Trẻ vào lớp 1 không tập trung và các giải pháp khắc phục

Trẻ vào lớp 1 không tập trung nếu không được hỗ trợ khắc phục và cải thiện tốt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đối với kết quả học tập, trẻ khó có thể bắt kịp tốc độ học tập và bị sa sút hơn so với các bạn đồng trang lứa. Vì thế, vào giai đoạn chuyển cấp quan trọng này, các bậc phụ huynh cần có sự phối hợp chặt chẽ cùng với giáo viên, nhà trường để có biện pháp hỗ trợ trẻ thích nghi, học tập tốt. 

Trẻ vào lớp 1 không tập trung
Tâm lý trẻ mới vào lớp 1 hay còn bỡ ngỡ nên dễ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, mất tập trung.

Các biểu hiện không tập trung của trẻ khi vào lớp 1?

Sự thay đổi môi trường học tập khiến cho trẻ nhỏ gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi và đáp ứng tốt với các chương trình giáo dục mới. Ở những năm học mẫu giáo, trẻ nhỏ thường được kết hợp giữa việc vui chơi và học tập một cách thoải mái hơn, thời gian học của trẻ cũng không quá bó buộc, các quy định trường lớp cũng không quá khắt khe.

Tuy nhiên, khi bước vào cấp 1, trẻ phải tuân thủ đúng theo các nội quy của trường lớp đã quy định. Đồng thời, chương trình học của các em học sinh cấp 1 cũng được sắp xếp cụ thể, chi tiết và cần vận dụng nhiều kỹ năng hơn so với giai đoạn học tập trước.

Chính vì thế, có không ít các trường hợp trẻ khi mới vào lớp 1 cảm thấy khó thích nghi, trẻ không thể học tập tốt, khả năng tập trung kém và thường xuyên nghịch phá trong lớp học. Để nhận biết trẻ vào lớp 1 kém tập trung, bạn có thể dựa vào các yếu tố sau đây:

  • Trẻ thường lơ là, không tập trung và khó có thể duy trì sự chú ý vào bài giảng của giáo viên.
  • Trẻ không thể hoàn thành tốt các bài tập về nhà, dễ chán nản, bỏ cuộc.
  • Trẻ hay bị tác động bởi các yếu tố xung quanh, chỉ cần nghe được một tiếng động nhỏ bên ngoài cũng khiến cho quá trình học tập bị gián đoạn.
  • Trẻ không hiểu rõ được các yêu cầu của giáo viên và khó có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
  • Trẻ dễ phạm phải các sai lầm.
  • Trẻ vào lớp 1 không tập trung thường cảm thấy chán nản, tự ti, không muốn đến trường.
  • Trẻ không có hứng thú để học tập, thường trì hoãn, viện lý do để trốn tránh việc học.
  • Khả năng ghi nhớ của trẻ kém hơn so với thông thường, trẻ hay quên, thất lạc đồ dùng học tập,…

Các biểu hiện của trẻ vào lớp 1 không tập trung, chú ý rất dễ nhận biết. Các bậc phụ huynh và giáo viên giảng dạy cho trẻ cần chú ý quan sát để kịp thời phát hiện, từ đó có biện pháp can thiệp hiệu quả để trẻ cải thiện khả năng tập trung, nâng cao kết quả học tập tốt hơn.

Vì sao trẻ vào lớp 1 thường không tập trung?

Theo nhận định của các chuyên gia thì việc trẻ vào lớp 1 không tập trung được xem là vấn đề bình thường và rất hay gặp ở nhiều trẻ nhỏ. Cũng bởi do sự thay đổi của môi trường học tập khiến trẻ khó có thể thích ứng tốt và dễ cảm thấy khó chịu, bức bối, không hòa nhập tốt.

Đây được xem là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiều trẻ nhỏ thường hay xao nhãng việc học, không thể chú ý và học tập tốt khi vừa chuyển vào cấp tiểu học. Theo chia sẻ của các thầy cô thì ở mỗi trường mầm non, trẻ nhỏ sẽ được sinh hoạt và vui đùa, chạy nhảy, tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn và thú vị xem lẫn với việc học tập các kiến thức cơ bản.

Tuy nhiên, khi vào lớp 1, các hoạt động này sẽ được giảm bớt và tập trung chủ yếu cho việc cung cấp kiến thức về những môn học cần thiết cho trẻ. Trẻ thường phải ngồi cố định và tập trung trong khoảng thời gian dài hơn, mỗi tiết học có thể kéo dài tối thiểu khoảng 30 đến 45 phút, thời gian vui chơi cũng sẽ bị hạn chế lại.

Trẻ vào lớp 1 không tập trung
Trẻ mới vào lớp 1 vẫn thường khó thích nghi nên dễ mất tập trung khi học tập.

Mặt khác, năng lượng của trẻ 6 tuổi thường vô cùng dồi dào, trẻ thích khám phá và vận động khắp nơi nên việc phải liên tục ngồi yên một chỗ và chú ý lắng nghe bài giảng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, không thể tập trung tốt. Nhiều trẻ năng động còn có xu hướng nghịch phá, chọc ghẹo bạn bè, ngọ nguậy khiến buổi học bị ảnh hưởng.

Phần lớn thì tình trạng này chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian đầu, sau khi thích nghi và làm quen tốt với trường lớp thì trẻ vẫn sẽ cải thiện được sự tập trung, chú ý học tập để phát triển toàn diện hơn. Tuy nhiên, cũng có không ít các trường hợp trẻ nhỏ mất nhiều thời gian để thích ứng với môi trường học tập mới, trẻ không thể theo kịp bài giảng, không hiểu bài và thường có tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, chán nản, áp lực quá mức.

Đối với các trường hợp này cần phải có biện pháp hỗ trợ can thiệp và giúp trẻ mau chóng thích nghi, cải thiện sự tập trung để phòng tránh tốt các ảnh hưởng nghiêm trọng về sau. Tình trạng trẻ mất tập trung, căng thẳng quá mức khi vào lớp 1 có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ mắc phải các chứng rối loạn giấc ngủ, tăng động giảm chú ý và cản trở quá trình phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ.

Giải pháp giúp khắc phục tình trạng trẻ vào lớp 1 không tập trung

Trẻ vào lớp 1 không thể tránh khỏi những sự bỡ ngỡ, xa lạ với môi trường sinh hoạt và học tập mới. Vì thế, các bậc phụ huynh và giáo viên cũng không nên quá khắt khe với trẻ, thay vào đó hãy bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân và thấu hiểu để giúp trẻ cải thiện tốt hơn.

Cụ thể một số giải pháp hiệu quả cần được thực hiện và hỗ trợ cho trẻ khi vào lớp 1 như:

1. Chuẩn bị đầy đủ hành trang và tâm lý cho trẻ trước khi chuyển cấp

Để tránh việc trẻ gặp nhiều bỡ ngỡ và cảm thấy xa lạ với những sự mới mẻ tại trường tiểu học thì các bậc phụ huynh nên chuẩn bị sẵn sàng về hành trang, tâm lý cho trẻ ngay từ trước đó. Hãy nói cho trẻ về trường tiểu học mà trẻ sẽ theo học, kể cho trẻ những điều thú vị và hấp dẫn khi trẻ bắt đầu bước sang lớp 1.

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần cho con biết rõ về các quy định và những nề nếp cần phải tuân thủ khi học lớp 1. Cần cho con biết rằng con đã lớn hơn và phải có trách nhiệm hơn với những điều bản thân làm, cần phải biết tuân thủ quy định và học tập tốt.

Trẻ vào lớp 1 không tập trung
Ba mẹ cần chuẩn bị hành trang và tâm lý sẵn sàng trước khi trẻ bước vào lớp 1.

Các bậc phụ huynh cần dạy cho trẻ biết cách giữ trật tự khi vào lớp học, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy của trường lớp, khi muốn phát biểu hoặc muốn làm việc gì đó  thì cần phải giơ tay xin phép thầy cô,…Bạn có thể hướng dẫn và cùng thực hành với trẻ ngay tại nhà những kỹ năng cơ bản để giúp trẻ có thể dễ dàng hòa nhập với môi trường mới.

Ngoài ra, khi trẻ bắt đầu vào học lớp 1, các bậc phụ huynh cũng cần cùng trẻ ôn luyện lại kiến thức đã học ở mầm non, cụ thể như bảng chữ cái, các con số, phép tính đơn giản,…Cũng bởi khi vào chương trình lớp 1, thầy cô thường chỉ dành ra một khoảng thời gian ngắn để ôn lại kiến thức, sau đó sẽ bắt đầu nâng cao chương trình học nên trẻ cần phải có nền tảng vững chắc để không bị thua kém các bạn cùng lớp.

2. Giúp con gia tăng sự tập trung, chú ý, ghi nhớ

Bên cạnh việc trang bị đầy đủ hành trang để con vững tin bước vào cấp 1 thì các bậc phụ huynh và thầy cô cũng cần phối hợp chặt chẽ để đưa ra các phương pháp hỗ trợ nâng cao sự tập trung, phát triển khả năng ghi nhớ của trẻ nhỏ. Với những sự thay đổi của môi trường học tập không thể tránh khỏi những phút giây trẻ cảm thấy chán nản và xao nhãng bài vở, chính vì thế việc gia tăng sự tập trung cho trẻ là vô cùng cần thiết trong giai đoạn này.

Trẻ vào lớp 1 không tập trung
Trẻ chuẩn bị vào lớp 1 cần được hỗ trợ sắp xếp, lên kế hoạch cụ thể, chi tiết.

Cụ thể một số phương pháp hỗ trợ giúp trẻ gia tăng sự tập trung, ghi nhớ hiệu quả như:

  • Giúp trẻ lên kế hoạch học tập phù hợp, sắp xếp thời gian học tập, vui chơi lành mạnh để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức trên trường lớp nhưng vừa đảm bảo được thời gian thư giãn phù hợp với lứa tuổi. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rằng, khi hoàn thành xong việc học tại lớp, trẻ sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái nên trẻ sẽ cố gắng để tập trung hoàn thành bài vở một cách hiệu quả nhất.
  • Nếu trẻ chậm tiếp thu, không thể tập trung, chú ý trong thời gian dài thì các bậc phụ huynh và giáo viên cũng nên cân nhắc chia nhỏ từng bài học để trẻ có thể dễ dàng thực hiện hơn. Các bài giảng trên lớp học hoặc những bài tập cần hoàn thành ở nhà cũng nên được chia nhỏ ra để trẻ hoàn thành tốt, từ đó có thêm sự hứng thú hơn với việc học tập.
  • Cân đối thời gian học tập và hoàn thành bài tập của trẻ nhỏ. Hãy đưa ra thời gian quy định để trẻ có thể giải được một bài toán, hoàn thành một bài tập tiếng việt. Như thế, trẻ sẽ ý thức hơn về việc bản thân cần phải nhanh chóng thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao và tránh việc lơ là, xao nhãng.
  • Tạo cho con môi trường học tập lành mạnh, thoải mái và tích cực cho con tham gia các hoạt động vui chơi, thư giãn phù hợp với lứa tuổi.
  • Trẻ nhỏ thường dễ bị xao nhãng và cảm thấy tò mò với những âm thanh, tiếng động xuất hiện xung quanh. Vì thế, để hạn chế sự lơ là trong học tập và gia tăng sự tập trung cho trẻ, bạn cần chú ý đến môi trường học, đảm bảo không gian thoải mái, tránh tiếng ồn hoặc các yếu tố tác động từ bên ngoài.
  • Dành cho con những lời khen ngợi khi con hoàn thành tốt các nhiệm vụ, công việc, bài tập được giao. Bên cạnh đó, khi trẻ nghịch ngợm, phá phách hoặc phạm phải các sai lầm nào đó thì cũng cần nghiêm khắc, nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai và giúp con điều chỉnh tốt hơn.
  • Khuyến khích trẻ vận động, luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần. Bên cạnh đó, khi cơ thể được vận động tích cực sẽ giúp hoạt động của não bộ được hỗ trợ tốt hơn, từ đó giúp gia tăng sự tập trung, phát triển khả năng ghi nhớ hiệu quả cho trẻ khi mới vào lớp 1.
  • Chế độ ăn uống của trẻ vừa vào lớp 1 cũng cần được đặc biệt chú ý. Gia đình nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe tổng thể của trẻ nhỏ, ưu tiên những món ăn chứa nhiều khoáng chất, các loại vitamin, protein hữu ích. Ngoài ra, cần phải hạn chế những món ăn chứa quá nhiều gia vị, các loại đồ ăn, thức uống chế biến sẵn có các chất phụ gia độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe.
  • Để cải thiện sự tập trung và giúp trẻ học tập tốt khi vừa chuyển sang môi trường tiểu học, gia đình cũng cần chú ý nhiều hơn đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Trẻ em cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, giấc ngủ phải sâu và ngon để trẻ có được nguồn năng lượng tích cực để bắt đầu ngày mới học tập hiệu quả.

Trẻ vào lớp 1 không tập trung được xem là vấn đề bình thường và phổ biến ở em trẻ nhỏ khi vừa mới chuyển cấp. Tuy nhiên, tình trạng này cần sớm được phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, giúp trẻ nhỏ cải thiện khả năng tập trung, chú ý, học tập hiệu quả và phát triển vượt trội hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói?
Khi nào cần cho trẻ đi khám chậm nói? Thông tin cần biết

Chậm nói là một trong các vấn đề phổ biến hiện nay đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm và cảm thấy lo...

Rối nhiễu tâm lý ở trẻ
Rối nhiễu tâm lý ở trẻ: Nguyên nhân, chăm sóc & phòng ngừa

Rối nhiễu tâm lý là một trong các tình trạng bị lệch lạc về sức khỏe tâm thần thường xảy ra ở trẻ em, đặc...

thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói
Có nên dùng thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói? Loại nào tốt?

Có nên dùng thuốc uống bổ não cho trẻ chậm nói là một băn khoăn lớn của nhiều phụ huynh có con gặp tình trạng...

phương pháp phát triển não phải cho trẻ em
6 phương pháp phát triển não phải cho trẻ em để thông minh từ sớm

Theo các chuyên gia, hiện nay có rất nhiều phương pháp phát triển não phải cho trẻ em có thể mang đến nhiều kết quả...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort