Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt rất cần sự thấu hiểu

Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng; dễ bị dị ứng đồ ăn; không xác định được các hành vi phù hợp chính là những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt điển hình nhất. Hiểu rõ các khó khăn này sẽ giúp những người xung quanh cảm thông và có hướng hỗ trợ nhằm chất lượng cuộc sống tốt hơn mỗi ngày cho trẻ đặc biệt. 

Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt cần hiểu rõ

Trẻ thường đi kiễng chân, không quay đầu khi được cha mẹ gọi tên, thích chơi một mình, thích những vật hình tròn, trẻ chậm nói được cho là một trong những đặc điểm sớm giúp phát hiện trẻ tự kỷ. Nhóm trẻ đặc biệt này thường gặp những khiếm khuyết, khó khăn trong việc tương tác xã hội, sử dụng ngôn ngữ hay hành vi.

khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt
Trẻ tự kỷ thường gặp phải vô vàn những khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày

Nhận thức của trẻ tự kỷ thường rất thấp, thậm chí có những người đến giai đoạn trưởng thành vẫn chưa thể tự  thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt. Chính những giới hạn về mặt nhận thức, hành vi, ngôn ngữ, cảm xúc này đã gây ra rất nhiều khó khăn, hạn chế cho trẻ tự kỷ ngay trong chính sinh hoạt hằng ngày.

Vậy đâu là những khó khăn trong sinh hoạt là trẻ tự kỷ đang gặp phải?

Nhạy cảm quá mức với âm thanh, ánh sáng

Một đặc trưng phổ biến ở người tự kỷ chính là có giác quan cực kỳ nhạy cảm, thậm chí có kể nghe rõ những âm thanh cách xa vài km mà người bình thường không thể nào nghe thấy. Tình trạng này làm ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh và khiến trẻ tự kỷ có xu hướng khó ngủ, không ngủ được nên càng dễ cáu kỉnh, kích động hơn.

Chẳng hạn nếu phòng ngủ của trẻ tự kỷ không thể cách âm, không đủ kín, để các ánh sáng lọt vào thì trẻ hầu như sẽ không thể ngủ được. Tiếng đồng hồ kêu tích tắc cũng làm thu hút sự chú ý, khiến trẻ cứ nhẩm đến theo tiếng đồng hồ nên không thể vào giấc. Đây chính là một trong những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt điển nhất.

Mặt khác việc quá nhạy cảm với âm thanh cũng khiến trẻ dễ bị giật mình, căng thẳng, hoảng loạn nếu nghe thấy các âm thanh lớn đột ngột. Chẳng hạn nếu trong nhà mẹ dùng máy hút bụi, máy đánh trứng hay đi đến các quán cà phê nhưng nhân viên đang dùng máy xay trẻ có thể kích động, la hét và chạy trốn rất khó kiểm soát.

Rối loạn giấc ngủ

Có đến khoảng 80% trẻ tự kỷ bị rối loạn giấc ngủ, có những đứa trẻ chỉ bắt đầu ngủ được vào khoảng 3-4h sáng mỗi ngày. Việc rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm xáo trộn đồng hồ sinh học đồng thời khiến trẻ dễ trở nên cáu kỉnh, khó chịu, nhạy cảm và khó kiểm soát cảm xúc hơn hẳn.

khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt
Việc có ánh sáng nhẹ lọt vào phòng hoàn toàn có thể khiến trẻ tự kỷ không thể nào ngủ được

Như đã nói, việc nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng quá mức chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ khó ngủ. Đây cũng chính là khó khăn của trẻ tự kỷ và cả bố mẹ trong sinh hoạt của con hằng ngày bởi trong lúc không ngủ được thì cha mẹ vẫn cần bên cạnh để tránh các hành vi nguy hiểm có thể phát sinh.

Mặt khác, lượng hormone melatonin được tiết ra bởi tuyến tùng ở trẻ tự kỷ thường thấp hơn những trẻ bình thường cũng được cho là nguyên nhân khiến trẻ tự kỷ mất ngủ. Hormone này thường được tiết ra vào ban đêm vào trong máu và có vai trò như một tín hiệu thông báo với các cơ quan rằng đây là thời điểm cần nghỉ ngơi.

Nếu không có một môi trường yên tĩnh, đảm bảo cách âm, có ánh sáng phù hợp thì việc trẻ tự kỷ  không thể ngủ được là một trong những điều rất hiển nhiên. Mất ngủ là một trong những khó khăn lớn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt và chính bản thân chúng ta nếu thường xuyên mất ngủ cũng sẽ gặp những tác động rất xấu.

Não bộ và các cơ quan khác nếu không được nạp đủ năng lượng thông qua giấc ngủ sẽ luôn cực kỳ mệt mỏi, uể oải, không thể tập trung, lúc nào cũng mơ hồ và chắc chắn việc học tập hay thay đổi nhận thức cho trẻ cũng gặp nhiều vấn đề.

Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt – vấn đề ăn uống

Theo các chuyên gia, trẻ tự kỷ thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt là việc ăn uống bởi con rất dễ bị dị ứng. Các nhóm thực phẩm có thể phản ứng lại với cơ thể trẻ tự kỷ như Casein ( sữa bò, phô mai); Gluten (lúa mạch đen, lúa mì); thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành, các loại nước ngọt hay thực phẩm có chứa lượng đường cao..

Một vấn đề khác khiến việc ăn uống đôi khi trở thành thách thức với trẻ tự kỷ chính là họ gặp khó khăn trong quá trình xử lý cảm giác nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình thưởng thức và cảm nhận hương vị các món ăn.  Thống kê cũng cho thấy khoảng 69% trẻ tự kỷ không thích các món ăn mới và khoảng 46% chỉ lặp đi lặp lại các món ăn quen thuộc mà chúng thích.

Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt, ăn uống cũng xuất phát chính từ giác quan nhạy cảm của con. Con hoàn toàn có thể nhận biết được các món ăn chỉ trong một lần thử. Nếu món ăn quen thuộc hằng ngày bị thay đổi hương vị, thay đổi nguyên liệu trẻ hoàn toàn có thể nhận ra và từ chối ăn.

Thống kê cũng cho thấy hầu hết trẻ tự kỷ cũng có xu hướng chỉ ăn được đồ do cha/ mẹ nấu nên luôn cần phải chuẩn bị thêm đồ ăn cho con khi ra ngoài. Hoặc trẻ cũng chỉ ăn ngoài nếu đồ ăn đó là các món mà con thích, có nguyên liệu, hương vị hay kiểu dáng phù hợp  nhu cầu của con.

Đồng thời các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ tự kỷ có tỷ lệ cao mắc các vấn đề về tiêu hóa gấp 8 lần những đứa trẻ bình thường, chẳng hạn như chứng táo bón, hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày. Điều này làm cơ thể trẻ tự kỷ không hấp thụ được chất, dễ gầy gò, thiếu dinh dưỡng, thấp bé hơn những đứa trẻ khác.

Khó khăn trong việc thích nghi những điều mới

Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt chắc chắn không thể thiếu việc con thường rất căng thẳng, hoảng loạn để thích ứng với những thứ mới. Một món ăn mới, chăn đệm mới, hay phải ngồi ở một vị trí mới đều khiến trẻ tự kỷ cực kỳ không thích, trở nên cáu kỉnh, la hét cho tới khi mọi thứ được sắp xếp về đúng vị trí ban đầu.

khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt
Trẻ tự kỷ rất ghét việc phải thích ứng với những điều mới mẻ xung quanh

Tuy nhiên không thể tránh khỏi những xáo động, đổi mới trong cuộc sống của trẻ tự kỷ, rất khó để lúc nào cũng chỉ đảm bảo những thứ xung quanh luôn phải là những đồ vật, những nguyên liệu hay những vị trí đúng theo sự quen thuộc của con.

Đặc biệt nếu trẻ đã dến giai đoạn cần phải đi học hoặc cần phải ra ngoài theo ba mẹ nhưng không thể kiểm soát cảm xúc sẽ rất dễ có các hành vi bốc đồng, trạng thái kích thích thì sẽ không thể nào thích ứng được. Bởi vậy rất nhiều trẻ tự kỷ đều được chăm sóc tại nhà thay vì đến trường học như bạn bè khác.

Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt từ việc chăm sóc bản thân

Một phần trẻ tự kỷ cũng gặp hạn chế về trí tuệ và khả năng nhận thức nhưng được điều trị quá muộn, điều trị không đúng cách do cha mẹ thay vì đưa con đến các trung tâm hỗ trợ đặc biệt lại luôn để con ở nhà chăm sóc. Việc cha mẹ quá bảo bọc đã trở thành khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt bởi trẻ không thể nào tự lập.

Thực tế có những người tự kỷ cho đến giai đoạn trưởng thành vẫn chưa thể làm các công việc cơ bản như đánh răng, rửa mặt bởi cha mẹ vì quá lo lắng nên luôn làm tất cả cho con. Thậm chí có những người không phân biệt được kem đánh răng và đồ ăn bình thường nên không thể tự vệ sinh răng miệng nếu không có cha mẹ.

Còn rất nhiều khó khăn khác trong sinh hoạt hay chăm sóc bản thân cơ bản nhất của trẻ tự kỷ khiến con luôn cần phải có cha mẹ bên cạnh. Điều này nếu kéo dài đến giai đoạn trưởng thành sẽ là một cản trở lớn cho người tự kỷ bởi cha mẹ không thể bên cạnh chăm sóc con cãi mãi mãi.

Thống kê cũng cho thấy chỉ một tỷ lệ rất nhỏ người tự kỷ trưởng thành có thể sinh sống độc lập; gần 50% có thể chăm sóc bản thân cơ bản nhưng vẫn cần sống cùng gia đình và hơn 50% người phải phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình trong các công việc chăm sóc cá nhân cơ bản nhất.

Hạn chế trong giao tiếp và tương tác xã hội

Đặc điểm của người tự kỷ chính là những khiếm khuyết trong giao tiếp, ngôn ngữ và tương tác xã hội, trẻ rất khó để có thể kết bạn và cũng có thể không biểu đạt được chính xác các nhu cầu cá nhân của bản thân. Thay vì dùng lời nói để diễn tả ý muốn thì con lại có xu hướng la hét, chỉ trỏ khiến cha mẹ không thể hiểu.

Chẳng hạn việc con muốn được đi cùng cha mẹ nhưng lại không thể dùng ngôn từ để diễn đạt ý muốn, cha mẹ không thể hiểu được con muốn điều gì sẽ cực kỳ bức bối và biểu hiện bằng cách la hét, cáu kỉnh, khóc lóc. Mặt khác do hạn chế trong giao tiếp nên khi đi học có thể bị cô lập, thậm chí là nạn nhân của bạo lực học đường vì sự khác biệt của bản thân.

Con người dù là sống nội tâm hay hướng ngoại, người ít nói hay nói nhiều thì đều có nhu cầu giao tiếp và chia sẻ. Trẻ tự kỷ cũng có nhu cầu có bạn bè và được nói chuyện (về các chủ đề họ quan tâm). Việc trẻ tự kỷ không được thoả mãn các nhu cầu này cũng trở thành những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt.

Khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt – không thể nhận thức về các hành vi

Nỗi sợ của trẻ tự kỷ cực kỳ dàn trải và đa dạng, tuy nhiên lại cực kỳ lạ lùng, đồng thời không có ý thức đúng đắn về những thứ nguy hiểm khác. Chẳng hạn nếu những đứa trẻ bình thường có thể sợ rắn, sợ ếch thì người tự kỷ có thể cực kỳ hứng thú với những loài động vật này, trong khi đó nếu nhìn thấy chú hề hay búp bê thì chúng lại cực kỳ căng thẳng.

khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt
Trẻ tự kỷ hầu như không thể ý thức được các hành vi của mình là nguy hiểm nếu không được hướng dẫn

Các chuyên gia cũng cho biết, trẻ tự kỷ hầu như không có ý thức được về những thứ nguy hiểm mà ngược lại có xu hướng thích thú hơn, điều này cũng trở thành những khó khăn trong việc sinh hoạt của con. Chẳng hạn trẻ có thể chạy ra trước đầu xe ôtô, chơi với dao vì không ý thức được nó không đúng đắn, có thể gây nguy hiểm.

Làm thế nào để giảm tải những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt?

Vốn là những đứa trẻ “đặc biệt” nên chắc chắn trong suốt quá trình hình thành và phát triển của trẻ tự kỷ không thể nào thiếu những khó khăn, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe hay cả tính mạng của con. Không thể loại bỏ hết những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt tuy nhiên nếu có biện pháp phù hợp trong giáo dục và nâng cao nhận thức thì hoàn toàn có thể sớm giảm tải được những khó khăn này.

khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt
Đưa trẻ tự kỷ đến học tập hay rèn luyện trong các môi trường giáo dục đặc biệt càng sớm càng giúp giảm thiểu được những khó khăn mà con đang gặp phải trong sinh hoạt

Vậy gia đình nên làm gì để xây dựng đời sống thoải mái, an toàn, tích cực và giảm tải được những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt?

  • Quan sát và nắm bắt những khó khăn mà con đang gặp phải, từ đó có thể lên phương án hỗ trợ trẻ đúng cách để nâng cao chất lượng đời sống hằng ngày
  • Tạo môi trường sinh hoạt thoải mái và phù hợp nhất với trẻ đặc biệt là không gian phòng ngủ. Do trẻ tự kỷ đều gặp hầu hết các vấn đề về sự nhạy cảm quá mức về giác quan nên phòng ngủ cần được ưu tiên xây cách âm, có lót thảm, sơn tông màu nhẹ nhàng, có rèm che cửa sổ.
  • Sử dụng các vật dụng hỗ trợ như tai nghe hay miếng che mắt cũng có thể giúp con có một giấc ngủ chất lượng hơn, gia tăng mức độ tỉnh táo và thư giãn trong ngày hôm sau
  • Luôn duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học, phù hợp với trẻ, từ thời điểm cần thức dậy, giờ ăn uống, giờ học tập… Điều này sẽ giúp trẻ bình tĩnh, chủ động với các tình huống hơn là một lối sống vô tổ chức
  • Để giảm tải những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt phụ huynh cần hướng dẫn, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng chăm sóc cá nhân cơ bản nhất như việc đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cá nhân..
  • Đồng thời cần hướng dẫn trẻ những thứ có thể gây nguy hiểm xung quanh như như ấm nước đang sôi, dao kéo..
  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, hạn chế tối đa các nhóm thực phẩm có thể gây dị ứng hay không phù hợp với thể chất của trẻ như các món ăn nêm nếm quá nhiều gia vị, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ..
  • Trao đổi thêm với các chuyên gia, bác sĩ về tình trạng của trẻ để có hướng hỗ trợ phù hợp, cải thiện những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt đang gặp phải
  • Có hướng nâng cao nhận thức, hành vi, cải thiện các khiếm khuyết cho trẻ tự kỷ thông càng sớm càng tốt. Gia đình cần kết hợp việc cho con học tập tại các trung tâm giáo dục đặc biệt để được hỗ trợ tốt nhất
  • Dành nhiều thời gian tương tác, hướng dẫn con tại nhà thông qua việc trò chuyện hay cùng con chơi các trò chơi phù hợp
  • Không nên cho trẻ tự kỷ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ, thay vào đó nên đưa con ra ngoài nhiều hơn, có những trải nghiệm thực tế và tăng tính tương tác xã hội.

Thực tế vẫn còn vô vàn những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt trong hành trình hòa nhập với xã hội. Người tự kỷ rất cần có sự thấu hiểu, cảm thông của tất cả mọi người để có thể trở thành một người có ích hoặc ít nhất có thể tự chăm sóc cho bản thân mình. Và quan trọng hơn là người tự kỷ cũng giống như tất cả mọi người, đều xứng đáng nhận được hạnh phúc và sự đồng cảm này!

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận biết trẻ tự kỷ qua tiếng khóc: Liệu có chính xác?

Dựa vào cao độ và cường độ của tiếng khóc, các chuyên gia đã xác định được nguy cơ tự kỷ ở trẻ dưới 6...

điều trị oxy cao áp cho trẻ tự kỷ
Phương pháp điều trị oxy cao áp cho trẻ tự kỷ & thông tin cần biết

Điều trị oxy cao áp cho trẻ tự kỷ là một trong các phương pháp đang được ứng dụng phổ biến, đặc biệt là các...

Tự kỷ và Trầm cảm
Tự kỷ và Trầm cảm: So sánh sự khác biệt và hướng khắc phục

Tự kỷ và trầm cảm là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến rất hay bị nhầm lẫn bởi chúng có những đặc...

dấu hiệu tử kỷ ở học sinh
Các dấu hiệu tự kỷ ở học sinh thường gặp cần chú ý để nhận biết

Dấu hiệu tự kỷ ở học sinh có thể dễ dàng phát hiện nếu cha mẹ và thầy cô dành cho trẻ đủ tình thương...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort