Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ: Tổng hợp thực đơn tốt nhất

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ đóng vai trò quan trọng không kém các phương pháp can thiệp chính. Dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện các rối loạn về hành vi, cảm xúc, giảm tăng động,… nhưng vẫn đảm bảo trẻ phát triển tốt về thể chất.

Mối liên hệ chặt chẽ giữa tự kỷ và chế độ dinh dưỡng

Tự kỷ đang là vấn đề lớn đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Trong hai thập kỷ trở lại đây, tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ tăng lên đáng kể. Mặc dù y học đã có những bước phát triển vượt bậc nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Tự kỷ khởi phát sớm và tiến triển dai dẳng suốt đời. Vì bệnh lý này ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh từ giao tiếp (ngôn ngữ) cho đến tương tác xã hội và hành vi nên cần phải kết hợp nhiều phương pháp trị liệu. Một trong những vấn đề quan trọng khi chăm sóc trẻ tự kỷ là chế độ dinh dưỡng hợp lý.

chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ có vai trò rất lớn trong việc nâng cao sức khỏe và cải thiện bệnh trạng

Các chuyên gia nhận thấy, một số thành phần trong thức ăn có thể khiến cho thần kinh của trẻ tự kỷ nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn. Chế độ ăn không cân đối sẽ làm tăng các hành vi kích động, cáu kỉnh, nóng nảy và tăng động.

Ngược lại, thực đơn ăn uống cân bằng và khoa học sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe, cải thiện các vấn đề thể chất và thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Các vitamin, khoáng chất trong thức ăn còn giúp xoa dịu và cân bằng cảm xúc hữu hiệu.

Trẻ tự kỷ có vị giác nhạy cảm và rất ít khi có cảm giác thèm ăn. Do đó, xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc và điều trị. Bởi thể trạng suy giảm sẽ kéo theo sự suy sụp về sức khỏe tinh thần và khiến cho các khiếm khuyết về ngôn ngữ, hành vi,… trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài những vấn đề trên, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ còn góp phần kiểm soát các vấn đề tiêu hóa. Rối loạn phát triển thần kinh không chỉ khiến trẻ có khiếm khuyết về ngôn ngữ và tư duy mà còn phải đối mặt với vô số các vấn đề thể chất như táo bón, rối loạn tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích,… Các vấn đề này hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu trẻ có chế độ ăn uống khoa học và cân bằng.

Trẻ tự kỷ nên ăn gì?

Trẻ tự kỷ cũng cần được cung cấp đầy đủ vi chất dinh dưỡng để phát triển thể chất và trí não. Tuy nhiên, do trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa nên khả năng hấp thu dinh dưỡng kém hơn so với trẻ khỏe mạnh. Để cải thiện bệnh trạng, gia đình nên tập trung cho trẻ bổ sung các nhóm thực phẩm như:

1. Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là axit béo không no rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với tim mạch và não bộ. Trẻ tự kỷ và trẻ bị chậm phát triển có nhu cầu Omega 3 cao hơn so với bình thường. Do đó, các loại thực phẩm giàu Omega 3 nên được bổ sung vào thực đơn ăn uống hằng ngày.

chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Các loại thực phẩm giàu Omega 3 rất tốt cho sự phát triển của trí não

Omega 3 thúc đẩy sự phát triển của não bộ, sửa chữa và phục hồi các tế bào thần kinh bị tổn thương. Các chuyên gia nhận thấy, bổ sung loại axit béo này thường xuyên sẽ giúp thuyên giảm một số vấn đề mà trẻ tự kỷ phải đối mặt như tăng động, hung hăng, lo lắng, căng thẳng, bốc đồng,…

Về lâu dài, chỉ số thông minh của trẻ tự kỷ có thể được cải thiện. Trẻ có thể tập trung tốt hơn, đồng thời khả năng ngôn ngữ và giao tiếp cũng có chuyển biến tích cực. Do đó, phụ huynh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3 (cá hồi, hạt chia, hạt óc chó, đậu nành, súp lơ,…) vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ.

2. Sữa chua

Táo bón, rối loạn tiêu hóa,… là những vấn đề mà trẻ tự kỷ phải đối mặt. Đây là lý do chế độ dinh dưỡng của trẻ nên có các loại thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn) như sữa chua. Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, qua đó thúc đẩy khả năng tiêu hóa và giúp cơ thể hấp thu tốt dinh dưỡng.

Trẻ tự kỷ thường thích các món ăn mềm, không phải nhai quá nhiều. Do đó, hầu hết trẻ đều khá thích món ăn này. Bố mẹ cũng có thể thêm các loại hạt, trái cây tươi vào sữa chua để làm mới thực đơn nhằm kích thích cảm giác thèm ăn và cân bằng vi chất dinh dưỡng cho trẻ.

3. Trái cây tươi tốt cho trẻ tự kỷ

Trái cây tươi là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe và được khuyến khích bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ. Khi chọn trái cây cho bé, bố mẹ nên lựa chọn các loại quả tùy theo sở thích. Thông thường, trẻ tự kỷ sẽ yêu thích các loại quả mềm và không quá chua như quả bơ, dưa gang, dưa lưới, dưa hấu,…

chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Nên thêm các loại trái cây tươi giàu vitamin vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ

Trái cây mang đến cho cơ thể nguồn nước, chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào. Bổ sung trái cây hằng ngày giúp trẻ có nhiều năng lượng và khỏe mạnh hơn. Một số nghiên cứu cho thấy, chất chống oxy hóa có trái cây có thể tiêu trừ gốc tự do, giải độc và sửa chữa những tổn thương trong tế bào thần kinh. Qua đó giúp ích rất nhiều trong việc tăng cường trí não và giảm nhẹ các triệu chứng tự kỷ.

4. Một số loại gia vị

Các loại gia vị như thìa là, nghệ vàng, hành tây và tỏi rất tốt cho trẻ tự kỷ. Các chuyên gia khuyến khích nên bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp. Tỏi và hành tây còn giúp cải thiện đường tiêu hóa, giảm tình trạng đau bụng và khó tiêu ở trẻ.

Trẻ tự kỷ thường nhạy cảm với mùi và vị nên có thể không thích các món ăn có mùi nồng. Vì vậy, gia đình chỉ nên dùng một lượng nhỏ gia vị khi chế biến món ăn. Khi trẻ đã dần quen, có thể tăng lượng gia vị cho đến khi đạt đủ liều lượng cần bổ sung trong một ngày.

5. Thực phẩm giàu vitamin D

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Journal of bone and Mineral Research cho thấy, hàm lượng vitamin D thấp có thể gia tăng nguy cơ bị tự kỷ. Do đó, trẻ tự kỷ được khuyến khích bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin D để cải thiện sức khỏe và giảm các triệu chứng bệnh.

Nồng độ vitamin D thấp có thể khiến cho triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ nên có các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, sữa nguyên kem, tôm, trứng, gan, các loại hải sản,…

chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Bổ sung vitamin D giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện các rối loạn ở trẻ bị tự kỷ và chậm phát triển

Ngoài tác dụng giảm nhẹ triệu chứng tự kỷ, vitamin D còn giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại những tác nhân gây tổn thương DNA và giảm các cytokine gây viêm. Hạn chế cytokine sẽ giúp hệ thần kinh trung ương hoạt động tốt, từ đó tăng khả năng tư duy, nhận thức và tiếp thu của trẻ tự kỷ.

Vitamin D còn giúp thúc đẩy phát triển chiều cao, cải thiện sức khỏe làn da, giảm stress và cân bằng cảm xúc. Với vô số những lợi ích đối với sức khỏe, thực phẩm giàu vitamin D gần như không thể thiếu trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ tự kỷ.

6. Thực phẩm giàu sắt

Tương tự như vitamin D, sắt là thành phần dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể – đặc biệt là với trẻ tự kỷ. Sắt tham gia vào quá trình hình thành bao myelin xung quanh dây thần kinh. Cung cấp đầy đủ sắt sẽ giúp cho quá trình này diễn ra thuận lợi, nhờ vậy các tế bào thần kinh sẽ được bảo vệ và tái tạo.

Trẻ tự kỷ có hệ thần kinh nhạy cảm và chậm phát triển hơn so với bình thường. Vì vậy, nên bổ sung thực phẩm giàu sắt để thúc đẩy phát triển tư duy, ngôn ngữ và nhận thức. Ngoài ra, sắt cũng cần thiết cho quá trình sản xuất tế bào hồng cầu, tham gia vào chức năng miễn dịch của cơ thể.

Sắt có trong nhiều loại thực phẩm nên gia đình có thể dễ dàng bổ sung cho trẻ tự kỷ. Các loại thực phẩm giàu sắt bao gồm quả mơ sấy, đậu, củ dền, thịt bò, gan, trứng gà, đu đủ, bí đỏ và rau dền.

7. Các loại rau, trái cây giàu vitamin C

Một số nghiên cứu cho thấy, bổ sung vitamin C có thể làm giảm các hành vi rập khuôn, định hình ở trẻ tự kỷ. Mặc dù nghiên cứu mới chỉ được thực hiện trong phạm vi nhỏ nhưng phần nào cho thấy tác động tích cực của vitamin C đối với bệnh tự kỷ.

Vitamin C có trong hầu hết các loại trái cây và rau xanh, đặc biệt nhiều nhất trong ổi, sơ ri, dứa, cam, bưởi và dâu tây. Nếu trẻ từ chối ăn trái cây tươi, bố mẹ có thể chế biến các món sinh tố, nước ép hoặc cho ăn kèm với sữa chua. Tuy nhiên, bố mẹ nên kiên nhẫn khi làm mới thực đơn bởi trẻ tự kỷ có xu hướng chống lại tất cả những thay đổi bao gồm cả việc ăn uống.

Trẻ bị tự kỷ nên kiêng ăn gì?

Trẻ bị tự kỷ nên kiêng ăn gì cũng là vấn đề các bậc phụ huynh cần quan tâm. Bởi một số thành phần trong thức ăn có thể làm nghiêm trọng triệu chứng của bệnh tự kỷ. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý còn làm gia tăng những vấn đề sức khỏe thể chất như rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡng, nhẹ cân,…

Để cải thiện sức khỏe cho trẻ tự kỷ, gia đình nên tránh cho trẻ dùng các loại thực phẩm sau:

1. Trẻ tự kỷ cần kiêng đường

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ nên hạn chế tối đa lượng đường. Trẻ nhỏ thường thích các món ăn và thức uống chứa nhiều đường. Tuy nhiên, khi bổ sung đường, não bộ sẽ tăng sản sinh dopamin khiến cho mức độ và tần suất của các hành vi tăng động tăng lên đáng kể.

chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ
Cần hạn chế món ăn, thức uống chứa nhiều đường trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ

Bên cạnh đó, các món ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, socola, nước ngọt,… cũng khiến cho trẻ biếng ăn và từ chối dùng các loại thức ăn lành mạnh. Đối với trẻ tự kỷ, bố mẹ nên dùng mật ong, chà là và tận dụng vị ngọt tự nhiên của các loại quả thay vì sử dụng đường. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện triệu chứng tăng động, duy trì đường huyết ổn định và nâng cao sức khỏe thể chất cho bé.

2. Nhóm thực phẩm chứa gluten

Gluten là một loại protein có trong các loại ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch,… Về cơ bản, gluten không gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những người có các vấn đề đường ruột, dung nạp gluten có thể khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Trẻ tự kỷ phải đối mặt với các vấn đề tiêu hóa mãn tính như hội chứng ruột kích thích và táo bón. Bổ sung các loại thực phẩm chứa gluten có thể khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng. Hơn nữa, gluten cũng là chất dễ gây dị ứng. Do đó, tốt nhất nên loại bỏ thực phẩm chứa gluten ra khỏi chế độ dinh dưỡng của trẻ tự kỷ.

Ngoài lý do trên, việc kiêng cữ gluten còn do chất này làm gia tăng rối loạn hành vi và cảm xúc ở trẻ tự kỷ. Khi gluten không được chuyển hóa sẽ tạo ra a-gliadin, a-gliadin sẽ gắn với opiod ở vị trí C và D kích hoạt những hành vi, cảm xúc bất thường. Việc loại bỏ thực phẩm chứa gluten ra khỏi chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ sẽ giúp giảm bớt các vấn đề về cảm xúc (tâm trạng) và hành vi.

3. Các nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng

Trẻ tự kỷ có cơ địa nhạy cảm hơn so với những trẻ khỏe mạnh. Các chuyên gia nhận thấy, trẻ tự kỷ dễ bị dị ứng với gluten và một số loại protein trong các loại đậu, hải sản,… Để tránh dị ứng, gia đình nên hạn chế cho trẻ tự kỷ dùng các loại thực phẩm như đậu phộng, mè (vừng), sứa.

4. Thực phẩm chứa casein

Casein là protein có trong sữa bò và một số loại chế phẩm từ sữa bò. Giống như các loại protein khác, casein rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên với trẻ bị tự kỷ, các loại thực phẩm chứa casein có nguy cơ gây dị ứng và khó dung nạp.

chế độ dinh dưỡng của trẻ tự kỷ
Kiêng cữ casein và gluten góp phần kiểm soát các triệu chứng ở trẻ tự kỷ

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng chế độ dinh dưỡng không gluten và casein để kiểm soát bệnh tự kỷ. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng kết quả của một số nghiên cứu phần nào đã chứng minh được hiệu quả của phương pháp này.

Các chuyên gia khuyến khích nên cho trẻ dùng sữa công thức không chứa casein. Ngoài ra, có thể cho trẻ uống sữa hạt thay vì sữa động vật. Loại bỏ casein ra khỏi chế độ dinh dưỡng của trẻ tự kỷ có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Đồng thời giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa thường gặp như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột kích thích.

5. Các loại thức ăn, đồ uống chế biến sẵn

Chức năng tiêu hóa của trẻ tự kỷ thường kém hơn so với bình thường. Để tránh các vấn đề sức khỏe, gia đình nên hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống và thức ăn chế biến sẵn. Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều gia vị, phẩm màu không tốt cho sức khỏe.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ nên tập trung vào các nhóm thực phẩm lành mạnh như rau xanh, sữa chua, món ăn ít gia vị và dầu mỡ. Nên kiêng các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, bacon (thịt xông khói), đồ hộp, snack,…

Một số vấn đề cần lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ gặp rất nhiều vấn đề khi ăn uống như ít có cảm giác thèm ăn, vị giác và khứu giác quá nhạy cảm, khả năng tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém. Ngoài ra, phần lớn trẻ tự kỷ đều có cơ địa dễ dị ứng và không hấp thu được một số loại protein.

Nếu không xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, trẻ tự kỷ sẽ phải đối mặt với tình trạng nhẹ cân, thiếu dinh dưỡng và chậm phát triển thể chất. Các triệu chứng tự kỷ cũng có thể nghiêm trọng hơn nếu chế độ ăn uống không được xây dựng khoa học.

chế độ dinh dưỡng của trẻ tự kỷ
Gia đình cần kiên nhẫn khi xây dựng thực đơn ăn uống cho trẻ tự kỷ

Khi trẻ bị chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ, gia đình nên trang bị thông tin về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý:

  • Việc kiêng cữ một số loại thức ăn có thể khiến trẻ thiếu chất dinh dưỡng. Do đó, gia đình nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các nhóm thực phẩm thay thế.
  • Cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn để trẻ có đầy đủ dưỡng chất phát triển thể chất và trí não.
  • Trẻ tự kỷ thường thích các món mềm, ít nhai như cháo, súp và canh bởi bản thân trẻ không có cảm giác thích thú khi ăn uống. Vì vậy, gia đình nên ưu tiên những cách chế biến này để trẻ có thể ăn uống điều độ.
  • Vị giác của trẻ tự kỷ vô cùng nhạy cảm nên trẻ có xu hướng từ chối một số món ăn mới. Để trẻ quen với mùi vị, hãy thêm một ít thực phẩm vào các món cháo và súp quen thuộc. Sau đó, tăng dần lên để trẻ có thể tiếp nhận các loại thực phẩm, món ăn mới.
  • Hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động kém và dễ bị rối loạn. Khi chăm sóc trẻ tự kỷ, gia đình nên theo dõi các triệu chứng trẻ gặp phải để kịp thời điều chỉnh thực đơn ăn uống cho phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe và giảm các triệu chứng tự kỷ. Mỗi trẻ sẽ có thể trạng và vị giác khác nhau. Do đó, gia đình cần kiên nhẫn, nỗ lực để có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp giúp bé cải thiện bệnh hiệu quả.

Tham khảo thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phương pháp TEACCH
Phương pháp TEACCH trong can thiệp sớm và giáo dục trẻ tự kỷ

Phương pháp TEACCH trong can thiệp sớm và giáo dục trẻ tự kỷ được đánh giá rất cao về hiệu quả. Hiện đang được ứng...

Trẻ tự kỷ sợ gì
Trẻ tự kỷ sợ gì? Những điều khiến trẻ hoảng sợ cần lưu tâm

Trẻ tự kỷ sợ gì là một trong những băn khoăn lớn của gia đình hay những người chăm sóc để tránh cho trẻ khỏi...

Hội chứng Rett
Hội chứng Rett khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và thể chất

Hội chứng Rett được biết đến là một dạng rối loạn thần kinh nghiêm trọng khá hiếm gặp nhưng những ảnh hưởng của nó đối...

quy trình can thiệp trẻ tự kỷ
Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ: Cần đúng mục đích và nguyên tắc

Quy trình can thiệp trẻ tự kỷ đúng cách, hợp lý, phù hợp với tình trạng hiện tại sẽ giúp trẻ tự kỷ tiến bộ...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort