không chuẩn nền nhiều khả năng trẻ cũng sẽ viết không đúng chính tả, viết theo ngôn ngữ nói.

Cách chữa tình trạng nói nhiều nhưng không rõ của trẻ

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ có thể đến từ các yếu tố bẩm sinh nhưng cũng có khả năng bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, các bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì thế, cách tốt nhất để giúp trẻ khắc phục tình trạng này thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở chuyên khoa uy tín và chất lượng.

Thông qua quá trình thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định cụ thể về nguyên nhân gây ra tình trạng phát âm không chuẩn ở trẻ và đề ra hướng giải quyết phù hợp hơn. Đối với các tình trạng nói ngọng do thói quen, sự tác động từ các giáo dục, môi trường sống có thể nhanh chóng được khắc phục tốt tại nhà.

Tuy nhiên, đối với các tình trạng nguyên nhân đến từ các khuyết tật bẩm sinh, vấn đề sức khỏe hay bệnh lý khác thì cần được áp dụng các biện pháp chuyên sâu hơn. Các bậc phụ huynh nên quan tâm, chú ý nhiều hơn đến giai đoạn tập nói và phát triển của trẻ để có thể kịp thời phát hiện ra những biểu hiện bất thường, giúp trẻ khắc phục kịp thời.

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ
Dành nhiều thời gian đọc sách cùng con sẽ giúp con cải thiện khả năng phát âm tốt hơn.

Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề trẻ nói rất nhiều nhưng không phát âm rõ chữ thì có thể thử áp dụng các biện pháp khắc phục an toàn tại nhà sau đây:

1. Thường xuyên trò chuyện với trẻ

Trò chuyện là một trong các phương pháp hữu hiệu để có thể điều chỉnh tốt phát âm của trẻ nhỏ. Cũng bởi, trẻ em như một trang giấy trắng, trẻ sẽ học hỏi và tiếp thu ngôn ngữ từ những người xung quanh. Vì thế, trẻ cũng sẽ dễ dàng điều chỉnh được những lỗi sai trong cách phát âm thông qua việc trò chuyện với người khác.

Khi nói chuyện cùng con, cha mẹ hoặc những người thân bên cạnh nên chú ý hơn đến giọng nói và cách phát âm của mình. Hãy cố gắng nói với trẻ một cách rõ ràng, mạch lạc nhất. Đồng thời, hãy nói với tốc độ vừa phải, không quá nhanh, không quá chậm để trẻ có thể bắt chước theo.

2. Cho trẻ đọc sách

Đối với những trẻ đã ở tuổi đi học và biết đọc chữ thì cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ đọc sách nhiều hơn. Khi đọc hãy yêu cầu trẻ đọc thành tiếng để có thể luyện được cách phát âm, ngữ điệu và điều đó cũng giúp cho bạn dễ dàng phát hiện và chỉnh sửa những lỗi sai cho trẻ.

Các bậc phụ huynh hãy dành thời gian nhiều hơn ở bên cạnh trẻ, cùng trẻ đọc và khám phá những trang sách. Điều này không chỉ giúp trẻ khắc phục được tình trạng nói không rõ của mình mà còn rèn luyện được thói quen đọc sách, giúp trẻ bổ sung thêm nhiều kiến thức, thông tin thú vị.

3. Tạo điều kiện để trẻ gặp gỡ, giao lưu với bạn bè

Đôi lúc trẻ nhỏ không thể tiếp thu tốt những ngôn ngữ của người lớn, trẻ có thể học hỏi nhanh hơn từ chính bạn bè của mình, các bạn cùng trang lứa. Do đó, cha mẹ hãy tạo cho trẻ thêm nhiều điều kiện để được giao tiếp, trò chuyện với bạn bè để dần cải thiện được tình trạng nói ngọng, nói không rõ.

Các bậc phụ huynh có thể dành thời gian để đưa trẻ đến công viên, các câu lạc bộ, các hoạt động dành cho thiếu nhi để trẻ được làm quen, tiếp xúc với nhiều bạn bè. Hoặc cho trẻ đến trường để được giao tiếp nhiều hơn với các bạn cùng trang lứa, được giáo viên hướng dẫn cặn kẽ hơn.

4. Giúp trẻ loại bỏ các thói quen xấu ảnh hưởng đến phát âm

Trẻ nói nhiều nhưng không rõ, phát âm không chuẩn có thể do ảnh hưởng từ các thói quen hàng ngày. Chẳng hạn như thường xuyên ngậm ti, cho tay vào miệng, mút tay, ngoáy mũi, xem tivi, điện thoại quá nhiều,…

Do đó, cách tốt nhất để cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ đó chính là giúp trẻ điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, loại bỏ ngay các thói quen tiêu cực. Cha mẹ có thể nhắc nhở hoặc khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động lành mạnh để trẻ dần quên đi những thói quen xấu.

5. Nhờ đến sự sợ giúp của chuyên gia

Nếu cha mẹ không có quá nhiều thời gian để dạy dỗ và điều chỉnh cho con hoặc không có sự kiên nhẫn, tự tin để giúp con sửa lỗi phát âm thì có thể cân nhắc nhở đến các chuyên gia, giáo viên chuyên về giáo dục ngôn ngữ cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký cho trẻ tham gia vào các lớp luyện phát âm chuyên nghiệp để trẻ có cơ hội được điều chỉnh tốt hơn.

Bên cạnh đó, tại đây cũng có rất nhiều các bạn cùng trang lứa mắc phải vấn đề tương tự như trẻ. Do đó, trẻ sẽ không cảm thấy xấu hổ, rụt rè vì lo sợ người khác sẽ cười chê mình. Nhờ đó mà trẻ cũng trở nên thoải mái, dễ dàng tiếp thu các cách giáo dục của giáo viên hơn.

Tình trạng trẻ nói nhiều nhưng không rõ có thể tự cải thiện sau khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp cần phải can thiệp, điều chỉnh kịp thời để tránh gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng về sau. Nếu các bậc phụ huynh nghi ngờ trẻ nói và phát âm không chuẩn xuất phát từ vấn đề bệnh lý thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám để được hỗ trợ kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chương trình tiền tiểu học cho trẻ tự kỷ
Chương trình tiền tiểu học cho trẻ tự kỷ – Những kỹ năng cần thiết

Trẻ tự kỷ thường phải đối mặt với nhiều khiếm khuyết liên quan đến các khía cạnh giao tiếp, nhận thức, hành vi,...nên việc lựa...

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ
Rối nhiễu tâm lý ở trẻ: Nguyên nhân, chăm sóc & phòng ngừa

Rối nhiễu tâm lý là một trong các tình trạng bị lệch lạc về sức khỏe tâm thần thường xảy ra ở trẻ em, đặc...

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói
Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Cần làm gì?

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói có sao không là điều rất nhiều phụ huynh băn khoăn khi thấy con không chịu giao tiếp cho...

cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
10 Cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ đơn giản, hiệu quả

Phát triển ngôn ngữ là một trong các kỹ năng quan trọng cần được ưu tiên giáo dục cho trẻ trong những năm tháng đầu...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort