Trẻ tự kỷ có hay cười không? Giải đáp thắc mắc

Nhiều phụ huynh thắc mắc “liệu trẻ tự kỷ có hay cười không?”, bởi trên thực tế khi mắc rối loạn này trẻ thường bị hạn chế về khả năng tương tác và giao tiếp xã hội. Ngoài ra trẻ còn bị khiếm khuyết về mặt trí tuệ cũng như hay có những hành vi rập khuôn và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ là một trong các tập hợp nhiều rối loạn phát triển ở nhiều mức độ khác nhau. Đây là một chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và thường khởi phát từ rất sớm, các triệu chứng tự kỷ xuất hiện khi trẻ được 3 tuổi và kéo dài dai dẳng cho đến khi trưởng thành hoặc có thể trở thành bệnh mãn tính đến suốt đời.

Theo số liệu thống kê hiện nay, tỷ lệ trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ đang ngày càng gia tăng đáng kể, cụ thể là cứ trong 100 trẻ thì sẽ có ít nhất 1 trẻ mắc phải chứng rối loạn phát triển này. Đáng quan tâm hơn đó chính là tỷ lệ bé trai có nguy cơ mắc tự kỷ cao hơn 4 đến 6 lần so với các bé gái.

Trẻ tự kỷ có hay cười không
Trẻ tự kỷ thường sẽ bị hạn chế về mặt trí tuệ, giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi.

Đặc trưng nổi bật nhất của trẻ tự kỷ đó chính là những khiếm khuyết về trí tuệ, khả năng ngôn ngữ, giao tiếp và phát triển hành vi yếu kém. Những đứa trẻ này sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc trò chuyện, giao tiếp với tất cả mọi người xung quanh. Đồng thời, trẻ cũng sẽ bị sa sút về mặt trí tuệ hoặc có các biểu hiện của tăng động.

Để có thể phát hiện tự kỷ ở giai đoạn sớm, các bậc phụ huynh nên chú ý quan sát trẻ qua các biểu hiện nhận biết sau đây:

  • Trẻ tự kỷ có sự bất thường về ngôn ngữ, đây cũng chính là một trong các biểu hiện dễ phát hiện nhất. Trẻ thường chậm nói, lời nói đơn điệu, không biểu cảm hoặc thường xuyên phát ra những âm thanh vô nghĩa. Một số trẻ có thể nói ngọng, nói đớt, nói to,…
  • Trẻ có những hành vi kỳ lạ, lặp đi lặp lại nhiều lần như đi nhón chân, lắc lư người, xoay vòng tròn,…Hoặc một số trẻ có thể tự gây thương tích cho bản thân bằng các bứt tóc, cào mặt, đánh vào thân thể,…
  • Trẻ ngại giao tiếp, có xu hướng thu mình, tách biệt với xã hội. Trẻ chỉ thích chơi một mình, chơi với những món đồ chơi quen thuộc mà trẻ yêu thích.
  • Cảm xúc của trẻ tự kỷ cũng biến đổi bất thường, khó nắm bắt được. Trẻ có thể vui buồn bất chợt.
  • Đôi lúc trẻ cũng có những hành vi chống đối, phản kháng, mất kiểm soát nếu có sự thay đổi nào đó diễn ra xung quanh.
  • Trẻ nhạy cảm với tiếng ồn, âm thanh, dễ hoảng sợ với những điều đó.
  • Chất lượng giấc ngủ của trẻ không được đảm bảo, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Khi phải tiếp xúc với các môi trường mới, trẻ thường cảm thấy căng thẳng và lo lắng.
  • Một số trẻ tự kỷ cũng có những khả năng vô cùng đặc biệt, ví dụ như khả năng ghi nhớ tốt, tính nhẩm nhanh, bắt chước, đọc được số từ rất nhỏ,…

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm chuyên gia của Đại học Missouri (Mỹ) cho biết rằng, đặc điểm khuôn mặt cũng có thể trở thành yếu tố giúp nhận biết trẻ tự kỷ. Theo đó, họ cho rằng những đứa trẻ có khuôn mặt rộng, to và mặt trên rộng hơn, mặt giữa (mũi và má) ngắn hơn, nhân trung và miệng rộng hơn bình thường thì có nhiều khả năng là trẻ tự kỷ.

Trẻ tự kỷ có hay cười không? Chuyên gia giải đáp

Với những đặc trưng về biểu hiện của trẻ tự kỷ nên nhiều người cũng thắc mắc rằng “Liệu trẻ tự kỷ có hay cười không?”. Có thể nói rằng, nụ cười chính là thứ quý giá và hồn nhiên nhất của những đứa trẻ. Trẻ con rất vô tư và trong sáng nên luôn thể hiện sự vui buồn một cách rõ ràng. Khi cảm thấy buồn bã, chán nản trẻ có thể khóc lóc ỉ ôi, nhưng khi vui vẻ, hạnh phúc trẻ sẽ phát ra tiếng cười thoải mái và đáng yêu nhất.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì nụ cười nếu được xét dưới góc độ hành vi thì sẽ liên quan đến 2 yếu tố đó chính là các biểu hiện trên gương mặt cùng với hướng nhìn về phía người khác. Tuy nhiên, những đứa trẻ tự kỷ đều bị khiếm khuyết về cả hai vấn đề này nên trong thực tế, đa số trẻ tự kỷ rất ít khi cười.

Trong kết quả của một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học California – Davis (Hoa Kỳ) chia sẻ rằng, những đứa trẻ thiếu sự giao tiếp, khả năng ngôn ngữ và tiếng cười khi tròn 6 tháng tuổi thì có nhiều khả năng mắc phải chứng tự kỷ. Trong vòng 5 năm, các nhà nghiên cứu cũng đã thực hiện cuộc khảo sát trên 2 nhóm trẻ bình thường và trẻ bị tự kỷ.

Trẻ tự kỷ có hay cười không
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trẻ tự kỷ rất ít khi cười.

Trong những tháng đầu đời, dường như cả 2 nhóm trẻ đều không có sự khác biệt quá rõ rệt. Tuy nhiên, kể từ tháng thứ 6 trở đi, các chuyên gia nhận thấy có đến hơn 80% các trẻ tự kỷ có vấn đề về khả năng giao tiếp, không tương tác bằng ánh mắt và nụ cười. Chính vì thế mà nhiều chuyên gia cũng cho biết rằng, ít hay cười cũng có thể được xem là một trong các dấu hiệu giúp nhận biết sớm chứng tự kỷ ở trẻ.

Một điều đặc biệt ở đây là trẻ tự kỷ có thể phát ra tiếng cười. Tuy nhiên, trẻ có xu hướng cười trong những tình huống kỳ lạ, không phù hợp và đôi khi không thể lý giải về nụ cười của trẻ. Trẻ có thể bật cười khi không có bất kì tình huống nào tác động đến hay còn gọi là “cười không chia sẻ”, giọng cười của trẻ có khi nhẹ nhàng, khúc khích nhưng cũng có lúc cười ré lên.

Tiếng cười của trẻ tự kỷ có khác lạ không?

Như đã chia sẻ, tiếng cười của trẻ tự kỷ dường như rất hiếm gặp và nó tiềm ẩn những điều kỳ lạ mà chúng ta khó có thể lý giải. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã dành thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu về tiếng cười của những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ. Họ cũng cho biết rằng, trẻ tự kỷ có tiếng người không giống với những đứa trẻ bình thường.

Đối với những đứa trẻ có sức khỏe tốt, trẻ có thường biểu hiện sự vui sướng, hứng thú của mình qua 2 kiểu cười cơ bản đó chính là cười thành tiếng và cười không thành tiếng. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận thấy, đối với trẻ tự kỷ dường như chỉ biểu hiện duy nhất một kiểu cười có phát ra âm thanh. Tiếng cười của trẻ chỉ để biểu hiện về trạng thái tích cực bên trong của bản thân chứ hoàn toàn không liên quan đến việc tương tác với xã hội bên ngoài.

Trẻ tự kỷ có hay cười không
Tiếng cười của trẻ tự kỷ rất thu hút bởi nó biểu hiện sự tích cực bên trong con người trẻ.

Các nhà khoa học còn tìm thấy một điều vô cùng đặc biệt đối với nụ cười của trẻ tự kỷ. Đó chính là tiếng cười của trẻ có thể làm thu hút mọi người xung quanh. Một nghiên cứu nhận thấy rằng, ngay cả khi một người nào đó biết hoặc không biết đó là người tự kỷ thì họ vẫn sẽ bị thu hút bởi tiếng cười mà họ tạo ra. Được biết, khi cười, người tự kỷ phát ra âm sắc vô cùng đặc biệt và chứa đựng nhiều cảm xúc tích cực nên dễ thu hút người khác.

Tiếng cười của trẻ tự kỷ không bao giờ xuất phát từ sự gượng ép mà nó biểu hiện chân thật sự tích cực bên trong của trẻ. Chính vì thế, cha mẹ không cần quá lo lắng hay phải cố gắng kiểm soát tiếng cười của trẻ nhỏ, hãy để con tự do và thoải mái với điều đó. Đôi khi trẻ tự kỷ có thể cười lâu hơn so với bình thường. Điều này cũng không đáng lo ngại bởi trẻ thường có sự đánh giá cao hơn về những chi tiết nhỏ nhặt và trẻ cảm nhận, hưởng thụ nó một cách trọn vẹn.

Bài viết trên đây đã chia sẻ và giải đáp chi tiết về thắc mắc “Trẻ tự kỷ có hay cười không?” của nhiều bậc phụ huynh. Mong rằng các bậc làm cha mẹ có thể hiểu hơn về trẻ tự kỷ và có biện pháp can thiệp, hỗ trợ trẻ một cách phù hợp để con yêu có hành trình phát triển tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ: Tổng hợp thực đơn tốt nhất

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ đóng vai trò quan trọng không kém các phương pháp can thiệp chính. Dinh dưỡng hợp lý...

Phương pháp AAC cho trẻ tự kỷ
Tìm hiểu Phương pháp AAC cho trẻ tự kỷ tăng khả năng giao tiếp

Phương pháp AAC cho trẻ tự kỷ được đánh giá có thể mang đến nhiều hiệu quả tích cực trong việc cải thiện khả năng...

Trẻ bị tự kỷ bẩm sinh: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

Trẻ bị tự kỷ bẩm sinh thường khởi phát triệu chứng từ rất sớm. Nếu chú ý, gia đình có thể phát hiện những dấu...

tự kỷ
Bệnh tự kỷ: Biểu hiện & Các loại tự kỷ được phân loại hiện nay

Dựa vào số liệu thống kê những năm gần đây nhận thấy, tỷ lệ người mắc bệnh tự kỷ đang ngày càng tăng cao và...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort