11 Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả tốt nhất

Trẻ chậm phát triển trí tuệ cần những phương pháp riêng để nuôi dạy, vì khả năng tiếp thu của trẻ chậm hơn những đứa trẻ bình thường rất nhiều. Các bậc phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ dưới đây để nuôi dạy trẻ tốt hơn.  

phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể sinh hoạt một cách bình thường nếu cha mẹ dùng đúng phương pháp.

Đôi điều cần biết về trẻ chậm phát triển trí tuệ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là do sự rối loạn trong phát triển thần kinh. Trẻ thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu những thứ xung quanh, phản ứng chậm hơn những đứa trẻ bình thường và không dễ áp dụng những thứ được học vào thực tế. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có IQ thấp hơn 75 và được chia làm 4 mức độ bao gồm:

  • Chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ
  • Chậm phát triển trí tuệ mức độ trung bình
  • Chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng
  • Chậm phát triển trí tuệ mức độ rất nặng

Đa phần các trẻ chậm phát triển trí tuệ rơi vào trường hợp mức độ nhẹ. Trẻ vẫn có khả năng giao tiếp, học tập, sinh hoạt nhưng cần nhiều thời gian để làm quen và rèn luyện. Cha mẹ chỉ quan sát và dạy dỗ trẻ một cách khoa học là có thể giúp trẻ phát triển bình thường. Ở mức độ nhẹ trẻ cần nhiều thời gian tiếp thu mọi thứ hơn và có thể sinh hoạt bình thường khi lớn lên, không dựa vào cha mẹ.

Mức độ trung bình và nặng đòi hỏi cha mẹ phải quan tâm đến trẻ nhiều hơn. Trẻ vẫn có thể giao tiếp, học tập hay sinh hoạt hằng ngày, nhưng thời gian cần thiết để trẻ học được một điều gì đó dài và khó khăn. Cha mẹ cần kiên trì hướng dẫn để giúp trẻ dễ tiếp thu mọi thứ. Sau khi lớn lên trẻ cần sống cùng gia đình để cha mẹ quan sát.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ mức độ rất nặng hiếm gặp. Ở mức độ này, việc học những kỹ năng sinh hoạt căn bản cũng là một thách thức lớn với trẻ. Cha mẹ cần dành rất nhiều thời gian và có những phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ phù hợp để giúp trẻ nắm bắt được những kiến thức cơ bản.

Vì sao trẻ chậm phát triển trí tuệ cần được giáo dục đặc biệt?

Tốc độ tiếp thu của trẻ chậm phát triển trí tuệ kém hơn so với những đứa trẻ bình thường. Thế nên cha mẹ cũng phải có những phương pháp dạy dỗ phù hợp để giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách trực quan và dễ dàng hơn. Những phương pháp giáo dục đặc biệt được thiết kế để cải thiện những vấn đề về thể chất và tinh thần của từng trẻ.

Những trẻ chậm phát triển trí tuệ không quá nặng có thể sinh hoạt bình thường nếu được chăm sóc và dạy dỗ đúng cách. Cha mẹ cần áp dụng những phương pháp phù hợp, cũng như kiên nhẫn trong quá trình dạy con để trẻ nhanh chóng phát triển khỏe mạnh và hòa nhập cộng đồng.

11 phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ hiệu quả nhất

Tùy theo mức độ chậm phát triển mà chúng ta sẽ có những phương pháp và mức độ khác nhau để giúp trẻ rèn luyện. Mỗi một trẻ sẽ hợp với những phương pháp khác nhau. Thế nên cha mẹ nên chú ý quan sát để xem phương pháp nào có hiệu quả, phương pháp nào không để kịp thời thay đổi.

trẻ chậm phát triển trí tuệ
Cha mẹ nên chú ý lựa chọn phương pháp thích hợp để giúp con dễ thích nghi.

Dưới đây là 11 phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ rất tốt mà phụ huynh nên thử áp dụng.

1. Rèn luyện chức năng của các giác quan

Đầu tiên cha mẹ nên tìm hiểu xem 5 giác quan của trẻ bao gồm thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác và vị giác phát triển như thế nào. Sau đó tìm cách giúp trẻ phát triển những giác quan cơ bản một cách bình thường nhất.

Việc phát triển những giác quan cơ bản sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng hơn. Để kiểm tra và rèn luyện các giác quan của trẻ, cha mẹ cần:

  • Thính giác

Cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ bằng nhiều tông giọng, hay cho trẻ nghe tiếng động tự nhiên như tiếng mưa rơi, tiếng sóng biển, tiếng rừng cây xào xạc,… Ngoài ra hãy cho trẻ nghe nhiều thể loại nhạc khác nhau, xem thử trẻ có thích thú với loại nhạc nào không.

Gia đình cũng có thể cho trẻ xem những chương trình thế giới động vật, cùng trẻ học tiếng động vật kêu, dạy trẻ phân biệt tiếng các con vật.

  • Thị giác

Dạy cho trẻ nhận biết những đặc điểm cơ bản dễ nhìn thấy của các vật như màu sắc hay hình dạng. Cha mẹ nên dùng những vật dụng có độ tương phản cao để trẻ dễ nhận ra sự khác biệt.

Những vật dùng làm đạo cụ giảng dạy có thể là những món đồ chơi thân thuộc với trẻ như gấu bông, búp bê, hay những vật thể tự nhiên như cây cỏ, hoa lá, con vật, đồ dùng trong gia đình, tranh ảnh,…

  • Khứu giác

Cho trẻ ngửi mùi (thức ăn, hoa, trái cây, sữa bột,…) và hỏi trẻ cảm nhận về mùi hương. Ban đầu nên cho trẻ ngửi mùi hơi đậm để kích thích khứu giác, sau đó giảm dần để không gây hại cho khứu giác của trẻ.

  • Xúc giác

Cha mẹ có thể thường xuyên massage cho trẻ để trẻ phát triển xúc giác. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ cảm nhận mọi thứ thông qua việc sờ các vật, cho trẻ cảm nhận được vật đang sờ to hay nhỏ, nóng hay lạnh, mềm mại hay cứng cáp,… để trẻ bắt đầu có khái niệm về mọi thứ.

  • Vị giác

Cho trẻ nếm thức ăn với nhiều hương vị (mặn, ngọt, chua, cay, chát, đắng,…) và quan sát phản ứng của trẻ. Thức ăn cũng nên đa dạng nguyên liệu (thịt, cá, trứng, rau,…) và cách nấu (súp, cháo, hầm, luộc, hấp,…) để vị giác của trẻ tập cảm nhận.

2. Liệu pháp ngôn ngữ

Trở ngại đầu tiên của trẻ chậm phát triển trí tuệ là vấn đề ngôn ngữ. Trẻ chậm nói và gặp khó khăn trong chuyện giao tiếp với mọi người.

Ví dụ trẻ có thể hoàn toàn không hiểu lời người khác nói, hoặc nghe hiểu nhưng rất khó để đáp lại vì rào cản ngôn ngữ. Chính vì thế cha mẹ cần kích thích khả năng ngôn ngữ của trẻ bằng cách dạy trẻ phát âm, cách dùng các cơ khi mở miệng và khuyến khích trẻ hoạt động cơ miệng nhiều hơn để âm thanh phát ra to và rõ.

Cha mẹ nên dùng những vật thể trực quan, có màu sắc bắt mắt để dạy trẻ chậm phát triển. Hãy cùng trẻ trò chuyện và chơi đùa thông qua sách vở, tranh ảnh, đồ chơi,… và không ngừng lặp đi lặp lại những điều liên quan đến món đồ ấy để giúp trẻ khắc sâu nhận thức.

Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ này sẽ giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ nhận thức mọi vật tốt hơn qua những hình ảnh sặc sỡ và dễ nhớ.

Khi trẻ chịu phát âm, phụ huynh nên chú ý sửa phát âm cho trẻ, giúp trẻ phát âm tròn và rõ lời. Giai đoạn này có đôi chút khó khăn vì phát âm của trẻ còn tương đối non nớt, âm phát ra méo mó và rất khó nghe. Để giúp trẻ phát âm tốt hơn, cha mẹ có thể kết hợp thêm với mát-xa khuôn mặt, các bài tập luyện lưỡi, môi và hàm để cải thiện khả năng phát âm.

3. Vật lý trị liệu

Bên cạnh khả năng ngôn ngữ, trẻ chậm phát triển trí tuệ còn gặp khó khăn trong hành động. Trẻ biết bò và đi đứng khá trễ, đi không vững vàng và thường xuyên té ngã. Trẻ cũng lúng túng, không thành thạo trong những hoạt động cơ bản cần sự phối hợp tay và chân như mặc và thay quần áo, mang giày dép,…

Trong trường hợp này, cha mẹ có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết về vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu sẽ giúp bé cải thiện khả năng đi đứng, giữ thăng bằng, khả năng chịu đựng và cách phối hợp chân tay khi làm việc. Bé có thể ngồi vững vàng, đi đứng, chạy nhảy hay cầm nắm đồ vật một cách dễ dàng hơn.

Phương pháp vật lý trị liệu giúp trẻ rèn luyện sự tự lập, không quá dựa dẫm vào cha mẹ. Từ đó tạo điều kiện cho trẻ dễ dàng hòa nhập với xã hội, cải thiện sức khỏe và khả năng hoạt động của trẻ.

4. Âm nhạc trị liệu

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có trí nhớ kém và sự tập trung không cao, vì thế những bài học khô khan, nhàm chán sẽ khiến trẻ lờ đi nhanh chóng và không thèm chú ý nữa. Để giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, cha mẹ nên dạy trẻ thông qua những bài hát giáo dục với giai điệu vui tươi, đơn giản và dễ nhớ dễ thuộc.

dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Cho trẻ nghe nhạc để kích thích trí não và giúp trẻ học hỏi thông qua những bài hát có ý nghĩa giáo dục.

Âm nhạc là một liều thuốc tinh thần rất tốt dành cho những trẻ chậm phát triển. Một bài hát đơn giản kèm theo thông điệp tích cực sẽ giúp trẻ dễ nhớ dễ thuộc, lưu giữ thông tin lâu hơn, và giúp trẻ hứng thú với những điều mới lạ.

Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua âm nhạc được đánh giá là một liệu pháp vô cùng hiệu quả, và dễ thực hiện trong quá trình nuôi dạy trẻ.

5. Chia nhỏ nhiệm vụ để trẻ dễ ghi nhớ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ không có trí nhớ tốt. Vậy nên ban đầu cha mẹ nên dạy trẻ những việc đơn giản, ít bước thực hiện để trẻ có thể nhanh chóng làm quen. Việc này cũng giúp trẻ học cách kết hợp vận động và tư duy.

Với những việc yêu cầu nhiều bước và khó thực hiện hơn, cha mẹ có thể chia hoạt động thành từng bước nhỏ, rồi yêu cầu trẻ hoàn thành từng việc một. Sau khi hoàn thành mọi việc, dạy trẻ cách ghi nhớ và kết hợp từng bước để có được một hoạt động hoàn chỉnh.

Cha mẹ nên làm mẫu, và đi theo giúp đỡ trẻ trong thời gian đầu để trẻ tập làm quen. Sau đó từ từ buông tay để trẻ làm một mình khi thấy trẻ đã dần quen việc.

Việc này giúp trẻ cảm thấy an tâm hơn khi phải đối mặt với một thứ xa lạ. Ngoài ra, phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ này cũng giúp cải thiện khả năng tư duy logic, giúp trẻ học cách phân tích và giải quyết vấn đề theo từng bước.

Một hoạt động nên được lặp đi lặp lại từ 1-2 tuần để trẻ có thời gian tiếp thu và ghi nhớ. Không nên dạy quá nhiều hành động cùng một lúc, hay muốn trẻ nhanh học được. Tâm lý nôn nóng của phụ huynh có thể khiến trẻ sợ hãi và kháng cự việc luyện tập.

6. Khen thưởng khi trẻ làm tốt

Cha mẹ nên khen thưởng trẻ bằng một lời khen, một cái ôm, một nụ hôn, một viên kẹo, một chiếc bánh hay một thứ trẻ thích khi trẻ làm tốt một điều gì đó. Sự khẳng định từ cha mẹ giúp kích thích tinh thần, khiến trẻ có hứng thú hơn trong việc khám phá những điều mới lạ.

Nếu trẻ làm sai thì cha mẹ hãy từ tốn giải thích, giúp trẻ nhìn ra sai lầm và học cách khắc phục. Phụ huynh không nên mất kiên nhẫn mà quát mắng hay đánh trẻ. Việc quát mắng chỉ khiến trẻ sợ hãi và thu mình hơn. Cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn và bình tĩnh trong quá trình dạy dỗ trẻ.

Ngoài ra, sự bao bọc quá mức của phụ huynh không giúp trẻ phát triển tốt hơn. Hãy mạnh dạn cho trẻ thực hiện nhiều hành động khác nhau, từ dễ đến khó để tăng sự tự tin và giúp trẻ năng động hơn.

7. Trò chơi trị liệu

Trẻ chậm phát triển sẽ tiếp thu qua việc chơi đùa tốt hơn là lý thuyết khô khan, vì vậy hãy dạy trẻ thông qua các trò chơi. Trò chơi có thể giúp trẻ tập trung tốt hơn, giảm sự căng thẳng khi phải tiếp thu một thứ mới mẻ. Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi thích hợp cho trẻ trong mọi độ tuổi.

Ví dụ cha mẹ hãy đọc sách cho trẻ nghe. Sau khi đọc một đoạn nhỏ, hãy hỏi trẻ một số câu hỏi đơn giản liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. Việc này giúp luyện khả năng tập trung và khả năng ghi nhớ cho trẻ. Nếu trẻ không nhớ hay trả lời sai, hãy kiên nhẫn đọc lại và cùng trẻ tìm ra câu trả lời. Hãy cho trẻ tâm lý thoải mái và vui vẻ nhất.

ví dụ về trẻ chậm phát triển trí tuệ
Đọc sách là một hoạt động tốt giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ và trí tưởng tượng.

Tuyệt vời nhất là cha mẹ nên tìm những trò chơi gắn với công việc nhà, hay hoạt động ngoài trời để trẻ vừa chơi vừa học. Điều này luyện cho trẻ sự tự lập về sau, một điều vô cùng quan trọng cho sự phát triển về sau của trẻ.

8. Dạy trẻ hành vi và cách ứng xử đúng đắn

Cha mẹ nên dạy trẻ những hành động lễ phép hằng ngày như vẫy tay chào mọi người, dạ thưa khi nói chuyện với người lớn, biết đưa hai tay nhận đồ khi người khác đưa, xin phép trước khi chạm vào đồ vật của người khác,… Những hành động này tuy nhỏ nhưng đóng góp rất lớn trong việc hình thành nhân cách và phát triển hành vi của trẻ sau này.

Phụ huynh phải kiên nhẫn khi dạy trẻ và luôn lấy mình làm gương. Cha mẹ nên cho trẻ biết tại sao phải làm như vậy. Trong những lần đầu, hãy nhắc nhở trẻ cho trẻ làm quen, và đừng quên khen ngợi khi trẻ tự giác thực hiện.

9. Dạy trẻ cách hòa nhập cộng đồng

Đừng cảm thấy trẻ chậm phát triển, không nhanh nhẹn, hoạt bát mà lờ đi nhu cầu học tập của trẻ. Việc giáo dục trẻ từ những chuyện từ đơn giản đến phức tạp là việc cha mẹ cần phải làm. Trẻ cần nhận được sự đối xử công bằng như những đứa trẻ bình thường khác.

Những trẻ chậm phát triển ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể đi học bình thường như bao bạn bè. Trẻ có thể tiếp thu hơi chậm và tốn nhiều thời gian dạy dỗ hơn khi đi học ở trường. Việc được gặp thầy cô, bạn bè mỗi ngày có thể kích thích khả năng học hỏi và khả năng ngôn ngữ của trẻ, giúp trẻ hoạt bát hơn.

10. Tham gia hoạt động cùng các trẻ chậm phát triển khác

Hiện nay có những chương trình dành riêng cho các trẻ chậm phát triển. Cha mẹ có thể cùng trẻ tham gia những hoạt động như vậy để trẻ có bạn bè. Nếu nhìn thấy những người bạn khác giống như mình, trẻ sẽ dễ mở lòng và cảm thấy thân thiết hơn. Trẻ sẽ giảm bớt cảm giác tự ti và cô đơn, có dũng khí kết bạn.

Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng có cơ hội gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con của mình. Cha mẹ có thể trao đổi những điều tâm đắc, những chú ý khi chăm con, hoặc những phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ có hiệu quả cho mọi người cùng biết. Hoạt động này giúp gắn kết các bé và gia đình, cũng như cho các gia đình cơ hội học hỏi lẫn nhau để nuôi dạy con thật tốt.

11. Dạy trẻ thông qua việc ăn uống

Chế độ ăn uống hợp lý có thể tăng cường trí não cho trẻ. Những thực phẩm như bông cải xanh, các loại cá giàu Omega-3, trứng, sữa, các loại hạt, các loại ngũ cốc, rau quả, trái cây,… để chứa những chất tốt cho não bộ và hệ tiêu hóa của trẻ.

Trong khi ăn, cha mẹ cũng có thể dạy trẻ về các loại thực phẩm trên bàn ăn, cách phân biệt và những lợi ích của chúng. Đây là một cách dạy học rất trực quan và sinh động.

Cha mẹ cũng tập cho trẻ tự ăn, ăn đa dạng các loại thực phẩm, hay cho trẻ phụ giúp trong khi cha mẹ nấu ăn. Trẻ sẽ cảm thấy rất thích thú với những hoạt động này và tự mình học hỏi được nhiều điều mới lạ.

Cha mẹ nên làm gì để nuôi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tốt hơn?

Khi dạy dỗ và nuôi dưỡng một đứa trẻ chậm phát triển trí tuệ, cha mẹ cần đặt ra một kế hoạch dài hạn và chi tiết. Phụ huynh cũng cần phối hợp với bác sĩ và không ngừng trang bị kiến thức để tìm ra cách nuôi dạy trẻ tốt nhất. Nếu trong nhà có trẻ chậm phát triển, đây là một số lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh.

nuôi dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ
Gia đình hãy là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho trẻ trong quá trình phát triển.
  • Xin lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý
  • Trang bị thêm kiến thức từ báo chí, Internet
  • Giao lưu với những phụ huynh có con chậm phát triển khác
  • Kiên nhẫn khi dạy dỗ trẻ, không la mắng hay tạo áp lực
  • Thường xuyên đưa trẻ ra ngoài tham gia các hoạt động
  • Làm gương tốt cho trẻ học theo
  • Chú ý sự thay đổi tâm trạng của trẻ
  • Khen ngợi và động viên khi trẻ làm được điều tốt
  • Đừng bao bọc trẻ quá đáng, hãy cho trẻ học cách tự lập
  • Chậm rãi dạy trẻ những hành vi đúng đắn
  • Thường xuyên chơi đùa cùng trẻ
  • Hạn chế để trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử

Nuôi dạy một đứa trẻ bình thường không hề đơn giản. Nuôi dạy một đứa trẻ chậm phát triển còn gian nan và khó khăn hơn nhiều. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần bình tĩnh và thật kiên nhẫn trong quá trình nuôi dạy trẻ. Chọn cho mình phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ phù hợp sẽ giúp cha mẹ có kế hoạch nuôi dạy con thật tốt, giúp bé phát triển khỏe mạnh và tự lập sau này.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tác hại của smartphone đối với trẻ em
Những tác hại của smartphone đối với trẻ em cực khủng khiếp

Những tác hại của smartphone đối với trẻ em là một trong các vấn đề thường xuyên được bàn luận và cũng là nỗi lo...

phương pháp phát triển não phải cho trẻ em
6 phương pháp phát triển não phải cho trẻ em để thông minh từ sớm

Theo các chuyên gia, hiện nay có rất nhiều phương pháp phát triển não phải cho trẻ em có thể mang đến nhiều kết quả...

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói
Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói: Bất thường cần can thiệp sớm

Trẻ 4 tuổi vẫn chưa biết nói là một trong các tình trạng bất thường cần được thăm khám và can thiệp sớm. Cũng bởi,...

phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
6 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả

Cha mẹ, thầy cô nên hiểu rõ để áp dụng tốt nhất các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Bởi mầm...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort