Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Những tác hại khôn lường nên biết

Tự kỷ là một chứng rối loạn phức tạp về thần kinh gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của não bộ. Các triệu chứng khiếm khuyết về ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc, trí tuệ,…thường khởi phát ngay từ khi còn nhỏ và có thể kéo dài đến lúc trưởng thành, thậm chí là cả đời. Điều này khiến nhiều người lo lắng rằng “Liệu rằng bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Có gây ra tác hại nào không?”.

Bệnh tự kỷ là gì? Có nguy hiểm không?

Tự kỷ hay còn gọi là rối loạn phổ tự kỷ, tên tiếng anh là autism spectrum disorder – ASD là tập hợp nhiều rối loạn phát triển khác nhau gây ảnh hưởng lớn đối với quá trình hoạt động của não bộ. Hội chứng vô cùng phổ biến ở trẻ nhỏ, khởi phát từ rất sớm trước khi trẻ 3 tuổi và phát triển lâu dài cho đến khi trưởng thành.

Tự kỷ bao gồm nhiều khiếm khuyết ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Người bệnh thường sẽ gặp hạn chế trong việc sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp kém, không linh hoạt trong cử chỉ, hành động, trí tuệ kém,…Điều này gây nên nhiều tác động tiêu cực đối với cuộc sống, làm suy giảm khả năng học tập, làm chủ bản thân.

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không?
Bệnh tự kỷ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, đời sống của cá nhân và cả cộng đồng.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thì các triệu chứng của bệnh tự kỷ xuất hiện từ rất sớm và có thể phát hiện ngay từ khi trẻ được 6 tháng tuổi. Một số biểu hiện thường thấy ở trẻ tự kỷ như:

  • Trẻ chậm nói, không tương tác, giao tiếp với những người xung quanh.
  • Trẻ thường có những hành vi lặp đi lặp lại nhiều lần.
  • Trẻ thu mình, không muốn gần gũi, trò chuyện với bất kỳ ai.
  • Trẻ thay đổi cảm xúc bất thường, dễ kích động, nóng nảy.
  • Có những hành vi chống đối, phản kháng dữ dội.
  • Trẻ không sử dụng ngôn ngữ, ánh mặt để giao tiếp với người khác.
  • Trẻ nhạy cảm với tiếng ồn, âm thanh lớn hoặc ánh sáng.
  • Trẻ không quan tâm đến những hoạt động xảy ra xung quanh, đôi lúc chỉ chú ý đến một số đồ vật quen thuộc.
  • Trẻ không biết chơi những trò chơi giả vờ, tưởng tượng.
  • Khả năng chú ý và tập trung kém.

Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tự kỷ của trẻ nhỏ hiện đang gia tăng đáng kể. Ước tính cứ trung bình trong khoảng 100 em thì sẽ có 1 em mắc phải chứng rối loạn này và đặc biệt là tỷ lệ bé trai mắc bệnh cao gấp 4-6 lần so với bé gái.

Đây là một trong các vấn đề đáng lo ngại của nhiều bậc phụ huynh. Câu hỏi được liên tục đặt ra đó chính là “Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không? Có gây hại gì?”. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì đây thực sự là một chứng rối loạn phát triển rất nguy hiểm và gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực nếu không được can thiệp phù hợp.

Số liệu cho biết, có khoảng 20% các trường hợp trẻ bị tự kỷ bị hạn chế nghiêm trọng về khả năng giao tiếp, trẻ khó tương tác, không biết cách sử dụng ngôn ngữ, lời nói để trao đổi với mọi người xung quanh. Chính vì thế mà người tự kỷ thường có ít mối quan hệ xã hội, chỉ thích lẩn quẩn một mình.

Hơn thế, khi các biểu hiện tự kỷ ở trẻ không được phát hiện và khắc phục tốt sẽ khiến nó phát triển dai dẳng đến khi trưởng thành và gây nên nhiều hệ lụy đáng tiếc. Những người mắc bệnh tự kỷ thường sẽ có khả năng phát triển kém, dễ bị động kinh hoặc mắc chứng trầm cảm, thường sống thu mình, lo lắng quá mức.

Những trường hợp tự kỷ ở mức độ nặng nếu không được hỗ trợ tốt sẽ không có khả năng để hòa nhập với cộng đồng, họ không thể tự phục vụ bản thân và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Do đó, tự kỷ được xem là một vấn đề nghiêm trọng cần phải được quan tâm và hỗ trợ kịp thời để hạn chế các ảnh hưởng đối với đời sống của cá nhân và toàn xã hội.

Những tác hại khôn lường của tự kỷ

Như đã chia sẻ ở trên, tự kỷ được xem là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đối với bản thân người bệnh và cả cộng đồng. Trong thực tế đã có rất nhiều các trường hợp trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ nhưng không được thăm khám, điều trị kịp thời khiến cho các triệu chứng càng phát triển và gây nên nhiều hệ lụy to lớn về sau.

Một số ảnh hưởng mà chứng tự kỷ có thể gây ra như:

1. Cản trở sự phát triển của trẻ nhỏ

Theo nghiên cứu, tốc độ phát triển của não bộ những trẻ tự kỷ thường chậm hơn rất nhiều so với những đứa trẻ có sức khỏe bình thường. Trẻ sẽ không thể phát triển tốt các kỹ năng theo đúng những thứ tự nhất định và thường có sự gián đoạn hoặc khiếm khuyết về nhiều lĩnh vực đời sống.

Cụ thể một số trẻ nhỏ bị tự kỷ vẫn có khả năng dùng một vài từ đơn giản vào khoảng 10 đến 12 tháng tuổi đầu tiên. Tuy nhiên, tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng sẽ bị hạn chế trong quá trình phát triển, không có giai đoạn bùng phát ngôn ngữ giống như các đứa trẻ khác.

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không?
Những trẻ bị tự kỷ sẽ có quá trình phát triển chậm và nhiều khiếm khuyết hơn so với bình thường.

Không những thế, một số trẻ tự kỷ còn không thể sử dụng ngôn ngữ trong suốt những năm tháng đầu đời. Cho đến khi 2-3 tuổi nhưng trẻ vẫn không thể học hoặc nói được những từ đơn giản, thông dụng.

Một vài trường hợp khác, trẻ nhỏ vẫn có thể sử dụng lời nói nhưng đôi khi không dùng nó một cách phù hợp với đối tượng hay hoàn cảnh nhất định. Trẻ có thể bắt chước theo những âm thanh nghe được xung quanh, nói những từ không rõ nghĩa hoặc liên tục lặp đi lặp lại một từ, cụm từ nào đó.

2. Tự kỷ làm suy giảm khả năng thấu hiểu của người bệnh

Phần lớn những người tự kỷ thường chỉ quan tâm đến những suy nghĩ của bản thân, họ chỉ dành thời gian của mình để chú ý đến những gì mà bản thân mong muốn. Do đó, khi sống chung với người mắc chứng tự kỷ, bạn sẽ dễ cảm thấy cô đơn bởi họ khó có thể xem xét và đánh giá mọi việc theo nhiều góc độ khác nhau, đặc biệt là dựa trên suy nghĩ và cảm nhận của người khác.

Trẻ không có khả năng thấu hiểu và dự đoán về những mong muốn của mọi người xung quanh. Và đặc biệt trẻ cũng sẽ không thể nào tránh né được những hành vi, cử chỉ, lời nói gây tổn thương, tác động đến người khác. Trẻ dường như không hiểu được rằng, mỗi người đều có những mong muốn và nhu cầu riêng biệt.

Cũng chính vì lý do này mà những trẻ tự kỷ rất khó khăn trong việc tạo dựng và duy trì mối quan hệ với những người bên cạnh. Trẻ không thể đặt mình vào vị trí của bất kỳ ai và không thể đồng cảm với những suy nghĩ của người khác. Đối với trẻ tự kỷ, cần có nhiều thời gian và sự cố gắng hơn để phát triển sự thấu hiểu.

3. Bệnh tự kỷ làm giảm khả năng tương tác và tập trung

Trẻ tự kỷ thường có xu hướng sống tách biệt so với mọi người xung quanh, trẻ không có nhu cầu được giao tiếp hay tương tác với bất kỳ ai. Nhiều trẻ không sử dụng ngôn ngữ, thay vào đó chỉ là những cử chỉ tay chân khi cần trò chuyện với người khác.

Trẻ tự kỷ cũng không có nhiều phản ứng khi được người khác gọi tên, trong quá trình giao tiếp trẻ sẽ luôn né tránh ánh mắt của người đối diện. Thậm chí nhiều trẻ còn không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, trẻ ít khi cười với người thân, không tỏ vẻ vui mừng, hứng khởi khi được người khác nhắc đến.

Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không?
Tự kỷ khiến người bệnh giảm khả năng tương tác với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, trẻ tự kỷ cũng sẽ bị suy giảm về khả năng tập trung, trẻ không thể chú ý vào những thứ xung quanh hoặc những điều mà trẻ không quan tâm. Những đứa trẻ này thường chỉ có hứng thú với một hoặc một vài món đồ chơi hoặc hoạt động, chủ đề nhất định nào đó.

4. Hạn chế về khả năng đánh giá tổng thể

Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, những người mắc bệnh tự kỷ sẽ có nhiều xu hướng chú ý và nhìn nhận vấn đề theo các chi tiết thay vì nhìn tổng quát về nó. Ví dụ như khi đến khu vui chơi, những đứa trẻ bình thường sẽ nhìn thấy một nhà bóng với rất nhiều các quả bóng màu sắc. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ sẽ chỉ nhìn nhận đó chính là từng quả bóng đơn lẻ được đặt ở cùng một vị trí.

Khi nhìn thấy bất kỳ các sự vật, hiện tượng nào trẻ cũng chỉ có xu hướng nhìn vào những điều chi tiết nhưng lại bỏ quên cái tổng thể. Điều này cũng gây nên rất nhiều ảnh hưởng đối với cuộc sống, quá trình học tập và những sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Trẻ khó có thể nhìn bao quát về các vấn đề, không thể hiểu rõ tất cả những ý nghĩa của toàn bộ sự việc.

5. Tự kỷ ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát của trẻ

Với những khiếm khuyết của mà tự kỷ gây ra sẽ làm cho người bệnh gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt, bị hạn chế rất nhiều đối với đời sống hàng ngày. Phần lớn những đứa trẻ mắc phải chứng rối loạn phát triển này sẽ không có khả năng tự quản lý thời gian, không thể kiểm soát tốt hành vi, cảm xúc của bản thân và khó khăn trong việc điều chỉnh, sắp xếp, ghi nhớ, hoàn thành các công việc hàng ngày.

Trẻ dường như không thể kiểm soát tốt về mọi thứ xung quanh, kể cả về cảm xúc, hành vi của chính mình. Khi không thể điều chỉnh và quản lý tốt về những vấn đề này, trẻ sẽ không thể đảm bảo tốt quá trình học tập, giao tiếp hay bất kể những hoạt động xoay quanh cuộc sống.

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp trẻ tự kỷ tuy bị khiếm khuyết về nhiều khía cạnh nhưng lại sở hữu những khả năng vượt trội. Chẳng hạn như tính toán nhanh, ghi nhớ tốt, khả năng âm nhạc, hội họa,….Nếu có thể cải thiện những mặt hạn chế và tạo điều kiện phát huy các năng lực vốn có thì trẻ tự kỷ vẫn có thể phát triển tốt và cống hiến cho xã hội.

Thông tin bài viết trên đây đã giúp cho bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Bệnh tự kỷ có nguy hiểm không?’ và chia sẻ về một số tác hại khôn lường của nó. Tự kỷ có thể phát triển từ rất sớm nên các bậc phụ huynh cần chú ý quan tâm, chăm sóc để kịp thời phát hiện bệnh ngay từ nhỏ, giúp trẻ can thiệp và cải thiện hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tự kỷ điển hình, không điển hình: Biểu hiện và cách điều trị

Rất nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự hiểu đúng về tự kỷ điển hình và tự kỷ không điển hình. Điều này gây ra...

Phương pháp PECS
Phương pháp PECS trong can thiệp trẻ tự kỷ và rối loạn ngôn ngữ

Phương pháp PECS là hình thức dạy trẻ tự kỷ, rối loạn ngôn ngữ bằng hình ảnh với mục đích giúp trẻ nhỏ dần nâng...

Tự kỷ thoái lui
Tự kỷ thoái lui (rối loạn Heller): Hiếm gặp nhưng nghiêm trọng

Tự kỷ thoái lui là một trong các dạng tự kỷ hiếm gặp với đặc trưng là các triệu chứng khởi phát muộn ở trẻ...

dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi
Phát hiện các dấu hiệu tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi sớm, chính xác

Nếu có thể phát hiện sớm các dấu hiệu nhận biết tự kỷ ở trẻ dưới 2 tuổi sẽ giúp cho quá trình hỗ trợ...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort