Phương pháp chữa tự kỷ bằng tế bào gốc thực hiện như thế nào?

Áp dụng phương pháp chữa tự kỷ bằng tế bào gốc có thể giúp ích rất nhiều cho quá trình cải thiện sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là khi được kết hợp cùng với việc can thiệp giáo dục. Đã có nhiều trường hợp trẻ tự kỷ được cải thiện tốt các kỹ năng khiếm khuyết và dần hòa nhập tốt hơn với cộng đồng nhờ vào biện pháp điều trị này. 

Khái quát về chứng tự kỷ

Tự kỷ hay còn có tên khác là rối loạn phổ tự kỷ, đây là thuật ngữ được sử dụng nhằm nói đến một nhóm, tập hợp các rối loạn phát triển thần kinh phức tạp. Những người mắc phải hội chứng này sẽ bị giảm hoặc không có khả năng tương tác, giao tiếp với mọi người xung quanh, hạn chế về mặt ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc và trí tuệ.

Các triệu chứng của tự kỷ thường sẽ khởi phát từ rất sớm, vào ngay những năm tháng đầu đời và phát triển dai dẳng cho đến khi trưởng thành nếu không được khắc phục tốt. Người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giao tiếp xã hội, luôn có xu hướng tránh né việc tiếp xúc, trò chuyện với mọi người xung quanh.

Bên cạnh đó, tự kỷ còn khiến cho nhiều người mất kiểm soát về hành vi, thường xuyên có những hành động bất thường, lặp đi lặp lại nhiều lần. Tình trạng này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống, khiến cho nhiều trẻ nhỏ bị mất dần các kỹ năng sống, năng lực học tập yếu kém, khó có thể hòa nhập tốt với cộng đồng.

Hiện nay, tỷ lệ trẻ nhỏ mắc phải chứng tự kỷ đang ngày càng tăng cao. Dựa vào số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ cho biết, chứng rối loạn phổ tự kỷ hiện đang ảnh hưởng đến 1/54 trẻ em 8 tuổi và con số này đang ngày càng gia tăng đáng kể. 

Nguồn gốc của phương pháp tế bào gốc

Theo như tìm hiểu thì phương pháp cấy tế bào gốc được nghiên cứu và ứng dụng đầu tiên vào năm 1991. Thời điểm này Giáo Sư A.I. Smikodub cùng với những người cộng sự của mình tại Đại Học Y Khoa Ukraine đã thành lập nên  trung tâm Emcell ở Kiev.

Mục tiêu chính của trung tâm này đó chính là ứng dụng phương pháp lấy tế bài từ thai nhi để có thể trị liệu cho những trường hợp mắc bệnh tự kỷ, bại não, tiểu đường, tim mạch, HIV, rối loạn thần kinh, viêm thấp khớp,…Dựa theo số liệu đã được báo cáo từ nhóm nghiên cứu này thì họ đã tiến hành trị liệu cấy ghép tế bào gốc cho hơn 7000 người bệnh và giúp họ cải thiện sức khỏe thành công mà không xảy ra bất kỳ một biến chứng hay tình huống nhiễm trùng nào.

chữa tự kỷ bằng tế bào gốc
Phương pháp cấy tế bào gốc được nghiên cứu và ứng dụng đầu tiên vào năm 1991

Tuy nhiên, báo cáo này vẫn không có sự kiểm chứng rõ ràng và cũng nhận được nhiều sự hoài nghi từ giới y học. Nhiều người cho rằng những thông tin và dữ kiện được đưa ra từ trung tâm Emcell đều không đảm bảo được tính khách quan và không đáng tin cậy bởi nó chỉ dựa vào những lời nói đến từ bệnh nhân.

Thời gian gần đây, cụ thể là vào 9/2020, Tạp chí khoa học danh tiếng thế giới Stem Cells Translational Medicine (Nhà xuất bản Wiley, Hoa Kỳ) đã  công bố nghiên cứu “Kết quả của việc ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương kết hợp với giáo dục can thiệp cho rối loạn phổ tự kỷ” được thực hiện bởi các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Tế bào gốc & Công nghệ gen Vinmec.

Đây cũng là một trong các cột mốc quan trọng giúp đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành y học nước nhà. Đồng thời cũng là công trình giúp cho Việt Nam trở thành một trong các quốc gia tiên phong về việc ứng dụng hiệu quả phương pháp chữa tự kỷ bằng tế bào gốc.

Các dạng tế bào gốc thường được dùng để chữa tự kỷ

Việc ứng dụng phương pháp chữa tự kỷ bằng tế bào gốc cũng từng là một trong các vấn đề được quan tâm và vướng phải nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng đây là một phương pháp đi ngược lại với đạo đức nghề nghiệp, không phù hợp với tôn giáo, chính trị. Bên cạnh đó, các ý kiến cho rằng việc ứng dụng tế bào gốc không thể đảm bảo tốt về mức độ an toàn bởi trước khi tiến hành cấy ghép không được xử lý cẩn thận về hóa chất để có thể làm thay đổi đi đặc tính trước đó.

Dựa theo luật pháp của một vài quốc gia như Nam Phi, Úc, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Anh đã nghiêm cấm việc ứng dụng phương pháp này trong các mục đích khác nhau. Nó chỉ được sử dụng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu y học tại các cơ sở chuyên về sinh hóa và trường y.

Theo như chia sẻ của các chuyên gia thì tế bào gốc có khả năng tự sinh sản và phát triển tốt thành những tế bào chuyên biệt. Hiện nay, để có thể chữa trị cho các trường hợp mắc chứng tự kỷ hoặc các vấn đề sức khỏe khác, người ta thường sử dụng các loại tế bào gốc sau đây:

  • Tế bào gốc của phôi thai từ 3 đến 5 ngày (Embronic stem cells – ESCs): Loại tế bào thường được sử dụng để cải thiện tình trạng bị chấn thương cột sống hoặc giúp phục hồi hoạt động của võng mạc. Tuy nhiên, ESCs lại rất khó kiểm soát và cũng là một trong các tế bào gốc gặp phải nhiều luồng tranh luận trái chiều bởi nó ảnh hưởng đến đạo đức. Do đó, có nhiều quốc gia hiện nay đã nghiêm cấm việc sử dụng loại tế bào này để trị liệu. Và cho đến hiện nay vẫn chưa có bất kỳ bệnh viện hay trung tâm trị liệu nào ứng dụng tế bào gốc ESCS cho trẻ tự kỷ.
  • Tế bào mầm lấy từ thai nhi phá trước 12 tuần tuổi (Fetal stem cells – FSCs): Loại tế bào gốc này sẽ được sử dụng để trị liệu cho người bệnh tự kỷ hoặc trẻ bị bại não. Tuy nhiên, nó chỉ được chấp nhận tại các quốc gia như Thái Lan, Trung Quốc, Ukraine, Nga,….Tuy nhiên, theo nghiên cứu nhận thấy rằng, đối với dạng tế bào gốc FSCs khó có thể đáp ứng tốt với cơ thể của người khác và cũng gặp nhiều trở ngại trong quá trình trị liệu.
  • Tế bào gốc trưởng thành (Adult stem cells – ASCs): Loại tế bào gốc này khác hoàn toàn so với những dạng tế bào gốc ESCs hay FSCs. Nó thường sẽ được tác ra từ rốn của trẻ sơ sinh hoặc từ tủy xương của những người lớn.
  • Induced pluripotent stem cells – ipSCs: Là loại tế bào gốc có sự kết hợp giữa các tế bào đa năng được lấy từ ASCs cùng với hóa chất giúp chuyển đổi thành những tế bào có chức năng chuyên biệt, điển hình nhất như tế bào thần kinh.
  • Designer stem cells – DSCs: Nhờ vào sự tác động của sinh hóa cùng với các tế bào gốc ASCs nên tế bào có thể hình thành các chức năng đặc biệt.

Nghiên cứu tế bào gốc chữa tự kỷ của GS, TS Nguyễn Thanh Liêm

GS-TS Nguyễn Thanh Liêm là Viện trưởng Viện nghiên cứu Tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec là một trong các nhà nghiên cứu nổi tiếng với rất nhiều các tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về các phương pháp điều trị mới, tiên tiến. Ngay từ khi là bác sĩ chuyên khoa ngoại nhi, ông đã cống hiến rất nhiều công sức cho y học, trở thành “vị cứu tinh” cho rất nhiều gia đình có người thân mang bệnh.

Cụ thể là vào năm 1997, ông chính là vị bác sĩ đầu tiên tại nước ta trực tiếp tiến hành cuộc phẫu thuật nội soi giúp điều trị cho bệnh nhân u nang ống mật chủ và thoát vị cơ hoành. Sau đó là hàng loạt các ca ghép gan, ghép thận và chữa trị cho trẻ em mắc chứng tự kỷ bằng tế bào gốc.

Vào tháng 9/2020 vừa qua, nghiên cứu khoa học về ứng dụng liệu pháp tế vào gốc trong quá trình điều trị bệnh tự kỷ do ông và nhóm cộng sự của mình đã được công bố chính thức trên tạp chí STEM CELLS Translational Medicine. Nghiên cứu được công nhận về kết quả có thể cấy ghép tế bào gốc để hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân thần kinh.

Theo như chia sẻ của GS-TS Liêm thì tự kỷ hiện đang là một trong các hội chứng rối loạn phổ biến và có sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể biết được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Các phương pháp như trị liệu tâm lý, liệu pháp hành vi, ngôn ngữ, thuốc cũng chỉ mang tính chất hỗ trợ, giúp kiểm soát các triệu chứng.

chữa tự kỷ bằng tế bào gốc
Nghiên cứu chữa tự kỷ bằng tế bào gốc của Vinmec đã được công bố trên tạp chí STEM CELLS Translational Medicine

Để cải thiện chứng tự kỷ, quá trình can thiệp giáo dục chiếm vị trí quan trọng và luôn cần thiết cho mỗi trường hợp bệnh. Tuy nhiên, vẫn cần tìm kiếm và nghiên cứu thêm về nhiều phương pháp bổ sung và thay thế hiệu quả hơn để giúp cho trẻ tự kỷ được điều trị triệt để, cải thiện sức khỏe, kỹ năng một cách hiệu quả nhất.

Hiểu được điều đó, nên GS-TS Liêm đã cùng những người cộng sự của mình để nghiên cứu về phương pháp tế bào gốc. Ông cho biết “Vì liệu pháp tế bào gốc đã cho thấy nhiều hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng điều trị một số loại tình trạng thần kinh khác nhau như bại não, chấn thương não, tổn thương tủy sống, các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng nó cũng có thể hữu ích trong việc điều trị ASD”.

Cuộc nghiên cứu của Viện nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec được thực hiện trên 30 trẻ em từ 3 đến 7 tuổi, tất cả đều đã được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ với mực độ ASD nghiêm trọng. Các chuyên gia sẽ tiến hành truyền tế bào gốc của chính bản thân mỗi trẻ thông qua khoảng giữa đốt sống thắt lưng thứ 4 và thứ 5.

Sau đó, trẻ sẽ được can thiệp giáo dục dựa theo Mô hình Denver Early Start trong vòng 8 tuần. Sau 6 tháng tiếp theo, chuyên gia sẽ tiến hành cấu tế bào gốc một lần nữa cho mỗi bệnh nhân và theo dõi, đánh giá trong các mốc thời gian 6,12, 18 tháng. Theo đó, trong suốt thời gian nghiên cứu, không nhận thấy bất kỳ các dấu hiệu khác lạ, bất lợi nào.

Sau quá trình nghiên cứu, mặc dù mức độ nghiêm trọng của chứng tự kỷ xét về cơ bản vẫn không thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết rằng, trẻ nhỏ đã có những thay đổi tích cực về ngôn ngữ, giao tiếp, hành vi, khả năng học tập cũng được cải thiện đáng kể, nhất là vào mốc thời gian từ sau 18 tháng.

Nhờ vào sự kết hợp của quá trình cấy tế bào gốc và can thiệp giáo dục, hành vi mà trẻ tự kỷ có thể giảm thiếu các rối loạn tăng động và mở rộng khả năng được đến trường. Cụ thể là trong 30 trẻ em mắc chứng tự kỷ năng, số lượng 28 em cần hỗ trợ ban đầu đã được giảm xuống chỉ còn 18 em.

Đây thực sự là một kết quả khả quan đối với nhóm nghiên cứu. Mặc dù chưa được hiểu rõ một cách chi tiết và cụ thể nhưng nó cũng được xem là một trong các minh chứng mang tính khả thi đối với quá trình ứng dụng chế bào gốc chữa tự kỷ. Điều này cũng được Giáo sư, bác sĩ y khoa Anthony Atala, Tổng biên tập Tạp chí STEM CELLS Translational Medicine, Giám đốc Viện Y học Tái sinh Wake Forest đánh giá cao.

Chữa tự kỷ bằng tế bào gốc là một phương pháp còn khá mới và vẫn đang vướng phải nhiều ý kiến khác nhau từ giới chuyên môn. Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám tại các cơ sở, bệnh viện chuyên môn uy tín để được tư vấn và hỗ trợ kỹ lưỡng, lựa chọn biện pháp can thiệp phù hợp cho từng tình trạng khác nhau.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

nhu cầu của trẻ tự kỷ
Những nhu cầu của trẻ tự kỷ bố mẹ cần đặc biệt quan tâm

Tự kỷ là một hội chứng tập hợp rất nhiều các rối loạn phát triển thần kinh liên quan đến não bộ thường gặp ở...

điểm mạnh của trẻ tự kỷ
Điểm mạnh của trẻ tự kỷ: 5 điều cần biết để khai thác tốt hơn

Những điểm mạnh của trẻ tự kỷ nếu được khai thác tốt có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, và hòa nhập tốt hơn...

Hội chứng Rett
Hội chứng Rett khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và thể chất

Hội chứng Rett được biết đến là một dạng rối loạn thần kinh nghiêm trọng khá hiếm gặp nhưng những ảnh hưởng của nó đối...

Trẻ nói chuyện một mình
Trẻ hay nói chuyện một mình có bất thường không? Cần làm gì?

Thói quen hay nói chuyện một mình của nhiều trẻ khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng và băn khoăn....

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort