Trẻ chậm nhớ, chậm tiếp thu: Gợi ý ba mẹ cách dạy hiệu quả
Tình trạng trẻ chậm nhớ và chậm tiếp thu không sớm cải thiện có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc học tập và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Do đó cha mẹ cần chú ý quan sát để can thiệp khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường này.
Cách nhận biết trẻ chậm nhớ, chậm tiếp thu
Khả năng ghi nhớ và tiếp thu của trẻ nhỏ cần được hỗ trợ rèn luyện và phát triển ngay từ những năm tháng đầu đời. Đặc biệt là ở độ tuổi đến trường, nếu trẻ không có trí nhớ tốt và khả năng tiếp thu bị hạn chế sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đối với kết quả học tập, cản trở quá trình phát triển của trẻ nhỏ.
Do đó, các bậc phụ huynh và giáo viên giảng dạy cho trẻ cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, chú ý quan sát để kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu chậm nhớ, chậm tiếp thu của trẻ để can thiệp, hỗ trợ cải thiện phù hợp. Cụ thể các biểu hiện thường gặp như sau:
- Thành tích học tập sa sút, suy giảm nghiêm trọng so với bạn bè cùng trang lứa. Việc tiếp thu chậm và không thể ghi nhớ tốt sẽ khiến cho trẻ không thể học hỏi kiến thức một cách vững chắc, khó vận dụng vào bài học và dễ dẫn đến việc điểm kém, học tập không hiệu quả.
- Khả năng tập trung kém, hay lơ là, xao nhãng trong giờ học chính là biểu hiện thường gặp của những trẻ kém tiếp thu. Trẻ không thể chú ý vào bài giảng, dễ chán nản và gặp nhiều cản trở trong việc học tập, hoàn thành bài vở, các nhiệm vụ học tập được giao.
- Trẻ ghi nhớ kém và chậm tiếp thu thường rất thiếu sự tự tin. Trẻ thường cho rằng bản thân kém cỏi so với bạn bè và ngại giao tiếp, không dám thể hiện bản thân.
- Kỹ năng sống của trẻ sẽ bị hạn chế bởi vốn kiến thức eo hẹp. Trẻ khó có thể ghi nhớ và vận dụng những gì đã học vào đời sống nên cũng không đủ khả năng để phát triển các kỹ năng sống cần thiết.
- Trẻ luôn cần sự hỗ trợ để hoàn thành các bài tập về nhà. Bởi trẻ không thể ghi nhớ tốt các bài giảng của thầy cô nên việc ôn tập bài cũ hoặc ghi nhớ kiến thức để làm bài thường gặp nhiều khó khăn, mất nhiều thời gian.
Các dấu hiệu chậm tiếp thu và chậm nhớ của trẻ nhỏ thường khá dễ nhận biết. Các bậc phụ huynh và thầy cô hỗ trợ trẻ nếu có thể quan sát tốt, chú ý đến các biểu hiện và hành vi của trẻ sẽ dễ dàng biết rõ được các nguyên nhân khiến trẻ học tập sa sút. Ngay khi nhận thấy các mặt yếu kém của trẻ nhỏ, phụ huynh cần có sự phối hợp chặt chẽ nhà trường, giáo viên giảng dạy của trẻ để có biện pháp hỗ trợ, can thiệp phù hợp, giúp trẻ nâng cao kỹ năng ghi nhớ, tiếp thu tốt hơn.
Ba mẹ cần làm gì để cải thiện cho trẻ chậm nhớ, chậm tiếp thu?
Khả năng ghi nhớ và sự tiếp thu của trẻ cần được rèn luyện ngay từ những năm tháng đầu đời. Nếu một đứa trẻ chậm nói, chậm tiếp thu thì sẽ khó có thể đạt được những thành tích tốt trong học tập, trẻ không thể ghi nhớ và vận dụng tốt khối lượng kiến thức đã được truyền tải.
Đồng thời, tình trạng yếu kém này nếu cứ liên tục xảy ra và kéo dài, không được khắc phục tốt sẽ gây ảnh hưởng lớn đối với đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ, làm cản trở sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ nhỏ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần chú ý quan tâm để kịp thời phát hiện và giúp trẻ cải thiện những mặt còn khiếm khuyết, từ đó gia tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu hiệu quả bằng các biện pháp hữu hiệu sau đây:
1. Chia nhỏ thông tin
Đối với những trẻ chậm tiếp thu, trí nhớ bị hạn chế thì việc chia nhỏ thông tin là một trong các phương pháp hiệu quả luôn được khuyến khích áp dụng. Thay vì cố gắng nhồi nhét một lượng kiến thức lớn cho trẻ trong một khoảng thời gian ngắn thì bạn hãy thử áp dụng chia nhỏ từng phần quan trọng và dạy cho trẻ hiểu rõ hơn về nội dung đó.
Ví dụ, khi dạy trẻ học làm toán, thay vì lồng ghép giữa các phép tính cộng, trừ, nhân chia thì các bậc phụ huynh và giáo viên nên chia nhỏ từng phép tính để trẻ có thể học tập tốt hơn. Cụ thể, ngày thứ nhất có thể dạy cho trẻ thành thạo các phép tính cộng, qua ngày thứ hai mới bắt đầu dạy cho trẻ tính trừ và dần lập kế hoạch cụ thể cho các bài giảng tiếp theo.
Bằng cách này trẻ sẽ chỉ cần dung nạp một lượng thông tin vừa phải, đồng thời có thể dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu, ghi nhớ và vận dụng tốt. Tuy nhiên, cũng tùy vào năng lực của mỗi trẻ nhỏ, trẻ có thể cần nhiều thời gian hơn để học tập và tiếp thu tốt một thông tin, kiến thức nào đó nên bạn cần có sự kiên trì và cố gắng để giúp trẻ cải thiện tốt hơn.
2. Gia tăng trí tưởng tượng của trẻ
Sự chậm tiếp thu và ghi nhớ của trẻ có thể liên quan đến cách dạy khô khan, cứng nhắc của ba mẹ và các giáo viên. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ nhỏ cần được hỗ trợ gia tăng trí tưởng tượng để có thể học tập và ghi nhớ tốt về những điều diễn ra xung quanh, cũng như các thông tin đã được truyền đạt.
Nếu các bài học được xây dựng dựa trên những trí tưởng tượng phong phú của trẻ sẽ giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và khắc sâu hơn so với thông thường. Để có thể thực hiện được điều này, các bậc phụ huynh cần phải tôn trọng sự tự do của trẻ, tạo điều kiện để trẻ được vui chơi, khám phá những điều thú vị xoay quanh cuộc sống hàng ngày.
Trẻ nhỏ luôn cảm thấy hứng thú đối với những sự mới mẻ, lạ mắt và thường quan sát cuộc sống theo cách riêng của mình. Vì thế, các bậc phụ huynh cũng đừng nên áp dụng suy nghĩ của bản thân đối với trẻ nhỏ. Trong việc học tập cũng thế, giáo viên cũng cần biết cách lắng nghe và tôn trọng những suy nghĩ, ý kiến riêng của mỗi trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn, giúp trẻ gia tăng được sự tưởng tượng, sức sáng tạo của bản thân và dễ dàng học tập, phát triển khả năng ghi nhớ tốt hơn.
3. Dạy trẻ ghi nhớ, tiếp thu nhanh bằng các giác quan
Dựa vào kết quả của một số nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, trẻ nhỏ sẽ ghi nhớ và tiếp thu thông tin một cách rõ ràng, chính xác hơn nếu trẻ có thể vận dụng tối đa các giác quan của mình. Khi dạy trẻ về một kiến thức nào đó, các bậc phụ huynh cần cho trẻ cảm nhận và trải nghiệm qua nhiều giác quan khác nhau. Nhờ vào tính chân thực đó mà trẻ có thể ghi nhớ tốt và hiểu rõ vấn đề hơn.
Ví dụ, nếu nhà trường hoặc gia đình muốn trẻ tìm hiểu về các loài động vật thì thay vì chỉ cho trẻ tiếp xúc thông qua việc nhìn tranh ảnh hay nghe mô phỏng lại tiếng kêu, hình dáng thì hãy tạo điều kiện cho trẻ đến thăm quan tại các vườn thú. Đến đây trẻ sẽ được tận mắt chứng kiến những loài động vật khác nhau, có thể được tận tay chạm vào chúng, nghe thấy rõ tiếng kêu của từng loài để cảm nhận rõ nét hơn, ghi nhớ tốt hơn.
Bằng cách trải nghiệm thực tế và được cảm nhận rõ nét về các sự vật thông qua tất cả các giác quan sẽ giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ và tiếp thu các thông tin. Đồng thời, khi được tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn bên ngoài cuộc sống, trẻ cũng sẽ có thêm sự tự tin, thỏa sức sáng tạo và liên tưởng để phát triển toàn diện hơn.
4. Nâng cao khả năng tập trung cho trẻ
Trẻ chậm tiếp thu và chậm nhớ có thể do sự ảnh hưởng của khả năng kém tập trung. Do không thể tập trung, chú ý vào bài giảng hoặc những điều người khác đang truyền đạt nên trẻ khó có thể tiếp thu và ghi nhớ tốt những thông tin đã được học. Nhiều trẻ do không tập trung nên dẫn đến việc hay quên, quên trước quên sau hoặc nhớ nhầm thông tin khiến cho kết quả học tập và đời sống bị đảo lộn, không đảm bảo chất lượng.
Trong bất cứ công việc gì cũng đòi hỏi có sự tập trung, chỉ khi bạn chú ý vào vấn đề cần đang giải quyết thì mọi việc mới có thể dễ dàng, bạn cũng hiểu rõ vấn đề để đưa ra các phương pháp phù hợp nhất. Cụ thể như học tập và làm bài tập, nếu trên lớp trẻ tập trung vào bài giảng của giáo viên và tập trung vào bài tập được giao thì trẻ sẽ nhanh chóng hiểu rõ đề bài, vận dụng tốt các kiến thức đã học để đưa ra kết quả đúng đắn, chính xác nhất.
Ba mẹ và thầy cô nên giải thích cho trẻ về các lợi ích của sự tập trung. Nếu nhìn thấy trẻ ngồi hàng giờ trên bàn học nhưng vẫn chưa thể hoàn thành tốt các bài tập được giao phó thì có nhiều khả năng trẻ đang xao nhãng, không chú ý vào bài vở. Lúc này, các bậc phụ huynh nên nhẹ nhàng phân tích và tạo động lực cho trẻ học tập bằng cách đồng hành cùng trẻ, cùng trẻ học tập.
5. Kết hợp cùng các trò chơi
Giáo dục cho trẻ là một hành trình dài đòi hỏi nhiều sự cố gắng và kiên trì của ba mẹ, thầy cô cùng toàn xã hội. Ngoài học tập, trẻ nhỏ cũng còn rất nhiều các nhu cầu khác, đặc biệt là vui chơi, thư giãn đúng với lứa tuổi của mình. Có thể thấy, phần lớn trẻ nhỏ điều yêu thích những trò chơi, những hoạt động giải trí thú vị và đôi lúc trẻ sẽ tập trung vào việc vui chơi hơn cả khi học tập.
Vì thế, để gia tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh nên kết hợp giữa việc dạy và chơi để trẻ cảm thấy hấp dẫn và hào hứng hơn. Tùy vào sở thích và năng lực của mỗi trẻ mà ba mẹ hãy lựa chọn các trò chơi nâng cao trí nhớ, khả năng tiếp thu phù hợp cho trẻ.
Ví dụ, có thể cùng trẻ chơi trò tìm điểm khác biệt, tìm hình ảnh giống nhau để trẻ có thể tập trung tìm kiếm và ghi nhớ tốt hơn. Ngoài ra, thời gian rảnh, bạn cũng có thể kể chuyện, đọc sách cho trẻ, cùng trẻ khám phá các nội dung hấp dẫn và thú vị. Bằng cách này, trẻ nhỏ không chỉ được cải thiện về khả năng ghi nhớ, tiếp thu mà còn gia tăng sự gắn kết với những người bên cạnh, tạo dựng được các mối quan hệ lành mạnh.
6. Lặp lại thông tin nhiều lần
Để giúp trẻ ghi nhớ tốt các thông tin thì ba mẹ và thầy cô cần phải có sự kiên nhẫn trong quá trình giáo dục trẻ nhỏ. Khi dạy 1 lần trẻ vẫn chưa thể hiểu và nhớ rõ thì cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần, trong nhiều tình huống khác nhau để kích thích sự vận động của não bộ và giúp trẻ ghi nhớ một cách hiệu quả, nhớ được lâu hơn.
Việc dạy trẻ thêm những kiến thức mới cần phải dựa vào năng lực của mỗi đứa trẻ. Đối với trẻ chậm tiếp thu, chậm nhớ thì cần cung cấp một lượng thông tin vừa phải để trẻ có thể ghi nhớ tốt và thường xuyên lặp đi lặp lại tùy vào từng tình huống để trẻ có thể ghi nhớ lâu hơn.
Ví dụ, khi dạy cho trẻ học đếm số, các bậc phụ huynh không chỉ nên dạy cho trẻ bằng những cách đếm số thông thường mà cần phải thường xuyên nhắc đi nhắc lại những số đã học thông qua các hoạt động sinh hoạt ngày thường. Khi cho trẻ ăn, hãy cùng trẻ đếm xem có mấy đôi đũa, mấy cái chén,…để trẻ có thể ghi nhớ và vận dụng vào thực tế tốt hơn.
Xem thêm: Bà bầu ăn đào con chậm nói: Đừng tin vào quan niệm sai lầm
7. Hướng dẫn trẻ cách ghi nhớ, tiếp thu hiệu quả
Đôi lúc sự chậm tiếp thu của trẻ có thể xảy ra do việc trẻ chưa thực sự biết cách để ghi nhớ và học tập hiệu quả. Vì thế, nếu nhận thấy nguyên nhân xuất phát từ đây thì các bậc phụ huynh và giáo viên cần có sự kết hợp với nhau để đề ra phương pháp giáo dục phù hợp cho trẻ, dạy cho trẻ cách ghi nhớ, tiếp thu hiệu quả.
Trẻ cần được hướng dẫn cách ghi nhớ và sắp xếp các thông tin, bài giảng mà giáo viên giảng dạy tại trường lớp. Khi về nhà, phụ huynh cần có nhiệm vụ hướng dẫn cho con cách ôn lại bài vở, vận dụng kiến thức vào việc hoàn thành bài tập về nhà để con có thể hiểu bài một cách cụ thể, chi tiết.
Nếu trẻ gặp phải khó khăn trong việc học thông qua cách giảng bài thông thường thì bạn nên cân nhắc hỗ trợ trẻ ghi nhớ, tiếp thu kiến thức qua hình ảnh, âm nhạc hoặc các hoạt động thực tế. Việc học tập không cần phải thực hiện theo đúng một quy củ hay phương pháp nào, chỉ cần trẻ có thể tiếp thu tốt kiến thức và ghi nhớ, để vận dụng hiệu quả thì các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho trẻ.
8. Tìm kiếm và phát triển thế mạnh của trẻ
Mỗi đứa trẻ sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Một số trẻ khó có thể tiếp thu và ghi nhớ tốt các bài giảng liên quan đến những môn xã hội nhưng lại rất nhạy bén với những kiến thức về tự nhiên. Hoặc thậm chí cũng có những trẻ không học tốt các bộ môn chính trong chương trình học tập nhưng lại có khả năng vận động tốt, giỏi thể thao hoặc sở hữu các tài năng khác.
Do đó, đừng vội thất vọng khi nhận thấy con bị yếu kém về việc học tập, khả năng ghi nhớ không đảm bảo như các bạn cùng trang lứa. Lúc này, các bậc phụ huynh và giáo viên giảng dạy cho trẻ nên dành cho trẻ nhiều thời gian hơn, cùng trẻ chia sẻ và tâm sự về nhiều thứ xung quanh cuộc sống. Thông qua các buổi trò chuyện, trao đổi bạn có thể dễ dàng phát hiện ra những tài năng hoặc những thế mạnh của trẻ nhỏ, từ đó giúp trẻ phát huy hiệu quả hơn.
Khi nhận thấy trẻ có điểm mạnh về một khía cạnh khác như hội họa, âm nhạc, thể thao, nhảy múa, thơ ca,…thì các bậc phụ huynh và nhà trường cũng nên tạo nhiều điều kiện để trẻ được phát huy tốt các tài năng vốn có của mình. Thay vì cứ ép buộc trẻ phải học tập và tiếp thu những điều trẻ cảm thấy không hứng thú thì hãy khuyến khích và giúp trẻ tiếp xúc hiệu quả hơn với những điều mà trẻ thực sự đam mê.
9. Dạy trẻ thông qua các ví dụ thực tế
Nhận thức và trí thông minh của trẻ nhỏ chưa thực sự phát triển toàn diện, đôi khi những cách diễn giải và trình bày quá phức tạp của người lớn khiến trẻ không thể hiểu rõ được vấn đề. Bên cạnh đó, những cách dạy không hấp dẫn, không gây hứng thú cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ không thể ghi nhớ tốt, thường xuyên lơ là, xao nhãng trong giờ học.
Đối với các tình trạng này, phụ huynh và giáo viên cần có phương pháp dạy trẻ thật linh hoạt, tốt nhất là nên đưa ra thông tin kèm theo các ví dụ thực tế, gần gũi để trẻ có thể hiểu rõ hơn, ghi nhớ tốt hơn. Thông qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, ba mẹ có thể chỉ dạy cho con nhiều kiến thức để con có thể học hỏi được tốt hơn.
10. Bổ sung dinh dưỡng để cải thiện trí nhớ, khả năng tiếp thu của trẻ
Chế độ dinh dưỡng đóng một phần quan trọng đối với sự phát triển trí nhớ và hoạt động của não bộ ở mỗi trẻ nhỏ. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, giúp sức khỏe thể chất, tinh thần được đảm bảo từ đó tạo tiền đề vững chắc để phát triển tư duy, nhận thức, trí thông minh.
Vì thế, các bậc phụ huynh cần phải chú trọng đến thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ nhỏ, tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất, chứa nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trí não và cơ thể. Đồng thời, cần đảm bảo trẻ ăn đủ bữa, ăn đúng giờ và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh.
Trẻ nhỏ cần loại bỏ việc thường xuyên dung nạp các loại thực phẩm béo, đồ ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều chất bảo quản. Ngoài ra, tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện hoặc uống quá nhiều các loại đồ uống có gas gây hại cho sức khỏe và sự phát triển chung của cơ thể.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về trẻ chậm nhớ, chậm tiếp thu và các cách hỗ trợ cải thiện hiệu quả cho trẻ nhỏ. Ba mẹ và thầy cô cần có sự quan tâm kỹ lưỡng đối với quá trình phát triển của trẻ, từ đó kịp thời phát hiện ra các điểm khiếm khuyết và dần hỗ trợ trẻ cải thiện, nâng cao hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Các phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non tốt nhất
- 9 Phương pháp dạy chữ cho trẻ 5 tuổi giúp trẻ tiếp thu hiệu quả
- 10 phương pháp dạy trẻ tập trung học bài hiệu quả nhất
- 9 Cách tương tác với trẻ chậm nói kích thích trẻ nói hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!