Những trò chơi hàng ngày dành cho trẻ rối loạn cảm giác tốt nhất

Trò chơi cho trẻ rối loạn cảm giác sẽ giúp trẻ dần cải thiện và khắc phục tốt các mặt hạn chế về giác quan, tạo điều kiện để trẻ tiếp nhận thông tin, hòa nhập môi trường hiệu quả. Các hoạt động vui chơi hàng ngày sẽ giúp trẻ có thêm sự hứng thú và dễ dàng kích thích các giác quan, đặc biệt khi nó được áp dụng trong giai đoạn sớm.

trò chơi cho trẻ rối loạn cảm giác
Trẻ rối loạn cảm giác sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin qua giác quan.

Vì sao nên cho trẻ rối loạn cảm giác chơi trò chơi?

Rối loạn cảm giác được đặc trưng với trạng thái khó khăn, cản trở trong việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi các thông tin qua những giác quan cơ bản như khứu giác, thính giác, vị giác, thị giác, xúc giác,…Tình trạng này thường khởi phát sớm ở trẻ em và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sinh hoạt đời sống, sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Đối với các tình trạng bị rối loạn cảm giác, trẻ sẽ dần mất đi sự kết nối với môi trường xung quanh do không thể cảm nhận rõ nét về những yếu tố tác động từ bên ngoài. Điều này gây ra rất nhiều hạn chế đối với quá trình học tập, làm việc và cả những hoạt động đời sống thường ngày, thậm chí có nhiều trẻ luôn cần đến sự hỗ trợ của người thân.

Đặc biệt, những ảnh hưởng của rối loạn cảm giác sẽ càng trở nên rõ rệt hơn với trẻ nhỏ. Đối với những tình trạng trẻ có ngưỡng cảm giác quá cao sẽ thường có xu hướng thờ ơ, vô cảm với môi trường. Ngược lại, những trẻ có ngưỡng cảm giác thấp hơn với bình thường sẽ hay có những phản ứng thái quá, quấy khóc cùng hành vi phản kháng dữ dội khiến mọi người xung quanh có đánh giá sai lệch về trẻ.

Chính vì thế, việc hỗ trợ can thiệp và khắc phục rối loạn cảm giác cho trẻ nhỏ cần được tiến hành trong giai đoạn sớm. Các bậc phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trong việc tìm kiếm các phương pháp hỗ trợ, điều trị phù hợp và hiệu quả dành cho các trường hợp trẻ khác nhau.

Dựa vào các nghiên cứu khoa học nhận thấy rằng, việc áp dụng các trò chơi hàng ngày dành cho trẻ rối loạn cảm giác sẽ mang đến hiệu quả vượt bậc trong quá trình nâng cao các hoạt động của giác quan, giúp trẻ cảm nhận môi trường một cách rõ ràng, chi tiết hơn. Trẻ em thường cảm thấy hứng thú với những trò chơi hấp dẫn, thú vị nên việc cho trẻ chơi sẽ giúp gia tăng sự tập trung, chú ý để trẻ có thể dần rèn luyện, điều chỉnh tốt khả năng tiếp nhận qua giác quan của mình, từ đó gia tăng sự gắn kết chặt chẽ với môi trường.

trò chơi cho trẻ rối loạn cảm giác
Những trò chơi cho trẻ rối loạn cảm giác giúp kích thích hoạt động của giác quan, gia tăng kết nối với môi trường.

Quá trình hỗ trợ cải thiện rối loạn cảm giác cho trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn và cần thực hiện trong khoảng thời gian nhất định nên ba mẹ cần kiên trì, đồng hành cùng con để giúp con vượt qua được giai đoạn thách thức này. Việc cùng con chơi trò chơi cũng là một trong các biện pháp giúp gia tăng tình cảm giữa ba mẹ với con cái, các bậc phụ huynh có thể hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của con, con cái cũng cảm nhận rõ hơn về sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của ba mẹ.

Cụ thể một số lợi ích tuyệt vời của việc cho trẻ rối loạn cảm giác tham gia các trò chơi hỗ trợ cải thiện như:

  • Giúp não bộ được kích thích mạnh mẽ hơn, điều hòa hoạt động của các dây dẫn truyền thần kinh để củng cố lại hệ thống xử lý cảm giác ở trẻ nhỏ.
  • Hỗ trợ nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, phát triển giao tiếp, tương tác xã hội.
  • Kiểm soát và làm thuyên giảm các phản ứng tiêu cực của trẻ đối với môi trường, ngăn chặn các hành vi kích động, tiêu cực.
  • Rèn luyện và cải thiện các vận động cơ thể, giúp gia tăng kỹ năng vận động thô, vận động tinh cho trẻ.
  • Gia tăng các tiếp xúc bằng giác quan, giúp trẻ cảm nhận môi trường rõ ràng hơn.

