Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ và các phương pháp trị liệu
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có khoảng hơn 70% các trường hợp ở trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác và trong đó có gần 50% các trẻ có tối thiểu 3 rối loạn giác quan trở lên. Tình trạng này nếu không được trị liệu tốt và cứ kéo dài dai dẳng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sống của trẻ nhỏ.
Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phức tạp thường khởi phát từ rất sớm. Các triệu chứng, khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác xã hội hay hành vi, nhận thức, trí tuệ có thể xuất hiện từ những năm tháng đầu đời và kéo dài cho đến khi trưởng thành.
Trẻ tự kỷ phải liên tục đối diện với nhiều sự khó khăn trong quá trình giao tiếp, trẻ không thể tương tác tốt với những người xung quanh, bị hạn chế về mặt hành vi, khó kiểm soát cảm xúc của bản thân. Bệnh cạnh đó, trẻ mắc phải hội chứng này còn có nguy cơ cao mắc phải chứng rối loạn cảm giác hay còn gọi là Sensory Processing Disoders – SPD.
Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ là tập hợp các rối loạn phức tạp có liên quan đến não bộ, gây ảnh hưởng và làm xáo trộn các giác quan của trẻ, bao gồm thính giác, khứu giác, thị giác, xúc giác,….Hiểu theo một cách đơn giản thì rối loạn cảm giác chính là tình trạng mà trẻ nhỏ bị thừa hoặc thiếu quá mức về một hoặc nhiều giác quan nào đó.
Mỗi người sẽ có những ngưỡng cảm giác khác nhau, kể cả những trẻ tự kỷ cũng sẽ có những ngưỡng riêng biệt theo từng cá nhân. Tuy nhiên, so với những trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác thì ngưỡng của trẻ so cao hoặc thấp hơn quá mức gây nên nhiều tác động tiêu cực đến đời sống, làm suy giảm các chức năng hoạt động của trẻ.
Cụ thể, có hai trường hợp rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ cơ bản như sau:
- Trẻ có ngưỡng cảm giác thấp: Tức là trẻ sẽ vô cùng nhạy cảm với các yếu tố tác động ảnh hưởng đến giác quan. Trẻ luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng và hoảng loạn khi có quá nhiều sự tác động từ bên ngoài. Thậm chí có nhiều trẻ ở mức độ nặng sẽ cảm thấy bản thân đang phải đối diện với nhiều sự tác động cùng một lúc, nó khiến cho trẻ có cảm giác không an toàn.
- Trẻ có ngưỡng cảm giác cao: Ngược lại với những trẻ có mức ngưỡng thấp, trường hợp này khiến trẻ dường như không còn cảm xúc với bất kỳ điều gì xảy ra xung quanh, các yếu tố tác động không đủ để làm thỏa mãn cảm giác của trẻ. Những trẻ này thường sẽ khá thờ ơ, không quan tâm đối với những việc xảy ra xung quanh. Điều này khiến cho trẻ dần bị mất kết nối với thế giới bên ngoài.
Để có thể thỏa lấp được những rối loạn này, trẻ tự kỷ thường có những hành vi bất thường như liên tục nghịch ngợm, phá phách, chạy nhảy, la hét hoặc đặc trưng là liếm đồ đạc. Nếu bạn nhận thấy trẻ chỉ thích liếm đồ chơi, liếm bàn ghế hoặc bất cứ thứ gì cũng đưa vào miệng kèm theo dấu hiệu la hét dữ dội thì nhiều khả năng trẻ đang bị rối loạn cảm giác.
Dựa vào số liệu thống kê từ năm 2017 của bệnh viện Nhi trung ương cho biết rằng, có khoảng hơn 70% các trường hợp trẻ em mắc chứng tự kỷ gặp phải tối thiểu một rối loạn cảm giác. Đặc biệt, trong số đó có gần 50% các trường hợp trẻ tự kỷ bị từ 3 loại rối loạn giác quan khác nhau.
Theo đó, các chuyên gia còn cho biết thêm, phần lớn trẻ tự kỷ sẽ gặp phải rối loạn xử lý cảm giác tiền đình, tỷ lệ chiếm khoảng 55% và rối loạn thị giác, xúc giác, tỷ lệ chiếm hơn 35%. Tuy nhiên, không phải bất kỳ đứa trẻ nào mắc chứng tự kỷ cũng sẽ bị rối loạn cảm giác và không thể dựa vào sự suy giảm của mức độ rối loạn này mà cho rằng chứng tự kỷ đã được kiểm soát.
Các loại rối loạn cảm giác phổ biến ở trẻ tự kỷ cha mẹ cần lưu ý
Như đã chia sẻ, rối loạn cảm giác là tình trạng thường gặp ở trẻ tự kỷ. Có những trẻ chỉ mắc phải một rối loạn ở một giác quan nào đó nhưng cũng có nhiều trẻ gặp phải nhiều sự rối loạn khác nhau. Tình trạng này cần được can thiệp kịp thời để tránh gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống và sức khỏe của mỗi trẻ nhỏ.
Theo chia sẻ thì mỗi chúng ta luôn cần có những giác quan để có thể tiếp cận với thế giới bên ngoài. Chúng ta sử dụng thị giác để quan sát, ngắm nhìn mọi thứ xung quanh, dùng khứu giác để ngửi được những hương vị độc đáo, dùng xúc giác để cảm nhận chân thực qua da thịt, vị giác để nếm được những món ăn ngon, thính giác để lắng nghe những âm thanh,….
Tuy nhiên, trẻ tự kỷ lại bị hạn chế rất nhiều về các giác quan này, trẻ không thể cảm nhận mọi thứ xung quanh và cả bản thân bằng tất cả những giác quan đó. Điều này khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu và bức bối nên các bậc phụ huynh thường thấy trẻ giải tỏa bằng cách la hét, đập phá, chống đối, ăn vạ,…
Để có thể giúp trẻ cải thiện tốt tình trạng này, cha mẹ cũng nên hiểu rõ hơn về các loại rối loạn cảm giác ở trẻ. Theo nghiên cứu, các chuyên gia đã phân chia thành các nhóm cơ bản như sau:
1. Rối loạn xử lý thính giác
Trẻ tự kỷ mắc phải loại rối loạn cảm giác này sẽ vô cùng nhạy cảm với các âm thanh, tiếng động từ bên ngoài, dù đó chỉ là những tiếng rất nhỏ. Chính vì thế mà trẻ sẽ có xu hướng tránh né, thu mình và tách biệt khỏi thế giới bên ngoài để có thể hạn chế được tối đa những kích thích về mặt thính giác.
Được biết, phần lớn trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với âm thanh hoặc một số âm thanh nhất định. Khi nghe thấy các âm thành gây hoảng sợ, trẻ sẽ trở nên mất bình tĩnh, kích động, la hét, bịt tai lại hoặc chạy trốn.
Một số trẻ khác do ngưỡng thính giác quá cao nên trẻ trẻ dường như không thể thỏa mãn đối với các yếu tố tác động từ những âm thanh bên ngoài. Chính vì thế mà trẻ sẽ có xu hướng tìm kiếm và tự tạo ra các âm thanh để kích thích thính giác, chẳng hạn như nghiến răng, tự búng tay gần tai,…
2. Rối loạn xử lý xúc giác
Để có thể cảm nhận rõ nét về những thứ xung quanh thì con người cần tiếp xúc da thịt, sờ nắm, đụng chạm trên các vùng da của cơ thể. Tuy nhiên, đối với trẻ tự kỷ thì điều này gặp khá nhiều khó khăn, trẻ không thích ôm ấp, gần gũi, đụng chạm vào bất kỳ ai.
Rối loạn xử lý xúc giác ở trẻ tự kỷ làm cho trẻ có xu hướng luôn tránh né những người xung quanh, không muốn được tiếp xúc gần với bất cứ ai, kể cả những người thân thiết. Bên cạnh đó, trẻ cũng có xu hướng lựa chọn món ăn một cách kỹ lưỡng, chỉ thích ăn những món có chất liệu quen thuộc, dễ dàng biết rõ các nguyên liệu có trong món ăn.
Bạn sẽ dễ nhận thấy tình trạng này ở trẻ tự kỷ bởi trẻ sẽ tỏ ra rất sợ sệt, lo lắng khi phải đứng gần với một ai đó. Thậm chí trẻ còn có cảm giác đau, khó chịu tột độ khi tiếp xúc da thịt với mọi người xung quanh.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngược lại, trẻ tự kỷ có xu hướng muốn được ôm ấp, tiếp xúc da thịt ở mức độ mạnh. Trẻ thường ôm ghì lấy người khác, cảm thấy thích và có cảm giác an toàn khi được nắm chặt, ấn mạnh vào các bộ phận trên cơ thể.
3. Rối loạn xử lý thị giác
Đối với những trẻ có ngưỡng cảm giác thấp thường sẽ rất nhạy cảm với những tác động đến mắt, điển hình là ánh sáng. Khi thường xuyên né tránh việc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc sinh hoạt trong các không gian quá sáng khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu.
Nếu phải tiếp xúc với ánh sáng, trẻ thường nheo mắt, lấy tay che mắt hoặc tỏ ra rất lo lắng, sợ hãi. Ngược lại, ở những trẻ có ngưỡng cảm giác cao thì trẻ cần nhiều ánh sáng hơn. Trẻ có xu hướng tìm kiếm ánh sáng thông qua các vật dụng xung quanh, ví dụ như đèn, công tắc điện hoặc thích ở những nơi có nhiều ánh sáng.
4. Rối loạn xử lý tiền đình
Trẻ tự kỷ mắc phải chứng rối loạn cảm giác này thường sẽ gặp nhiều cản trở trong việc giữ thăng bằng và định hướng chính xác về mặt không giác. Cũng giống như chứng rối loạn tiền đình thông thường, trẻ nhỏ thường dễ cảm thấy choáng váng, chóng mặt khi đi đứng, vận động mạnh.
Do đó, trẻ tự kỷ thường có xu hướng tránh né các hoạt động chuyển động cơ thể, không thích tham gia các hoạt động thể chất. Trẻ thường chỉ nằm lì một chỗ, cơ thể liên tục cảm thấy mệt mỏi, chán chường.
5. Rối loạn xử lý cảm nhận bản thân
Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ khiến cho nhiều trẻ gặp phải khó khăn, cản trở trong việc xác định và cảm nhận chính xác về vị trí của các bộ phận trên cơ thể, kể cả tay, chân, đầu.
Rối loạn cảm giác xảy ra rất phổ biến ở trẻ tự kỷ, có gần khoảng 90% số trẻ tự kỷ mắc phải tình trạng này. Vấn đề này gây nên nhiều cản trở đối với sinh hoạt đời sống của trẻ, khiến trẻ khó có thể kiểm soát và thích ứng tốt với môi trường xung quanh.
Tham khảo thêm: Những trò chơi hàng ngày dành cho trẻ rối loạn cảm giác tốt nhất
Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác
Tự kỷ là một hội chứng rối loạn phức tạp và cần nhiều thời gian để có thể cải thiện. Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ một phương pháp nào được chính minh về hiệu quả chữa trị tận gốc tình trạng này, chủ yếu trẻ cần được giáo dục và trị liệu với nhiều liệu pháp khác nhau để phục hồi tốt các khiếm khuyết.
Đặc biệt, đối với trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác cần phải được quan tâm và áp dụng nhiều liệu pháp can thiệp khác nhau. Đây chính là một trong các lý do lớn khiến cho trẻ luôn cảm thấy khó chịu, bực dọc và có những hành vi tránh né, chống đối lại các yếu tố tác động từ bên ngoài.
Chính vì thế, cha mẹ cần phải chú ý nhiều hơn đến trẻ, kịp thời phát hiện các rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ để có biện pháp hỗ trợ trẻ kịp thời. Theo chia sẻ của nhiều chuyên gia, thì việc áp dụng các bài tập về xử lý giác quan có ý nghĩa to lớn đối với quá trình tác động đến vùng vô thức của trẻ, giúp trẻ chi phối được các hành vi mất kiểm soát của bản thân.
Trong quyển “Điều hòa cảm giác” của Micheal C. Abraham cũng đã chia sẻ và liệt kê chi tiết một vài bài tập hiệu quả để cải thiện tình trạng rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ. Đối với mỗi loại rối loạn khác nhau sẽ có những bài tập khác nhau, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu cụ thể để áp dụng phù hợp cho trẻ nhỏ.
1. Rối loạn xử lý thính giác
Các bậc phụ huynh có thể áp dụng tốt bài tập gõ sụn tai, vỗ xung quanh của tai và kéo vành tai để cải thiện thính giác cho trẻ nhỏ. Cụ thể cách thực hiện như sau:
- Sử dụng 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón cái) để nhẹ nhàng kéo tai của trẻ theo chiều từ trên xuống dưới.
- Dùng cả bàn tay để có thể ôm trọn phần tai của trẻ tự kỷ rồi từ từ bóp nhẹ khoảng 3 đến 5 lần.
- Thực hiện mỗi ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất.
2. Rối loạn xử lý xúc giác
Bài tập 1: Vuốt dọc cánh tay
Cách thực hiện: Bạn hãy sử dụng bàn tay để có thể từ từ vuốt nhẹ dọc trên tay của trẻ, vuốt từ phần ngoài bả vai cho đến mu bàn tay, các ngón tay. Tiếp đến hãy vuốt lên phần mặt trong của cánh tay, di chuyển khắp các mặt của lòng bàn tay và bắp tay.
Bài tập 2: Vuốt dọc lưng và bàn chân
Cách thực hiện: Tương tự như bài tập 1, bạn hãy sử dụng cả bàn tay để có thể vuốt dọc phần lưng của trẻ từ trên xuống dưới và ngược lại. Tuy nhiên, cần tránh chạm vào những vùng nhạy cảm như mông. Tiếp đến hãy vuốt nhẹ nhàng từ phần đùi đến đầu gối, đến mu bàn chân và các ngón chân (thực hiện cho cả hai chân).
Bài tập 3: Vuốt ngón tay và khớp tay
Cách thực hiện: Sử dụng 3 ngón tay (ngón cái, ngón giữa và ngón trỏ) để cầm vào ngón tay của trẻ, bắt đầu xoay lắc nhẹ nhàng. Tiếp đến hãy dùng cả 5 đầu ngón tay để có thể ôm trọn được ngón tay của trẻ, vuốt nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, vuốt đều cả các ngón tay.
3. Rối loạn xử lý thị giác
Để cải thiện tình trạng rối loạn cảm giác này ở trẻ tự kỷ thì các bậc phụ huynh hãy chú ý hướng dẫn và giúp trẻ thực hành bài tập di chuyển mắt theo quả bóng.
Cách thực hiện:
- Đối với trẻ nhỏ chưa thể tự điều khiển được phần đầu thì các bậc phụ huynh có thể hỗ trợ trẻ ở tư thế nằm và giữ phần đầu của trẻ. Hãy đặt quả bóng trước mặt trẻ để trẻ có thể nhìn theo hướng di chuyển của bóng.
- Đối với trẻ đã lớn có thể tự điều khiển sự di chuyển của phần đầu thì hãy cho trẻ ngồi trực tiếp lên ghế. Cha mẹ hãy ngồi đối diện với trẻ và cầm một quả bóng để di chuyển từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ gần ra xa để trẻ có thể nhìn theo.
4. Rối loạn xử lý tiền đình
Trẻ bị rối loạn xử lý tiền đình thường gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng nên có thể áp dụng bài tập ngồi trên ván thăng bằng để giúp trẻ điều chỉnh tốt hơn. Hoặc cha mẹ cũng có thể hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập đứng, ngồi, xoay tùy vào khả năng của trẻ.
Cách thực hiện:
- Cùng trẻ thực hiện các động tác di chuyển của cơ thể, ví dụ như quay trái, xoay phải, đứng lên, ngồi xuống, giơ tay lên, cúi thấp người để trẻ có thể dễ dàng thực hiện theo.
- Tiếp đến hãy nâng cấp bài tập bằng các động tác chống đẩy, yêu cầu trẻ giữ thăng bằng trên 2 chân và 1 tay, sau đó là trên 1 chân và 1 tay,…
5. Rối loạn cảm nhận cơ thể
Trẻ tự kỷ có thể dần cải thiện và gia tăng cảm nhận cơ thể thông qua các bài tập kéo dãn tay chân, một số động tác yoga,…
Cách thực hiện:
- Cho trẻ ngồi trên ghế hoặc trên giường, cha mẹ ngồi phía sau và ôm lấy người trẻ. Sử dụng cả hai cánh tay để đan vào nhau và ghì sát cơ thể của trẻ. Siết chặt và thả lỏng để trẻ có thể cảm nhận rõ hơn.
- Để trẻ nằm ngửa trên mặt sàn và uốn cong người lên trên, tay đặt ở phía sau. Tiếp đến hãy để trẻ nằm sấp lại và nâng người lên khỏi mặt sàn.
Lưu ý:
- Tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ đáp ứng của mỗi trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh hoặc chuyên gia nên áp dụng cường độ tập luyện phù hợp đối với trẻ.
- Quá trình thực hiện bài tập để cải thiện rối loạn cảm giác ở trẻ sẽ gặp nhiều trở ngại ở giai đoạn đầu. Trong trường hợp trẻ không thể thực hiện tốt thì nên có 2 người hỗ trợ trẻ, 1 người làm mẫu và 1 người giúp trẻ hoàn thành các thao tác đúng.
- Tránh thực hiện các bài tập trị liệu rối loạn thính giác, thị giác, tiền đình vào trước giờ đi ngủ để tránh gây mất ngủ cho trẻ.
Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ gây nên nhiều sự cản trở trong quá trình sinh hoạt và phục hồi sức khỏe ở trẻ. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ tiến hành thăm khám và chẩn đoán ở giai đoạn sớm để có thể áp dụng tốt các biện pháp can thiệp phù hợp, giúp trẻ cải thiện các giác quan hiệu quả và an toàn.
Có thể bạn quan tâm:
- Những kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ cần thiết và cách dạy cho trẻ
- Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt rất cần sự thấu hiểu
- Những nhu cầu của trẻ tự kỷ bố mẹ cần đặc biệt quan tâm
- Những hành vi của trẻ tự kỷ: Chú ý những điều bất thường
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!