Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh đúng cách: 10 Mẹo hay dành cho mẹ

Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh là một trong những khó khăn mà cha mẹ cần đối mặt trong quá trình dạy trẻ tự lập và tự sinh hoạt. Dạy một đứa trẻ bình thường đã không đơn giản, dạy trẻ tự kỷ còn khó khăn hơn vì trẻ khó thấu hiểu và thuần thục hơn so với những trẻ khác. Chính vì thế cha mẹ cần có những kế hoạch và phương pháp thích hợp để dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh đúng cách.

Khi nào cần dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh?

Kỹ năng tự đi vệ sinh là một trong những kỹ năng cần thiết mà cha mẹ nên dạy trẻ tự kỷ từ sớm. Nhiều phụ huynh không chú ý đến vấn đề này, mà chứ cho trẻ mặc tã trong thời gian dài. Điều này khiến trẻ hình thành thói quen tiêu tiểu không có quy luật, gây khó khăn cho việc dạy dỗ và rèn luyện thói quen tiêu tiểu đúng đắn của trẻ về sau.

dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh
Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh không phải là việc dễ dàng, mà cần sự kiên trì và những phương pháp phù hợp để giúp trẻ đi vệ sinh đúng cách.

Khi trẻ đã quen với việc tiêu tiểu vô tội vạ vì đã có tã lót hỗ trợ, trẻ sẽ không thể bỏ tã, không thể mặc quần áo bình thường mà không có tã đi kèm. Nếu không được hướng dẫn tự đi vệ sinh đúng cách, trẻ rất dễ bị tè dầm, đi tiêu ra quần vì không kiểm soát được quá trình tiêu tiểu.

Vậy, khi nào cha mẹ cần dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh đúng cách? Vấn đề này sẽ khác nhau ở từng trẻ, tùy thuộc vào chuyện trẻ đã nhận thức được những dấu hiệu của cơ thể khi cần đi vệ sinh chưa. Cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ rèn luyện thói quen, giúp trẻ nhận ra lúc nào bản thân cần tiêu tiểu, và thể hiện nhu cầu đó với cha mẹ.

Trẻ tự kỷ hay trẻ bình thường đều có những cảm giác giống nhau, nhưng trẻ tự kỷ sẽ khó thể hiện nhu cầu với cha mẹ hơn, thế nên phụ huynh cần chú ý đến vấn đề này. Quá trình dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh đúng cách cần nhiều thời gian, nhiều công sức và sự kiên trì rất lớn từ cha mẹ.

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ tự kỷ tập tiêu tiểu đúng cách chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường. ít nhất là hơn 2-3 tuổi trẻ mới có thể đi vệ sinh đúng cách, tuy nhiên cũng có những trường hợp chậm hơn nhiều. Muốn biết trẻ đã sẵn sàng để được dạy đi vệ sinh hay chưa, phụ huynh có thể dựa vào một số yếu tố dưới đây:

  • Trẻ bắt đầu có ý thức về sự thay đổi của bản thân khi có nhu cầu vệ sinh, và thể hiện bằng những phản ứng như khóc, mếu, bồn chồn không yên, mất tập trung.
  • Trẻ kéo tay cha mẹ, có hành vi thu hút sự chú ý, hoặc chạm vào tã để thể hiện rằng bản thân cần thay tã mới. Trẻ tự kỳ gặp khó khăn trong giao tiếp, nên trẻ thường không ê a hay tỏ thái độ rõ ràng như trẻ bình thường. Nhưng trẻ vẫn sẽ cố gắng tạo sự chú ý cho cha mẹ khi có nhu cầu tiêu tiểu.
  • Cha mẹ quan sát những lần thay tã cho trẻ để xem, trẻ có tiêu tiểu đều đặn theo những khung giờ cố định hay không. Nếu có thì việc giúp trẻ tự kỷ tự đi vệ sinh sẽ dễ dàng hơn nhiều. Cha mẹ có thể chủ động đưa trẻ đến nhà vệ sinh trong những khung giờ đó để dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh đúng cách.
  • Trẻ có dấu hiệu biết tiêu tiểu tự chủ, thể hiện nhu cầu với người lớn khi cần. Nhiều trẻ sẽ đi loanh quanh khu vực nhà vệ sinh khi cảm thấy có nhu cầu.
  • Trẻ có khả năng kiểm soát hoạt động của cơ chế tiêu tiểu, thời gian đi vệ sinh cách xa nhau (ít nhất từ 1-2 tiếng)
dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh đúng cách
Phụ huynh có thể dựa trên một số dấu hiệu để biết rằng, trẻ có thật sự phù hợp để luyện đi vệ sinh một mình đúng cách hay chưa.
  • Trẻ tự kỷ được can thiệp sớm có khả năng làm theo những hướng dẫn của cha mẹ. Khi trẻ có thể làm những hành động đơn giản như ngồi xuống, cởi quần áo khi được yêu cầu thì cha mẹ có thể tập cho trẻ cách dùng nhà vệ sinh để tự tiêu tiểu.

Thời gian bắt đầu cho việc dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh sẽ khác nhau ở từng trẻ. Có trẻ học được sớm hơn, có trẻ học được trễ hơn. Và trong quá trình hướng dẫn, trẻ không thể thuần thục mọi thứ trong thời gian ngắn, cũng như trẻ sẽ mắc nhiều sai lầm. Phụ huynh cần nhìn nhận vấn đề này theo hướng tích cực và không tạo áp lực cho trẻ.

10 mẹo hay dành cho mẹ để dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh đúng cách

Trẻ tự kỷ có những suy nghĩ và nhu cầu riêng mà cha mẹ cần nhiều thời gian thấu hiểu. Chính vì thế, việc kiên trì và đồng hành cùng trẻ sẽ giúp cha mẹ hiểu trẻ đang muốn gì, cần gì để dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh dễ dàng và đúng cách hơn. Dưới đây là 10 mẹo hay dành cho mẹ để dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Xem thêm: Những nhu cầu của trẻ tự kỷ bố mẹ cần đặc biệt quan tâm

1. Giúp trẻ làm quen với cảm giác dùng nhà vệ sinh

Cha mẹ có thể tập cho trẻ làm quen với cảm giác sử dụng nhà vệ sinh trước. Với những trẻ có thời gian tiêu tiểu cố định, cha mẹ hãy chú ý những lúc nào trẻ thường đi vệ sinh để chủ động đưa trẻ đi giải quyết. Phụ huynh hướng dẫn trẻ cởi quần và ngồi xuống bồn cầu khi cảm thấy khó chịu và có nhu cầu tiêu tiểu.

Trẻ tự kỷ rất nhạy cảm, một số trẻ còn có cảm giác sợ hãi bồn cầu, nhà vệ sinh vì không có cảm giác an toàn. Chính vì thế cha mẹ có thể tạo môi trường thoải mái cho trẻ, bằng cách đặt một số món đồ chơi của trẻ gần đó, đặt ghế kê chân, hoặc có phần đệm bồn cầu chắc chắn để trẻ không có cảm giác như sắp rơi xuống.

Với những trẻ còn chưa kiểm soát được việc tiêu tiểu, cha mẹ nên tìm những khoảng thời gian cố định, phù hợp để trẻ ngồi bồn cầu nhằm làm quen với cảm giác. Hoặc mỗi khi trẻ có dấu hiệu muốn tiêu tiểu, cha mẹ nên đưa trẻ đến nhà vệ sinh ngay để tạo thói quen. Việc này khiến trẻ tạo thói quen chủ động hơn.

2. Tạo thói quen sử dụng nhà vệ sinh cho trẻ

Giúp trẻ tạo thói quen tiêu tiểu đúng chỗ là cách dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh đúng cách. Để trẻ có được thói quen này, cha mẹ cần giúp trẻ nhận thức được rằng khi có cảm giác buồn tiểu hay buồn ị, trẻ cần tìm đến nhà vệ sinh để giải quyết vấn đề. Có như vậy trẻ mới hình thành thói quen tốt.

Phụ huynh nên bắt đầu bằng việc đưa trẻ đến nhà vệ sinh mỗi khi thay tã. Điều này giúp trẻ nhận thức rằng, mình cần đến nhà vệ sinh trong trường hợp nào, và việc thay tã sẽ luôn gắn liền với hình ảnh nhà vệ sinh. Về sau mỗi khi tiêu tiểu, trẻ sẽ tự động kéo cha mẹ đến đúng nơi.

dạy trẻ tự kỷ
Hãy giúp trẻ nhận thức được rằng, khi cần đi tiểu hay đại tiện thì đến nhà vệ sinh, trẻ sẽ học được thói quen này và đi vệ sinh đúng cách.

Sau khi quen dần với việc dùng nhà vệ sinh, cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ thực hành ở nhiều nhà vệ sinh khác nhau. Nếu chỉ sử dụng nhà vệ sinh tại nhà, trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn về sau. Ví dụ có những lúc cần dùng nhà vệ sinh công cộng, hay nhà vệ sinh tại trường, trẻ sẽ không biết phải làm gì, cảm thấy lo lắng và sợ hãi vì không quen thuộc.

3. Hướng dẫn trẻ ngồi bồn cầu

Cha mẹ nên dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh bằng bồn cầu ngay từ đầu. Đối với trẻ tự kỷ, thói quen là điều rất khó sửa đổi. Nếu ban đầu cha mẹ cho trẻ dùng bô, trẻ sẽ quen với cảm giác ngồi bô, và sau này rất khó để thay đổi thói quen. Trẻ có thể phản ứng mạnh và không chịu ngồi bồn cầu khi được yêu cầu.

Hiện nay có rất nhiều loại bồn cầu cho trẻ, và những công cụ hỗ trợ như bệ cầu thang, hay đồ lót bồn cầu giúp trẻ ngồi vững chắc và thoải mái hơn. Bé trai và bé gái sẽ có những cách đi vệ sinh khác nhau, cha mẹ cũng cần dựa trện đặc điểm của trẻ để hướng dẫn trẻ ngồi bồn cầu và bồn tiểu.

Sau khi sử dụng nhà vệ sinh xong, hãy để trẻ tự tay xả nước bồn cầu để trẻ biết cần xả hết chất thải sau khi đi vệ sinh. Cha mẹ nên cầm tay trẻ hướng dẫn, và để trẻ tự xả nước. Sau vài lần, phụ huynh sẽ không nhắc nhở trước để xem trẻ có hình thành thói quen hay không, nếu chưa thì hãy tiếp tục lặp lại hành vi đến khi trẻ hình thành thói quen thì mới thôi.

4. Dán hình minh họa vui nhộn để dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh

Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh thông qua lời nói sẽ không mang đến hiệu quả tốt bằng hình ảnh trực quan. Điểm mạnh của trẻ tự kỷ là học nhanh, tiếp thu nhanh thông qua hình ảnh rõ ràng. Trẻ có thể nhớ lâu hơn nếu cha mẹ dán hình ảnh chi tiết trong nhà vệ sinh để trẻ nhìn thấy hàng ngày.

Cha mẹ nên chọn những hình ảnh nhiều màu sắc, trực quan và thú vị để thu hút sự chú ý của trẻ. Phần minh họa cần được dán ở nơi phù hợp, ngang tầm mắt để trẻ thường xuyên nhìn thấy. Phụ nhuynh hãy chỉ vào từng động tác trên hình ảnh, rồi hướng dẫn trẻ làm theo.

Những hình ảnh này giúp trẻ hình dung hành vi rõ ràng hơn, tăng cường khả năng ghi nhớ, và nhắc nhở trẻ khi trẻ quên một bước nào đó. Hành động này cần được thực hiện từ 2-3 lần trong ngày với những khung thời gian nhất định, và lặp lại liên tục hàng ngày để trẻ có thói quen nhất quán.

5. Hướng dẫn trẻ cách rửa tay

Rửa tay sau khi đi vệ sinh là điều quan trọng mà trẻ cần nhớ. Cha mẹ cần chú ý điều này để quá trình dạy trẻ tự kỉ đi vệ sinh đúng cách thành công. Luôn luôn đặt nặng tầm quan trọng của việc rửa sạch tay, và để trẻ có thói quen rửa tay thường xuyên. Dạy trẻ rửa tay đúng cách, thật sạch sẽ bằng xà phòng để ngăn chặn vi khuẩn.

dạy trẻ tự kỷ đúng cách
Sau khi đi vệ sinh, hãy hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách để bảo vệ sức khỏe và giữa vệ sinh sạch sẽ.

Cha mẹ cần thị phạm trước mặt trẻ và khuyến khích trẻ bắt chước làm theo sau mỗi lần vệ sinh. Điều này giúp dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh đúng cách. Quy trình rửa tay bài bản từ kéo tay áo, đến làm ướt tay, lấy xà phòng, chà xát tay thật kỹ ở cả những kẽ tay, rửa sạch, vẫy nước và lau khô cần được thực hiện rõ ràng để trẻ ghi nhớ.

Tốt nhất cha mẹ cũng nên dán bảng hướng dẫn việc rửa tay, tương tự như quy trình đi vệ sinh, để trẻ ghi nhớ tốt hơn. Sau một vài lần đầu tạo thói quen, cha mẹ nên từ từ để trẻ tự ghi nhớ và tự thực hành. Không được tạo thói quen ỷ lại, chỉ khi thấy cha mẹ làm mình mới làm ở trẻ.

6. Khen ngợi, khuyến khích trẻ

Nếu trẻ làm đúng, cha mẹ cần có hành vi khen ngợi, khuyến khích để trẻ cảm thấy điều mình làm là đúng đắn. Khi nhận được sự cổ vũ, trẻ tự kỷ sẽ vui vẻ, thích thú và ghi nhớ hành vi tốt hơn. Quá trình dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh không phải là một quá trình đơn giản, thế nên cha mẹ cần chú ý hơn và có thái độ tích cực trong lúc dạy trẻ.

Cha mẹ có thể vỗ tay, ôm hôn, thưởng cho trẻ một viên kẹo, hoặc bất cứ điều gì khiến trẻ cảm thấy hứng thú, nhằm giúp trẻ cảm nhận được năng lượng tích cực từ việc đi vệ sinh đúng cách. Hành vi khen ngợi đúng mực có tác dụng cổ vũ rất lớn. Lần sau khi muốn đi vệ sinh, trẻ sẽ lặp lại những hành động tương tự vì nhớ rằng đây là hành động đúng.

Nếu trẻ làm sai, hay quên bất cứ bước nào trong quá trình đi vệ sinh, phụ huynh cũng nên kiên nhẫn hướng dẫn và giúp trẻ cải thiện vấn đề. Không được la mắng, quát nạt và khiến trẻ hoảng sợ. Nếu không, lần sau trẻ sẽ bị ám ảnh, và không muốn sử dung nhà vệ sinh nữa.

7. Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh vào ban đêm

Ngoài vấn đề đi vệ sinh vào ban ngày, đi vệ sinh vào ban đêm cũng là vấn đề cần lưu tâm. Trẻ có thể hình thành thói quen tè dầm, đi ị vào ban đêm trong lúc ngủ mà không thức giấc. Nếu trẻ giữ thói quen này, cha mẹ rất khó giúp trẻ thay đổi, thế nên cần hướng dẫn trẻ đi vệ sinh vào ban đêm đúng cách.

Bước đầu để thực hiện điều này là tạo cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ hàng ngày, và không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Khoảng 1 giờ trước khi ngủ trẻ không nên uống nước, hoặc ăn trái cây có nhiều nước. Trẻ uống nước quá nhiều sẽ mắc tiểu và tè dầm vào giữa đêm.

Trước khi ngủ, cha mẹ hãy đưa trẻ đến nhà vệ sinh để tập thói quen đi vệ sinh trước khi ngủ. Luyện tập đều đặn có thể hạn chế tình trạng tè dầm. Thời gian đầu, có thể trẻ sẽ còn tè dầm trong đêm. Cha mẹ nên thăm chừng trẻ nhiều lần trong thời gian đầu để điều chỉnh thời gian đi vệ sinh.

giúp đỡ trẻ tự kỷ
Hãy hướng dẫn đi vệ sinh vào ban đêm một cách an toàn, tốt nhất là tập thoái quen tiêu tiểu trước khi ngủ để tránh trẻ thức đêm.

Sáng hôm sau khi trẻ thức dậy, cha mẹ tiếp tục hướng dẫn trẻ đi vệ sinh một lần nữa. Hướng dẫn trẻ thói quen đi vệ sinh tại nhà vào những thời gian nhất định cũng là một điều tốt. Việc này giúp trẻ hạn chế việc mắc ị, buồn tiểu ở nơi công cộng trong trường hợp không có nhà vệ sinh gần đó.

8. Tạo môi trường thoải mái cho trẻ

Tạo môi trường thoải mái cho trẻ, giúp trẻ tập trung cảm nhận hoạt động của cơ quan bài tiết rất quan trọng trong việc dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh. Trẻ cần phân biệt được khi nào mắc tiểu, khi nào cần đi đại tiện thông qua cảm giác của bàng quang và nhu động ruột, và học cách điều khiển chúng để đi vệ sinh dễ dàng hơn.

Môi trường nhà vệ sinh thoải mái, không gian vừa phải, không xó quá nhiều đồ vật để hạn chế sự xao nhãng giúp trẻ cảm nhận mọi thứ tốt hơn. Nếu sợ trẻ căng thẳng, cha mẹ có thể đặt một vật dụng quen thuộc với trẻ ở gần đó, hoặc đặt ở nơi trẻ có thể với tay đến để trẻ thấy an toàn

Cha mẹ nên tạo môi trường thân thuộc cho trẻ trong thời gian đầu. Nếu trẻ đến lớp học, cha mẹ cũng cần trao đổi với người giữ trẻ về thói quen đi vệ sinh của trẻ. Đảm bảo rằng trong mọi tình huống, thói quen vệ sinh của trẻ sẽ không thay đổi. Phụ huynh có thể mua một vài đồ dùng cá nhân của trẻ đặt ở trường để trẻ có cảm giác quen thuộc.

9. Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh thông qua truyện kể

Những câu chuyện kể sinh động với những con vật quen thuộc, những tình huống cụ thể trong cuộc sống về việc đi vệ sinh cũng là cách dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh tốt. Những hình ảnh trực quan và thú vị sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn. Cha mẹ nên chọn những câu chuyện đơn giản, sinh động và có nhiều hình minh họa sặc sỡ.

Cha mẹ cũng có thể tự viết những mẫu chuyện dựa trên sinh hoạt hàng ngày của trẻ, rồi kể cho trẻ nghe để trẻ có cảm giác thân quen. Phụ huynh cũng cần nhấn mạnh những vấn đề như đi vệ sinh vào lúc cần thiết, cần phải xả nước sau khi tiêu tiểu xong, và rửa tay sạch sẽ để trẻ nhớ lâu.

10. Học cách cởi và mặc quần áo

Trong thời gian đầu dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh, hãy chọn những bộ quần áo thoáng mát, gọn gàng, không có nhiều dây nhợ hay nhiều tầng để trẻ dễ mặc và dễ cởi. Nếu quần áo quá rắc rối, trẻ sẽ cảm thấy phiền phức, khó khăn và dễ dính chất bẩn vào quần áo vì trẻ chưa quen với việc dùng bồn cầu.

trẻ tự kỷ đi vệ sinh
Quần áo cho trẻ tự kỳ nên chọn kiểu dáng đơn giản, dễ giặt ủi, thoáng mát và ngắn gọn để tránh khiến trẻ không thoải mái khi đi vệ sinh.

Cha mê cần hướng dẫn từng bước nhằm giúp trẻ học cách cởi quần trước khi leo lên bồn cầu, và kéo quần lên khi đi vệ sinh xong. Phụ huynh hãy hướng dẫn trẻ bắng cách thị phạm một lần, những lần sau chỉ làm phân nửa hành động và để trẻ tự hoàn thành phần còn lại.

Ví dụ, lần đầu thì cha mẹ hãy kéo quần đến mông, và hướng dẫn trẻ kéo lên eo. Lần sau, cha mẹ chỉ kéo quần lên gần mông, và để trẻ kéo lên eo. Cứ như vậy cho đến lúc trẻ học được cách kéo quần từ mắc cá chân lên eo. Về sau, cha mẹ sẽ không chan thiệp mà để trẻ chủ động thực hiện.

Khó khăn trong quá trình dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh

Dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh không hề là một chuyện dễ dàng, vì trẻ chậm tiếp thu và có nhiều vấn đề phát sinh hơn những đứa trẻ bình thường. Cha mẹ cần hiểu những vấn đề khó khăn trẻ gặp phải trong quá trình đi vệ sinh, nhằm giúp trẻ vượt qua và cải thiện vấn đề.

Trẻ tự kỷ có thể có những hành vi kỳ lạ trong quá trình đi vệ sinh như xả nước nhiều lần, nhét giấy vào bồn cầu, nghịch vòi xịt,… rất khó sữa đổi. Để thay đổi hành vi này, cha mẹ nên nói chuyện vơi trẻ, hướng dẫn trẻ từ bỏ thói quen không tốt. Phụ huynh cũng có thể nhờ đến sự giúp đợ của chuyên gia trong vấn đề giáo dục trẻ.

Phụ huynh có thể cho trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ để giáo viên hỗ trợ hướng dẫn trẻ tiêu tiểu đúng cách. Có những trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, sợ hãi với việc dùng nhà vệ sinh, có phản ứng quá khích nếu bị ép buộc đi vệ sinh đúng cách. Những lúc này, cha mẹ cần kiên trì giúp trẻ tạo thói quen, chứ không nên buông xuôi.

Nếu trẻ phản ứng quá nghiêm trọng vì thời gian đầu, chỉ để trẻ ngồi 1-2 phút, rồi từ từ tăng thời gian lên. Tốt nhất nên dể vật dụng quen thuộc gần đó để trẻ hạn chế sự sợ hãi. Một số trẻ lại nhịn tiểu, hoặc nhất quyết đi vệ sinh trong tã lót khiến cha mẹ rất đau đầu trong việc thay đổi hành vi của trẻ.

Cũng có trường hợp trẻ không thể cởi quần áo một cách thuần thục, dễ vấy bẩn quần áo trong quá trình vệ sinh, hoặc không rửa tay đúng cách. Tất cả những vấn đề này đều là những khó khăn cha mẹ phải đối mặt, và cần kiên nhẫn giúp trẻ vượt qua trong khi dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh.

Ý nghĩa của việc dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh

Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt khiến trẻ không thể tự chăm sóc bản thân, và cần nhiều thời gian, công sức hơn để thành thục một kỹ năng nào đó. Trong đó, kỹ năng tự đi vệ sinh đúng cách là kỹ năng cần thiết và quan trọng mà trẻ cần được dạy càng sớm càng tốt.

Giúp trẻ tự chủ trong việc đi vệ sinh, không đơn giản chỉ là hướng dẫn trẻ thực hiện một kỹ năng cơ bản. Quá trình học hỏi này có tác dụng hỗ trợ trẻ rèn luyện tính tự lập, biết làm theo hướng dẫn, rèn luyện thói quen tốt, trưởng thành về nhận thức, và nhất là chủ động trong những vấn đề riêng tư của bản thân.

dạy trẻ tự kỷ đi vệ sinh
Trẻ học được cách tự lập, tự giải quyết vấn đề khi có nhu cầu, và có trách nhiệm với vấn đề của bản thân thông qua quá trình học vệ sinh đúng cách.

Trẻ có thể trở nên tự tin, thoải mái và dễ dàng hòa nhập hơn khi ra ngoài, hoặc sống ở những nơi xa lạ. Nếu trẻ đã quen với việc rèn luyện thói quen tiêu tiểu, trẻ cũng có thể tiếp thu và học hỏi những kỹ năng khác nhanh hơn. Trẻ càng tiếp thu nhanh thì càng có lợi cho sự phát triển về sau.

Cha mẹ cũng có thể yên tâm vì trẻ hiện nay đã có thêm một kỹ năng cần thiết cho sinh hoạt. Nếu cảm thấy quá trình dạy trẻ khó khăn và không có kết quả như ý, cha mẹ có thể liên hệ cới bác sĩ, hoặc các trung tâm giáo dục đặc biệt để được hướng dân và hỗ trợ tốt hơn.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tự kỷ ám thị
Tự kỷ ám thị là gì? Nguyên nhân, Biểu hiện và Cách vượt qua

Bệnh tự kỷ ám thị là chứng rối loạn tâm thần đặc trưng bởi sự tự huyễn hoặc bản thân. Tình trạng này có thể...

Tự kỷ thoái lui
Tự kỷ thoái lui (rối loạn Heller): Hiếm gặp nhưng nghiêm trọng

Tự kỷ thoái lui là một trong các dạng tự kỷ hiếm gặp với đặc trưng là các triệu chứng khởi phát muộn ở trẻ...

nhu cầu của trẻ tự kỷ
Những nhu cầu của trẻ tự kỷ bố mẹ cần đặc biệt quan tâm

Tự kỷ là một hội chứng tập hợp rất nhiều các rối loạn phát triển thần kinh liên quan đến não bộ thường gặp ở...

dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi
Phát hiện các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi sớm, chính xác

Nếu có thể phát hiện sớm các dấu hiệu nhận biết tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi sẽ giúp cho quá trình hỗ trợ...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort