Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không? Vấn đề cần hiểu đúng

Tranh cãi trong việc trẻ tự kỷ có phải khuyết tật đã khiến trẻ không được hưởng các chính sách, trợ cấp về nhiều mặt. Thực tế hiện nay việc công nhận trẻ tự kỷ là khuyết tật vẫn còn nhiều bất cập và cũng chưa có nhiều các hỗ trợ trong giáo dục, an sinh khiến đời sống “trẻ đặc biệt” vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn.

Những tranh cãi trong xếp nhóm đối tượng cho người tự kỷ

Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển bẩm sinh được đặc trưng bằng 3 đặc điểm chính gồm khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp xã hội và hành vi. Con thường có xu hướng chậm nói, hành vi lặp đi lặp lại kỳ quặc, khó làm chủ và kiểm soát được cảm xúc, giác quan nhạy cảm quá mức cùng nhiều vấn đề khác.

Thống kê cho thấy tỷ lệ số người mắc chứng tự kỷ hiện nay đang có xu hướng tăng dần lên trong khoảng 15 năm gần đây ( hoặc nếu người tự kỷ không đi khám cũng sẽ không được thống kê đầy đủ ). Các cơ quan ban ngành đang ngày càng đưa ra thêm nhiều thông tin chính xác về hội chứng này để nâng cao nhận thức cho người dân.

Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật
Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật là một trong những vấn đề gây ra nhiều tranh cãi từ chính các cơ quan ban ngành

Tuy nhiên một trong những vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi liên quan đến hội chứng này chính là trẻ tự kỷ có phải khuyết tật hay là bệnh? Bởi việc xác định điều này có liên quan trực tiếp đến các chính sách hỗ trợ, chẳng hạn như chi phí sinh hoạt, điều trị, môi trường giáo dục cho nhóm trẻ đặc biệt này.

Vào năm 2019, Bộ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung đã đưa ra các kiến nghị cho rằng cần công nhận tự kỷ là một dạng khuyết tật và được hưởng các chính sách hỗ trợ đặc biệt, trong khi đó ông Nguyễn Viết Tiến – Bộ trưởng Bộ y tế lại không công nhận điều này và cho rằng tự kỷ là bệnh.

Theo đó, của ông Đào Ngọc Dung cho rằng người tự kỷ là người khuyết tật và đã được Bộ Lao động – thương binh và xã hội cho quy định tại thông tư 01 năm 2019. Tuy nhiên trái ngược, ông Nguyễn Viết Tiến lại cho rằng đã có  nghiên cứu chứng minh tự kỷ do gen và nếu do yếu tố này thì hoàn toàn có thể chữa được và là bệnh.

Nhiều gia đình cũng chia sẻ, trong quá trình làm giấy xác nhận khuyết tật để trẻ tự kỷ được hưởng các chính sách hỗ trợ cũng luôn nhận được những lời bác bỏ cho rằng tự kỷ là bệnh và có thể điều trị khỏi, trong khi rõ ràng những điều này đã được các nghiên cứu chứng minh là không chính xác.

Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật hay không được cho là vấn đề cần phải xác định chắc chắn bởi cho đến thời điểm hiện tại hầu như các chính sách dành cho trẻ tự kỷ là rất hiếm trong khi việc giáo dục hay chăm sóc cho đối tượng này lại tốn kém hơn những trẻ bình thường gấp nhiều lần.

Rõ ràng có thể thấy hiện nay các chính sách hỗ trợ cho người tự kỷ gần như là không có nhiều bởi những bất cập có liên quan đến vấn đề này. Nhiều gia đình vì không có đủ chi phí nên phải để con ở nhà, điều này làm lỡ mất “thời điểm vàng” quan trọng để cải thiện cho trẻ.

Xem thêm: Các dạng khuyết tật ở trẻ: Biểu hiện và hướng can thiệp

Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật?

Để biết chính xác trẻ tự có phải là khuyết tật hay không, trước tiên cần tìm hiểu một số điều luật, quy định của pháp luật có xoay quanh nội dung này, đây chính là những bằng chứng rõ ràng nhất để xác định.

  • Điều 1 số  06/1998/PL-UBTVQH10 về Pháp lệnh về người khuyết tật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Trong điều luật này đã đưa ra định nghĩa chung về người khuyết tật (tàn tật) như sau “ Người tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”

Xem xét về các biểu hiện của tự kỷ rõ ràng có thể thấy trẻ bị khuyết khuyết về chức năng ngôn ngữ, có làm suy giảm chức năng lao động và suy giảm chất lượng cuộc sống rõ rệt. Việc học tập hay sinh hoạt của trẻ tự kỷ cũng gặp nhiều khó khăn do khả năng nhận thức, ngôn ngữ hay hành vi đều yếu kém. Đây là yếu tố quan trọng để xác minh liệu trẻ tự kỷ có phải khuyết tật.

Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật
Trẻ tự kỷ đã được công nhận thuộc nhóm trẻ khuyết tật và được hưởng các chính sách hỗ trợ đặc biệt
  • Theo điều 2 NĐ 28-2012/NĐ-CP về các quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành điều luật của người khuyết tật

Trong thông tư này đưa ra những dạng tật (đối tượng được cho là khuyết tật) được hưởng chính sách cần có những dấu hiệu như sau

  1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.
  2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
  3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.
  4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
  5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
  6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Tiếp tục xem xét rõ ràng cũng thấy rằng người tự kỷ có đặc điểm khả năng nói giảm, phát âm có thể không thành câu hay tiếng một cách rõ ràng; có thể có những lời nói hay hành vi bất thường khó kiểm soát; có thể chậm hoặc không thể suy nghĩ về sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng.

Tuy nhiên nếu dựa trên các đề mục này để giải đáp chính xác  trẻ tự kỷ có phải khuyết tật hay không cũng không thể xác định được. Bởi nhiều trẻ tự kỷ có thể nghe hay nói ( dù hạn chế) nhưng việc xử lý âm thanh, nghe một số kiểu tiếng động hay nhìn một số mức ánh sáng lại khiến họ cực kỳ căng thẳng và khó chịu nên không thể đưa tự kỷ vào nhóm 1, 2, 3 phía trên.

Hay cũng không thể đưa trẻ tự kỷ vào nhóm 4 vì “khuyết tật thần kinh, tâm thần”  không đúng với bản chất được quy định về tự kỷ, đồng thời gây những định kiến không tốt trong sinh hoạt. Hay cũng không thể xếp vào nhóm 5 vì vẫn có những trẻ tự kỷ thiên tài, vẫn có thể nhận thức và trở thanh người có ích cho xã hội.

Ở nhóm 6, các dạng tự kỷ khác thì các đặc điểm đặc trưng của tự kỷ cũng không hoàn toàn đầy đủ. Chưa kể đến việc tùy ngưỡng tự kỷ mà các biểu hiện, triệu chứng, mức độ khiếm khuyết về ngôn ngữ hay hành vi cũng hoàn toàn khác nhau, trong khi đó nhiều đơn vị chưa đủ trình độ để xác định các ngưỡng nhẹ/ trung bình/ nặng này.

Rõ ràng trong các điều luật của Luật Người khuyết tật hoàn toàn không quy định cụ thể hội chứng tự kỷ thuộc dạng khuyết tật nào. Đây rõ ràng chính là nguyên nhân gây khó khăn trong khi áp dụng vào thực tế cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của người mắc chứng tự kỷ.

Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật không thì hiện nay thì các nước như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Thái Lan đều là những đất nước đi đầu trong việc công nhận người tự kỷ là người khuyết tật và được hưởng rất nhiều chính sách hỗ trợ từ sinh hoạt, học tập cho đến công việc từ giai đoạn thơ ấu cho đến khi trưởng thành.

Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH được đưa ra vào đầu 2019 bởi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành các quy định công nhận rằng rối loạn phổ tự kỷ được xếp vào dạng khuyết tật khác. Theo đó tại các biểu mẫu thông tin về mục dạng khuyết tật đã có đề cập đến hội chứng về rối loạn phổ tự kỷ.

Tuy nhiên ở hiện tại, câu hỏi trẻ tự kỷ có phải khuyết tật hay không tại Việt Nam vẫn còn đang nhiều bất cập. Kể cả khi tất cả các tài liệu đều đã đủ yếu tố công nhận người tự kỷ là người khuyết tật nhưng lại đòi hỏi cần các giấy tờ, được các đơn vị có thẩm quyền chứng minh là người khuyết tật thì mới được hưởng các chính sách hỗ trợ.

Trẻ tự kỷ được công nhận là khuyết tật được hưởng chính sách gì?

Vì sao cần phải giải đáp chính xác việc trẻ tự kỷ có phải khuyết tật hay không chính là để đảm bảo được các quyền lợi cá nhân có thể giúp đỡ trẻ và cả gia đình trong đời sống. Bởi như đã nói, tỷ lệ người tự kỷ có thể tự lập. có thể nuôi sống cho bản thân là rất thấp, có những đối tượng phải phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.

Trẻ tự kỷ có phải khuyết tật
Người tự kỷ hiện nay đã có nhiều môi trường hỗ trợ học tập và làm việc để tăng khả năng tự lập và chăm sóc bản thân

Hơn hết các chi phí để chăm sóc, điều trị, cho trẻ tham gia các chương trình giáo dục chuyên biệt là cực kỳ tốn kém, điều này trở thành một gánh nặng lớn cho các gia đình không có điều kiện. Cũng bởi vấn đề chi phí mà nhiều phụ huynh quyết định chỉ chăm sóc trẻ tại nhà thay vì đưa đến các môi trường giáo dục khác.

Giải đáp chính xác câu hỏi trẻ tự kỷ có phải khuyết tật và nếu được công nhận thì trẻ tự kỷ hay người tự kỷ nói chung sẽ hoàn toàn sẽ được nhận cấp hàng tháng theo hệ số 2.0 – 2,5 (720.000đ – 900.000d); các hỗ trợ đặc biệt về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, đào tạo về công việc để tự nuôi sống bản thân..

Trong tháng 5/2022, nhà nước cũng đã đưa ra quyết định về việc bổ sung thêm vào ngân sách hơn 500 tỷ đồng để tăng cường trợ giúp an sinh cho các đối tượng đặc biệt là người tâm thần và trẻ tự kỷ. Điều này đã cho thấy nhà nước Việt Nam đã thực sự quan tâm và công nhận người tự kỷ và người khuyết tật.

Mặt khác hiện nay, song song với sự cố gắng của nhà nước trong việc nâng cao đời sống cho người tự kỷ thì cũng có rất nhiều các đơn vị, nhà hảo tâm khác luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến các đối tượng này. Các chương trình giáo dục, khám sức khỏe miễn phí, các công ty hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người tự kỷ đã được thành lập và ngày càng được phổ biến, được người dân đón nhận nhiều hơn.

Dù vậy vẫn cần biết rằng mặc dù vấn đề xác định trẻ tự kỷ có phải khuyết tật đã được giải quyết nhưng hiện tại nguồn chính sách hỗ trợ hằng tháng lại chỉ đáp ứng cho người được đánh giá là khuyết tật nặng. Trong khi đó không phải đơn vị vào cũng có đủ chuyên môn để đánh giá mức độ này.

Tuy nhiên hiện nay việc phổ biến chính xác hơn về hội chứng tự kỷ đã được rất nhiều đơn vị thực hiện để tăng cường hiểu biết cho cho người thân, tạo được sự đồng cảm, thấu hiểu và quan tâm đặc biệt đến cho người tự kỷ. Do đó mà trẻ tự kỷ được điều trị sớm hoàn toàn có khả năng tham gia vào môi trường giáo dục hay sinh hoạt bình thường.

Nói chung, các quy định mới nhất ban hành đã giải đáp được băn khoăn “trẻ tự kỷ có phải khuyết tật hay không” cho dù vẫn tồn tại nhiều bất cập, khó khăn trong việc để người tự kỷ được tận hưởng các quyền lợi này. Dù vậy nhưng bạn có thể tin rằng, với sự phát triển của xã hội, người tự kỷ sẽ nhanh chóng có một đời sống chất lượng hơn, được học tập, được làm việc và hoàn toàn được hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ tự kỷ sợ gì
Trẻ tự kỷ sợ gì? Những điều khiến trẻ hoảng sợ cần lưu tâm

Trẻ tự kỷ sợ gì là một trong những băn khoăn lớn của gia đình hay những người chăm sóc để tránh cho trẻ khỏi...

Tự kỷ thoái lui
Tự kỷ thoái lui (rối loạn Heller): Hiếm gặp nhưng nghiêm trọng

Tự kỷ thoái lui là một trong các dạng tự kỷ hiếm gặp với đặc trưng là các triệu chứng khởi phát muộn ở trẻ...

giao tiếp với trẻ tự kỷ
Giao tiếp với trẻ tự kỷ: 12 Chiến lược hiệu quả dành cho cha mẹ

Một trong những trở ngại lớn nhất của trẻ tự kỷ là khả năng giao tiếp. Trẻ thích nhốt mình trong thế giới riêng và...

Tự kỷ điển hình, không điển hình: Biểu hiện và cách điều trị

Rất nhiều bậc phụ huynh chưa thật sự hiểu đúng về tự kỷ điển hình và tự kỷ không điển hình. Điều này gây ra...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort