Tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển với 8 bài tập đơn giản
Tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển hiện đang được khuyến khích áp dụng bởi đây là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho quá trình cải thiện của trẻ, đặc biệt là chức năng vận động. Quá trình này cần phải có sự nỗ lực và kiên trì của gia đình, chuyên gia trị liệu để có thể mang đến kết quả tốt nhất cho trẻ, giúp trẻ cải thiện chức năng, nâng cao khả năng tự chăm sóc và phục vụ bản thân.
Mục đích và hiệu quả khi tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển
Mỗi đứa trẻ đều có tốc độ phát triển riêng biệt, có những trẻ đã hình thành và phát triển các chức năng, kỹ năng cơ bản ngay từ sớm nhưng cũng có không ít trẻ bị chậm phát triển hơn so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, để có thể xác định được sự chậm phát triển của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần phải hiểu và nắm rõ các mốc thời gian phát triển tiêu chuẩn của một đứa trẻ bình thường để dễ dàng so sánh và đánh giá chính xác.
Ngay từ những năm tháng đầu đời, các bậc phụ huynh cần phải dành thời gian để chăm sóc và quan sát kỹ lưỡng về tốc độ phát triển của trẻ qua nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể như vận động, ngôn ngữ, trí tuệ,…Khi nhận thấy con có dấu hiệu chậm phát triển hơn so với mốc quy định thì cần chủ động cho trẻ tiến hành thăm khám, đánh giá tại các cơ sở chuyên khoa uy tín, chất lượng để được bác sĩ hỗ trợ, tư vấn cụ thể.
Nếu có thể phát hiện tình trạng chậm phát triển của trẻ nhỏ trong giai đoạn sớm thì việc hỗ trợ cải thiện và nâng cao cho trẻ sẽ trở nên dễ dàng, đạt được nhiều hiệu quả đáng mong đợi hơn. Hiện nay, việc can thiệp cho trẻ chậm phát triển cần phải có sự kết hợp của nhiều chuyên ngành khác nhau để đặt ra các mục tiêu, kế hoạch cụ thể nhằm giúp cho trẻ có được sự phát triển toàn diện trong tương lai.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, việc phát hiện và can thiệp chậm phát triển ở trẻ nếu được tiến hành càng sớm, khi trẻ ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng phục hồi sẽ càng cao. Trong những năm tháng đầu đời, trẻ cần được chú trọng về sự phát triển thể chất, tinh thần, trí tuệ, ngôn ngữ để đảm bảo tốt tiền đề phát triển về sau.
Tùy vào tình trạng chậm phát triển của mỗi đứa trẻ mà các chuyên gia sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trong việc đưa ra các biện pháp hỗ trợ phục hồi phù hợp. Trong đó, vật lý trị liệu hiện đang được đánh giá là một trong các phương pháp hữu ích, có khả năng mang đến hiệu quả vượt tội trong quá trình nâng cao kỹ năng cho mỗi đứa trẻ.
Các bài tập vật lý trị liệu đóng vai trò quan trọng và mang đến nhiều lợi ích cho việc phục hồi chức năng của mỗi đứa trẻ. Tùy vào tình trạng thể chất và các vấn đề mà trẻ đang gặp phải mà các chuyên gia sẽ cân nhắc áp dụng những bài tập với mức độ phù hợp, giúp trẻ dễ dàng đáp ứng và phục hồi tốt trong thời gian ngắn nhất.
Đối với những trẻ chậm phát triển ở mức độ nặng hoặc trẻ sinh ra thiếu tháng, sinh non, sức khỏe yếu thì cần có thời gian can thiệp trị liệu tâm lý lâu dài hơn, kết hợp nhiều biện pháp khắc phục hơn. Tuy nhiên, nếu có sự kiên trì và nỗ lực tốt từ gia đình, chuyên gia và trẻ nhỏ thì trẻ hoàn toàn có thể phát triển tốt theo thời gian.
Mục đích chủ yếu của việc áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển đó chính là giúp trẻ cải thiện tốt kỹ năng vận động, ngôn ngữ, trí tuệ để có thể tự chăm sóc tốt cho bản thân, tự thực hiện được các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và giúp cho cơ thể được phát triển toàn diện hơn. Một vài trường hợp trẻ chậm phát triển do sự biến dạng, thiếu sót về các bộ phận trên cơ thể nên có thể sẽ được cân nhắc hỗ trợ thêm với các dụng cụ chuyên dụng như máng, nẹp,…
Kết quả của quá trình trị liệu còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đối với những trẻ chậm phát triển nặng thì vật lý trị liệu sẽ được thực hiện với mục đích giúp trẻ nâng cao khả năng tự phục vụ nhu cầu cá nhân như tự vệ sinh, ăn uống, tắm rửa, thay quần áo, sinh hoạt,…Còn đối với những trẻ có mức độ chậm phát triển nhẹ, đáp ứng tốt với các bài tập trị liệu thì có thể giúp trẻ phục hồi hoàn toàn như người bình thường.
Để quá trình áp dụng các bài tập vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển đạt được hiệu quả tốt nhất thì gia đình và người hỗ trợ chăm sóc, trị liệu cho trẻ cần phải có sự kiên trì, nắm vững các kiến thức cơ bản để xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp cho trẻ. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng cần có sự phối hợp và nỗ lực, phấn đấu từng ngày để học tập, phát triển bản thân tốt hơn.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Gợi ý 8 bài tập vật lý trị liệu đơn giản cho trẻ chậm phát triển
Như đã chia sẻ, tùy thuộc vào tình trạng chậm phát triển của mỗi trẻ nhỏ mà việc áp dụng, lựa chọn các bài tập vật lý trị liệu cũng có phần khác nhau. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các chuyên gia thì phần lớn những trẻ bị chậm phát triển điều gặp nhiều khó khăn về vận động, trẻ không thể duy trì và đảm bảo tốt các cử động của cơ thể.
Chính vì thế, các bài tập vật lý trị liệu thường được áp dụng cho trẻ chậm phát triển sẽ chú trọng về việc hỗ trợ trẻ nâng cao khả năng kiểm soát vận động như đầu, cổ, thân, giúp trẻ phát triển các kỹ năng cơ bản đúng với lứa tuổi. Cụ thể một số bài tập thường được sử dụng và mang đến hiệu quả đã được kiểm chứng chuyên môn như:
1. Bài tập 1: Xoa bóp cơ tay chân và thân mình cho trẻ
Bài tập xoa bóp cơ tay chân và thân mình được xem là một trong các bài tập vật lý trị liệu đơn giản và được áp dụng cho hầu hết các trường hợp trẻ chậm phát triển. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo, học tập và tự áp dụng cho trẻ ngay tại nhà để giúp trẻ cải thiện tốt khả năng vận động của các cơ.
Với bài tập này, trẻ nhỏ không cần phải vận động quá nhiều mà chủ yếu sẽ dựa vào các động tác xoa bóp, massage của người thực hiện. Ba mẹ cần đặt cho trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng hoặc giường để bắt đầu sử dụng hai bàn tay, các ngón tay vuốt, xoa bóp nhẹ nhàng trên bề mặt da của trẻ.
Các động tác cần được thực hiện đều đặn, từ tốn, không nên sử dụng lực quá mạnh để tránh làm trẻ cảm thấy hoảng sợ hoặc gây đau đớn cho trẻ. Phụ huynh có thể sử dụng lực của lòng bàn tay, mu bàn tay, các ngón tay để tác động những lực vừa phải lên cơ thể của trẻ nhỏ. Sau đó có thể đặt trẻ ở vị trí nằm sấp, nằm nghiêng để thuận tiện hơn cho việc xoa bóp các bộ phận khác như dọc bên 2 cột sống, kẽ xương sườn.
Để giúp trẻ cải thiện tốt các hoạt động của cơ thể và lưu thông máu hiệu quả, các bậc phụ huynh nên thực hiện bài tập này hàng ngày cho trẻ. Đây được xem là một trong các bài tập cơ bản nhưng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với quá trình áp dụng vật lý trị liệu, hỗ trợ tốt cho việc thực hiện các bài tập phức tạp với mức độ cao hơn.
2. Bài tập 2: Tạo thuận lẫy
Mục tiêu chính của việc áp dụng bài tập này cho những trẻ chậm phát triển đó chính là giúp trẻ có thể thay đổi trạng thái lật ngửa dễ dàng, hỗ trợ trẻ lật từ trạng thái ngửa sang nằm sấp. Đối với những trẻ còn nhỏ, việc áp dụng thường xuyên động tác này sẽ giúp cho trẻ nhanh chóng cải thiện khả năng lật, dễ dàng thay đổi tư thế một cách linh hoạt và thuận tiện hơn.
Cụ thể, các bước thực hiện bài tập tạo thuận lẫy cho trẻ chậm phát triển như sau:
- Bước 1: Đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa trên mặt phẳng như giường hoặc tấm đệm mềm.
- Bước 2: Để 2 chân của trẻ ở vị trí duỗi thẳng.
- Bước 3: Từ từ gập 1 chân của trẻ chéo qua người.
- Bước 4: Lúc này trẻ đang ở tư thế nằm nghiêng, ba mẹ hãy để nguyên vị trí đó nhằm giúp cho trẻ tự lật sang một bên.
- Bước 5: Thực hiện tương tự với bên còn lại.
Để kích thích sự học hỏi của trẻ, ba mẹ cũng có thể làm mẫu vài lần để trẻ có thể dễ dàng thực hiện theo. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng nên tránh tập luyện bài tập này vào những lúc bé vừa ăn no, mới ăn xong để tránh khiến trẻ bị trớ, ói thức ăn ra ngoài.
3. Bài tập 3: Tạo thuận nâng đầu cổ
So với 2 bài tập trên thì tạo thuận nâng đầu cổ có mức độ khó hơn và đòi hỏi trẻ phải có nhiều sự cố gắng hơn trong quá trình tập luyện. Tuy nhiên, nếu có thể áp dụng tốt bài tập vật lý trị liệu này thì trẻ chậm phát triển hoàn toàn có khả năng phục hồi các hoạt động của cổ, đầu.
Theo lời khuyên của các chuyên gia thì trẻ cần được tập luyện bài tập này hàng ngày, ngay cả khi ở trung tâm trị liệu và ở nhà. Việc thực hiện tốt sẽ giúp cho trẻ dần trở nên cứng cáp hơn, các hoạt động của cổ, đầu trở nên linh hoạt hơn.
Cách thực hiện bài tập như sau:
- Bước 1: Cho trẻ nằm sấp trên giường hoặc trên một bề mặt phẳng nào đó.
- Bước 2: Ba mẹ sử dụng một tay để đặt cố đinh lên phần trên của mông trẻ.
- Bước 3: Cùng lúc hãy sử dụng ngón trỏ và ngón giữa của tay còn lại để ấn dọc theo 2 bên dọc theo cột sống của trẻ, tính từ cổ xuống thắt lưng.
Bài tập này thường được áp dụng tốt cho những trường hợp trẻ chậm phát triển lâu cứng cổ. Nó có thể mang lại hiệu quả cao nếu được áp dụng đúng cách và kiên trì trong khoảng thời gian nhất định.
4. Bài tập 4: Tạo thuận bò trên đùi
Để cải thiện và phát triển tốt khả năng biết bò của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên thường xuyên áp dụng cho trẻ bài tập tạo thuận bò trên đùi. Cách thực hiện của bài tập vật lý trị liệu này có phần phức tạp, cần nhiều động tác phối hợp với nhau nhưng nó có thể mang lại hiệu quả vượt trội cho từng đối tượng trẻ chậm phát triển.
Cách thực hiện bài tập như sau:
- Bước 1: Ba mẹ ngồi ở tư thế duỗi thẳng hai chân.
- Bước 2: Cho trẻ ở tư thế bò trên đùi của ba mẹ.
- Bước 3: Gập phần chân dưới của trẻ lại, đồng thời duỗi thẳng phần chân trên cho trẻ.
- Bước 4: Ba mẹ dùng một tay để giữ cố định phần mông của trẻ.
- Bước 5: Sử dụng tay còn lại để giữ chân của trẻ.
- Bước 6: Từ từ đẩy phần gót chân của trẻ về phía trước.
- Bước 7: Dùng đùi để hỗ trợ nâng phần thân của trẻ lên trên giống với tư thế đang bò.
Quá trình tập luyện bài tập này nhằm mục đích giúp trẻ nhỏ phát triển khả năng bò, nâng cao kỹ năng giữ bản thân trong tư thế bò và kích hoạt tốt các chức năng của các cơ quan khác.
5. Bài tập 5: Tạo thuận ngồi xổm và đứng dậy
Tạo thuận ngồi xổm và đứng dậy sẽ hỗ trợ trẻ nâng cao khả năng giữ thăng bằng, giúp trẻ phục vụ tốt cho các sinh hoạt đời sống. Nhiều trẻ chậm phát triển thường khó có thể di chuyển hoặc giữ thăng bằng tốt khi ngồi xổm nên trẻ sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong các hoạt động đời sống, đặc biệt là việc ngồi để đi vệ sinh.
Cách thực hiện bài tập như sau:
- Bước 1: Ba mẹ ngồi hoặc quỳ xuống để dễ dàng hỗ trợ việc giữ thăng bằng cho trẻ.
- Bước 2: Cho trẻ ngồi xổm ở phía trước mặt.
- Bước 3: Sử dụng tay để đặt lên đầu gối của trẻ, dồn một ít trọng lực vào phần bàn chân của trẻ.
- Bước 4: Sau đó, từ từ bỏ 2 tay ra khỏi đầu gối của trẻ và để cho trẻ tự ngồi xổm, tự giữ thăng bằng.
- Bước 5: Hãy yêu cầu trẻ đứng dậy. Lúc đầu có thể trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, ba mẹ hãy hỗ trợ trẻ để trẻ làm quen với tư thế, cách di chuyển này.
6. Bài tập 6: Giữ thăng bằng ở tư thế ngồi
Tương tự như bài tập ngồi xổm, với bài tập này, trẻ nhỏ cũng sẽ được hỗ trợ tốt về khả năng giữ thăng bằng và cải thiện tốt tư thế ngồi, đi đứng một cách dễ dàng hơn. Việc tập luyện thường xuyên và áp dụng tốt sẽ giúp trẻ thuận tiện hơn trong việc kiểm soát, điều chỉnh các tư thế cân bằng như ngồi, đứng, đi.
Cách thực hiện bài tập giữ thăng bằng ở tư thế ngồi:
- Bước 1: Trẻ cần được đặt ở tư thế ngồi trên mặt sàn bằng phẳng. Ba mẹ có thể lót thêm một tấm thảm mỏng và mềm bên dưới để tránh tình trạng làm con đau khi bị ngã.
- Bước 2: Sử dụng hai tay để giữ chặt lấy phần đùi của trẻ.
- Bước 3: Từ từ đẩy người của trẻ về phía ra phía sau và ngược lại.
- Bước 4: Sau khi nhận thấy trẻ ổn định, hãy dần bỏ hai tay ra khỏi phần đùi của trẻ để trẻ tự giữ thăng bằng.
7. Bài tập 7: Tạo thuận đứng bám
Trong tất cả 8 bài tập trị liệu vật lý dành cho trẻ chậm phát triển được chia sẻ ở bài viết này thì tạo thuận đứng bám chính là bài tập được đánh giá cao về mức độ khó nhưng nó có thể mang lại hiệu quả vô cùng vượt trội cho trẻ. Bài tập này đòi hỏi ba mẹ phải có sự kiên trì và khéo léo trong quá trình tập để tránh những tình huống nguy hiểm đối với trẻ.
Cụ thể, cách thực hiện bài tập như sau:
- Bước 1: Cho trẻ đứng ở cạnh một vật thể nào đó ngang với chiều cao cơ thể của trẻ để trẻ có thể bám vào một cách dễ dàng.
- Bước 2: Ba mẹ dùng 2 tay để đặt cố định ở phần háng hoặc đùi của trẻ.
- Bước 3: Khi nhận thấy trẻ đã bám vững, hãy từ từ bỏ tay ra để trẻ tự giữ thăng bằng.
Khi mới bắt đầu tập luyện, trẻ nhỏ có thể bị té ngã nên các bậc phụ huynh cần tránh cho trẻ đứng bám ở các bị trí cạnh mép bàn hoặc những vật nhọn nguy hiểm. Đồng thời trong quá trình tập luyện luôn quan sát, chuẩn bị sẵn sàng tư thế để hỗ trợ trẻ, nhằm tránh gây ra những nguy hiểm, rủi ro khi luyện tập.
8. Bài tập 8: Hướng dẫn trẻ cách mặc quần áo
Để nâng cao kỹ năng tự chăm sóc bản thân và giúp trẻ phát triển tốt về nhận thức, trách nhiệm của chính mình thì các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ dạy trẻ bài tập mặc quần áo. Ở những trẻ trên 19 tháng tuổi, ba mẹ đã có thể áp dụng tốt bài tập này để trẻ vừa được cải thiện khả năng vận động, vừa giúp con hình thành thói quen độc lập trong sinh hoạt đời sống.
Cách hướng dẫn con mặc áo:
- Bước 1: Dạy con cách cầm áo.
- Bước 2: Hướng dẫn con xỏ đầu vào cổ áo.
- Bước 3: Tiếp đến lần lượt xỏ 2 tay vào từng bên áo.
- Bước 4: Kéo áo xuống và điều chỉnh cho phù hợp với cơ thể.
Ba mẹ nên tạo nhiều cơ hội và khuyến khích con thực hiện hoạt động này mỗi ngày. Đồng thời, khi con có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, ba mẹ hãy dành cho con những lời khen, động viên hoặc thậm chí là thưởng cho con một món quà nhỏ để con có thêm động lực cố gắng, phấn đấu hơn.
Bài viết trên đây đã gợi ý về một số bài tập vật lý trị liệu hiệu quả và đơn giản dành cho trẻ chậm phát triển. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần cho trẻ tiến hành thăm khám để đánh giá rõ về tình trạng sức khỏe, mức độ chậm phát triển, từ đó được các bác sĩ chuyên khoa cân nhắc áp dụng các biện pháp cải thiện phù hợp.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!