Những kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ cần thiết và cách dạy cho trẻ
Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết về khả năng giao tiếp, khó khăn trong việc sử dụng lời nói, kiểm soát hành vi hoặc thậm chí không thể tự chăm sóc tốt cho chính mình. Đây đều là những kỹ năng xã hội quan trọng và cần được cải thiện cho trẻ tự kỷ để trẻ có thể hòa nhập tốt hơn với cộng đồng.
Đặc trưng của trẻ tự kỷ cha mẹ nên hiểu rõ
Các triệu chứng và dấu hiệu của trẻ tự kỷ có thể khởi phát từ rất sớm, ngay từ những năm tháng đầu đời và kéo dài dai dẳng cho đến trưởng thành hoặc thậm chí là cả đời nếu không được can thiệp kịp thời. Tự kỷ được xem là một hội chứng phổ biến bao gồm rất nhiều các rối loạn thần kinh khác nhau gây cản trở đối với đời sống, sức khỏe của người bệnh.
Những trẻ mắc phải hội chứng này thường sẽ không có quá nhiều sự khác biệt về mặt thể chất, hình thể bên ngoài. Trẻ vẫn có thể phát triển cao lớn, khỏe mạnh như bao người mà không gặp phải bất kỳ dị tật nào.
Tuy nhiên, trẻ tự kỷ lại gặp phải nhiều khiếm khuyết về các kỹ năng xã hội, chủ yếu là kỹ năng giao tiếp, tương tác bằng lời nói. Ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã bị thiếu hụt về các cử chỉ tương tác, không tỏ ra thích thú với những hoạt động diễn ra xung quanh và không vui cười với những người thân thiết, kể cả cha mẹ.
Trẻ tự kỷ thường hay chậm nói, có những trẻ khi đã lên 3, lên 4 nhưng vẫn không nói bất kỳ lời nói, chủ yếu chỉ la hét hoặc có những hành động lặp đi lặp lại bất thường. Khi được người khác trò chuyện, trẻ cũng sẽ liên tục tránh né việc nhìn thẳng vào mắt người đối điện hoặc thậm chí có xu hướng né tránh việc giao tiếp.
Để có thể sớm phát hiện ra trẻ tự kỷ, cha mẹ có thể quan sát vào những đặc điểm nổi bật như:
- Trẻ bị hạn chế về kỹ năng giao tiếp, không muốn tương tác với bất kỳ ai.
- Trẻ chậm nói, nói ngọng, nói không rõ ràng, nói lắp hoặc thường xuyên phát ra những âm thanh vô nghĩa, không đúng ngữ cảnh.
- Hay có những hành vi lặp đi lặp lại không rõ mục đích như xoay vòng, đi nhón chân, lắc lư người,….
- Trẻ bị thiếu hụt về các cử chỉ tay chân, không biết đưa tay ra nhận đồ, không nắm hoặc kéo tay người khác.
- Trẻ tự kỷ không giao tiếp bằng mắt.
- Trẻ tự kỷ thường không có phản ứng khi được người khác gọi tên nhưng lại rất nhạy cảm với các âm thanh, mùi vị, ánh sáng bên ngoài.
- Trẻ không có hứng thú với các hoạt động diễn ra xung quanh, không có nhiều sở thích như những đứa trẻ khác.
Các đặc điểm nhận diện của trẻ tự kỷ cũng có thể dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác ở trẻ em, cụ thể như chậm phát triển trí tuệ. Để có thể kịp thời can thiệp và hỗ trợ điều trị tốt cho trẻ, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán chính xác nhất, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp cho mỗi trường hợp.
Tìm hiểu thêm: 10 Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ được áp dụng phổ biến
Những kỹ năng xã hội cần dạy cho trẻ tự kỷ
Kỹ năng xã hội là nền tảng vững chắc để mỗi chúng ta có thể thích ứng và phát triển trong đời sống. Ngay từ khi mới chào đời và đặc biệt là những trẻ nhỏ khi bước vào độ tuổi đến trường càng phải được trang bị kỹ lưỡng về các kỹ năng xã hội cơ bản.
Tuy nhiên, trẻ tự kỷ lại bị thiếu hụt nghiêm trọng về vấn đề này, trẻ dường như không thể tương tác và giao tiếp tốt với mọi người xung quanh. Chính vì thế, trẻ tự kỷ thường có xu hướng sống tách biệt, không thể tạo dựng và duy trì tốt một mối quan hệ bền vững.
Những đứa trẻ này mắc phải rất nhiều các khiếm khuyết về kỹ năng xã hội và tất nhiên trẻ sẽ bị hạn chế rất lớn đối với các sinh hoạt đời sống hàng ngày. Chính vì thế, ngay khi nhận biết được chứng tự kỷ của trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến thăm khám cụ thể và áp dụng ngay các biện pháp cải thiện cho trẻ, giúp trẻ nâng cao tốt các kỹ năng xã hội cần thiết.
Tùy thuộc vào từng mặt hạn chế của trẻ mà các bậc phụ huynh có thể cân nhắc để áp dụng các biện pháp cải thiện kỹ năng xã hội hiệu quả như sau:
1. Kỹ năng giao tiếp
Đây được xem là kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất của mỗi con người. Tuy nhiên, phần lớn trẻ tự kỷ lại bị hạn chế về vấn đề này, thậm chí có những trẻ luôn luôn tránh né sự tương tác của mọi người xung quanh, tự tạo ra khoảng cách và luôn nhốt mình trong thế giới riêng.
Điều này gây nên nhiều cản trở trong quá trình tương tác xã hội, trẻ dường như không thể kết nối và hòa nhập tốt với mọi người xung quanh. Thậm chí có nhiều trẻ chậm nói, hoàn toàn không sử dụng lời nói để trò chuyện, tương tác với bất cứ ai dù trẻ đã đến tuổi đi học.
Kỹ năng này nếu không được cải thiện tốt sẽ dần khiến cho trẻ tự kỷ bị lùi lại phía sau, tách biệt hoàn toàn đối với xã hội và nguy cơ phát triển các vấn đề rối loạn tâm lý nguy hiểm. Do đó, cha mẹ cần phải chú trọng trong việc áp dụng các phương pháp cải thiện cho trẻ bằng cách:
- Thường xuyên trò chuyện và tương tác với trẻ.
- Dạy trẻ giao tiếp thông qua các trò chơi, hoạt động mà trẻ yêu thích.
- Tạo nhiều điều kiện để trẻ có thể gặp gỡ, vui đùa cùng với các bạn đồng trang lứa.
- Cải thiện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ thông qua hoạt động bắt chước
2. Kỹ năng ứng xử
Đi kèm với kỹ năng giao tiếp thì trẻ cần phải được dạy và hướng dẫn về những kỹ năng ứng xử, đối phó tốt với những tình huống khó khăn. Hoạt động này sẽ giúp trẻ biết được khi nào bản thân cần nói lời cảm ơn và xin lỗi, thể hiện nó một cách chân thành và đúng đắn nhất.
Nhờ thế mà trẻ nhỏ có thể tạo được ấn tượng tốt với người đối diện, lấy được thiện cảm từ những người xung quanh, đặc biệt là người lớn tuổi. Đồng thời, khi kỹ năng xã hội này được nâng cao hiệu quả, trẻ tự kỷ cũng sẽ dần hòa nhập tốt hơn với bạn bè, người thân và xã hội.
Để có thể tạo dựng được kỹ năng xã hội cơ bản này, cha mẹ cần phải cho trẻ được tiếp xúc nhiều với thực tế và đưa ra những tình huống giả định để trẻ có thể ứng xử phù hợp. Hãy bắt đầu dạy trẻ về những sự cơ bản trong giao tiếp, các phép lịch sự tối thiểu đối với những người xung quanh và cả chính bản thân.
3. Kỹ năng tự lập
Tự kỷ ở mức độ nhẹ và vừa sẽ không làm ảnh hưởng quá lớn đối với khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng và những khiếm khuyết của tự kỷ không được khắc phục sớm thì trẻ làm ảnh hưởng đến kỹ năng sinh tồn, tự lập của mỗi bệnh nhân, họ dần trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.
Việc cải thiện kỹ năng tự lập cho trẻ tự kỷ có thể giúp trẻ hình thành và duy trì các thói quen lành mạnh, loại bỏ những hành vi tiêu cực. Đồng thời, trẻ cũng sẽ dần nhận thức đúng đắn hơn về những việc mà mình cần phải làm, loại bỏ suy nghĩ ỷ lại vào những người xung quanh.
Cha mẹ hãy bắt đầu từ những việc đơn giản như xây dựng và rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt mỗi ngày, chẳng hạn như thức dậy sớm, dọn dẹp phòng ngủ, để dép ngay ngắn,…Ngoài ra, cũng nên hướng dẫn cho trẻ cách tự phục vụ bản thân như đánh răng, tắm, thay quần áo, lựa chọn trang phục phù hợp,…
4. Kỹ năng sinh tồn
Do trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết bởi rất nhiều khía cạnh và lĩnh vực trong cuộc sống nên dường như trẻ không có nhiều kỹ năng sinh tồn và không thể học hỏi tốt từ các hoạt động bên ngoài. Điều này có thể làm gia tăng các nguy cơ đe dọa đến sức khỏe, sự an toàn của trẻ nên cha mẹ cần phải chủ động rèn luyện và giúp trẻ nâng cao tốt.
Việc cải thiện tốt kỹ năng sinh tồn sẽ giúp cho trẻ nhỏ hiểu và biết cách phòng tránh tốt các tình huống gây nguy hiểm. Đồng thời trẻ cũng sẽ biết cách để thoát khỏi những mối đe dọa, đề phòng những hiểm nguy cơ thể xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống.
Ngay từ nhỏ, cha mẹ cũng nên giúp trẻ phân biệt cụ thể những việc đúng sai, biết đâu là những việc cần phát huy và đâu là điều cần hạn chế. Đối với trẻ tự kỷ, để hướng dẫn trẻ một cách tốt nhất, phụ huynh nên áp dụng các hoạt động thực tế hoặc dùng hình ảnh để minh họa, đồng thời cùng nên lặp đi lặp lại điều cần dạy để con có thể ghi nhớ tốt hơn.
5. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề khó khăn là một trong các kỹ năng xã hội cần được rèn luyện ở trẻ tự kỷ. Do thiếu hụt nghiêm trọng về khả năng tương tác, giao tiếp với mọi người xung quanh nên hầu hết trẻ tự kỷ sẽ dễ bị ảnh hưởng và bối rối, lo lắng quá mức khi đối diện với các tình huống khó khăn, cản trở xảy ra trong đời sống hàng ngày.
Cha mẹ cần phải hướng dẫn và cho con trải nghiệm thực tế để con có thể dạn dĩ, tự tin hơn trong cuộc sống. Khi trẻ có thể khẳng định bản thân và hiểu rõ vấn đề, trẻ cũng sẽ biết cách xử lý một cách dễ dàng hơn. Hãy dạy cho con khi nào cần tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh, khi nào cần giúp đỡ những người bên cạnh.
Để cải thiện những kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ không phải là điều dễ dàng và cần kiên trì, nỗ lực trong một thời gian dài. Các bậc phụ huynh, gia đình chính là điểm tựa vững chắc để có thể đồng hành và giúp con hoàn thiện hơn những kỹ năng thiếu sót do chứng tự kỷ gây ra.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ của bài viết trên đây, bạn đọc có thể hiểu và áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy trẻ tự kỷ năng cao các kỹ năng xã hội cần thiết. Nếu có thể giúp trẻ cải thiện tốt các khiếm khuyết này, trẻ tự kỷ sẽ dần hòa nhập hơn với cộng đồng và tự chăm sóc cho bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
- Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ: Phương pháp có hiệu quả tích cực
- Trẻ tự kỷ có chữa được không? Có trở lại bình thường được không
- Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ: Tổng hợp thực đơn tốt nhất
- Các dấu hiệu tự kỷ ở học sinh thường gặp cần chú ý để nhận biết
KỸ NĂNG ỨNG XỬ CHIA SẺ
1. Lứa tuổi: Bạn Lan 3 -4 tuổi
2. Tên kỹ năng: Ứng xử và chia sẻ
a. Mô tả kỹ năng: Bé Lan thường tức giận, cáu gắt, đánh em mỗi khi em giành đồ chơi với mình. Mẹ lấy đồ chơi ra chia cho em 1 cái, Lan 1 cái, 2 chị em cùng bỏ vào hộp.
b. Ý nghĩa kỹ năng: Biết được hành động tranh giành, giận dữ, đánh nhau là xấu. Giúp hạn chế tranh giành và biết nhường nhịn chia sẻ.
c. Những tình huống có thể áp dụng: Chơi cùng với các thành viên trong gia đình, chơi cùng bạn trên lớp và ở các môi trường công cộng tập thể: công viên, khu vui chơi.
3. Mô tả các bước hướng dẫn:
a. Chuẩn bị rổ đồ chơi
b. Ngồi xuống chơi
c. Quan sat mẹ hướng dẫn cho Lan 1 cái, em 1 cái, lần lượt bỏ vào hộp.
d. 2 chị em chơi cùng nhau
e. Dọn dẹp đồ chơi.
4. Viết 1 câu chuyện xã hội:
LAN CHƠI VỚI EM
Mình tên là Lan. Mình có 1 em trai tên là Phúc. Đôi khi mình thấy tức giận vì em hay giành đồ chơi của mình. Nhưng nếu mình đánh em thì chắc mình giống như mụ phù thủy. Mà phù thủy thì xấu xí và hung dữ. Sẽ chẳng ai thích chơi với phù thủy cả. Mình không muốn giống phù thủy. Mình muốn được yêu quí. Mình sẽ cố gắng nhường nhịn em, chia sẻ đồ chơi cho em, chơi cùng em, mình bê đồ chơi ra, rủ em chơi cùng, em chọn đồ chơi này thì mình chọn đồ chơi khác, mình 1 cái, em 1 cái rồi cùng bỏ vào ô hình thật là vui. Mình rất vui vì đã biết chơi cùng với em. Mẹ sẽ cũng rất hạnh phúc khi mình biết chơi với em và nhường nhịn em.