Những trò chơi đơn giản dành cho trẻ rối loạn cảm giác

Như đã chia sẻ, việc áp dụng những trò chơi dành cho trẻ rối loạn cảm giác sẽ mang đến nhiều lợi ích đối với quá trình cải thiện, phát triển hoạt động giác quan cho trẻ và tạo tiền đề để trẻ gắn kết với môi trường hiệu quả hơn. Do đó, nếu nhận thấy trẻ nhỏ đang mắc phải chứng rối loạn này, các bậc phụ huynh nên nhanh chóng áp dụng các hoạt động vui chơi đơn giản tại nhà như:

1. Chơi đất nặn

Trò chơi đất nặn sẽ hỗ trợ giúp trẻ rối loạn cảm giác cải thiện tốt hoạt động của xúc giác nhờ vào việc nhào nắn, vo tròn, tạo hình với những viên đất nặn đủ kích cỡ khác nhau. Đồng thời, với những viên đất được pha trộn nhiều màu sắc khác nhau cũng có thể kích thích tốt thị giác của trẻ nhỏ, hỗ trợ trẻ nhận biết, phân biệt một cách cụ thể, chính xác hơn.

trò chơi cho trẻ rối loạn cảm giác
Chơi đất nặn giúp trẻ rối loạn cảm giác cải thiện tốt hoạt động của xúc giác.

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể sử dụng các loại tinh chất an toàn như vani, quế, hạnh nhân, gừng, hoa hồng,…để tạo mùi hương đặc trưng cho đất nặn. Cách này sẽ giúp trẻ gia tăng tốt kỹ năng vận dụng khứu giác để phân biệt đồ vật, từ đó cải thiện tốt các rối loạn cảm giác.

2. Trò chơi làm đầu bếp

Trẻ em rất thích những trò chơi đóng vai, giả thành đầu bếp, bác sĩ, ca sĩ để thể hiện tài năng của chính mình. Do đó, các bậc phụ huynh cũng nên tạo điều kiện để con có thể vui chơi dựa trên sở thích của mình.

Ba mẹ có thể tìm mua những loại đồ chơi bếp núc để trẻ có thể hóa thân thành những người đầu bếp chuyên nghiệp. Hoặc nếu trong gia đình không có nhiều không gian thì bạn cũng có thể tự thiết kế cho trẻ một khu bếp riêng biệt ngoài trời, điều này sẽ càng gia tăng sự hứng thú cho trẻ.

3. Trò chơi đông lạnh

Trò chơi này sẽ giúp cho trẻ rối loạn cảm giác cải thiện tốt các hoạt động liên quan đến xúc giác cùng các vận động tinh, vận động thô. Cụ thể, các bậc phụ huynh hãy sử dụng một hộp nhựa lớn với kích thước vừa đủ để vào ngăn đá tủ lạnh, sau đó hãy cho một vật dụng nào đó vào trong, đổ đầy nước và cấp đông chúng.

trò chơi cho trẻ rối loạn cảm giác
Đá đông lạnh cũng là trò chơi hiệu quả, phù hợp và được khuyến khích áp dụng cho trẻ rối loạn cảm giác.

Sau khi khối nước đã đông thành đá, bạn hãy đổ nó ra một cái chậu lớn hơn và cho trẻ thử thách lấy món đồ chơi bên trong khối đá. Bạn có thể cung cấp cho trẻ những dụng cụ hỗ trợ như búa đồ chơi, xịt nước, ly nước ấm,…để trẻ vận dụng vào việc đập vỡ khối đá.

4. Trò chơi nếm hương vị

Đối với những trẻ nhỏ bị rối loạn cảm giác dạng vị giác thì việc hỗ trợ cho trẻ tham gia trò chơi này sẽ góp phần quan trọng để trẻ cải thiện tốt các mặt hạn chế về tiếp cận thông tin qua giác quan. Trò chơi này có thể được linh động tổ chức với nhiều hình thức khác nhau, tùy vào sở thích và sự đáp ứng của trẻ mà các bậc phụ huynh nên thực hiện trò chơi một cách phù hợp.

Ví dụ, bạn có thể dùng một miếng vải để bịt mắt trẻ lại, sau đó hãy cho trẻ nếm thử lần lượt những loại thức ăn quen thuộc hàng ngày, trong đó có những thức ăn yêu thích và những thức ăn không yêu thích. Đồng thời, các bậc phụ huynh cũng nên xen kẽ thêm những hương vị mới để trẻ có thể trải nghiệm và tiếp xúc một cách đa dạng hơn, từ đó dễ dàng nâng cao hoạt động của vị giác.

Bài viết trên đây đã gợi ý về những trò chơi hàng ngày dành cho trẻ rối loạn cảm xúc. Hy vọng các bậc phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả đối với trẻ nhỏ, giúp trẻ điều chỉnh, thay đổi và cân bằng hoạt động của các giác quan để tiếp xúc, xử lý, phản ứng với thông tin một cách chính xác, rõ ràng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

trò chơi rèn luyện sự tập trung cho trẻ
10 Trò chơi rèn luyện sự tập trung cho trẻ đơn giản, thú vị

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và thông tin, trò chơi rèn luyện sự tập trung cho trẻ là một giải pháp...

Trẻ cáu gắt tự đánh mình
Trẻ cáu gắt tự đánh mình: Đi tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Nhiều bậc phụ huynh thường hay la mắng, trách phạt con cái nếu trẻ có các những biểu hiện cáu gắt tự đánh mình hoặc...

trầm cảm cười
Trầm cảm cười: Hội chứng tâm lý thường gặp nhưng ít người biết

Trầm cảm cười là một vấn đề còn khá mới mẻ với nhiều người. Người mắc trầm cảm cười thường che giấu những biểu hiện...

đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
Hiểu rõ đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học để dạy tốt nhất

Việc có thể nắm bắt được đặc điểm tâm lý của học sinh giai đoạn tiểu học là một trong những điều cần thiết mà...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort