Vai trò của tâm lý học trong giáo dục và phát triển con người

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục đang ngày càng được đề cao, đặc biệt là trong thời điểm mà học sinh, sinh viên ngày càng bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố tiêu cực bên ngoài và có dấu hiệu suy đồi về đạo đức, nhận thức. Ứng dụng tâm lý học trong ngành giáo dục có thể đem đến những thay đổi tuyệt vời cho cả giáo viên và học sinh, góp phần xây dựng môi trường học đường văn minh, lành mạnh hơn rất nhiều.

Hiểu hơn về tâm lý học

Tâm lý học (Psychology) là thuật ngữ được tạo nên bởi là psyche và logos (-logy) được cho là bắt nguồn bởi tiếng Hy Lạp gồm “soul” (linh hồn) và logos (-logy) trong tiếng Hy Lạp bởi trước đây ngành này được cho là nghiên cứu về linh hồn của con người(trong thời Thiên chúa Giáo). Tâm lý học là ngành khoa học có vai trò nghiên cứu về hành vi, cảm xúc, tâm trí, tư duy và nhận thức của con người, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ giáo dục, pháp luật, quản lý cho đến các vấn đề trong đời sống hằng ngày.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục
Sự ra đời của tâm lý học để nghiên cứu về sức khỏe tinh thần, hành vi của con người đã mang đến rất nhiều thay đổi tích cực cho cuộc sống

Tâm lý học đã bắt đầu xuất hiện trên thế giới từ những năm 1590 bởi nhà triết học kinh điển người Đức William James. Đến khi nhà triết học duy tâm người Đức Christian Wolff dùng thuật ngữ này trong cuốn sách Psychologia empirica and Psychologia rationalis thì nó bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn. Đến năm 1879, Wilhelm Wundt – người đặt nền móng đầu tiên cho tâm lý học đã chính thức đưa tâm lý thành một ngành khoa học độc lập, tách ra khỏi các ngành khoa học khác, chẳng hạn như triết học.

Tâm lý học cũng bao gồm rất nhiều 2 lĩnh vực chính gồm Tâm lý học Đại cương – tổng quát và Tâm lý học chuyên ngành – chuyên sâu. Nhưng nói chung, mục đích hướng đến các khía cạnh nào của tâm lý học cũng chính là hiểu sâu về mối liên kết giữa tâm trí và hành vi, sự tác động từ các yếu tố khách quan đến nhận thức của con người từ đó tìm cách điều chỉnh nó một cách tốt hơn.

Trên thế giới, tâm lý học được coi là một ngành khoa học cực kỳ quan trọng và được ứng dụng để nâng cao sức khỏe tinh thần con người từ rất sớm, các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này cũng cực kỳ phát triển. Ở Việt Nam, cho dù những năm trở lại đây khái niệm tâm lý học đã bắt đầu được quan tâm hơn nhưng vẫn chưa tiếp cận được đến quá nhiều người bởi vẫn còn nhiều vướng mắc trong cách hành động.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, vai trò của tâm lý học trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục đang ngày càng bắt đầu được đề cao, đặc biệt khi các câu chuyện thương tâm về việc học sinh bị áp lực học tập dẫn tới tự tử diễn ra ngày càng nhiều. Việc ứng dụng sớm các biện pháp tâm lý trong việc nâng cao sức khỏe tinh thần học đường đang là một trong những vấn đề được chú trong ngày càng nhiều hơn hiện nay.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục

Giáo dục là một yếu tố cơ bản quan trọng trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tiếp thu nền giáo dục đúng cách, văn minh trong những năm tháng đầu đời có tác động trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách, nhận thức hay sự phát triển của mỗi người. Tâm lý học học đường (Psychologie scolaire) được ứng dụng để chăm sóc sức khỏe tinh thần cho cả học sinh và giáo viên.

“Tâm lý học là gốc của giáo dục” bởi khi nắm bắt được quy luật của tâm lý con người chúng ta hoàn toàn có thể dựa vào đó để định hướng sự phát triển, bồi đắp nhân tài, hoàn thiện được về mặt nhân cách của từng người. Khám phá được thế giới quan sâu sắc của con người luôn là một lĩnh vực thú vị và đặc biệt cần thiết để bảo vệ họ tránh khỏi những điều tiêu cực xuất phát từ chính đời sống nội tâm bên trong.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục có thể tác động đến nhiều đối tượng bao gồm cả giáo viên, học sinh và gia đình. Đặc biệt trong giai đoạn mà tâm lý học đường đang trở nên cực kỳ nhạy cảm, mang nhiều màu sắc, ẩn chứa cả những điều tiêu cực mà chúng ta không bao giờ lường trước được. Vậy tâm lý học có thể mang đến lợi ích gì trong việc giải quyết những vấn đề này?

Đối với học sinh

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ học sinh gặp các vấn đề tâm lý hiện nay như trầm cảm, rối loạn lo âu hiện nay đang ngày càng tăng cao, thậm chí đạt đến những con số đáng báo động. Nguyên nhân dẫn đến những vấn đề này có rất nhiều yếu tố, chẳng hạn như áp lực học tập, bạo lực học đường, gia đình không hạnh phúc .. Khi tâm trí tiêu cực cũng dẫn đến học hành sa sút, tinh thần dễ kích động và có xu hướng nổi loạn nhiều hơn.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục
Áp dụng tâm lý học đúng cách giúp tinh thần học sinh thoải mái, lạc quan, học hành có hiệu quả và sống đúng với lứa tuổi

Trong môi trường học đường, tâm lý học sinh thường còn rất non nớt, chưa thể thích ứng được với những tình huống bất ngờ hay những căng thẳng trong cuộc sống đồng thời cũng không thể tìm cách giải tỏa phù hợp. Mặt khác do sự phát triển của xã hội cùng với việc sử dụng internet, mạng xã hội không thể kiểm soát, học sinh cũng dễ dàng tiếp cận với những thông tin tiêu cực, thiếu văn minh, không phù hợp với lứa tuổi hơn.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục đối với học sinh trước hết là để nắm bắt được tâm lý của các em và định hướng sự phát triển phù hợp cho cho trẻ, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ suy thoái đạo đức ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang diễn ra mạnh mẽ từng ngày. Trẻ em chính là mầm non của đất nước và việc được tiếp nhận nền giáo dục đúng cách sẽ cực kỳ quan trọng.

Thực tế bất cứ học sinh, sinh viên nào cũng có vô vàn những áp lực tâm lý xuất phát từ kết quả học tập, áp lực đồng trang lứa, những tâm sự tuổi mới lớn, những băn khoăn về giá trị cá nhân, nhưng biến đổi trên cơ thể từng ngày..

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tâm lý học sinh, sinh viên hiện nay có xu hướng nhạy cảm hơn so với thời đại trước đây đồng thời chúng cũng thường áp dụng các biện pháp giải tỏa tiêu cực, chẳng hạn như dùng chất kích thích, rạch tay hay có các hành vi bốc đồng khác. Những học sinh quậy phá, thường xuyên đánh nhau hay có các hành vi công kích với bạn bè hay thầy cô giáo cũng được bắt nguồn từ những nhận thức sai lệch được bắt nguồn từ các vấn đề khúc mắc trong tâm trí.

Trong các nguyên tắc để phát triển toàn diện cho trẻ em thì yếu tố tâm lý, cảm xúc cũng là một trong những khía cạnh quan trọng. Bởi chỉ khi tinh thần thoải mái, lạc quan, nghĩ đến những điều tích cực thì mới có thể tiếp thu kiến thức tốt, mới có thể chất tốt nhất để tham gia vào các hoạt động vui chơi, sinh hoạt khác.

Việc phát hiện và hành động sớm đối với những học sinh có tâm lý tiêu cực đóng vai trò rất quan trọng để ngăn chặn các hành vi như tự sát đã và đang diễn ra cực kỳ nhiều hiện nay. Tâm lý học trong giáo dục đóng vai trò thiết yếu trong việc gỡ bỏ các khúc mắc, điều chỉnh các hành vi, nhận thức lệch lạc của học sinh theo hướng đúng đắn, phù hợp với lứa tuổi hơn.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục với giáo viên

Mặc dù chúng ta thường nghe đến các trường hợp học sinh tự tử vì áp lực học tập nhưng ít ai thấy rằng, giáo viên cũng chính là đối tượng chịu nhiều áp lực căng thẳng không kém. Nhà chính trị I.V. Stalin từng gọi việc đưa tâm lý học vào trong giáo dục giống như “kỹ sư tâm hồn của con người” và chính những giáo viên là những kỹ sư tài năng đảm nhiệm việc kiến tạo nên công trình tâm hồn tươi sáng, xinh đẹp nhất.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục
Giáo viên hiểu về tâm lý sẽ giúp học sinh định hướng và thay đổi bản thân tốt hơn

Giáo viên là người chịu áp lực từ rất nhiều phía, chẳng hạn như áp lực nhà nhà trường trong việc thi đua thành tích, chủ nhiệm lớp tốt; áp lực từ việc làm thế nào soạn giáo án thú vị giúp học sinh hiểu bài; căng thẳng từ việc học sinh nghịch ngợm thậm chí áp lực khi phụ huynh chỉ trích vì tình trạng con học không được cải thiện.

Giáo viên quá hiền có thể bị chính học sinh bắt nạt, thường xuyên không chịu nghe giảng trong khi giáo viên quá nghiêm khắc thường không được lòng học sinh. Thực tế có không ít tình huống giáo viên đánh học sinh lại bắt nguồn từ chính việc học sinh thường xuyên cư xử thiếu văn hóa, hạ nhục dù đã cố gắng kiềm chế nhưng giáo viên vẫn bị kích động nên mới có các hành động vi phạm nguyên tắc giáo dục như thế.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục đối với giáo viên trước hết chính là để giáo viên cần học cách kiểm soát, làm chủ chính bản thân mình, tránh để những cảm xúc bốc đồng và có những hành vi không phù hợp. Chỉ khi giáo viên học được cách bình tâm, kiểm soát được hành vi của bản thân, luôn nhìn nhận và đánh giá các vấn đề một cách công bằng, không để cảm xúc chi phối thì mới thực sự có thể làm một người giáo viên tốt.

Mặt khác quan trọng hơn là việc giáo viên hiểu về tâm lý hoàn toàn có thể hỗ trợ quá trình hoàn thiện về mặt nhận thức, đạo đức, tư duy cũng như định hướng phát triển tốt nhất cho tương lai của trẻ. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc đưa các lý thuyết và các phương pháp tâm lý học vào môi trường giáo dục có thể nâng cao chất lượng giảng dạy và xây dựng môi trường học tập văn minh hơn.

Chẳng hạn khi phát hiện ra trong lớp có một học sinh có tâm lý bất ổn do cha mẹ thường xuyên bạo lực dẫn tới học hành sa sút nếu thầy cô kịp thời  phát hiện, ngăn chặn được bạo lực gia đình xảy ra với em thì chắc chắn con đường học tập và phát triển của em sẽ rộng mở hơn rất nhiều. Hay việc phát hiện sớm được các hành vi bạo lực trong học đường và có cách xử lý thông minh sẽ giúp cho cuộc đời của cả hai học sinh chứ không chỉ cá nhân đối tượng bị bắt nạt.

Trong thực tế nhờ ứng dụng đúng các kỹ năng của của tâm lý học trong giáo dục đã giáo viên có thể thay đổi rất nhiều học sinh từ cá biệt trở nên có ý chí học hành, nhận thức được các hành vi sai trái và quyết tâm thay đổi để bắt đầu lại và điều này đã càng khẳng định rõ nét hơn tầm quan trọng của lĩnh vực này.

Bên cạnh đó hiện nay, với những học sinh cuối cấp, đặc biệt học học sinh trung học phổ thông, học sinh lớp 12 cũng cần được giáo viên hướng nghiệp để lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân. Giáo viên hướng dẫn cần nắm bắt được  tâm lý, suy nghĩ, xu hướng tính cách (hướng nội hoặc hướng ngoại), tri thức.. để định hướng các ngành nghề phù hợp với học sinh.

Nhà trường khi hiểu được các giai đoạn phát triển, hình thành, thay đổi tâm lý của học sinh cũng có thể xây dựng các chương trình giáo dục, hoạt động ngoại khóa sẽ giúp khơi dậy sự nhiệt huyết, hứng khởi, đam mê trong học tập cũng như rèn luyện đạo đức để xứng đáng với tinh thần của một học sinh.

Đối với phụ huynh

Cần hiểu rằng giáo dục không chỉ là vấn đề của riêng học sinh và nhà trường mà cần có sự kết hợp của cả gia đình. Bởi cho dù thầy cô giáo và nhà trường luôn cố gắng tạo những điều kiện tốt nhất để con học tập, môi trường học văn minh, bản thân trẻ cũng là người ham học nhưng gia đình không tạo điều kiện để con tham gia nền giáo dục thì chắc chắn không thể mang  đến hiệu quả tốt.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục
Phụ huynh cần hiểu hơn về tâm lý con cái để hỗ trợ con trong giáo dục cùng các vấn đề khác trong cuộc sống

Để tạo một môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh thì cần phải có sự phối hợp, thống của của cả nhà trường và gia đình. Trường học là nơi cung cấp kiến thức, hoàn thiện về nhân cách còn gia đình chính là nơi khơi dậy nguồn cảm hứng, cung cấp các nhu cầu riêng tư để con phát triển tốt nhất cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục nếu được cha mẹ áp dụng đúng cách, đơn giản như việc không tạo áp lực, không bắt ép con học hành quá mức cũng hoàn toàn có thể đem đến rất nhiều lợi ích. Phụ huynh cần học cách tôn trọng năng lực, quyết định, mơ ước của con trong việc học tập, tránh áp đặt suy nghĩ cá nhân của bản thân để bắt con phải chọn nền giáo dục theo nhu cầu của cha mẹ.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục cần ứng dụng như thế nào?

Hiện nay vai trò của tâm lý học không chỉ được thể hiện trong giáo dục mà còn vô vàn các khía cạnh khác như marketing, pháp luật, tuyển dụng.. và đều có thể mang đến nhiều giá trị tích cực rõ ràng nếu áp dụng chính xác. Tuy nhiên với khía cạnh giáo dục thì mảng tâm lý bắt đầu được chú trọng nhiều hơn bởi học sinh chính là mầm non kiến tạo đất nước ở tương lai và cũng luôn là đối tượng được quan tâm hàng đầu.

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục
Việc tổ chức các chương trình tham vấn tâm lý học đường cần được quan tâm nhiều hơn

Vậy làm thế nào để sớm đưa các ứng dụng tâm lý học trong giáo dục để phát huy hết các thế mạnh của mình?

  • Nhà trường cần thành lập các phòng ban, hội nhóm tham vấn tâm lý học đường để làm nơi giúp học sinh có thể chia sẻ những tâm tư, khúc mắc về các vấn đề tâm lý và tìm được hướng giải quyết phù hợp. Đây cũng là một trong những nhu cầu cấp bách hiện nay, đặc biệt khi tỷ lệ học sinh bị trầm cảm và có xu hướng tự tử đang ngày càng tăng cao.
  • Nhà trường cũng có thể tổ chức các chương trình giao lưu, trò chuyện với các chuyên gia tâm lý về các vấn đề tâm lý học đường để con có thể được giải đáp các khúc mắc một cách có chuyên môn hơn
  • Giáo viên cũng cần học hỏi, nghiên cứu thêm về các chuyên đề tâm lý để bắt kịp nhu cầu của thời đại  và hơn hết cũng chính là để giúp ích cho “sự nghiệp trồng người” đầy vinh quang.
  • Gia đình nên xây dựng một môi trường học tập và phát triển lành mạnh cho con cả trong giáo dục và đời sống hằng ngày. Bản thân phụ huynh cũng có thể tìm hiểu về tâm lý thông qua các cuốn sách hoặc các chương trình tham vấn học đường cho học sinh dành riêng cho phụ huynh
  • Phụ huynh và nhà trường cần hợp tác, trao đổi với nhau trong việc chăm sóc đời sống tâm lý cho học sinh, kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường và hỗ trợ các em kịp thời
  • Gia đình cần dành thời gian trò chuyện, chia sẻ đồng thời xây dựng chế độ học tập phù hợp với năng lực và nhu cầu của từng học sinh

Vai trò của tâm lý học trong giáo dục là rất quan trọng, đặc biệt trong thời điểm mà tỷ lệ học sinh gặp các vấn đề tâm lý đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên việc đưa vào ứng dụng các năng lực của tâm lý học vào môi trường học đường vẫn cần thời gian dài và cần có sự thay đổi từ bộ giáo dục, nhà trường và cả phụ huynh để có thể đem lại môi trường phát triển tốt nhất cho mỗi học sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tre-tang-dong-gian-du-an-va
Trẻ tăng động, giận dữ, ăn vạ: Nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ tăng động, giận dữ, ăn vạ là những tình huống mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng không mong muốn xuất hiện ở...

8 Phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non hiệu quả nhất

Phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non được áp dụng đa dạng nhằm tạo ra nền tảng vững chắc và tích cực...

giáo dục chuyên biệt
Giáo dục chuyên biệt là gì? Ưu điểm và hạn chế của mô hình

Giáo dục đặc biệt là chương trình học tập được thiết kế dành riêng cho những trẻ em có khiếm khuyết về thể chất hoặc...

Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm
Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm: Mẹo khắc phục cực hay cho bố mẹ

Trẻ nghịch ngợm, thích phá phách là điều thường gặp của nhiều đứa trẻ, nhất là trong giai đoạn đang phát triển, thích khám phá...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort