Trẻ chậm nói đơn thuần: Biểu hiện và Cách khắc phục

Trẻ chậm nói đơn thuần được đặc trưng bởi sự khó khăn trong giao tiếp, vốn ngôn từ ít, trẻ lười nói hoặc không có nhu cầu sử dụng lời nói để tương tác. Tình trạng này tuy không quá nghiêm trọng như chậm nói do chậm phát triển, tăng động hay tự kỷ nhưng vẫn cần có sự can thiệp kịp thời và tích cực để giúp trẻ tránh khỏi những ảnh hưởng trong tương lai. 

Trẻ chậm nói đơn thuần là gì?

Trẻ chậm nói đơn thuần là tình trạng mà trẻ có ít vốn từ, trẻ ít khi sử dụng lời nói để giao tiếp hoặc gặp phải nhiều khó khăn trong việc diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của bản thân thông qua lời nói. Một số trẻ mặc dù biết nói nhưng do “lười” hoặc vì một lý do gì đó nên không chịu nói, không muốn tương tác với những người xung quanh bằng lời nói.

Tuy bị hạn chế về mặt lời nói nhưng trẻ chậm nói đơn thuần vẫn có khả năng nghe, hiểu được những gì người khác muốn truyền đạt. Đồng thời, khả năng nhận thức và vận động của trẻ cũng sẽ linh hoạt như những đứa trẻ khác.

Trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói đơn thuần vẫn có khả năng tương tác, giao tiếp phi ngôn ngữ linh hoạt.

Trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc dùng ngôn ngữ, đôi khi có thể phát âm thành một từ, một câu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, trẻ vẫn có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ thành thạo, trẻ có thể sử dụng cử chỉ tay chân, ánh mắt, hành động của cơ thể để giao tiếp với mọi người xung quanh.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì đây được xem là tình trạng tạm thời và hoàn toàn có thể cải thiện tốt nếu trẻ được áp dụng các biện pháp can thiệp tích cực, phù hợp. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến biểu hiện của trẻ, quan sát về các triệu chứng đi kèm để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

Trẻ chậm nói đơn thuần nhưng có kèm theo sự mất tập trung, không tương tác bằng ánh mắt, thường nói những từ ngữ hoặc âm thanh vô nghĩa, sai ngữ cảnh, xuất hiện các hành vi bất thường, tách biệt với xã hội,….Lúc này các bậc phụ huynh cũng nên chủ động đưa trẻ đến thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở, bệnh viện chuyên khoa để được hướng dẫn can thiệp phù hợp.

Biểu hiện của trẻ chậm nói đơn thuần

Biểu hiện của trẻ chậm nói đơn thuần thường rất dễ nhận biết. Ngay từ những tháng đầu tiên, trẻ nhỏ đã có thể phát ra những âm thanh ê a khi được trò chuyện với cha mẹ, người thân. Sau từ 9 đến 12 tháng, trẻ đã có thể phát ra những âm thanh chuẩn hơn và sau đó là những từ đơn giản như baba, caca, gaga,…

Trẻ chậm nói thường sẽ được xác định khi trẻ không đạt được mốc phát triển ngôn ngữ tiêu chuẩn. Mặc dù thế, mỗi đứa trẻ vẫn có khả năng và tốc độ sử dụng ngôn ngữ, lời nói khác nhau. Có những trẻ nói từ rất sớm nhưng cũng có trường hợp trẻ chậm nói, khả năng ngôn ngữ phát triển chậm hơn các bạn cùng trang lứa.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần không phải là vấn đề đáng lo ngại. Tuy trẻ không thể nói một cách thuần thục ngay từ khi còn nhỏ nhưng trẻ vẫn có khả năng nói, giao tiếp linh hoạt theo thời gian nếu được hỗ trợ và can thiệp đúng phương pháp.

Biểu hiện của trẻ chậm nói đơn thuần
Trẻ chậm nói thường bị hạn chế về vốn từ, khó khăn trong việc diễn đạt bằng lời nói.

Để có thể sớm nhận biết dấu hiệu chậm nói ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên chú ý một số biểu hiện sau đây:

  • Trẻ từ 2 tháng tuổi những không thể phát ra các từ ê a hoặc những âm thanh đơn giản. Đây được xem là dấu hiệu sớm để phát hiện trẻ chậm nói nhưng ít ai có thể nhận ra được.
  • Khi được 18 tháng nhưng trẻ vẫn không thể nói được những từ đơn giản như mama, baba, nana,….
  • Khi lên 2 tuổi, trẻ ít khi sử dụng lời nói, vốn ngôn từ dưới 25 từ.
  • Khi được 2,5 tuổi trẻ vẫn không thể sử dụng những từ ghép, không nói được cụm 2 từ.
  • Khi lên 3 tuổi, vốn ngôn từ của trẻ hạn hẹp dưới 200 từ và ít khi sử dụng lời nói để gọi tên các món đồ, sự vật.
  • Từ trên 3 tuổi, trẻ vẫn không thể nói lại những câu nói, từ ngữ mà người khác chỉ dạy.

Thông thường, tình trạng chậm nói sẽ đi kèm với chứng chậm phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, đây là hai vấn đề khác nhau, cần phải phân biệt cụ thể để có biện pháp can thiệp phù hợp.

Trẻ chậm nói đơn thuần thường chỉ bị hạn chế về mặt ngôn ngữ, lời nói nhưng các khía cạnh khác như nhận thức, vận động, trí tuệ của trẻ vẫn sẽ phát triển một cách bình thường và linh hoạt. Trẻ vẫn có thể hiểu những lời nói mà người khác đang muốn truyền đạt và vẫn có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ hiệu quả.

Còn đối với tình trạng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, trẻ sẽ bị hạn chế về khả năng giao tiếp bằng lời nói và cả không bằng lời nói. Một số trẻ có thể phát ra những âm thanh đơn giản, những từ đơn nhưng lại không thể nói được những cụm từ, những câu cụ thể. Đồng thời, trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cũng sẽ gặp phải nhiều cản trở trong việc hiểu rõ về những điều người khác nói.

Trẻ chậm nói đơn thuần là do đâu?

Tình trạng trẻ chậm nói có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo số liệu thống kê hiện nay, có đến gần 40% các trường hợp trẻ chậm nói là do chứng tự kỷ gây ra. Ngoài ra, tình trạng trẻ chậm phát triển, tăng động giảm chú ý hoặc gặp phải bất kỳ sự bất ổn nào về hoạt động của não bộ cũng có thể gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ.

Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ bị chậm nói đơn thuần thì nguyên nhân khởi phát sẽ đơn giản hơn và dễ dàng khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau. Cụ thể một số yếu tố có liên quan như:

1. Ảnh hưởng từ môi trường

Môi trường sống là yếu tố quan trọng và có sức ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển lời nói và khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã phải sinh hoạt và sống trong môi trường bị hạn chế về mặt tương tác, không được giao tiếp và trò chuyện thường xuyên cùng người thân thì trẻ sẽ bị hạn chế rất nhiều đến khả năng thu nạp vốn từ, khó có thể sử dụng lời nói để giao tiếp.

Trẻ chậm nói đơn thuần nguyên nhân do đâu
Thói quen xem điện thoại, tivi thường xuyên của trẻ nhỏ có thể là nguyên nhân gây chậm nói.

Bên cạnh đó, với sự phát triển của thời đại 4.0, công nghệ chiếm trọn không gian sống của con người nên trẻ nhỏ được tiếp xúc với các thiết bị điện tử, công nghệ ngay từ rất sớm. Nhiều bậc phụ huynh do quá bận rộn nên cũng thường xuyên cho con xem tivi, điện thoại, ipad khiến cho nhiều trẻ “lười” nói, không muốn sử dụng lời nói để giao tiếp hoặc thậm chí không muốn giao tiếp với người khác.

2. Do tâm lý

Trẻ chậm nói đơn thuần cũng có thể xuất phát từ sự bất ổn về mặt tâm lý. Nếu ngay từ nhỏ trẻ đã phải đối diện với những cú sốc tinh thần vượt quá mức chịu đựng, ví dụ như cha mẹ ly hôn, mất đi người thân, gia đình thường xuyên cãi vã, bạo lực gia đình thì trẻ sẽ dần rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng, bất an kéo dài.

Tình trạng này có thể khiến trẻ dần thu mình lại, chìm đắm trong thế giới riêng của bản thân và không muốn giao tiếp với bất kỳ ai. Những đứa trẻ này có thể vẫn nói được nhưng trẻ không muốn nói, không muốn giao tiếp với những người xung quanh mình.

3. Trẻ chậm nói do yếu tố bệnh lý

Một số vấn đề sức khỏe có ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Cụ thể như trẻ bị sứt môi, dính thắng lưỡi, hở hàm ếch, dây hàm ngắn,…cũng có thể khiến cho trẻ khó có thể phát âm và nói được tròn vành rõ chữ.

Đồng thời, các vấn đề liên quan đến thính lực cũng có thể làm cho trẻ bị hạn chế về khả năng nghe, không thể nghe và học hỏi ngôn ngữ từ mọi người xung quanh nên dẫn đến việc bị hạn chế về vốn từ. Khi các vấn đề này được khắc phục, trẻ vẫn có khả năng nghe và nói bình thường.

Ảnh hưởng đáng lo ngại khi trẻ chậm nói đơn thuần

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần không phải là vấn đề quá nghiêm trọng và nếu có thể áp dụng tốt các biện pháp cải thiện phù hợp thì trẻ hoàn toàn có thể giao tiếp tốt bằng lời nói. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các bậc phụ huynh lại quá chủ quan và không tìm cách can thiệp cho trẻ ở giai đoạn sớm.

ảnh hưởng khi trẻ chậm nói đơn thuần
Chậm nói đơn thuần không được cải thiện tốt sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với khả năng giao tiếp, nhận thức của trẻ

Cũng bởi, trẻ chậm nói sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến các sinh hoạt đời sống và về lâu dài sẽ làm cản trở rất lớn đối với sự phát triển chung của mỗi trẻ nhỏ. Cụ thể một số tác động khôn lường mà các bậc phụ huynh cần quan tâm như:

1. Về khả năng giao tiếp xã hội

  • Gặp phải nhiều cản trở trong việc giao tiếp, tương tác xã hội.
  • Bị hạn chế về quá trình kết nối, duy trì các mối quan hệ.
  • Không thể trao đổi thông tin, truyền đạt nhu cầu, mong muốn một cách cụ thể.
  • Trẻ trở nên nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin và có xu hướng thu mình.
  • Cảm xúc bị dồn nén và khó kiểm soát nên dễ gây ra nhiều mâu thuẫn trong quá trình giao tiếp, tương tác xã hội.
  • Khi trẻ đến tuổi đi học nhưng vẫn không thể nói một cách thuần thục thì nhiều khả năng sẽ bị bạn bè xa lánh, cười chê, chế giễu và bắt nạt.

2. Về khả năng phát triển ngôn ngữ

  • Vốn từ của trẻ bị hạn hẹp, khó khăn trong việc sử dụng từ ngữ để diễn đạt ý muốn, thông tin cần thiết.
  • Gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm, không thể nói được tròn vành rõ chữ, không nói được đa dạng các cụm hoặc câu từ dài.
  • Bị cản trở rất nhiều đối với việc lên ý tưởng, bày tỏ suy nghĩ, nhu cầu cá nhân.
  • Sự nghèo nàn về ngôn ngữ cũng khiến cho trẻ bị hạn chế về nhiều kỹ năng như kể chuyện, thuật lại lời nói, bắt chước,…
  • Yếu kém về khả năng lập luận, tư duy.

3. Về khả năng nhận thức

  • Trẻ chậm nói đơn thuần vẫn có khả năng nghe và hiểu được những gì người khác truyền đạt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho trẻ có nguy cơ hiểu sai về những nội dung được nghe từ người khác, gây nên những hiểu lầm không đáng có.
  • Đồng thời, khi trẻ bị hạn chế về khả năng giao tiếp, năng lực học tập cũng sẽ dần suy giảm.
  • Vốn từ bị hạn chế sẽ làm cho trẻ gặp nhiều trở ngại đối với việc học hỏi, đưa ra những thắc mắc, câu hỏi.

Trẻ chậm nói đơn thuần tuy có thể được khắc phục tốt hoặc nhiều trường hợp sau khi lớn lên trẻ vẫn sẽ phát triển khả năng ngôn ngữ hiệu quả. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan bởi những ảnh hưởng của chậm nói đối với trẻ nhỏ là vô cùng lớn. Chính vì thế, ngay khi phát hiện dấu hiệu chậm nói ở trẻ, cha mẹ cần tìm cách khắc phục hoặc đưa trẻ đến thăm khám để biết rõ hơn về tình trạng của trẻ, từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp.

Cách khắc phục tình trạng trẻ chậm nói đơn thuần

Như đã chia sẻ, trẻ chậm nói đơn thuần chỉ là tình trạng tạm thời và trẻ hoàn toàn có thể được cải thiện tốt sau khi lớn lên và có sự hỗ trợ tốt từ gia đình, người thân. Trẻ chậm nói vẫn có khả năng hiểu được tất cả các nội dung giao tiếp, cha mẹ chỉ cần tạo điều kiện để thúc đẩy khả năng nói của trẻ để trẻ có thể sử dụng ngôn từ linh hoạt hơn.

Trẻ chậm nói đơn thuần cách khắc phục
Để giúp con phát triển khả năng sử dụng lời nói, cha mẹ cần thường xuyên trò chuyện, tương tác với con nhiều hơn.

Nếu nhận thấy trẻ đang có dấu hiệu chậm nói, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng áp dụng các biện pháp cải thiện hiệu quả và an toàn sau đây:

1. Dành thời gian trò chuyện, giao tiếp với trẻ nhiều hơn

Trẻ nhỏ học nói trực tiếp từ những người thân bên cạnh, thông qua những lần giao tiếp, nói chuyện cùng với cha mẹ, ông bà, anh chị,…Khi trẻ được thường xuyên tương tác, trò chuyện cùng với những người xung quanh, trẻ cũng sẽ học hỏi được thêm nhiều từ ngữ mới và dần bị kích thích hơn với việc sử dụng lời nói.

Dù trẻ vẫn còn nhỏ nhưng khi được trò chuyện nhiều với người khác thì trẻ vẫn có thể gia tăng được khả năng bắt chước các âm thanh, khẩu hình miệng và có thể nhiều từ vựng hơn. Khi nói chuyện cùng con, cha mẹ cũng nên lựa chọn các từ ngữ đơn giản, dễ hiểu để con có thể học theo một cách dễ dàng hơn.

Để tăng thêm sự hứng thú cho con trẻ, các bậc phụ huynh có thể kết hợp cùng với hoạt động vui chơi, kể chuyện dựa vào sở thích của trẻ nhỏ. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp trẻ hạn chế được thời gian tiếp xúc với điện thoại, tivi, hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường.

2. Động viên, khen ngợi trẻ

Trẻ em luôn muốn nhận được những lời khen, những món quà, phần thưởng từ cha mẹ hoặc người thân yêu. Do đó, để kích thích sự nỗ lực của con trong quá trình học nói, các bậc phụ huynh cũng đừng quên thường xuyên khen ngợi, dành cho con những lời động viên, khuyến khích khi con có thể nói và giao tiếp bằng lời nói.

Đồng thời, cha mẹ và trẻ cũng có thể đặt ra những mục tiêu nhất định đối với quá trình cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ. Chẳng hạn như trong vòng 1 tuần con có thể giao tiếp bằng lời nói với 5 người và trao đổi với họ ít nhất 2 câu thì con sẽ nhận được một con gấu bông.

Những món quà hoặc lời khen từ cha mẹ tuy không quá to lớn nhưng nó chính là sức mạnh để giúp trẻ có thể nỗ lực và cố gắng nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên lạm dụng quá nhiều để tránh tình trạng trẻ cảm thấy những điều đó quá dễ dàng đạt được thì sẽ trẻ không con cố gắng như lúc ban đầu.

3. Sử dụng đồ chơi để dạy trẻ chậm nói

Đồ chơi là một trong các công cụ hiệu quả để có thể kích thích sự phát triển ngôn ngữ và khả năng tương tác bằng lời nói của trẻ. Trẻ con luôn hứng thú với những món đồ chơi mới lạ và đầy màu sắc nên cha mẹ hãy tận dụng điều này để con có thể trở nên hoạt ngôn hơn.

Trong lúc cùng chơi với trẻ, cha mẹ hãy chỉ tay vào từng món đồ chơi để giới thiệu về tên gọi, màu sắc, công dụng của nó. Đồng thời, bạn cũng nên kích thích khả năng nói của trẻ bằng cách liên tục đưa ra những câu hỏi về những gì bạn đã giới thiệu. Bằng cách này bạn vừa có thể giúp trẻ nói tốt hơn, vừa gia tăng khả năng ghi nhớ của trẻ nhỏ.

4. Cho trẻ đến trường

Trường học là môi trường tốt và phù hợp nhất để trẻ có thể nhanh chóng phát triển khả năng giao tiếp, tương tác bằng lời nói. Trẻ con có thể khó hòa nhập và hiểu được hết những gì người lớn muốn truyền đạt. Tuy nhiên, giữa những trẻ cùng trang lứa với nhau lại có sự gắn kết chặt chẽ hơn, trẻ cũng thoải mái vui chơi, giao tiếp và học hỏi được rất nhiều từ bạn bè.

Chính vì thế, đối với những trẻ bị chậm nói đơn thuần, cha mẹ cũng nên tạo điều kiện để con có thể đến trường. Khi trẻ đến lớp học, trẻ sẽ phải chủ động và tự giác để hoàn thành nhiều công việc khác nhau và bắt buộc trẻ phải nói để thể hiện những mong muốn, nhu cầu cá nhân của mình. Đồng thời, để có thể hòa nhập tốt với bạn bè, trẻ cũng sẽ phải diễn đạt ra bằng lời nói một cách cụ thể và rõ ràng.

Trẻ chậm nói đơn thuần là một trong các tình trạng xuất hiện phổ biến khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, bạn đọc sẽ hiểu hơn về vấn đề này và có cách giúp trẻ khắc phục hiệu quả để trẻ có thể phát triển tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc điều trị tăng động
Thuốc điều trị tăng động (ADHD) và những thông tin cần biết

Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý có khả năng hỗ trợ kiểm soát và làm thuyên giảm tốt các triệu chứng cốt lõi...

Con không tập trung học trước quên sau
Con không tập trung học trước quên sau nguyên nhân do đâu?

Con không tập trung học trước quên sau là một trong các vấn đề khiến cho nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và...

phương pháp Tâm vận động
Phương pháp Tâm vận động trong giáo dục & can thiệp trẻ đặc biệt

Phương pháp Tâm vận động hiện đang được ứng dụng rất rộng rãi trong quá trình giáo dục và can thiệp trẻ đặc biệt tại...

bài tập điều hoà cảm giác cho trẻ tự kỷ
Các bài tập điều hoà cảm giác cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển

Các bài tập điều hòa cảm giác cho trẻ tự kỷ, chậm phát triển các tác dụng rất tốt trong việc điều chỉnh và thay...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort