Trẻ khuyết tật ngôn ngữ: Các dạng hay gặp & dấu hiệu nhận biết

Trẻ khuyết tật ngôn ngữ gây nên nhiều cản trở đối với giao tiếp, sinh hoạt đời sống hoặc thậm chí làm phát triển các bệnh lý nguy hiểm. Nếu có thể phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, trẻ nhỏ vẫn có nhiều cơ hội để phục hồi và phát triển ngôn ngữ hiệu quả. 

Trẻ khuyết tật ngôn ngữ là gì?

Trẻ khuyết tật ngôn ngữ là tình trạng trẻ nhỏ các các biểu hiện thiếu hụt hoặc mất đi nhiều yếu tố quan trọng trong quá trình giao tiếp, sử dụng lời nói. Cụ thể như từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp so với ngôn ngữ chuẩn.

Khuyết tật này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các khuyết tật này không có khả năng tự mất đi mà cần phải có sự can thiệp, hỗ trợ của các yếu tố giáo dục và y tế mới có thể phục hồi hiệu quả.

Trẻ khuyết tật ngôn ngữ
Trẻ khuyết tật ngôn ngữ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phát âm, sử dụng lời nói để giao tiếp.

Tuy nhiên, việc can thiệp và cải thiện ngôn ngữ cần được thực hiện trong giai đoạn sớm, đặc biệt là ở những trẻ nhỏ chưa đến tuổi đi học. Cũng bởi các khuyết tật ngôn ngữ cứ liên tục kéo dài cho đến khi trưởng thành sẽ dần trở nên bền vững và khó tác động, thay đổi được.

Khuyết tật ngôn ngữ kéo dài thường sẽ kèm theo một số khiếm khuyết thứ sinh, phổ biến nhất là sự hạn chế về khả năng nghe hiểu. Tình trạng này cần được cải thiện sớm để hạn chế tối đa các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sinh hoạt đời sống cũng như khả năng học tập, hòa nhập của trẻ nhỏ.

Các dạng khuyết tật ngôn ngữ và biểu hiện thường gặp

Khuyết tật ngôn ngữ ở trẻ có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, mỗi trẻ sẽ có một hoặc một vài khuyết tật thường gặp như sau:

1. Mất ngôn ngữ

Những trẻ đã phát triển ngôn ngữ trong những năm đầu đời nhưng vì một lý do nào đó dẫn đến việc mất đi một phần hoặc hoàn toàn khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói thì được xem là khuyết tật mất ngôn ngữ. Cụ thể một số biểu hiện thường gặp như:

  • Trẻ không thể giao tiếp tốt bằng lời nói hoặc thậm chí không thể nói được cho dù trước đây vẫn có thể nói bình thường.
  • Gặp khó khăn trong việc hiểu được các diễn đạt bằng lời nói của mọi người xung quanh dù trước kia khả năng nghe hiểu vẫn rất tốt.
  • Gặp phải các khiếm khuyết nghiêm trọng về mặt ngôn ngữ, bao gồm từ vựng, ngữ âm và cả ngữ pháp.

2. Không có ngôn ngữ

Không có ngôn ngữ được xem là khuyết tật nghiêm trọng và gây nên nhiều ảnh hưởng to lớn đối với trẻ nhỏ. Các biểu hiện của nó có thể dễ dàng nhận thấy ngay từ những năm tháng đầu đời bởi trẻ nhỏ hoàn toàn không sử dụng ngôn ngữ, không có khả năng giao tiếp bằng lời nói.

Có thể nhìn thấy, trong suốt sự hình thành và phát triển của trẻ sẽ không có sự xuất hiện của quá trình tập nói, tập phát âm và trẻ hoàn toàn không có vốn từ, không phát triển về ngôn ngữ. Đồng thời, trẻ dường như không thể hiểu được những gì người khác nói và khó có thể tương tác tốt với mọi người xung quanh.

Trẻ khuyết tật ngôn ngữ
Không có ngôn ngữ là tình trạng trẻ ít hoặc thậm chí không sử dụng lời nói khi giao tiếp.

Một số biểu hiện của trẻ không có ngôn ngữ như:

  • Không nói hoặc nói được một vài từ cơ bản, nói rất ít so với các bạn cùng trang lứa.
  • Không thể hiểu hoặc khả năng hiểu bị hạn chế nghiêm trọng.
  • Trẻ ít hoặc không nói.

3. Nói lắp

Những trẻ bị khuyết tật ngôn ngữ dạng nói lắp vẫn có khả năng nói và giao tiếp với những người xung quanh nhưng lời nói của trẻ không được liền mạch, trôi chảy như mình thường. Khi nói, trẻ thường xuyên lặp đi lặp lại một số từ ngữ, âm tiết hoặc có xu hướng kéo dài lời nói.

Đây được xem là một sự gián đoạn không chủ ý trong lời nói. Mặc dù nó không gây ảnh hưởng đến tính mạnh, sức khỏe của con người nhưng lại có tác động tiêu cực đối với khả năng giao tiếp, biểu cảm của trẻ. Nhiều trẻ do tật nói lắp nên cảm thấy tự ti với bản thân và có xu hướng không muốn trò chuyện, giao tiếp.

Có 2 dạng nói lắp thường gặp như:

  • Nói lắp giật rung: Là tình trạng trẻ nói lắp một âm của âm tiết, một âm tiết, một đoạn, một từ nhiều lần. Ví dụ như: Sáng sáng sáng nay trời đẹp đẹp quá.
  • Nói lắp co thắt: Khác với tình trạng giật rung, co thắt khiến cho người nói bị cơ cứng, khó có thể chuyển từ âm này sang âm khác nên câu nói dễ bị ngắt quãng, kéo dài vô cớ. Cụ thể như Sáng…..nay….trời….đẹp….quá.

Nhìn chung thì tật nói lắp ở trẻ em thường biểu hiện ở mức độ nhẹ và có thể dễ dàng khắc phục tốt ở giai đoạn sớm. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp nghiêm trọng gây nên những cơn co giật mình, khiến cho các bộ phận phát âm dần bị co cứng, không thể phát âm và cần điều trị trong thời gian dài.

4. Nói khó

Nói khó là loại khuyết tật ngôn ngữ khiến cho nhiều trẻ em khó có thể phát âm được tròn vành rõ chữ, thậm chí nhiều trẻ còn có những biểu hiện bất thường khi nói, cụ thể như chảy nước dãi, cơ cứng các bộ phận phát âm (lưỡi, môi, hàm,…). Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho các bộ phận xung quanh bị ảnh hưởng và dần bị cơ cứng, đặc biệt là cổ, vai, tứ chi.

Trẻ khuyết tật ngôn ngữ
Trẻ nói khó thường sẽ bị cơ cứng các bộ phận liên quan đến việc phát âm như răng, môi, lưỡi, hàm,….

Theo đánh giá của các chuyên gia thì đây là một dạng khuyết tật nặng và cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Cũng bởi, những trẻ mắc phải chứng nói khó sẽ có nhiều khả năng liên quan đến tình trạng viêm hoành não hoặc bị liệt các đường dẫn truyền thần kinh, các dây thần kinh có tác động đến những bộ phận phát âm.

5. Nói ngọng

Nói ngọng là một khuyết tật ngôn ngữ thường gặp ở trẻ em với đặc trưng là sự sai lệch về khả năng phát âm so với ngôn ngữ tiêu chuẩn. Phần lớn chứng nói ngọng ở trẻ nhỏ có thể dần được cải thiện tốt theo thời gian nhưng cũng có không ít các trường hợp do không được điều chỉnh, can thiệp từ nhỏ nên kéo dài dai dẳng đến lúc trưởng thành và khó cải thiện.

Trẻ nói ngọng có thể liên quan đến yếu tố di truyền, bẩm sinh nhưng cũng có thể là do các vấn đề bệnh lý xuất hiện trong quá trình phát triển của trẻ. Ví dụ như suy nhược thần kinh, suy dinh dưỡng, ốm nặng,…Hoặc sự tác động từ môi trường, quá trình giáo dục ngôn ngữ không phù hợp cũng có thể gây nên tình trạng này.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì nói ngọng thường biểu hiện qua các hình thức sau:

  • Nói ngọng âm đệm: Khi nói, trẻ thường thiếu hoặc để mất âm đệm của từ, câu nói. Ví dụ như “khoai lang” sẽ nói thành “khai lang”, “khóa cửa” sẽ nói thành “khá cửa”.
  • Nói ngọng phụ âm đầu: Trẻ sẽ không nói và sử dụng các phụ âm đầu của câu, của từ. Ví dụ, “quả lê” sẽ nói thành “ỏa ê”, “trái táo” nói thành “ái áo”.
  • Nói ngọng âm cuối: Các âm cuối sẽ bị biến mất khi nói. Ví dụ “bác gái” sẽ nói thành “bá gá”, “bác trai” sẽ nói thành “bá tra”.
  • Nói ngọng âm chính: Ví dụ như “quả bưởi” sẽ nói thành “quả bởi”.

6. Rối loạn giọng điệu

Rối loạn giọng điệu là tình trạng trẻ nhỏ có những sự bất thường về giọng nói, cường độ, cao độ, âm vực, chất giọng đều khác lạ so với bình thường. Cụ thể một số vấn đề thường gặp như:

  • Khàn tiếng
  • Giọng nói như đang nghẹt mũi
  • Khàn giọng, yếu giọng
  • Giọng nói yếu ớt, đơn điệu
  • Khảng giọng

7. Rối loạn đọc viết

Rối loạn đọc viết có tình trạng trẻ nhỏ không thể nhận biết, phân biệt và hiểu rõ về những ý nghĩa của từ, ngôn ngữ. Trẻ thường có sự ngập ngừng, bỏ qua hoặc thậm chí là tự thay đổi các chữ khi đọc. Có thể nói, chứng khuyết tật ngôn ngữ này là sự tập hợp của cả 3 dạng nói khó, nói ngọng và không nói được.

Trẻ khuyết tật ngôn ngữ
Khuyết tật ngôn ngữ đôi lúc còn được biểu hiện dưới dạng khó đọc, viết, phân biệt mặt chữ.

Những tổn thương, bệnh lý về não bộ hoặc sự hời hợt về quá trình giáo dục trẻ nhỏ có thể là lý do làm khởi phát chứng rối loạn này ở trẻ. Trẻ mắc phải tình trạng rối loạn này sẽ gặp phải nhiều thử thách trong quá trình đọc viết, học tập và giao tiếp bằng lời nói và cần được can thiệp ở giai đoạn sớm.

8. Chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn ngữ được đánh giá là một trong các dạng chậm phát triển phổ biến và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Tình trạng này bao gồm nhiều khiếm khuyết về ngôn ngữ, khả năng nói, diễn đạt và cả thính giác.

Tình trạng này thường khởi phát sớm ở trẻ từ 3 đến 16 tuổi, các biểu hiện có thể hình thành ngay từ khi vừa mới chào đời. Phần lớn những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ cần nhiều thời gian để học hỏi và tiếp thu ngôn ngữ hơn so với các bạn cùng lứa tuổi nhưng vẫn có khả năng sử dụng ngôn ngữ, lời nói.

Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật ngôn ngữ ở trẻ

Khuyết tật ngôn ngữ ở trẻ có thể tồn tại ở nhiều dạng và xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào kết quả của một số cuộc nghiên cứu thì các chuyên gia cũng đã chỉ ra được các yếu tố có liên quan như:

1. Môi trường phát triển ngôn ngữ của trẻ

Trẻ nhỏ từ khi vừa mới chào đời đã được tiếp xúc với ngôn ngữ nên sự hình thành ngôn ngữ của trẻ chủ yếu cũng sẽ thông qua hình thức bắt chước, học hỏi từ xung quanh. Do đó, nếu môi trường sinh hoạt, giáo dục của trẻ được đảm bảo tốt thì khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ ổn định và ngược lại.

Những trẻ bị khuyết tật ngôn ngữ thường không nhận được sự giáo dục, hướng dẫn tận tình ngay từ khi còn bé. Trẻ không được uốn nắn, chỉ dạy đúng nến rất dễ phạm phải các sai lầm về ngôn ngữ và hình thành những mặt khiếm khuyết.

2. Do bệnh lý, chấn thương

Các khuyết tật ngôn ngữ ở trẻ có thể hình thành sau khi trẻ trải qua các chứng bệnh nguy hiểm nào đó, phổ biến như bại não. Ngoài ra, các chấn thương nghiêm trọng xảy ra ở sọ não cũng có thể khiến trẻ phải đối diện với những khó khăn về việc nghe, nói, đọc, viết.

Trẻ khuyết tật ngôn ngữ
Khuyết tật ngôn ngữ có thể hình thành từ các bệnh lý, chấn thương từ thuở nhỏ.

Đối với những trẻ nhỏ bị chấn thương tâm lý nặng nề hoặc đã phải trải qua quá trình điều trị bằng thuốc trong thời gian dài cũng có nhiều khả năng gây ra các khuyết tật về ngôn ngữ giao tiếp. Trẻ nhỏ từng bị bỏ rơi, hắt hủi, bạo hành sẽ dẫn đến xu hướng không nói, không giao tiếp.

3. Ảnh hưởng từ quá trình thai nghén, sinh nở

Các tác động nặng nề xảy ra trong quá trình mang thai hoặc sinh nở cũng có thể trở thành yếu tố làm gia tăng các khuyết tật ngôn ngữ ở trẻ nhỏ. Cụ thể như, nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu mắc phải các chứng bệnh hiểm nghèo hoặc bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thai kỳ thì sẽ trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sự phát triển tự nhiên của trẻ sẽ bị kìm hãm, trong đó có ngôn ngữ.

Ngoài ra, nếu quá trình sinh nở không được thuận lợi, sinh khó, thời gian sinh kéo dài, trẻ bị ngạt, ngôi ngược, sinh non, sinh thiếu tháng cũng có khả năng gây ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ. Những đứa trẻ này khi vừa chào đời cần được thăm khám và đánh giá cụ thể để được can thiệp ngay từ giai đoạn sớm.

4. Do những sự bất thường về cơ thể, giác quan

Các dạng khiếm khuyết về tiếng nói, ngôn ngữ ở trẻ nhỏ cũng có thể xuất phát từ những bất ổn về cơ thể, giác quan. Cụ thể như những sự tổn thương hoặc kém phát triển của hệ thần kinh trung ương hay sự suy yếu, thiếu sót về chức năng của các giác quan cũng có thể cản trở sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Ngoài ra, sự bất ổn ở các cơ quan nắm giữ chức năng nói, phát âm như lưỡi, hàm, răng, môi cũng có tác động lớn đối với sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ nhỏ. Để xác định cụ thể nguyên nhân gây ra các khuyết tật ngôn ngữ ở trẻ, các bậc phụ huynh nên chủ động cho trẻ đến thăm khám và chẩn đoán tại các bệnh viện chuyên khoa để được hỗ trợ tốt hơn.

Trẻ khuyết tật ngôn ngữ sẽ gặp nhiều khó khăn, cản trở trong quá trình giao tiếp, học tập và cả chất lượng cuộc sống hàng ngày. Do đó, các bậc phụ huynh ngay khi phát hiện các bất thường trong lời nói, ngôn ngữ ở trẻ thì nên nhanh chóng cho trẻ thăm khám và điều trị tại các cơ sở chuyên khoa, giúp trẻ dần cải thiện ngôn ngữ để hòa nhập tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non
Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non: Biểu hiện và Hướng can thiệp

Rối loạn tâm lý ở trẻ mầm non bao gồm nhiều sự bất thường về tâm lý, tâm thần gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến...

Smartphone khiến trẻ chậm nói
[Cảnh báo] Smartphone khiến trẻ chậm nói, rối loạn ngôn ngữ

Với sự phát triển của thời đại 4.0, phần lớn trẻ em hiện nay đã được tiếp xúc với điện thoại, tivi từ rất sớm,...

Thuốc điều trị tăng động
Thuốc điều trị tăng động (ADHD) và những thông tin cần biết

Thuốc điều trị tăng động giảm chú ý có khả năng hỗ trợ kiểm soát và làm thuyên giảm tốt các triệu chứng cốt lõi...

Trẻ chậm nói khám ở đâu tại TPHCM
Trẻ chậm nói khám ở đâu tại TPHCM: 5 địa chỉ tốt nhất

Trẻ chậm nói khám ở đâu tại TPHCM đang là một trong những câu hỏi được rất nhiều phụ huynh có con có biểu hiện...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort