Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ: Phương pháp có hiệu quả tích cực
Đặc trưng thường thấy ở trẻ tự kỷ đó chính là sự hạn chế về khả năng ngôn ngữ, trẻ chậm nói, nói ngọng, phát âm không chuẩn,…gây nên nhiều bất tiện trong quá trình giao tiếp. Do đó, để cải thiện tốt cho trẻ tự kỷ nên các chuyên gia thường áp dụng liệu pháp âm ngữ trị liệu giúp trẻ nâng cao khả năng ngôn ngữ hiệu quả và an toàn.
Âm ngữ trị liệu là gì?
Âm ngữ trị liệu hay còn được gọi là ngữ âm trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, đây chính là một trong các chương trình chuyên môn nhằm giúp đánh giá, can thiệp và phục hồi các vấn đề liên quan đến rối loạn âm ngữ, giọng nói, phát âm, giao tiếp, rối loạn nuốt hoặc các tình trạng có liên quan đến vấn đề thần kinh, ung thư, đột quỵ,…Việc thực hiện âm ngữ trị liệu là nhằm mục đích phục hồi khả năng giao tiếp, cải thiện các tình trạng phát âm, sử dụng lời nói, diễn đạt, hiểu ngôn ngữ ở trẻ.
Ngôn ngữ trị liệu thường sẽ được chia thành 2 phần chính, đó là :
- Khắc phục và giúp giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến âm lượng, khả năng phát âm khi nói, giao tiếp.
- Hiểu và có thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ thông qua nhiều hình thức khác nhau như ký hiệu, hình ảnh hoặc viết.
Nhờ vào quá trình này mà người bệnh có thể dần cải thiện khả năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ hiệu quả và được tham gia vào quá trình học tập, sinh hoạt, hòa nhập cộng đồng tốt hơn. Không chỉ thế, âm ngữ trị liệu còn có thể áp dụng hiệu quả đối với quá trình cải thiện rối loạn nuốt ở trẻ nhỏ, nâng cao kỹ năng nói ở người trưởng thành do các vấn đề chấn thương não, đột quỵ,…
Theo thống kê trên toàn thế giới nhận thấy rằng, có khoảng 15% dân số toàn cầu mắc phải nhiều dạng khuyết tật khác nhau và trong đó, khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp chiếm tỷ lệ cao. Ở các nước tiên tiến, phát triển nhất hiện nay, tỷ lệ người gặp phải các rối loạn ngôn ngữ, giao tiếp càng tăng cao. Cụ thể ở Hoa Kỳ chiếm tỷ lệ 7.75 và ở Úc chiếm 5% dân số.
Đặc biệt, tại nước ta, số người cần áp dụng âm ngữ trị liệu đã lên đến hơn 4 triệu người và đối tượng chiếm số đông đó chính là trẻ em ở độ tuổi trước khi đến trường. Chính vì thế mà nhu cầu được trị liệu ngôn ngữ đang ngày càng tăng cao và cần được tiếp cận nhiều hơn để có thể giúp người bệnh vượt qua được những trở ngại về giao tiếp.
Vai trò của âm ngữ trị liệu đối với trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một hội chứng phức tạp bao gồm nhiều tình trạng rối loạn thần kinh có liên quan đến não bộ. Người mắc phải chứng bệnh này sẽ đối diện với nhiều khiếm khuyết về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, hành vi, suy nghĩ, cảm xúc và trí tuệ.
Các triệu chứng của tự kỷ thường sẽ khởi phát từ rất sớm và kéo dài cho đến khi trưởng thành hoặc thậm chí là cả đời nếu không được can thiệp đúng cách. Theo chia sẻ của các chuyên gia ngay từ những năm tháng đầu đời, trẻ đã có thể phát sinh ra những dấu hiệu bất thường cảnh báo về chứng tự kỷ (trước 3 tuổi).
Tự kỷ khiến cho trẻ nhỏ bị hạn chế rất nhiều về mặt ngôn ngữ, trẻ chậm nói, phát âm không chuẩn, thường xuyên lặp đi lặp lại những âm thanh, từ ngữ vô nghĩa, không phù hợp với ngữ cảnh và gây nên nhiều cản trở đối với quá trình giao tiếp. Do đó, trẻ tự kỷ thường có xu hướng tách biệt với xã hội, ngại giao tiếp và thu mình.
Vấn đề này có thể được khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, sử dụng âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ là một trong các phương pháp được ưu tiên hàng đầu và nhận được nhiều sự đánh giá tích cực nhất.
Với biện pháp trị liệu này, trẻ nhỏ có thể dần cải thiện khả năng tiếp thu ngôn ngữ, phát triển kỹ năng nói, phát âm. Theo như chia sẻ từ các chuyên gia thì trẻ tự kỷ sẽ được cải thiện hiệu quả nếu có thể can thiệp sớm ngay từ những giai đoạn đầu.
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có đến hơn 70% các trường hợp trẻ tự kỷ bị khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp được trị liệu và cải thiện tốt khi được ứng dụng phương pháp âm ngữ trị liệu trước khi lên 5 tuổi. Mục đích chính của quá trình này đó chính là cải thiện khả năng sử dụng ngôn ngữ, giúp trẻ giao tiếp bằng lời nói, gia tăng vốn từ, chỉnh sửa phát âm để trẻ giao tiếp một cách thuận lợi hơn.
Tìm hiểu thêm: 10 Phương pháp trị liệu cho trẻ tự kỷ được áp dụng phổ biến
Một số phương pháp âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ
Tuy rằng tỷ lệ trẻ tự kỷ hiện nay đang ngày càng tăng cao nhưng số lượng trẻ được thăm khám và điều trị trong giai đoạn sớm lại bị hạn chế. Các dấu hiệu sớm của trẻ tự kỷ thường bị phớt lờ, bỏ qua và nhiều bậc phụ huynh chỉ xem đó là sự chậm phát triển bình thường ở trẻ nhỏ.
Một số bậc làm cha mẹ còn cảm thấy xấu hổ, suy sụp khi phát hiện con mình bị tự kỷ. Họ có xu hướng muốn che giấu và tự tìm cách để khắc phục các khiếm khuyết của trẻ ngay tại nhà, tự tìm thông tin, phương pháp áp dụng trên các trang mạng xã hội mà không trực tiếp cho trẻ đến thăm khám, can thiệp tại các cơ sở chuyên khoa.
Tuy nhiên, tự kỷ là một căn bệnh phức tạp và cần kết hợp nhiều biện pháp can thiệp khác nhau để có thể cải thiện và nâng cao các kỹ năng đang bị thiếu hụt. Đặc biệt là những trẻ đang ở độ tuổi chuẩn bị đến trường, nếu không kịp thời can thiệp và khắc phục tốt các khiếm khuyết mà tự kỷ gây ra thì nhiều khả năng trẻ sẽ không thể hòa nhập tốt với môi trường lớp học, bị tụt lại so với bạn bè.
Chính vì thế, nếu nghi ngờ con trẻ mắc phải các dấu hiệu của tự kỷ, đặc biệt là tình trạng rối loạn ngôn ngữ, khả năng giao tiếp bị hạn chế thì các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. Hiện nay, để có thể cải thiện các vấn đề rối loạn ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ, các chuyên gia thường ưu tiên áp dụng âm ngữ trị liệu với các liệu pháp hiệu quả, an toàn.
Cụ thể một số phương pháp âm ngữ trị liệu được áp dụng cho trẻ tự kỷ như:
1. Liệu pháp PROMPT
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có hơn 60% các trường hợp trẻ mắc chứng tự kỷ phải đối diện với ít nhất một rối loạn ngôn ngữ vận động, phổ biến nhất đó là khả năng sử dụng lời nói chủ ý. Trẻ gặp phải vấn đề này sẽ bị cản trở rất nhiều trong việc phát âm, phát âm không chuẩn, nói không rõ nghĩa hoặc chỉ có thể nói được những nguyên âm đơn giản.
Phần lớn những trẻ tự kỷ đều chậm nói, khó có thể phát âm và giao tiếp bằng lời nói một cách thuần thục, thậm chí có những trẻ không thể nói được một câu hoàn chỉnh, không biết cách đặt câu hỏi. Tình trạng này thường sẽ liên quan đến cấu trúc của cơ miệng, khiến cho trẻ không thể vận động ngôn ngữ linh hoạt như bình thường.
Đối với các trường hợp này, chuyên gia sẽ ưu tiên áp dụng liệu pháp PROMPT hay còn gọi là tái cấu trúc cơ miệng. Mục đích của việc trị liệu bằng PROMPT đó chính là hỗ trợ phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường có liên quan đến bộ phận phát âm của trẻ nhỏ, cụ thể là lưỡi, miệng và dây thanh.
2. ACC – cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ tự kỷ
ACC là tên viết tắt của Augmentative or Alternative Communication là một trong các chương trình được thực hiện để có thể giúp gia tăng khả năng giao tiếp, tương tác bằng lời nói đối với những người gặp phải khiếm khuyết về trí tuệ hoặc bất kỳ vấn đề nào gây ảnh hưởng đến lời nói. Tùy vào đối tượng cần hỗ trợ mà các chuyên gia sẽ cân nhắc để ứng dụng chương trình ACC ngắn hạn hoặc dài hạn.
Đối với trẻ tự kỷ, có rất nhiều phương pháp để áp dụng ACC. Tùy thuộc vào nhu cầu, khả năng đáp ứng, chi phí và tiên lượng cho mỗi cá nhân mà người bệnh có thể can thiệp cải thiện giao tiếp bằng nhiều cách khác nhau.
Cụ thể như ứng dụng ngôn ngữ ra dấu bằng tay, hình ảnh có thể giúp tiết kiệm được nhiều chi phí. Hoặc sử dụng các thiết bị giao tiếp bằng kỹ thuật cao, phổ biến như máy chuyển tải lời nói nhưng chi phí đắt đỏ hơn.
Để có thể tìm ra chương trình ACC thích hợp nhất cho mỗi tình trạng khiếm khuyết khác nhau thì chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá về khả năng sử dụng ngôn ngữ và lời nói của mỗi chương trình khác nhau. Tuy nhiên, quá trình đánh giá cũng cần phải được điều chỉnh để phù hợp cho từng mức độ khác nhau, đảm bảo kết quả được chính xác nhất.
Nguyên tắc áp dụng âm ngữ trị liệu
Để có thể hỗ trợ cải thiện tốt cho trẻ tự kỷ, bất kỳ một chương trình nào được áp dụng phải được thực hiện theo các nguyên tắc đã quy định để đảm bảo an toàn và mang đến kết quả tốt nhất. Khi sử dụng âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Cần linh hoạt trong việc ứng dụng các phương pháp để lựa chọn phù hợp với từng tình trạng và sự cải thiện của trẻ.
- Cần xác định rõ mục tiêu hỗ trợ ngay từ ban đầu. Âm ngữ trị liệu được ứng dụng cho trẻ tự kỷ nhằm chữa tình trạng bị khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp.
- Nên ưu tiên hỗ trợ cải thiện và cho trẻ áp dụng thực tế việc giao tiếp, tương tác trực tiếp cùng với gia đình, người thân trong những hoàn cảnh cụ thể và có ý nghĩa.
- Áp dụng các phương pháp từ đơn giản đến phức tạp để trẻ có thể dễ dàng đạt được những thành công, kích thích sự hứng thú và hấp dẫn ở trẻ.
- Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sự đáp ứng của mỗi trẻ tự kỷ mà chuyên gia cần phải đưa ra chương trình và liệu pháp phù hợp riêng biệt cho mỗi trường hợp khác nhau.
Âm ngữ trị liệu cho trẻ tự kỷ là một trong các phương pháp hiện đang được áp dụng khá phổ biến nhằm giúp trẻ có thể nhanh chóng cải thiện tốt khả năng ngôn ngữ, giao tiếp bằng lời nói. Tuy nhiên, khi phát hiện con trẻ có dấu hiệu của tự kỷ, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện uy tín để được chẩn đoán và hỗ trợ tư vấn, điều trị hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Phương pháp chữa tự kỷ bằng tế bào gốc thực hiện như thế nào?
- Trẻ tự kỷ có chữa được không? Có trở lại bình thường được không
- 9 Dấu hiệu của bệnh tự kỷ ở tuổi dậy thì và hướng can thiệp
- Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt rất cần sự thấu hiểu
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!