Trẻ tự kỷ hay la hét: Nguyên nhân và cách giúp xoa dịu trẻ

Nhiều trường hợp trẻ tự kỷ hay la hét, giận dữ khiến các bậc phụ huynh hoang mang, lo lắng không biết trẻ đang gặp vấn đề gì. Đặc biệt, việc trẻ thường xuyên quấy khóc ở nơi công cộng còn ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách giúp trẻ bình tĩnh lại trong bài viết dưới đây.

trẻ tự kỷ hay la hét
Tình trạng kích động, la hét bất chợt của trẻ tự kỷ khiến nhiều phụ huynh bối rối không biết phản ứng thế nào.

Đôi điều về trẻ tự kỷ

Tự kỷ hay rối loạn phổ tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh không hiếm gặp ngày nay. Bé trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bé gái. Bệnh khởi phát sớm, thường được phát hiện trước khi trẻ lên 3, tiến triển suốt đời và chưa có biện pháp chữa trị tận gốc.

Nguyên nhân gây ra bệnh vẫn đang được nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học cũng đã chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng bao gồm:

  • Tổn thương não
  • Tính trạng di truyền
  • Biến chứng chu sinh
  • Nhiễm độc chì hoặc các chất độc gây tổn hại hệ thần kinh
  • Mẹ bầu bị căng thẳng, trầm cảm khi mang thai

Trẻ tự kỷ gặp hạn chế trong giao tiếp nên thường thích chơi một mình, không nói chuyện, thờ ơ với mọi người xung quanh. Trẻ cũng có những hành vi kỳ lạ như nói lẩm nhẩm một mình, lặp lại những cụm từ khó hiểu, sắp xếp đồ vật theo một thứ tự nhất định, có phản ứng rất dữ dội với một số màu sắc, âm thanh, hình dáng nhất định,…

Đặc biệt, trẻ tự kỷ thường la hét, giận dữ và có những hành động như cào cấu, đánh bản thân hoặc cha mẹ. Tình trạng này ở trẻ khiến nhiều bậc phụ huynh rất sợ hãi và lo lắng không biết phải làm sao để xoa dịu, giúp trẻ bình tĩnh lại.

Nguyên nhân trẻ tự kỷ hay la hét

Như đã nói ở trên trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong việc tương tác với mọi người xung quanh. Chính vì thế la hét, giận dữ là cách trực quan nhất để trẻ bộc lộ cảm xúc của mình. Việc la hét của trẻ có thể là do lo sợ, hoảng hốt, tức giận, không hài lòng hoặc muốn gây sự chú ý cho cha mẹ.

Khả năng giao tiếp hạn chế

Khả năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ tự kỷ bị hạn chế rất nhiều so với những đứa trẻ bình thường. Khi muốn thể hiện cảm xúc hay nhu cầu, trẻ không thể dùng lời nói mà thay vào đó là la hét, ăn vạ hoặc lẩm nhẩm những từ ngữ khó hiểu. Hành động này giúp trẻ giải tỏa sự bức bối của bản thân.

Ngoài ra, la hét cũng là cách trẻ muốn thu hút sự chú ý của những người xung quanh, đặc biệt là cha mẹ. Ví dụ như trẻ muốn ăn uống, lấy một món đồ hay mua một món đồ chơi nào đó.

trẻ tự kỷ hay la hét bình thường
Trẻ dùng cách la hét để bày tỏ mong muốn và giải tỏa cảm xúc.

Rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc cũng có thể khiến trẻ tự kỷ hay la hét. Trẻ tự kỷ thường rất nhạy cảm với những thay đổi xung quanh mình. Nếu cha mẹ tự ý thay đổi vị trí đồ vật, hoặc cố lấy món đồ trẻ đang giữ trong tay, trẻ có thể phản ứng dữ dội để thể hiện sự phản đối.

Ngoài ra trẻ tự kỷ luôn nhốt mình trong một thế giới riêng, không muốn tiếp xúc với mọi người nên tâm lý rất nhạy cảm. Trẻ không thể chịu được những tác động mạnh từ bên ngoài thế nên la hét, quấy khóc là cách duy nhất để trẻ bộc lộ cảm xúc. Những thay đổi dù là nhỏ nhất cũng khiến trẻ cáu kỉnh và có nhiều hành động tiêu cực như quấy khóc, la hét, quăng ném đồ vật hoặc cào cấu cha mẹ.

Rối loạn giác quan

Trong một số trường hợp, ngũ giác (bao gồm thính giác, xúc giác, khứu giác, thị giác và vị giác) của trẻ trở nên vô cùng nhạy cảm. Chính vì thế trẻ tự kỷ có xu hướng chỉ ăn một số thực phẩm có màu sắc trẻ thích, chăm chú lắng nghe một số âm thanh hay thích thú với một chất liệu nào đó.

Trẻ sẽ cảm thấy lo lắng, khó chịu và sợ hãi với một số yếu tố như âm thanh, màu sắc, mùi vị, hình dáng,… nhất định ví dụ như ở lâu trong những nơi ồn ào, có nhiều người qua lại, hay những chỗ có âm thanh hỗn tạp. Trẻ có thể trở nên sợ hãi, hoảng loạn và có những hành động bịt tai, nhắm mắt, chui vào chỗ tối hoặc la hét, ném đồ và tự làm đau bản thân để thể hiện sự phản đối và hoảng sợ.

Làm sao để xoa dịu khi trẻ tự kỷ hay la hét?

Hành động la hét của trẻ diễn ra rất đột nhiên. Cha mẹ sẽ không biết khi nào trẻ sẽ la hét, quấy khóc. Chính vì thế ở những nơi công cộng, các bậc phụ huynh thường cảm thấy bối rối, hoang mang không biết phải xử lý thế nào.

Trong những tình huống này, các bậc phụ huynh cần phải xử lý thật khéo léo để không làm tổn thương trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ tự kỷ khóc lóc, la hét vì cần giải phóng cảm xúc và sự căng thẳng. Việc phụ huynh la mắng hay sử dụng bạo lực chỉ khiến tình trạng của trẻ tồi tệ hơn.

Thường thì chúng ta có hai cách để xoa dịu những lúc trẻ tự kỷ hay la hét bao gồm: xoa dịu tức thời và giáo dục trẻ để hạn chế vấn đề lâu dài.

Biện pháp tức thời

Khi trẻ bắt đầu la hét, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là làm trẻ bình tĩnh lại. Nếu trẻ quấy khóc ở nơi công cộng, những người xung quanh sẽ bị làm phiền, và mọi người dễ có phản ứng không tốt với cha mẹ và trẻ. Phụ huynh nên lập tức thực hiện theo những bước sau nếu thấy trẻ la hét:

  • Ôm hôn và dỗ dành trẻ

Hành động ôm hôn, vuốt tóc và dỗ dành là những hành động thể hiện tình yêu thương trực tiếp. Những hành động này có tác dụng diệu kỳ trong việc giúp trẻ nhanh chóng bình tĩnh. Trẻ có thể cảm nhận tình cảm và sự an toàn từ cha mẹ. Từ đó cảm xúc lo sợ bất an sẽ giảm xuống, trẻ có thể từ từ dừng việc la hét.

trẻ tự kỷ hay la hét ăn vạ
Hãy giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ qua những hành động trực tiếp.
  • Giải quyết nguyên nhân khiến trẻ la hét

Nếu trẻ la hét vì ăn vạ, cha mẹ hãy phớt lờ, đừng khiến trẻ cảm thấy chỉ cần ăn vạ là đạt được mục đích. Việc nhượng bộ sẽ tạo một tiền lệ xấu, khiến trẻ luôn kích động và la hét nếu muốn đòi một thứ gì đó.

Trong trường hợp không rõ nguyên do khiến trẻ tự kỷ la hét, cha mẹ có thể thử một số cách sau:

  1. Bịt chặt hai tai trẻ, xem trẻ có phải đang sợ hãi âm thanh
  2. Xoay đầu trẻ vào người mình/sang chỗ khác
  3. Đưa trẻ một món đồ chơi thân thuộc để trấn an
  4. Hướng sự chú ý của trẻ vào một thứ khác
  5. Diễn lại hành vi của trẻ, giải thích đó là sai

Ngăn cản trẻ tiếp xúc với thứ khiến trẻ sợ hãi sẽ nhanh chóng giúp trẻ quên đi nỗi sợ. Tốt nhất là đưa trẻ đến một nơi ít màu sắc, yên tĩnh và riêng tư để trẻ bớt sợ hãi.

Biện pháp lâu dài

Cha mẹ có thể giảm thiểu hành động la hét của trẻ nếu có phương pháp giáo dục thích hợp. Điều quan trọng là giúp trẻ hiểu ra rằng, việc la hét không giúp cha mẹ biết trẻ đang cảm thấy thế nào. Sau khi trẻ đã bình tĩnh, hãy trò chuyện để hiểu hơn về cảm giác của trẻ. Sau đó tìm cách giúp trẻ thể hiện cảm xúc thông qua lời nói chứ không phải hành động quấy khóc.

  • Tìm hiểu về tự kỷ

Nếu trong nhà có trẻ bị tự kỷ, cha mẹ cần tìm hiểu thông tin về bệnh thông qua báo chí, sách vở, Internet hay những bậc phụ huynh khác. Phụ huynh cần hiểu rõ về bệnh để có cái nhìn chính xác về tình trạng của trẻ, giúp trẻ vượt qua những khó khăn.

Sự bao dung và thấu hiểu có thể giúp cha mẹ nhanh chóng nhận ra những biểu hiện dị thường của con. Từ đó có cách xử lý nhanh chóng và thích hợp khi con rơi vào tình trạng la hét. Nếu trẻ tự kỷ hay la hét, cha mẹ nên đừng giấu mà hãy cho họ hàng, láng giềng hay thầy cô giáo biết để mọi người cùng nhau giúp trẻ.

  • Nhẹ nhàng giải thích chứ không la mắng trẻ

Việc la mắng hay sử dụng bạo lực không giúp trẻ nghe lời và ngoan ngoãn hơn. Thay vào đó, tình trạng la hét sẽ ngày càng nghiêm trọng. Trẻ có thể cảm thấy sợ hãi trước sự giận dữ của cha mẹ. Về sau nếu cha mẹ chạm vào trẻ, trẻ có thể la hét dữ dội hơn vì sợ bị đánh.

Trẻ tự kỷ thường cảm thấy căng thẳng và bất an. Vì thế cha mẹ cần ân cần và dịu dàng lúc giáo dục trẻ. Hãy cho trẻ cảm giác an toàn, để trẻ biết rằng cha mẹ luôn bên cạnh cùng trẻ vượt qua khó khăn. Nếu cha mẹ cảm thấy khó khăn và không biết cách đối xử với trẻ cho phù hợp, hãy nhờ đến lời khuyên của chuyên gia.

Cha mẹ bên cạnh đó cũng nên thường xuyên khen ngợi trẻ. Phụ huynh hãy ghi nhận những điều tốt trẻ làm và khen thưởng thích hợp để trẻ cảm thấy tự tin, thích làm điều tốt và cảm nhận được sự yêu thương.

  • Ngồi thiền, tập yoga hoặc tham gia các hoạt động yên tĩnh

Thiền định, tập yoga, đi bộ, đọc sách, giải đố, vẽ tranh, viết nhật ký… là những hoạt động phù hợp để rèn cho trẻ cách quản lý cảm xúc. Yoga, đi bộ và thiền giúp trẻ thả lỏng cơ thể, kiểm soát tâm trí và hạn chế nóng giận. Vẽ tranh, viết nhật ký giúp trẻ giải phóng những cảm giác tiêu cực, thể hiện thế giới quan của trẻ thông qua màu sắc và hình khối.

trẻ tự kỷ hay la hét bài viết
Tập yoga vừa tốt cho sức khỏe tinh thần, vừa cải thiện sức khỏe thể chất của trẻ.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể tham gia làm việc nhà cùng cha mẹ để tập luyện kỹ năng, cải thiện độ linh hoạt cho tay chân, khả năng phản xạ và kích thích trẻ giao tiếp. Hãy chia nhỏ công việc, giúp trẻ thực hiện từng bước để luyện tính kiên nhẫn.

  • Cho trẻ đi học và tham gia hoạt động cộng đồng

Phụ huynh có con bị tự kỷ thường có suy nghĩ nhốt con trong nhà, tránh cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài vì sợ trẻ bị bắt nạt. Đây là quan niệm sai lầm. Trẻ càng không tiếp xúc với xã hội thì tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng. Trẻ sẽ dễ có những cơn kích động và la hét hơn bình thường.

Hãy cho trẻ đi học để hòa nhập với bạn bè đồng trang lứa. Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ kết bạn, cách duy trì mối quan hệ và cùng bạn bè chơi đùa. Chơi đùa cùng bạn bè có thể giúp trẻ thoải mái tinh thần, tìm hiểu những điều mới lạ, học cách chia sẻ, cũng như gia tăng kỹ năng giao tiếp.

Phụ huynh cũng nên dành thời gian đưa trẻ đi công viên giải trí, khu vui chơi, sở thú, rạp phim,… để trẻ quen với không gian rộng lớn và nhiều người. Đừng để trẻ ở nhà và tiếp xúc nhiều với TV, smartphone hay máy tính bảng. Những đồ vật này sử dụng nhiều chỉ khiến tình trạng của trẻ nặng hơn.

  • Đưa trẻ đến gặp chuyên viên tư vấn

Nếu tình trạng la hét của trẻ kéo dài và cha mẹ không có cách giải quyết hợp lý, hãy đưa trẻ đến gặp chuyên viên tư vấn. Các chuyên viên sẽ hướng dẫn cho cha mẹ phương pháp giúp trẻ nhanh chóng bình tĩnh. Ngoài ra, người tư vấn còn giúp theo dõi tình trạng của trẻ, đánh giá những tác động có nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ để cha mẹ tránh.

Điều cha mẹ không nên làm khi trẻ tự kỷ hay la hét

Trẻ tự kỷ có chướng ngại lớn trong giao tiếp. Vì thế trẻ chỉ có thể thể hiện cảm xúc qua những hành động như đánh người, quấy khóc hay la hét. Các bậc phụ huynh nên thông cảm và kiên nhẫn giáo dục để trẻ giảm bớt những hành động không tốt. Tránh dùng những biện pháp tiêu cực để cưỡng chế dừng cơn la lối của trẻ.

Dưới đây là những điều cha mẹ không nên làm với trẻ tự kỷ:

  • La mắng, phạt nặng hoặc dùng bạo lực với trẻ
  • Chiều theo ý trẻ dù trẻ có yêu cầu vô lý
  • Cảm thấy xấu hổ, dọa nạt trẻ chỗ công cộng
  • Coi trẻ như người bệnh, không đối xử với trẻ một cách bình đẳng
  • Giấu những người xung quanh về tình trạng của trẻ
  • Ít quan tâm đến trẻ
  • Né tránh khi trẻ la hét quấy khóc
  • Nhốt trẻ trong không gian kín lâu ngày
  • Cho trẻ xem TV hoặc dùng smartphone quá nhiều khiến trẻ nghiện điện thoại
  • Ngăn cản trẻ kết bạn
  • Buộc trẻ hoạt động quá sức
  • Ép buộc trẻ làm quá nhiều hành động trong thời gian ngắn
  • Đưa ra yêu cầu quá cao với trẻ
  • Thiếu kiên nhẫn khi nuôi dạy trẻ
  • Cho trẻ chơi những trò chơi bạo lực
trẻ tự kỷ hay la hét nhiều
Đừng cho trẻ tự kỷ chơi trò chơi bạo lực và sử dụng những thiết bị điện tử quá nhiều.

Trẻ tự kỷ hay la hét là một tình trạng không hiếm gặp. Trong những trường hợp này, cha mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử lý tình huống. Tránh nóng giận, la mắng và có hành động bạo lực. Hãy cho trẻ cảm giác an toàn, giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương và chia sẻ từ cha mẹ.

Nếu dùng nhiều cách nhưng tình trạng của trẻ không thuyên giảm, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc chuyên viên tâm lý. Các chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp phù hợp cho tình trạng của từng trẻ.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tự kỷ và Trầm cảm
Tự kỷ và Trầm cảm: So sánh sự khác biệt và hướng khắc phục

Tự kỷ và trầm cảm là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến rất hay bị nhầm lẫn bởi chúng có những đặc...

dấu hiệu tử kỷ ở học sinh
Các dấu hiệu tự kỷ ở học sinh thường gặp cần chú ý để nhận biết

Dấu hiệu tự kỷ ở học sinh có thể dễ dàng phát hiện nếu cha mẹ và thầy cô dành cho trẻ đủ tình thương...

Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ và các phương pháp trị liệu

Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy rằng, có khoảng hơn 70% các trường hợp ở trẻ tự kỷ bị rối loạn cảm giác...

Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ? Phân biệt trẻ chậm nói và tự kỷ

Chậm phát triển ngôn ngữ là triệu chứng điển hình ở trẻ tự kỷ. Do đó, không ít bậc phụ huynh băn khoăn trẻ chậm...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort