Nói lắp khi căng thẳng: Biểu hiện và Cách giúp trẻ khắc phục

Nói lắp khi căng thẳng là một dạng rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở trẻ nhỏ, phổ biến nhất ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi. Tình trạng này gây nên nhiều cản trở và hạn chế trong giao tiếp, học tập và các sinh hoạt đời sống hàng ngày nên cần được sớm phát hiện, can thiệp hiệu quả.

Nói lắp khi căng thẳng
Nói lắp khi căng thẳng là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 2 đến 6 tuổi.

Tại sao trẻ bị nói lắp khi căng thẳng?

Nói lắp là tình trạng nói kéo dài, các âm thanh thường bị lặp đi lặp lại hoặc gián đoạn trong từng câu nói. Đây là một dạng rối loạn chức năng có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, đặc biệt là giai đoạn trẻ đang hình thành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ.

Một số trẻ có thể nói và sử dụng ngôn ngữ một cách trôi chảy, giao tiếp linh hoạt nhưng mỗi khi căng thẳng, lo lắng thì lại bị nói lắp. Tình trạng này gây nên nhiều ảnh hưởng đối với giao tiếp, học tập và nhiều hoạt động đời sống của trẻ.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì cảm xúc chính là một trong các yếu tố có sự ảnh hưởng to lớn đối với khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ. Sự căng thẳng, lo lắng, sợ hãi quá mức có thể khiến cho tốc độ phát âm bị chậm hơn so với mức bình thường, từ đó khiến cho trẻ bị lắp.

Khi rơi vào trạng thái tiêu cực, cụ thể là căng thẳng, lo sợ sẽ khiến cho trẻ mất kiểm soát về khả năng vận động ngôn ngữ. Lúc này trẻ sẽ khó nói được một cách trôi chảy, mượt mà, lời nói thường bị ngắt quãng, hay lặp lại từ và mất nhiều thời gian để hoàn thành câu nói.

Biểu hiện của chứng nói lắp khi căng thẳng

Biểu hiện nói lắp ở trẻ nhỏ thường rất đa dạng, ví dụ như nói lắp một âm của âm tiết, nói lặp một âm tiết, nói lắp đoạn,…Tình trạng nói lắp của trẻ chỉ xuất hiện khi trẻ cảm thấy căng thẳng, lo lắng. Các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận biết được dấu hiệu nói lắp của trẻ nhỏ khi trẻ giao tiếp.

Nói lắp khi căng thẳng
Trẻ thường có biểu hiện nói lắp khi cảm thấy lo lắng, căng thẳng, sợ hãi.

Cụ thể một số dấu hiệu chung thường gặp như:

  • Gặp phải khó khăn trong việc diễn đạt, khó nói một câu, một đoạn hoàn chỉnh, trôi chảy.
  • Thường lặp lại một từ ngữ, một đoạn trong câu và kéo dài quá lâu.
  • Khi chuẩn bị nói một từ khó nào đó hoặc tiếp tục nói một câu tiếp theo, trẻ thường phát ra âm “Um”.
  • Trẻ có biểu hiện khó khăn khi phát ra một từ, một âm nào đó, ví dụ như căng cứng cơ mặt, cổ, gồng cứng tay chân,…
  • Có xu hướng ngắt câu từ không phù hợp khi nói.
  • Khi nói thường xuyên phải nghỉ để lấy hơi.
  • Có xu hướng tránh né giao tiếp mỗi khi rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực.
  • Một số trẻ nói lắp còn kèm theo nhiều biểu hiện hành vi như giật cơ mặt, nắm chặt tay, vấu chân vào mặt sàn, chớp mắt liên hồi, rung môi,….

Những trẻ mắc phải tình trạng nói lắp khi căng thẳng thường cảm thấy xấu hổ, tự ti. Một số trẻ khi bị cười nhạo, chỉ trích còn có xu hướng thu mình, ngại giao tiếp.

Cách giúp trẻ khắc phục tình trạng nói lắp khi căng thẳng

Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện tốt ngay từ nhỏ. Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải chú ý quan sát và kịp thời phát hiện tình trạng nói lắp của trẻ để có biện pháp khắc phục hiệu quả ngay từ sớm.

Nếu trẻ liên tục bị nói lắp khi căng thẳng sẽ khiến cho quá trình giao tiếp, học hỏi và tương tác xã hội dần bị hạn chế. Hơn thế, khi trẻ gặp phải nhiều khó khăn trong việc nói sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý lo sợ, nhút nhát, thiếu tự tin và khó có thể hòa nhập tốt với xã hội.

Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện nói lắp khi căng thẳng của trẻ, các bậc phụ huynh nên tìm cách can thiệp, hỗ trợ khắc phục sớm để hạn chế tối đa những ảnh hưởng trong tương lai cho trẻ. Dưới đây là một vài gợi ý về các biện pháp cải thiện chứng nói lắp mỗi khi căng thẳng cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả.

1. Liệu pháp ngôn ngữ

Như đã chia sẻ, nói lắp là một trong các dạng rối loạn ngôn ngữ khá phổ biến ở trẻ em. Chính vì thế mà việc áp dụng liệu pháp ngôn ngữ là một trong những phương pháp được khuyến khích và có khả năng mang lại hiệu quả tích cực cho trẻ trong giai đoạn sớm.

Nói lắp
Liệu pháp ngôn ngữ là phương pháp chính trong quá trình cải thiện chứng nói lắp ở trẻ.

Với liệu pháp ngôn ngữ, trẻ nhỏ sẽ được dạy và rèn luyện lại cách nói, điều chỉnh tốt tốc độ nói, nhịp thở, khả năng phát âm để có thể nói được câu từ trôi chảy hơn. Tùy vào từng tình trạng và kiểu nói lắp khác nhau ở mỗi trẻ mà các chuyên gia sẽ có hướng can thiệp, điều chỉnh thích hợp hơn.

Phần lớn trẻ sẽ được học nói với những câu từ ngắn, đơn giản, sau đó sẽ là những câu dài, phức tạp hơn. Các chuyên gia sẽ tạo ra môi trường căng thẳng ở mức độ vừa phải để giúp trẻ thích ứng và rèn luyện một cách chân thực, hiệu quả nhất.

2. Dùng thiết bị điện tử

Đối với một số trường hợp cần thiết hoặc gia đình có điều kiện tốt thì việc sử dụng các thiết bị điện tử hỗ trợ cũng là một cách hiệu quả để giúp trẻ khắc phục tình trạng nói lắp khi căng thẳng. Hiện nay, các thiết bị hỗ trợ có khả năng phát lại giọng nói, âm thanh của người đeo để giúp họ tự nhận biết, điều chỉnh tốt về âm vực, tốc độ nói của bản thân.

Khi trẻ được đeo thiết bị hỗ trợ này, trẻ sẽ tự nhận biết được tình trạng nói lắp của mình, hiểu rõ vấn đề của bản thân và từng bước khắc phục một cách phù hợp nhất. Bên cạnh đó, thiết bị điện tử này còn có công dụng tuyệt vời trong việc giúp cho trẻ cải thiện và phát triển tốt khả năng giao tiếp, giúp trẻ ăn nói trôi chảy, linh hoạt hơn.

3. Liệu pháp nhận thức và hành vi

Như đã nói, tình trạng nói lắp khi căng thẳng của trẻ nhỏ xuất phát từ sự ảnh hưởng của tâm lý, nhận thức. Trạng thái nói lắp thường chỉ xuất hiện khi trẻ cảm thấy tiêu cực, lo lắng, sợ hãi. Chính vì thế, việc điều chỉnh tốt về nhận thức, cảm xúc của trẻ cũng là cách hiệu quả để trẻ dần cải thiện hành vi nói lắp trước các tình huống tiêu cực xảy ra trong cuộc sống.

Nói lắp khi căng thẳng
Trẻ nói lắp khi căng thẳng cần được hỗ trợ cải thiện nhận thức và hành vi.

Các chuyên gia tâm lý thường sẽ trò chuyện và tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo lắng. Họ sẽ tập trung vào giải quyết các vấn đề ảnh hưởng đến cảm xúc khiến cho trẻ bị nói lắp, từ đó giúp trẻ thoải mái hơn trong tâm lý và giúp cải thiện chứng nói lắp hiệu quả.

4. Sự hỗ trợ từ gia đình, người thân

Ba mẹ có vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ khắc phục tốt trạng thái nói lắp khi căng thẳng. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì việc trò chuyện, giao tiếp mỗi ngày cũng sẽ giúp cho chứng nói lắp của trẻ được cải thiện đáng kể.

Ba mẹ, gia đình cần tạo cho trẻ môi trường lành mạnh, thoải mái để trẻ được tự do phát triển ngôn ngữ, học hỏi cách giao tiếp một cách tự nhiên nhất. Thay vì liên tục áp đặt, cáu gắt hoặc gây áp lực cho trẻ, ba mẹ hãy học cách lắng nghe và tôn trọng lời nói của trẻ trong mọi tình huống, nhất là khi trẻ cảm thấy căng thẳng.

5. Sử dụng thuốc

Khi chứng nói lắp của trẻ có liên quan đến yếu tố tâm lý, cảm xúc thì việc sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ là điều cần thiết. Ba mẹ nên cho trẻ đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, cơ sở chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ hỗ trợ, cân nhắc kê đơn thuốc điều trị phù hợp.

Thông thường, đối với các tình trạng nói lắp do căng thẳng sẽ được hỗ trợ sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm căng thẳng, lo âu, động kinh,…Việc dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với trẻ nhỏ.

Hy vọng thông tin bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về tình trạng nói lắp khi căng thẳng ở trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh cần chú ý và quan tâm trẻ trong những năm tháng đầu đời để kịp thời phát hiện ra những bất thường, giúp trẻ khắc phục hiệu quả trong giai đoạn sớm.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ chậm nhớ, chậm tiếp thu
Trẻ chậm nhớ, chậm tiếp thu: Gợi ý ba mẹ cách dạy hiệu quả

Tình trạng trẻ chậm nhớ và chậm tiếp thu không sớm cải thiện có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến việc học...

ăn lưỡi heo bé nhanh biết nói
Ăn lưỡi heo bé nhanh biết nói: Mẹo dân gian liệu có đúng?

Ăn lưỡi heo bé nhanh biết nói là một trong những mẹo dân gian đã được lưu truyền từ rất lâu và được nhiều phụ...

nói lắp có di truyền không
Nói lắp có di truyền không? Có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Nói lắp có di truyền không? Có thể chữa khỏi hoàn toàn hay không? Đây chắc chắn là vấn đề nhiều bậc phụ huynh có...

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý
6 Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý được chuyên gia áp dụng

Cách dạy trẻ tăng động giảm chú ý cần được áp dụng đúng cách, đúng thời điểm, tăng dần mức độ bài tập theo từng...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort