Trẻ thích chơi một mình có phải dấu hiệu của bệnh tự kỷ?
Với nhịp sống bận rộn ngày nay, rất nhiều trẻ nhỏ có xu hướng thích chơi một mình, không muốn giao tiếp với người lạ khiến trẻ dần bị tách biệt và khó hòa nhập với cộng đồng. Nhiều ông bố bà mẹ cũng cảm thấy lo ngại về việc trẻ thích chơi một mình có phải là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tự kỷ hay không.
Trẻ thích chơi một mình có phải dấu hiệu cảnh bệnh tự kỷ?
Trẻ thích chơi một mình có phải dấu hiệu cảnh bệnh tự kỷ? chắc hẳn là thắc mắc được đặt ra bởi rất nhiều các bậc phụ huynh. Cũng bởi, với sự hối hả của cuộc sống hiện đại, trẻ em càng có xu hướng tách rời vào hiện thực, tỷ lệ trẻ chậm nói, thích chơi một mình ngày càng gia tăng đáng kể.
Tình trạng này có thể xuất hiện bởi rất nhiều các nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do bố mẹ quá bận rộn không có thời gian quan tâm, vui đùa cùng trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, việc để trẻ liên tục sử dụng các thiết bị thông minh như điện thoại, iPad, laptop quá sớm cũng có thể dẫn đến việc trẻ không còn hứng thú đối với các hoạt động xung quanh, không muốn bị quấy rầy bởi người khác.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì việc trẻ nhỏ thích chơi một mình cũng là một trong các dấu hiệu cảnh báo sớm của chứng tự kỷ. Phần lớn những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ đều bị khiếm khuyết về khả năng giao tiếp, tương tác xã hội chính vì thế trẻ có xu hướng né tránh việc chơi đùa, tham gia các hoạt động cùng với những bạn bè khác.
Tuy nhiên, nếu chỉ có duy nhất biểu hiện thích chơi một mình thì không thể đủ điều kiện để chẩn đoán trẻ đang mắc bệnh tự kỷ. Để có thể xác định một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, đòi hỏi trẻ cần có các biểu hiện sau:
- Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Trẻ dường như không phản ứng lại với các âm thanh hoặc khi được gọi tên.
- Trẻ gặp nhiều cản trở trong việc bộc lộ cảm xúc, thể hiện ý muốn của mình.
- Trẻ chậm nói, không tương tác bằng ánh mắt.
- Trẻ không hiểu và tiếp thu tốt các từ ngữ đơn giản hoặc những thông tin cơ bản.
- Trẻ có những hành vi rập khuôn, thường xuyên lặp đi lặp lại một cách vô nghĩa. Chẳng hạn như lắc lư người, xoay vòng, đi nhón gót, vẫy tay,….
- Trẻ không có hứng thú đối với các hoạt động xung quanh hoặc chỉ quan tâm đến một trò chơi, đồ vật nào đó.
- Trẻ có xu hướng chỉ thích chơi một mình.
- Trẻ khó khăn khi phải thay đổi môi trường, chẳng hạn như đổi chỗ ở, đổi trường học, đổi không gian sinh hoạt,…
- Trẻ chậm tiếp thu, thiếu sức sáng tạo, tư duy kém hơn so với lứa tuổi.
Trong thực tế, mỗi trẻ tự kỷ sẽ có những biểu hiện đa dạng, những đặc điểm bất thường riêng biệt. Do vậy, ngay khi nhận thấy tình trạng trẻ thích chơi một mình kéo dài và có kèm theo các dấu hiệu khác lạ thì các bậc phụ huynh cũng nên nhanh chóng cho trẻ tiến hành thăm khám tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.
Phụ huynh nên làm gì khi phát hiện con bị tự kỷ?
Tự kỷ hiện đang là một trong các rối loạn phổ biến và gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của trẻ nhỏ. Theo chia sẻ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) thì cứ trong khoảng 88 trẻ em sẽ có ít nhất một trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ ở nhiều mức độ khác nhau.
Đặc biệt hơn, tự kỷ là một vấn đề sức khỏe kéo dài và khó có thể điều trị dứt điểm. Các triệu chứng và ảnh hưởng của nó sẽ tồn tại cho đến khi trẻ trưởng thành hoặc thậm chí là suốt đời.
Nếu không có biện pháp can thiệp tốt ngay từ giai đoạn sớm, trẻ nhỏ sẽ khó có thể hòa nhập tốt với cộng đồng, không có đủ khả năng để tự bảo vệ và chăm sóc cho chính bản thân mình. Do đó, ngay khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo về tự kỷ, các bậc phụ huynh cần nên lưu ý những điều sau:
- Cần nhanh chóng cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa.
- Nếu trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ, các ông bố bà mẹ hãy bắt đầu tìm hiểu thông tin về căn bệnh này để có thể đồng hành và hỗ trợ tốt nhất cho con.
- Đừng cố gắng để che giấu cảm xúc của bản thân. Nếu cảm thấy lo lắng, hoang mang hoặc đau buồn thì bạn cứ hãy bày tỏ những điều đó thay vì cố gắng im lặng và chịu đựng.
- Dành nhiều thời gian hơn cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ có thể sinh hoạt, học tập hiệu quả.
- Quá trình cải thiện cho trẻ cần rất nhiều thời gian nên các bậc phụ huynh cần phải có sự kiên trì, cố gắng và nhẫn nại.
- Tìm kiếm thông tin và cho trẻ được can thiệp tại các trung tâm, trường học giáo dục chuyên biệt.
- Tham khảo và tư vấn ý kiến của chuyên gia để có được hướng hỗ trợ phù hợp cho mỗi tình trạng trẻ tự kỷ.
- Lên kế hoạch tài chính để có thể đồng hành đường dài cùng với trẻ. Nếu điều kiện kinh tế không thể đáp ứng, các bậc phụ huynh nên tìm biện pháp hỗ trợ để cùng trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Trẻ thích chơi một mình có phải dấu hiệu của bệnh tự kỷ?”. Mặc dù đây là một trong các dấu hiệu cảnh báo về chứng tự kỷ nhưng ngay khi nghi ngờ, phụ huynh cũng nên chủ động đưa trẻ đến thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa đưa ra chẩn đoán chính xác và có hướng khắc phục hiệu quả, kịp thời cho trẻ.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!