Phát hiện các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi sớm, chính xác

Nếu có thể phát hiện sớm các dấu hiệu nhận biết tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi sẽ giúp cho quá trình hỗ trợ can thiệp và điều trị đạt được nhiều hiệu quả hơn, trẻ nhỏ cũng có thêm cơ hội để phục hồi các khiếm khuyết và hòa nhập tốt với cộng đồng. Chính vì thế, ngay từ những năm tháng đầu đời, các bậc phụ huynh cần phải chú ý quan sát, theo dõi và nắm rõ những thông tin về căn bệnh phổ biến này để có biện pháp phòng chống, phát hiện thông qua những dấu hiệu báo động. 

dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi
Các biểu hiện của tự kỷ thường khởi phát từ rất sớm, ngay cả khi trẻ chưa được 2 tuổi.

Thực trạng tự kỷ ở trẻ em hiện đang gia tăng đáng kể

Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ là một trong các dạng rối loạn phát triển thần kinh đang xuất hiện phổ biến ở nhiều trẻ em. Những đứa trẻ mắc phải chứng rối loạn này sẽ bị hạn chế về khả năng giao tiếp, tương tác xã hội cùng với các hành vi mang tính rập khuôn, lặp đi lặp lại không rõ mục đích. Một số trường hợp mắc bệnh còn phải đối mặt với những khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí tuệ, gây ra những khó khăn về học tập, tiếp thu và thể hiện bản thân của trẻ.

Các biểu hiện của tự kỷ thường khởi phát rất sớm và âm thầm phát triển theo thời gian nếu không sớm được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, cứ trong khoảng 59 trẻ em thì sẽ có ít nhất 1 trẻ mắc phải chứng tự kỷ. Đặc biệt hơn, tỷ lệ tự kỷ ở bé trai sẽ cao gấp 4 lần so với bé gái.

Mức độ ảnh hưởng của tự kỷ đối với từng trẻ nhỏ có thể khác nhau, tuy nhiên nhìn chung thì các khiếm khuyết và bất thường do chứng rối loạn này gây ra có thể tác động và kéo dài đến suốt cuộc đời của trẻ. Đặc biệt là những trẻ tự kỷ không sớm được phát hiện và có biện pháp khắc phục trong giai đoạn sớm sẽ dễ gặp phải các trở ngại về học tập, các mối quan hệ, khả năng giao tiếp, tương tác và độc lập trong đời sống.

Với sự gia tăng mạnh mẽ của chứng tự kỷ, Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ cũng đã đề xuất về việc tiến hành sàng lọc định kỳ nguy cơ ở những cột mốc quan trọng của trẻ nhỏ để có thể sớm phát hiện và đưa ra các biện pháp chăm sóc, giáo dục phù hợp. Tuy nhiên, tại nước ta thì việc hỗ trợ đánh giá, phát hiện sớm tự kỷ vẫn còn gặp nhiều sự hạn chế bởi phần lớn các gia đình chỉ tập trung vào việc kiểm tra cân nặng, chiều cao thay vì là sức khỏe, sự phát triển tâm thần vận động cho trẻ.

Điều này gây nên nhiều cản trở đối với quá trình can thiệp cho trẻ, khiến cho nhiều trẻ nhỏ mãi đến những độ tuổi đi học mới phát hiện ra dấu hiệu của tự kỷ và khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Chính thì thế, các chuyên gia luôn khuyến khích các bậc phụ huynh cần quan tâm, hỗ trợ trẻ trong những năm tháng đầu đời để có thể đánh giá, nhận biết sớm các biểu hiện bất thường, từ đó có biện pháp hỗ trợ tốt hơn.

Các dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết tự kỷ sớm ở trẻ dưới 2 tuổi

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các biểu hiện của tự kỷ thường khởi phát từ rất sớm. Đối với những trẻ dưới 12 tháng tuổi nếu có thể chú ý quan sát cũng giúp bạn nhận ra được những triệu chứng bất thường trong quá trình tương tác, giao tiếp và cả hành vi của trẻ.

Mỗi trẻ tự kỷ sẽ có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau nhưng nhìn chung trẻ vẫn sẽ gặp phải các khiếm khuyết về 3 lĩnh vực, đó là giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi. Theo đó, các dấu hiệu bất thường về hành vi, những hành vi lặp đi lặp lại mang tính rập khuôn có thể đi kèm với sự suy giảm nghiêm trọng về khả năng ngôn ngữ. Đây được biết đến là một trong các dấu hiệu giúp nhận biết tự kỷ sớm ở trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi mà các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt lưu ý.

dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi
Trẻ tự kỷ dưới 2 tuổi thường chậm phát triển về ngôn ngữ, không bập bẹ biết nói.

Ở mỗi độ tuổi phát triển, các dấu hiệu tự kỷ sẽ được biểu hiện một cách khác biệt. Cụ thể như:

1. Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi

  • Không giao tiếp, tương tác bằng ánh mắt
  • Trẻ dường như không bộc lộ cảm xúc qua gương mặt, không thể hiện sự yêu thích, phấn khởi trên khuôn mặt
  • Không cảm thấy hứng thú và tỏ vẻ quan tâm đến các trò chơi, hoạt động yêu thích của những trẻ cùng lứa tuổi
  • Trẻ không có phản ứng khi được gọi tên, không tạo ra âm thanh để đáp trả tiếng gọi của người khác, không quay đầu lại tìm kiếm nơi phát ra tiếng động hoặc không giật mình khi có âm thanh lớn xuất hiện đột ngột.
  • Khi giận dữ hay vui vẻ trẻ đều không tạo ra âm thanh thể hiện điều đó, không cười, không khóc.
  • Các cử chỉ tay chân của trẻ kém linh hoạt, trẻ thường không giao tiếp bằng phi ngôn ngữ.
  • Trẻ không bập bẹ tạo ra âm thanh, không nói ư a hay những từ đơn giản.

2. Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi (từ 12 đến 24 tháng)

  • Trẻ không thực hiện các cử chỉ tay đơn giản như vẫy tay, dùng ngón tay để chỉ vào đồ vật, vỗ tay, bắt tay,…
  • Khi 12 tháng tuổi, trẻ không bập bẹ biết nói.
  • Trẻ không có các cử chỉ tương tác, giao tiếp bằng gương mặt, ánh mắt, nụ cười với những người quen thuộc,….
  • Khi được 16 tháng tuổi, trẻ hoàn toàn không thể nói dù là một từ đơn giản.
  • Khi được 24 tháng tuổi, trẻ chỉ nói được một từ và không thể tự nói được câu gồm 2 từ.
  • Trẻ bị mất khả năng giao tiếp, tương tác xã hội.
  • Trẻ không có nhiều sự chú ý đến những hoạt động hay những người xung quanh.
  • Trẻ có xu hướng liên tục thực hiện lại một động tác, cử chỉ nào đó như vẫy tay, gật đầu, xoay tròn, nhón gót,…
  • Có xu hướng gắn bó quá mức với một món đồ nào đó, không thích chia sẻ đồ vật cho bất kỳ ai.

Các biểu hiện tự kỷ của trẻ trong giai đoạn sớm, đặc biệt là dưới 2 tuổi có thể dễ bị nhầm lẫn với những rối loạn phát triển liên quan. Có không ít các trường hợp trẻ xuất hiện các triệu chứng trên nhưng không phải mắc chứng tự kỷ. Vì thế, các bậc phụ huynh cần cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác để có biện pháp can thiệp hiệu quả, kịp thời.

Ba mẹ nên làm gì khi nghi ngờ con bị tự kỷ?

Nếu nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo về tự kỷ hoặc nghi ngờ con đang mắc phải chứng rối loạn nguy hiểm này thì các bậc phụ huynh nên chủ động cho trẻ tiến hành thăm khám, chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa uy tín. Việc có thể phát hiện và can thiệp tự kỷ ở giai đoạn sớm sẽ giúp trẻ có thêm nhiều cơ hội để cải thiện những kỹ năng còn khiếm khuyết, dần hòa nhập hơn với cộng đồng và tự chủ trong cuộc sống.

Đối với những trẻ có xuất hiện các dấu hiệu nguy cơ của tự kỷ, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đánh giá về mức độ nguy hiểm của từng dấu hiệu bất thường, đồng thời thực hiện một số biện pháp xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác nhất. Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau mà trẻ tự kỷ sẽ được tư vấn về phác đồ điều trị riêng biệt để đảm bảo sự thích ứng và hiệu quả trong suốt thời gian can thiệp.

dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo tự kỷ, ba mẹ cần chủ động cho trẻ tiến hành thăm khám, chẩn đoán ngay.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì tự kỷ là một trong các rối loạn thần kinh hiện vẫn chưa có biện pháp hỗ trợ cải thiện, điều trị dứt điểm. Các phương pháp hỗ trợ can thiệp sẽ giúp cho trẻ phục hồi, phát triển tốt các kỹ năng còn khiếm khuyết để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, hạn chế tình trạng trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Thông thường, đối với những trường hợp tự kỷ được phát hiện trong giai đoạn sớm, cụ thể là trẻ dưới 2 tuổi sẽ được hỗ trợ can thiệp bằng biện pháp giáo dục hành vi kết hợp cùng với trị liệu tâm lý, sử dụng thuốc. Thời gian điều trị có thể kéo dài nên cần sự kiên trì và hỗ trợ tốt từ gia đình, người thân để tạo thêm động lực cho trẻ vượt qua những khó khăn, thách thức, giúp trẻ hòa nhập tốt hơn.

Ba mẹ cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ, chuyên gia tâm lý để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như các biện pháp hỗ trợ chăm sóc, can thiệp ngay tại nhà. Trong giai đoạn này, gia đình chính là chỗ dựa vững chắc nhất để giúp trẻ có thể động lực và điều kiện lành mạnh phát triển bản thân, đẩy lùi những rào cản do tự kỷ gây ra.

Việc điều trị tự kỷ cho trẻ sẽ được diễn ra xuyên suốt tại trường học, trung tâm giáo dục và tại nhà nên phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận hỗ trợ để giúp trẻ đạt được hiệu quả tích cực nhất. Trong suốt quá trình can thiệp, nếu nhận thấy trẻ có các biểu hiện bất thường thì gia đình cũng cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ kịp thời, tránh những ảnh hưởng tiêu cực, nguy hiểm.

Bài viết trên đây đã chia sẻ về một số dấu hiệu nhận biết sớm về tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời, các bậc phụ huynh đừng nên chủ quan và hãy tiến hành cho trẻ thăm khám, chẩn đoán sớm để được tư vấn, hỗ trợ chuyên khoa, giúp trẻ ngăn chặn được những ảnh hưởng tiêu cực trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nhu cầu của trẻ tự kỷ
Những nhu cầu của trẻ tự kỷ bố mẹ cần đặc biệt quan tâm

Tự kỷ là một hội chứng tập hợp rất nhiều các rối loạn phát triển thần kinh liên quan đến não bộ thường gặp ở...

đồ chơi cho trẻ tự kỷ
10 đồ chơi cho trẻ tự kỷ giúp can thiệp, kích thích giác quan

Các món đồ chơi cho trẻ tự kỷ được thiết kế đặc biệt sẽ giúp kích thích giác quan, tăng cường khả năng tư duy...

Trẻ tự kỷ: Nguyên nhân, Biểu hiện, Phương pháp can thiệp

Trẻ tự kỷ thường có khiếm khuyết về ngôn ngữ, hành vi định hình và thiếu tương tác xã hội. Đa phần các trường hợp...

giao tiếp với trẻ tự kỷ
Giao tiếp với trẻ tự kỷ: 12 Chiến lược hiệu quả dành cho cha mẹ

Một trong những trở ngại lớn nhất của trẻ tự kỷ là khả năng giao tiếp. Trẻ thích nhốt mình trong thế giới riêng và...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort