Bài Test trẻ chậm nói ASQ-3 giúp phát hiện và can thiệp sớm

Bài Test trẻ chậm nói ASQ-3 có thể giúp phụ huynh sớm phát hiện và can thiệp kịp thời khi nghi ngờ con yêu có dấu hiệu chậm nói, khả năng ngôn ngữ kém. Từ đó giúp trẻ giao tiếp, sinh hoạt và hòa nhập với mọi người xung quanh tốt hơn, tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của con yêu.

Bài Test trẻ chậm nói
Bài test ASQ-3 sẽ giúp cha mẹ biết dễ dàng đánh giá và can thiệp kịp thời về tình trạng chậm nói của trẻ.

Bài test trẻ chậm nói là gì?

Bài test trẻ chậm nói thường được sử dụng phổ biến hiện nay đó chính là bài test Ages and Stages Questionnaire, Third Edition, viết tắt là ASQ-3. Đây là bộ câu hỏi giúp đánh giá về sự phát triển của trẻ nhỏ, áp dụng tốt những trẻ từ 1 tháng đến 66 tháng tuổi.

Bài test này được xây dựng, hoàn thiện và phát triển từ hơn 40 năm nay, “cha đẻ” của nó chính là chuyên gia Đại học Oregon, Hoa Kỳ. Cho đến thời điểm hiện tại, ASQ-3 được xem như tiêu chuẩn vàng để giúp đánh giá và sàng lọc nhanh chóng về sự phát triển tự nhiên của mỗi đứa trẻ.

Không chỉ riêng tại Việt Nam, mà ngay cả những nước tiên tiến, phát triển nhất trên thế giới hiện cũng đang ứng dụng bộ câu hỏi này để có thể kiểm tra sự phát triển của trẻ nhỏ. Để phục vụ tốt cho công tác này, các chuyên gia cũng đã dịch nội dung của bài test thành nhiều thứ tiếng khác nhau, thay đổi đôi chút để phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng trẻ ở mỗi môi trường, đất nước khác nhau.

Tuy rằng bài viết này giới thiệu ASQ-3 như một bài test cho trẻ chậm nói nhưng trong thực tế nó có thể áp dụng rộng rãi đối với cả 5 lĩnh vực khác nhau. Cụ thể đó chính là giao tiếp, vận động tinh, vận động thô, giải quyết vấn đề và cá nhân xã hội. Nhờ vào việc thực hiện các bộ câu hỏi trong bài test mà các bậc phụ huynh, thầy cô, bác sĩ, chuyên gia sẽ phần nào phát hiện rõ hơn về những điểm vượt trội của trẻ, đồng thời cũng sớm phát hiện được những mặt cần được khắc phục và can thiệp.

Ai là đối tượng nên thực hiện bài test ASQ-3?

Đối tượng phù hợp nhất để có thể thực hiện bài test đánh giá này là những trẻ ở độ tuổi từ 1 tháng đến 66 tháng tuổi. Những đứa trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ, chậm nói so với những bạn cùng trang lứa hay so với thang phát triển thông thường của trẻ nhỏ sẽ được áp dụng bài test này để đánh giá cũng như kịp thời phát hiện ra những sự bất ổn của trẻ, từ đó đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp.

khi nào cần dùng bài Test trẻ chậm nói ASQ-3
Bài test trẻ chậm nói có thể áp dụng được cho trẻ từ 1 đến 66 tháng tuổi.

Nếu nghi ngờ con bị chậm nói, chậm phát triển hoặc mắc phải chứng rối loạn phổ tự kỷ thì các bậc phụ huynh cũng có thể thực hiện bài test này tại nhà để có được đánh giá khách quan hơn. Hoặc để an tâm hơn, cha mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Ngoài ra, các giáo viên mầm non, giáo viên can thiệp cũng có thể thực hiện bài test này một cách độc lập để có thể dễ dàng trao đổi và tư vấn cho phụ huynh tốt hơn.

Bảng câu hỏi của bài test trẻ chậm nói ASQ-3

Tùy vào độ tuổi của mỗi đứa trẻ mà cha mẹ nên áp dụng các bộ câu hỏi phù hợp để có thể dễ dàng đánh giá về mức độ chậm nói của trẻ, từ đó nhanh chóng can thiệp và cải thiện kịp thời.

1.  Bộ câu hỏi dành cho trẻ từ 0 đến 3 tháng tuổi

  • Giao tiếp – Ngôn ngữ

1. Trẻ có xuất hiện dấu hiệu “Không phát ra âm thanh trong bất kỳ trường hợp nào?”

2. Trẻ có xuất hiện dấu hiệu “Không phản ứng hay biểu hiện điều gì khi đói, tè, ị dầm”

3. Trẻ có xuất hiện dấu hiệu “Khi có tiếng động xảy ra, dường như trẻ hoàn toàn không giật mình, không chớp mắt”.

  • Vận động thô

4. Trẻ có dấu hiệu bị mềm nhũn toàn thân hoặc suy giảm các hoạt động ở tay và chân không?

5. Tại các khớp như vai, cổ chân, gối, háng, cổ tay, khủy tay,…có bị hạn chế vận động lớn không?

6. Trẻ có bị dị tật ở chân không? Cụ thể như chân bị ngắn, khoèo, bị dư hoặc thiếu ngón chân, chân bị cụt một phần,…

  • Vận động tinh

7. Tay của trẻ có bị tật không? Cụ thể như tay ngắn, dư hoặc thiếu ngón tay, cụt một phần tay,….

8. Các ngón tay của trẻ có bị hạn chế về hoạt động duỗi hay gập không?

9. Trẻ có thường nắm bàn tay quá chặt không?

  • Bắt chước và học

10. Trên khuôn mặt của trẻ có dị tật bất thường không?

11. Đầu của trẻ có khác thường không?

12. Trẻ có cười khi ngủ, có dấu hiệu không biết mỉm cười không?

  • Cá nhân – xã hội

13. Trẻ có gặp vấn đề về tiểu tiện, đại tiện không? Ví dụ như khó tè, không ị phân su,…

14. Trẻ có khóc dạ đề không, có khóc suốt ngày lẫn đêm không?

15. Trẻ có gặp khó khăn trong việc nuốt, bú hay uống không?

  • Các dấu hiệu khác

16. Trẻ bị từng bị co giật không?

17. Ở mặt, cổ, tay chân, cột sống của trẻ có những điểm bất thường không? Ví dụ như bị hở hàm ếch,…

18. Tai của trẻ có điểm nào khác thường không? Ví dụ như không có lỗ tai hay vành tai,….

19. Mắt của trẻ có điểm khác biệt nào không? Ví dụ như mắt lồi, mắp sụp, mắt lác,…

20. Trẻ có những đặc điểm khác thường nào khác không? Liệt kê cụ thể.

2. Bộ câu hỏi dành cho trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

  • Giao tiếp – Ngôn ngữ

1. Khi nghe thấy giọng nói của cha mẹ hoặc người thân, trẻ có ngừng khóc không?

2. Trẻ có phát ra tiếng khi cười không?

3. Khi nhìn thấy một ai đó hoặc đồ chơi thì trẻ có phát ra âm thanh không?

  • Vận động thô

4. Khi nằm ngửa, trẻ có quay đầu về cả hai phía không?

5. Khi nằm sấp, trẻ có nâng đầu lên cao trong khoảng tối thiểu 15 giây không?

6. Khi nằm ngửa, trẻ có đưa 2 tay lên miệng để ngậm không?

  • Vận động tinh

7. Bàn tay của trẻ có tự mở một phần hoặc toàn phần không?

8. Khi được đặt đồ chơi hay vật gì đó vào tay, trẻ có giữ chúng trong khoảng 1 phút không?

9. Trẻ có cào hoặc nắm vào quần áo của chính mình không?

  • Bắt chước và học

10. Khi di chuyển đồ vật sang phải hoặc trái trước mặt trẻ, trẻ có nhìn theo hướng mà bạn đang di chuyển không?

11. Khi di chuyển đồ vật lên trên hay xuống dưới trước mặt trẻ, trẻ có nhìn theo hướng mà bạn đang di chuyển không?

12. Khi đặt đồ chơi vào tay trẻ, trẻ có nhìn món đồ đó không?

  • Cá nhân – Xã hội

13. Trẻ có quan sát tay của chính mình không?

14. Khi nắm 2 tay vào nhau, trẻ có chơi với các ngón tay của mình không?

15. Khi nhìn thấy sữa, bình sữa, trẻ có biết sắp được cho ăn không?

  • Các dấu hiệu khác

16. Trẻ có từng bị ngất xỉu hay co giật không?

17. Ở tay chân, cổ, cột sống hay thân hình của trẻ có dấu hiệu bất thường không?

18. Trẻ có gặp phải các vấn đề về tai không, khả năng nghe có kém không?

19. Trẻ có nhìn kém hoặc gặp các vấn đề về mắt không?

20. Trẻ có còn bất thường nào khác không?

3. Bộ câu hỏi test trẻ chậm nói dành cho trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi

  • Giao tiếp – Ngôn ngữ

1. Khi có tiếng động mạnh hoặc được gọi tên, trẻ có quay đầu lại nhìn không?

2. Trẻ có phát ra các âm thanh như “ba”, “ca”, “da”, “va”, “ha” không?

3. Trẻ có lặp lại các âm thanh mà bạn bắt chước trẻ không?

  • Vận động thô

4. Trẻ đã biết lật từ ngửa sang sấp không?

5. Khi được giữ 2 bên hông, trẻ có chống tay không?

6. Trẻ có khả năng bò hoặc trườn bằng gối và tay không?

  • Vận động tinh

7. Trẻ có lấy đồ vật bằng hai tay không?

8. Trẻ có biết sử dụng các ngón tay hoặc bàn tay để cầm các đồ vật nhỏ không?

9. Trẻ có biết dùng bàn tay để nhặt một món đồ nhỏ không?

  • Bắt chước và học

10. Trẻ có biết sử dụng tư thế nằm sấp để tìm đồ vật bị rơi dưới sàn không?

11. Trẻ có cầm các đồ vật đưa vào miệng không?

12. Trẻ có biết di chuyển đồ vật trên tay này sang tay khác không?

  • Cá nhân – Xã hội

13. Khi nhìn thấy người lạ, trẻ có phản ứng lại không?

14. Trẻ có biết cười hay sờ vào hình ảnh của mình trong gương?

15. Trẻ có biết trườn người hay di chuyển để lấy đồ vật không?

  • Các dấu hiệu khác

16. Trẻ có bị ngất xỉu hay co giật bao giờ chưa?

17. Ở tay, chân, cổ, cột sống hay thân hình của trẻ có biểu hiện gì bất thường không?

18. Trẻ có các vấn đề khuyết tật nào ở tai không, thính giác có bị kém không?

19. Mắt trẻ có vấn đề gì không, trẻ có nhìn kém không?

20. Trẻ có những bất thường nào khác không?

4. Bộ câu hỏi dành cho trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi

Bài Test trẻ chậm nói 9 - 12 tháng tuổi
Nếu phần lớn câu trả lời của bài test là có thì trẻ có nhiều khả năng đang bị chậm phát triển, chậm nói.
  • Giao tiếp – Ngôn ngữ

1. Khi có tiếng động, trẻ có quay đầu lại nhìn không?

2. Khi bạn nói “Không”, trẻ có dừng hành động của bản thân lại không?

3. Trẻ có gọi “baba”, “caca”, “gaga” không?

  • Vận động thô

4. Khi bạn cầm 2 tay trẻ để giữ thăng bằng, trẻ có biết đứng không?

5. Trẻ có khả năng đứng vịn không?

6. Trẻ có thể tự ngồi thẳng lưng không?

  • Vận động tinh

7. Trẻ có biết sử dụng một tay để lượm, nhặt những vật nhỏ không?

8. Trẻ có khả năng nhặt được các vật nhỏ, giữ chặt trong lòng bàn tay hay không?

9. Trẻ có biết dụng các ngón tay và đầu ngón cái để nhặt các vật nhỏ bé không?

  • Bắt chước và học

10. Trẻ có biết chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác không?

11. Trẻ có biết dùng hai tay để cầm hai vật và giữ chúng trong khoảng 1 phút không?

12. Trẻ có cầm đồ chơi để đập nó lên một đồ chơi khác không?

  • Cá nhân – Xã hội

13. Trẻ có khả năng lấy được đồ vật ở ngoài tầm với không?

14. Khi nằm ngửa, trẻ có xu hướng đưa trẻ vào miệng không?

15. Trẻ có tự ăn bánh không?

  • Các dấu hiệu khác

16. Trẻ có bị giật mình hay co giật không?

17. Ở tay, chân, cột sống, cổ, thân hình của trẻ có dấu hiệu bất thường nào không?

18. Trẻ có vấn đề sức khỏe ở tai hay bị hạn chế về khả năng nghe không?

19. Mắt trẻ có hoạt động tốt không?

20. Trẻ có sự bất thường nào khác không?

5. Bộ test trẻ chậm nói dùng cho trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi

  • Giao tiếp – Ngôn ngữ

1. Trẻ có thực hiện và làm theo những yêu cầu đơn giản của cha mẹ không?

2. Ngoài những âm thanh baba, gaga, caca,…trẻ còn phát ra những từ nào nữa không?

3. Trẻ có biết gật đầu, lắc đầu hay chỉ tay vào đồ vật không?

  • Vận động thô

4. Trẻ có biết bám tay vào đồ vật khi đi không?

5. Trẻ có biết ngồi dậy bằng cách bám tay vào đồ vật không?

6. Khi không được bám tay, trẻ có thể tự đi vài bước không?

  • Vận động tinh

7. Trẻ có biết sử dụng các ngón tay để nhặt những đồ vật nhỏ không?

8. Trẻ có biết tung hay giơ cao đồ chơi ra phía trước không?

9. Trẻ có biết lật từng trang sách không?

  • Bắt chước và học

10. Trẻ có biết đập hai vật vào nhau không?

11. Trẻ có biết học theo hành động bỏ đồ vật vào hộp không?

12. Trẻ có biết tìm kiếm đồ vật được giấu dưới lớp màn, lớp vải không?

  • Cá nhân – Xã hội

13. Khi bạn đưa tay ra yêu cầu, trẻ có biết đưa đồ vật cho bạn không?

14. Khi mặc quần áo, trẻ có biết phối hợp nhịp nhàng bằng cách đưa tay, đưa chân ra và xỏ vào không?

15. Trẻ có biết chơi với những món đồ chơi quen thuộc không?

  • Các dấu hiệu khác

16. Trẻ có bị ngất xỉu hay co giật không?

17. Tay chân, thân hình, cột sống hay cổ của trẻ có dấu hiệu bất thường không?

18. Trẻ có vấn đề gì ở tai không?

19. Mắt của trẻ có hoạt động tốt không?

20. Trẻ có sự bất thường nào khác không?

6. Bộ câu hỏi dành cho trẻ từ 24 đến 35 tháng tuổi

  • Giao tiếp – Ngôn ngữ

1. Khi nhìn vào tranh, hình ảnh, trẻ có chỉ đúng vào con vật, đồ vật trong đó không?

2. Trẻ có nói được 2 đến 3 từ đúng ngữ cảnh không? ví dụ như Con đói rồi

3. Trẻ có thực hiện theo các yêu cầu đơn giản không?

  • Vận động thô

4. Trẻ có thể bước lên 1-2 bậc thang không?

5. Trẻ có chạy nhanh và dừng lại để tránh vấp ngã không?

6. Trẻ có thể giơ chân lên đá khi tay bám vào đồ vật không?

  • Vận động tinh

7. Trẻ có thể dùng thìa để xúc thức ăn vào miệng không?

8. Trẻ có biết xoay nắp đồ chơi, xoay chong chóng, xoay núm cửa không?

9. Trẻ có thể tự lật trang sách không?

  • Bắt chước và học

10. Trẻ có biết giả bộ, tham gia các trò chơi tưởng tượng không?

11. Trẻ có thể bắt chước vẽ đường thẳng không?

12. Trẻ có biết chơi và cất đồ vật đúng chỗ cũ không?

  • Cá nhân – Xã hội

13. Trẻ có biết sử dụng ly để uống nước không?

14. Trẻ có biết bắt chước hành động của người khác không?

15. Trẻ có biết giả vờ, tưởng tượng không?

  • Các dấu hiệu khác

16. Trẻ có từng ngất xỉu hay co giật không?

17. Cổ, thân hình, tay chân, cột sống của trẻ có thất thường không?

18. Trẻ có bất thường nào ở tai không, khả năng nghe tốt không?

19. Mắt trẻ hoạt động tốt không?

20. Trẻ có sự bất thường nào khác không?

Để thực hiện bài test cho trẻ chậm nói thì cha mẹ cần chú ý hơn vào 3 câu hỏi ở phần Giao tiếp – Ngôn ngữ trong bộ câu hỏi tổng quát nêu trên. Trường hợp nhận thấy 2 trong 3 câu trả lời là “Có” thì có nhiều khả năng con yêu đang bị chậm nói so với các bạn đồng trang lứa. Lúc này nên đưa con đến cơ sơ y tế uy tín thăm khám để được hỗ trợ tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trẻ sinh non có nguy cơ chậm nói
Trẻ sinh non có nguy cơ chậm nói không?

Trẻ sinh non có nguy cơ chậm nói không? Đây là một câu hỏi mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm khi đối diện với...

Các bài tập cơ miệng cho bé chậm nói
Các bài tập cơ miệng cho bé chậm nói mẹ cần dạy bé mỗi ngày

Các bài tập cơ miệng cho trẻ chậm nói có thể giúp trẻ cải thiện tốt các hoạt động liên quan đến những cơ quan...

dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường
Các dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường bố mẹ cần lưu ý

Mỗi đứa trẻ sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, tuy nhiên vẫn có những tiêu chí chung để có thể đánh giá về...

cách dạy bé 2 tuổi chậm nói
8 cách dạy bé 2 tuổi chậm nói tại nhà giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Trẻ 2 tuổi chưa biết nói, chưa biết sử dụng các từ đơn giản để giao tiếp hàng ngày chính là nỗi lo lắng lớn...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort