Bài tập chữa nói ngọng cho trẻ đơn giản và hiệu quả tại nhà
Khi phát hiện ra con có tật nói ngọng thì phụ huynh có thể cho con thực hiện các bài tập để khắc phục tình trạng này, giúp con phát âm chuẩn và chính xác, tránh những ảnh hưởng lâu dài.
Bài tập chữa nói ngọng cho trẻ đơn giản, cho kết quả tốt tại nhà
Trẻ nói ngọng không phải là một tình trạng hiếm gặp và cũng không quá nguy hiểm. Nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng thường do bắt chước từ những người lớn trong gia đình; do những vấn đề trong khi phối hợp các cơ quan môi – miệng – hàm; do trẻ ngậm núm vú giả quá lâu; do các bệnh đường hô hấp,; do trẻ nghe kém hoặc nhiều vấn đề khác.
Nói ngọng tuy không phải vấn đề nguy hiểm nhưng nếu để về lâu về dài có thể gây ra rất nhiều cản trở trong giao tiếp. Trẻ nói ngọng sẽ không phát âm chuẩn, dẫn tới nói sai ý hoặc khiến người khác nghe không hiểu con muốn gì. Mặt khác khi trẻ nói ngọng rất dễ bị bạn bè và những ngừng xung quanh trêu chọc, nhại lời dẫn đến tổn thương tâm lý, ngại giao tiếp và nhiều vấn đề khác.
Tuy nhiên nói ngọng hoàn toàn là tật có thể sửa được mà không cần đến bác sĩ, chuyên gia nếu thực hiện từ sớm. Cha mẹ ngay khi phát hiện trẻ khuyết tật ngôn ngữ dạng này cần nhanh chóng thực hiện các bài tập chữa nói ngọng cho trẻ để tránh các hệ lụy lâu dài phía trên.
Các bài tập luyện cơ miệng
Trẻ nói ngọng có thể do sự phối hợp các cơ quan phát âm không được nhuần nhuyễn, do đó phụ huynh cần hướng dẫn trẻ các bài tập cơ miệng để chữa nói ngọng. Khi trẻ có thể phối hợp được các cơ quan như môi – miệng, dây thanh quản thì con sẽ bật âm chuẩn xác hơn.
Một số cách luyện cơ miệng đơn giản mà phụ huynh có thể tham khảo cho con luyện chính là thổi bong bóng hơi, bong bóng xà phòng, dùng ống hút để uống nước thay cho việc uống nước bình thường, nhai các đồ dẻo, cứng ( nhưng dễ tiêu hóa) liên tục, thổi nến hay phồng má để tăng cường các hoạt động cho cơ quan trong cơ miệng.
Một bài tập sửa chữa nói ngọng cho trẻ đơn giản nhất chính là mỗi sáng hãy yêu cầu trẻ há to miệng và phát âm chính xác, to rõ các âm gồm “A, O, N, L, CH, TR…”. Cho trẻ lặp đi lặp lại 5- 7 lần cho tới khi bé phát âm chính xác thì thôi. Sau đó mẹ cũng có thể kết hợp hỏi lại các âm này, chỉ vào các chữ tương ứng để trẻ kết hợp học từ mới.
Bài tập kết hợp khẩu hình miệng và phát âm
Khẩu hình miệng chuẩn sẽ giúp trẻ phát âm một cách chuẩn hơn do đó mẹ cũng có thể cùng con luyện khẩu hình miệng kết hợp với phát âm từng từ một. Tiêu chí của phương pháp này chính là trẻ phải phát âm thật to, phát âm chuẩn được âm này thì mới chuyển sang âm khác và cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi trẻ phát âm chính xác mới dừng.
Một số bài tập chữa nói ngọng cho trẻ kết hợp khẩu hình để phát âm chính xác bao gồm
- Yêu cầu trẻ há miệng to để phát âm “A”, “HA”,
- Hướng dẫn trẻ tròn miệng để có thể phát âm chính xác âm “O”, “HO”
- Chu môi để phát âm chính xác âm “U”, “HU”
- Bặm môi để phát âm được âm “B” và các từ , “BA” , “BO”, “BU”
- Mím môi khi phát âm âm “M” và các chứa âm M như “MA”, “MO”, “MU”
- Uốn lưỡi để phát âm chính xác âm “L” và các từ bắt đầu bằng âm này như “LA”, “LO”, “LU”
Bài tập chữa nói ngọng cho trẻ bằng cách bắt chước tiếng kêu động vật
Bắt chước tiếng động vật cũng là một trong bài tập chữa nói ngọng cho trẻ đơn giản mà con rất thích thú. Trẻ nhỏ thường rất thích tìm hiểu về thế giới xung quanh, đặc biệt thích động vật và thường nhại lại tiếng kêu của chúng. Phụ huynh có thể bắt đầu từ những loài động vậy mà con yêu thích, đây cũng là cách để giúp trẻ tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh.
Cách thực hiện bài tập chữa nói ngọng cho trẻ đơn giản thông qua bắt chước tiếng động vật kêu như
- Tiếng chó sủa “Gâu Gâu”
- Tiếng vịt kêu “Quạc quạc”
- Tiếng gà trống gáy “Ò ó o”
- Tiếng mèo kêu “Meo meo”
- Tiếng chuột kêu “Chít chít’
- Tiếng lợn kêu “Éc éc”
Bài tập cho trẻ phát âm qua thơ ca
Nếu chỉ đơn giản là cho trẻ luyện nói từng âm, từng từ một thì sẽ thật nhàm chán. Hơn hết khi nói từng từ một thì trẻ có thể phát âm chính xác nhưng khi đặt trong hoàn cảnh thực tế, trẻ cần phải đáp ngay một câu thì trong vô thức con dễ tiếp tục phát âm sai.
Các bài tập chữa nói ngọng cho trẻ thông qua các bài đồng dao, bài thơ cũng giúp rèn luyện phản ứng để con dần phát âm chính xác trong nhiều trường hợp hơn. Hơn nữa cách này cũng thú vị hơn là chỉ đơn giản để bé luyện tập từng từ một nhất nhiều.
Chẳng hạn, nếu trẻ bị ngọng, khó phát âm âm “L” thì có thể cho con luyện tập bằng các phát âm bài sau “Lý Lê là lão láo, lại láu lỉnh, lắm lần lão liều lĩnh lên làng Lục Liễu lấy lúa làm lam. Làng Lục Liễu lấy làm lạ lạ lắm, liền lại lối lão Lê lên. Lần lên lại là lúc lão Lê len lỏi lên lấy lúa. Làng Lục Liễu liền la lớn là lão Lê lên lấy lúa làng Lục Liễu. Lý Lê lanh lợi lắm. Lão liền liến láu lập luận là: làng lão lên làng Lục liễu làm lúa, lão lượm lẫn lúa làng Lục Liễu.”
Hoặc mẹ cũng có thể hướng dẫn các bài tập chữa nói ngọng cho trẻ qua các bài ca dao, đồng dao hoặc những bài thơ có vần đơn giản tự chế. Chẳng hạn “Cốc cốc cốc! Ai gọi đó. Tôi là thỏ. Nếu là thỏ. Cho xem tai. Cốc cốc cốc! Ai gọi đó. Tôi là nai. Nếu là nai. Cho xem gạc” – (Mở cửa – Võ Quảng)
Một điều thú vị chính là một số chuyên gia cho rằng có thể giúp trẻ học nói, học phát âm chính xác, chữa nói ngọng qua bài hát quốc dân cho trẻ em Baby Shark.. Do trẻ thường rất thích thú với nhịp điệu của bài hát này nên có thể nhanh chóng học theo và phát âm chính xác nhất được âm “Đ”.
Bài tập chữa nói ngọng cho trẻ thông qua trò chơi
Các trò chơi cùng cha mẹ luôn tạo hứng thú cho trẻ nhỏ. Các bài tập chữa nói ngọng cho trẻ thông qua trò chơi cũng tạo cho con cảm giác thoải mái hơn là chỉ chăm chăm vào việc luyện nói. Mặt khác các trò chơi cũng giúp tạo phản xạ cho trẻ, tăng cường giao tiếp và tạo hứng thú hơn trong khi học cùng cha mẹ.
Một số trò chơi có thể thiết kế thành các bài tập cho trẻ để chữa tật nói ngọng như
- Trò “ Chi chi chành chành” – Nói “ Chi chi”
- Trò “ Ù à ù ập”
- Trò xe hơi chạy – Kêu “ Bin – Bin”
- Trò chơi xe tàu hỏa chạy kêu “ Tu – tu”
Tìm hiểu thêm: Trẻ nói ngọng do nghe kém: Biểu hiện và 3 cách can thiệp
Lưu ý khi thực hiện các bài tập chữa nói ngọng cho trẻ
Trẻ càng lớn thì việc chỉnh cách phát âm càng gặp nhiều khó khăn do đó phụ huynh cần cố gắng phát hiện và điều chỉnh từ giai đoạn sớm. Đây có thể là một hành trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cha mẹ và sự hỗ trợ kết hợp từ những người xung quanh để có hiệu quả tốt nhất. Thực hiện các bài tập chữa nói ngọng đúng cách, đúng đối tượng, đúng nguyên nhân là điều mà cha mẹ cần chú ý.
Để thực hiện các bài tập chữa nói ngọng cho trẻ có hiệu quả, phụ huynh cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây
- Cần xác định chính xác nguyên nhân thấy con nói ngọng là gì thì việc chỉnh giọng cho trẻ mới có thể đạt kết quả chính xác
- Lắng nghe và liệt kê những từ con phát âm sai để chỉnh sửa dần một cách có hệ thống
- Giám sát chi tiết, cố chú ý chú ý cách phát âm của trẻ để phát hiện ra ngay âm sai và chỉnh con ngay lập tức. Bởi việc trẻ nói ngọng giống như một thói quen, con có thể tự động nói ra mà không ý thức được rằng mình phát âm sai. Do đó phụ huynh khi trò chuyện hoặc bất cứ lúc nào con nói chuyện mà thấy con phát âm không chuẩn cần phải chỉnh lại ngay lập tức.
- Khi trẻ đã nói không chuẩn thì các bài tập chữa nói ngọng cho trẻ tuyệt đối không được thực hiện bởi những người nói ngọng, nói lắp, những người nói không chuẩn. Ngoài ra những người sử dụng các ngôn ngữ địa phương cũng cần hạn chế
- Tùy độ tuổi của trẻ, nếu trẻ đã đi học và được học về chữ thì cần phải vừa phát âm, vừa viết ra chữ mà con nói ngọng đê con ý thức được vì sao mình sai. Với trẻ chưa thể nhận thức được chữ và chưa biết cách dùng chữ đó trong hoàn cảnh nào thì cần cố gắng phát âm to, tròn vành rõ chữ, lặp lại nhiều lần để con có thể ghi nhớ và học theo.
- Bài tập chữa nói ngọng cho trẻ không nên quá dài bởi trẻ có thể không đủ kiên nhẫn và sự tập trung cao độ để ghi nhớ và học hỏi. Thay vì các bài tập dài hãy lựa chọn các bài tập ngắn nhưng lặp lại nhiều lần. Theo các chuyên gia, thực hiện mỗi bài tập từ 1-3 phút nhưng thực hiện với tần suất 10 lần/ngày sẽ có hiệu quả tốt hơn. Các bài tập ngắn cũng giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn là các bài tập dài
- Trong trường hợp trẻ bị ngọn cả nguyên âm và phụ âm thì gia đình nên thực hiện các bài tập dạy trẻ phát âm đúng các nguyên âm trước, khi đã chuẩn xác rồi mới chuyển qua các phụ âm sẽ phù hợp hơn. Tương tự cũng bắt đầu chinh· trẻ từ những từ đơn rồi đến từ đơn, những từ quen thuộc cần sử dụng hằng ngày trước những từ phức tạp ít sử dụng hơn..
- Thường xuyên cho con luyện cơ miệng bằng cách thổi bong bóng, đưa lưỡi lên/ xuống; sang trái/ phải…
- Tuyệt đối không nên nhại lại lại lời con với một thái độ trêu chọc, mỉa mai và cũng không nên chê bai bé quá mức có thể khiến con bị xuống tinh thần, thậm chí tổn thương tâm lý
- Một nguyên tắc khác cực kỳ quan trọng khi cha mẹ thực hiện các bài tập chữa nói ngọng cho trẻ tại nhà chính là cần thực sự kiên trì bởi muốn thay đổi cho con không phải ngày 1, ngày hai liền có hiệu quả ngay mà có thể phải tốn vài tháng, thậm chí là vài năm. Do đó phụ huynh cần phải thực sự kiên nhẫn, tiếp tục duy trì các biện pháp hằng ngày để thấy dần sự thay đổi tích cực của con
- Trong trường hợp trẻ không có các cải thiện hoặc nhóm trẻ lớn khó hướng dẫn gia đình có thể tham khảo đưa trẻ đến các trung tâm chuyên về ngôn ngữ để chỉnh lại các phát âm cho trẻ đúng chuẩn
- Tạo không khí thoải mái cho trẻ, tránh việc ép trẻ phải liên tục học khiến con cảm thấy sợ hãi, khó chịu và không có hứng thú học
- Tuyệt đối không nên la mắng, cáu gắt, lớn tiếng hay tạo áp lực sẽ khiến trẻ không có tinh thần học tập
- Dành lời khen cho trẻ mỗi khi trẻ hoàn thành tốt các bài tập chữa nói ngọng, trẻ bắt đầu phát âm đúng và chuẩn xác hơn, hoặc cũng có thể thưởng cho trẻ một phần quà nho nhỏ để khuyến khích trẻ cố gắng hơn
Các bài tập chữa nói ngọng cho trẻ tuy không phức tạp nhưng cần tốn nhiều thời gian để thực sự trở nên có hiệu quả. Gia đình cũng nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ và các chuyên gia để biết cách hướng dẫn, thực hiện đúng cách để đảm bảo con hoàn thiện hơn về khả năng giao tiếp cũng như phát triển toàn diện hơn về các mặt khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Trẻ 5 tuổi vẫn nói ngọng không rõ: Nguyên nhân & khắc phục
- Trẻ 28, 29, 30 tháng tuổi chưa biết nói: Khi nào cần can thiệp?
- Trẻ chậm nói không tập trung: Biểu hiện này có đáng lo?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!