Tham vấn tâm lý học đường và tầm quan trọng đối với học sinh

Tham vấn tâm lý học đường sẽ giúp các em học sinh có nơi để bày tỏ những suy tư, vướng mắc và những nỗi lòng không thể nói trực tiếp với gia đình hay thầy cô. Tham vấn tâm lý còn giúp định hình nhân cách, đảm bảo các em có quá trình phát triển và hình thành nhân cách đúng đắn. Nhà trường và các bậc phụ huynh nên chú ý nhiều đến tham vấn học đường để các em có môi trường phát triển khỏe mạnh hơn. 

tham vấn tâm lý học đường
Tham vấn tâm lý kịp thời giúp các em giải tỏa vướng mắc, giúp quá trình phát triển nhân cách của các em hoàn thiện hơn.

Vì sao vấn đề tâm lý học đường ngày càng phức tạp?

Hiện nay thực trạng tâm lý học đường đang rất căng thẳng. Tâm lý của các em học sinh vô cùng nhạy cảm và phức tạp. Đặc biệt là những em đang bước vào giai đoạn dậy thì. Thêm vào đó, áp lực học tập để lấy thành tích, áp lực từ gia đình muốn con mình hơn người, và một số áp lực khác từ xã hội gần như đánh sập tâm lý yếu ớt của các em.

Stress, trầm cảm, lo âu, rối loạn giấc ngủ, ăn uống thất thường, suy nhược tinh thần, trở nên cáu gắt, nổi loạn, bỏ học,… là một vài trong số rất nhiều những vấn đề đang xảy ra hàng ngày hàng giờ ở các em học sinh.

Ngoài ra, cũng không thể không nói đến tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn tồn tại hiện nay. Sau hơn 2 năm rưỡi ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, việc học tập của học sinh cũng có nhiều sự thay đổi.

Một số vấn đề như thời gian tạm nghỉ học dài, học trực tuyến, thay đổi cách thức thi cử, không được gặp trực tiếp thầy cô bạn bè, hay một số vấn đề gia đình và xã hội khác cũng khiến tâm lý của các em bị ảnh hưởng nặng nề.

Nhiều học sinh cảm thấy chương trình học trực tuyến chán nản, mệt mỏi và nặng nề khiến các em không có hứng thú học tập. Các em cũng không được gặp mặt bạn bè trực tiếp để vui chơi hay trao đổi vấn đề học tập. Ngoài ra do học ở nhà nên một số sinh hoạt của gia đình như buôn bán hay chăm trẻ cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình học của trẻ.

Tình hình đại dịch khiến các em học sinh buộc phải ở nhà và không được tiếp xúc nhiều với mọi người. Lâu dần, trẻ dễ trở nên lười biếng, thu mình, ngại giao tiếp, tệ hơn là dễ diễn biến thành stress và trầm cảm.

Tham vấn tâm lý học đường là một giải pháp cần thiết và mang tính cấp bách. Các em có nơi để giải tỏa căng thẳng, giải quyết khúc mắc và tâm sự những câu chuyện không biết tỏ cùng ai.

Tham vấn tâm lý học đường là gì?

Tham vấn tâm lý (tư vấn tâm lý) học đường là cầu nối giữa chuyên gia tư vấn với giáo viên, học sinh và gia đình các em. Các chuyên gia sẽ trò chuyện, chia sẻ và đưa ra lời khuyên cho những vấn đề vướng mắc mà các em học sinh gặp phải.

Bên cạnh đó, chuyên gia cũng sẽ trò chuyện với thầy cô và gia đình để giúp hai bên hiểu nhau hơn. Tất cả cùng nhau đưa ra những phương án cụ thể để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tham vấn tâm lý học đường là quá trình mà chuyên viên tham vấn đưa ra những lời khuyên, giải pháp cho những vấn đề chưa thể giải quyết của đối tượng, giúp học cải thiện chất lượng cuộc sống và tinh thần.

Chuyên viên tham vấn không thể giải quyết tận gốc vấn đề của người cần tham vấn, mà chỉ có thể hướng dẫn cho người đó cách tháo gỡ những vấn đề của họ.

tư vấn tâm lý học đường
Chuyên gia tham vấn tâm lý đưa ra những lời khuyên và hướng giải quyết cho những vấn đề trẻ gặp phải.

Các em học sinh ở từng độ tuổi, từng cấp học sẽ có những vấn đề tâm lý khác nhau. Thế nên cách tiếp cận và đưa ra lời khuyên cũng cần phù hợp trong từng hoàn cảnh. Đặc biệt là ở độ tuổi dậy thì các em học sinh đã có những bước ngoặt lớn về nhận thức, bắt đầu có những tâm sự tuổi mới lớn, tò mò về những vấn đề như giới tính hay tình yêu.

Các em cũng thường có mâu thuẫn với gia đình, thầy cô, bạn bè,… mà không biết làm sao để giải quyết. Những nguồn năng lượng tiêu cực ấy nếu tích tụ lâu dần sẽ khiến các em dễ bị stress, trầm cảm hay rối loạn lo âu. Lúc này, điều các em cần nhất là sự bao dung, thấu hiểu và sự dẫn dắt đúng đắn để thoát khỏi những rắc rối bủa vây.

Vai trò của tham vấn tâm lý học đường

Tư vấn tâm lý học đường có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của học sinh, nhất là khi ở tuổi dậy thì.

Ngày nay, nhiều trường học đã thành lập những phòng tư vấn tâm lý học đường để giúp các em học sinh, sinh viên có nơi để giãi bày tâm sự. Ngay cả phụ huynh cũng tìm đến bệnh viện, hay trung tâm tư vấn tâm lý với mong muốn thấu hiểu con mình nhiều hơn.

Tham vấn tâm lý có thể giúp trẻ thoải mái hơn, không bị nhấn chìm trong những suy nghĩ tiêu cực, và gắn kết học sinh với gia đình hơn. Ngoài ra, phòng tư vấn còn giúp:

  • Giải quyết những vướng mắc về những vấn đề tuổi dậy thì
  • Trang bị một số kỹ năng sống
  • Học tập kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng kiểm soát tâm trạng
  • Giúp trẻ có cái nhìn đúng đắn về những vấn đề như giới tính hay sức khỏe sinh sản
  • Giúp phụ huynh và học sinh thấu hiểu nhau hơn
  • Giúp cha mẹ có cái nhìn đúng đắn hơn trong quá trình nuôi dạy con
  • Giải quyết những hiểu lầm, mẫu thuẫn giữa hai thế hệ
  • Giúp giáo viên hiểu hơn về tâm lý từng học sinh để có cách dạy dỗ phù hợp
  • Ngăn ngừa những căn bệnh như stress, suy nhược thần kinh do áp lực học tập của học sinh
  • Phát hiện và giải quyết những trường hợp bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường sai trái
  • Ngăn chặn bạo lực học đường, bạo lực tinh thần
  • Nhanh chóng phát hiện và bảo vệ các em nếu trẻ bị xâm hại
  • Đảm bảo sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất cho các em
  • Đảm bảo quá trình hình thành nhân cách diễn ra bình thường

Các hình thức tham vấn tâm lý học đường

Mọi hình thức tham vấn tâm lý đều với một mục đích là giúp các em học sinh giải tỏa tâm lý, kéo gần khoảng cách giữa phụ huynh và học sinh hơn. Mỗi loại lại có những ưu nhược điểm riêng nên các em học sinh, phụ huynh hay nhà trường có thể lựa chọn một hình thức phù hợp.

1. Tham vấn tâm lý trực tiếp

Hiện nay, tham vấn tâm lý trực tiếp có 2 dạng chính là tham vấn cá nhân và tham vấn nhóm. Đây là hình thức mà chuyên gia tâm lý gặp mặt trực tiếp đối tượng cần tư vấn. Cả hai sẽ gặp nhau trong một không gian riêng, cách âm, ít người qua lại để đối tượng cần tư vấn có thể nói lên những vấn đề của họ. Đây là hình thức phổ biến ở các trung tâm tư vấn tâm lý.

Ưu điểm của hình thức tư vấn này là chuyên viên có thể dễ dàng quan sát những biểu cảm, hay hành vi của học sinh để có hướng phán đoán chính xác hơn về vấn đề mà mình đang lắng nghe. Ngoài ra, việc mặt đối mặt cũng giúp người tư vấn tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của đối tượng thông qua ngữ điệu, hay một số hành động nhỏ như nắm tay, vỗ vai, ôm,… để trấn an cảm xúc của các em khi cần.

thực trạng tâm lý học đường hiện nay
Tư vấn trực tiếp giúp chuyên viên tư vấn dễ dàng phân tích và kiểm soát cảm xúc cho các em học sinh.

Các em học sinh có thể cảm nhận được sự đồng cảm dễ dàng hơn từ người tư vấn, cũng như có thời gian và không gian yên tĩnh để suy ngẫm về những vấn đề của bản thân. Sự trao đổi thông tin theo hướng hai chiều này có tác dụng rất tốt trong quá trình tư vấn.

Tuy nhiên, các em học sinh thường ngại ngùng không dám đến phòng tư vấn vì sợ bị lộ thông tin hoặc bị thầy cô, bạn bè vô tình bắt gặp.

2. Tham vấn thông qua các hoạt động tập thể

Một hình thức tham vấn tâm lý khác dễ thực hiện, và có thể ảnh hưởng đến nhiều học sinh hơn là tham vấn thông qua các hoạt động vui chơi giải trí, giao lưu, tọa đàm.

Nhà trường có thể tổ chức các hoạt động tập thể như đóng kịch, vẽ tranh, trả lời câu hỏi, hái hoa dân chủ với các chủ đề tâm lý như giới tính, sức khỏe sinh sản, tình yêu, căng thẳng trong học tập, trầm cảm ở tuổi dậy thì,… để các em có dịp tìm hiểu thấu đáo những vấn đề này. Sau đó, các em sẽ được các chuyên viên tâm lý giải thích qua những tình huống, những câu hỏi để có cái nhìn rõ ràng hơn.

Bên cạnh đó, những buổi giao lưu, tọa đàm về những vấn đề của tuổi mới lớn cũng được tổ chức. Những buổi nói chuyện này nên dành cho cả học sinh và các bậc phụ huynh để hai bên có cơ hội gần gũi và hiểu nhau hơn. Vai trò của phụ huynh vô cùng quan trọng trong giai đoạn trưởng thành của con, thế nên cha mẹ cũng nên có hiểu biết để đồng hành cùng con trong quá trình trưởng thành.

Nhược điểm của hình thức này là quy trình tổ chức phức tạp, cần thời gian và không gian lớn để thực hiện. Ngoài ra những vấn đề tham vấn sẽ khá chung chung, không cụ thể được cho từng đối tượng học sinh.

Quy trình tham vấn tâm lý học đường

Tham vấn tâm lý học đường sẽ giúp các em có nơi bày tỏ những bức bối trong lòng, cải thiện quan hệ con cái-cha mẹ, thầy cô-học sinh hay bạn bè với nhau. Tham vấn học đường có những quy trình cụ thể để đạt được hiệu quả cao nhất, và thường thì đều trải qua các bước sau:

  • Tạo dựng niềm tin

Ban đầu các em học sinh sẽ sợ hãi, rụt rè và không dám tâm sự vì cảm thấy bất an và xa lạ. Chính vì thế, chuyên viên tâm lý cần tạo dựng niềm tin, thiết lập mối quan hệ với các em để các em thoải mái, thả lỏng hơn.

Khi cảm thấy an toàn, cảm thấy những bí mật của bản thân sẽ được giữ kín và thấu hiểu, học sinh mới có thể tự do nói hết những điều ẩn giấu.

  • Trao đổi và thấu hiểu

Sau khi tạo dựng được mối quan hệ, các chuyên viên tâm lý sẽ khơi gợi để các em học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình. Trong quá trình trao đổi, người tư vấn sẽ không ngừng phân tích và làm rõ vấn đề mà trẻ gặp phải, kết hợp với những câu hỏi thăm dò để biết gốc rễ của vấn đề là gì.

Sau khi phân tích cặn kẽ những khó khăn của học sinh, chuyên viên tư vấn sẽ cho trẻ lời khuyên và hướng trẻ đến những suy nghĩ tích cực hơn.

  • Đưa ra giải pháp

Bước đưa ra giải pháp thường cần đến sự phối hợp của thầy cô và gia đình. Chuyên gia sẽ trao đổi thêm với thầy cô và cha mẹ để hiểu thêm về tính cách, suy nghĩ cũng như những vấn đề trong cuộc sống của trẻ. Sự kết hợp của nhiều phía sẽ giúp chuyên gia đưa ra giải pháp hoàn thiện và phù hợp hơn với tâm lý của từng học sinh.

  • Đánh giá hiệu quả

Sau thời gian tư vấn, chuyên gia sẽ đánh giá xem những biện pháp đưa ra có giúp học sinh cải thiện tình hình hay không. Nếu không có hiệu quả thì phải thay đổi ngay một phương pháp khác.

Hạn chế của tham vấn tâm lý học đường tại nhà trường

Tuy hiện nay nhiều trường học đã có phòng tham vấn tâm lý học đường, nhưng nhiều em hoàn toàn không biết đến sự tồn tại của căn phòng này.

Ngoài ra nhiều em cũng còn ngại ngùng không dám đến tư vấn vì phòng nằm ở gần văn phòng của các thầy cô, các em sợ bị người khác nhận ra. Các em cũng sợ những bí mật của mình sẽ bị tiết lộ cho người ngoài biết, nên không muốn đến phòng tham vấn để nhận hỗ trợ.

tình huống tham vấn học đường
Các em học sinh có những bí mật không dám tỏ cùng ai, các em sợ bị bạn bè, thầy cô và gia đình biết được.

Thực tế việc tham vấn tâm lý vẫn chưa nhận được sự quan tâm và coi trọng đúng đắn từ nhà trường và phụ huynh. Nhiều phòng tư vấn tâm lý ở trường chỉ có chức năng trưng bày, không có giờ mở cửa cụ thể và không có những chuyên gia có năng lực thật sự để tư vấn cho các em.

Việc tuyên truyền cho các em học sinh biết về phòng tham vấn tâm lý cũng được xem nhẹ, khiến các em rất mịt mờ thông tin về vấn đề này. Điều này khiến hiệu quả tham vấn tâm lý không đạt được như yêu cầu.

Nếu cứ để những nguồn năng lượng tiêu cực trong các em không được giải tỏa, sự phát triển tâm sinh lý của các em sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là trong giai đoạn dậy thì.

Tóm lại tham vấn tâm lý học đường cần được quan tâm nhiều hơn từ xã hội và các cấp lãnh đạo để mang đến cho các em học sinh môi trường phát triển an toàn, mạnh khỏe. Tham vấn tâm lý không chỉ dành cho các em học sinh mà còn dành cho cả phụ huynh và thầy cô giáo, những người trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ.

Chuyên viên tư vấn tâm lý cũng cần có đủ cái tâm và cái tầm để bảo vệ những bí mật khó nói của học sinh, khéo léo và chân thành tư vấn cho các em con đường sáng để thoát khỏi những khó khăn của độ tuổi mới lớn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì
Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là gì? Biểu hiện và cách vượt qua

Khủng hoảng tâm lý tuổi dậy thì là một giai đoạn gần như ai cũng phải trải qua. Trong khoảng thời gian này tâm sinh...

10+ trò chơi cho trẻ 2 – 3 tuổi phát triển tư duy, thể chất tốt nhất

Trò chơi cho trẻ 2 - 3 tuổi phát triển tư duy, thể chất không chỉ đơn thuần là những hoạt động giải trí mà...

Rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ
Rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ với 6 cách đơn giản nhất

Rèn luyện khả năng tập trung của trẻ là một trong các điều cần phải thực hiện ngay từ những năm tháng đầu đời. Việc...

Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm
Trẻ quá hiếu động, nghịch ngợm: Mẹo khắc phục cực hay cho bố mẹ

Trẻ nghịch ngợm, thích phá phách là điều thường gặp của nhiều đứa trẻ, nhất là trong giai đoạn đang phát triển, thích khám phá...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort