Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ đúng chuẩn
Mỗi trẻ tự kỷ sẽ có những đặc điểm, nhu cầu và sở thích riêng. Vì thế, để giúp trẻ cải thiện hiệu quả, nâng cao tốt các kỹ năng sống thì việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ là điều vô cùng cần thiết.
Các yếu tố cần thiết để lên kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ
Để có thể thiết lập nên một kế hoạch giáo dục cá nhân hoàn chỉnh cho mỗi trẻ tự kỷ, yếu tố đầu tiên mà bạn cần biết và hiểu rõ đó chính là thực trạng của trẻ. Điều bắt buộc cần phải thực hiện đó chính là nắm rõ về tình trạng sức khỏe, các khiếm khuyết và mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng của tự kỷ đối với trẻ để có thể đưa ra nội dung giáo dục phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, việc nắm rõ về các thói quen, tình hình sinh hoạt của trẻ trong suốt quá trình phát triển cũng là điều cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên, người thực hiện kế giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ không chỉ cần biết rõ về những đánh giá sức khỏe thông qua việc ghi chép, chẩn đoán mà cần phải hiểu rõ sâu sắc về các đặc điểm cốt lõi của trẻ để hỗ trợ cải thiện tốt nhất.
Song song với đó, giáo viên cần phải xác định cụ thể về những suy nghĩ của trẻ tự kỷ cùng với gia đình trẻ để có thể đưa ra mục tiêu chính xác và cần thiết trong giai đoạn can thiệp. Cũng bởi trẻ tự kỷ có rất nhiều các vấn đề cần được giáo dục, tùy vào từng thời điểm mà mục tiêu hỗ trợ cần phải được xác định chính xác, biết rõ đâu là điều cần thiết và quan trọng.
Sau khi xác định cụ thể về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn thì nên bắt đầu vạch ra phương pháp, kế hoạch, nội dung để có thể hoàn thành tốt mục tiêu đó. Dựa vào những đánh giá về tình trạng của trẻ mà cần lựa chọn biện pháp, hướng giáo dục phù hợp. Trong quá trình hỗ trợ cho trẻ, nội dung của bản kế hoạch có thể được thay đổi và điều chỉnh linh hoạt để đáp ứng tốt nhu cầu của mỗi trẻ tự kỷ.
Trình tự xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ
Việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình cải thiện và nâng cao tốt các kỹ năng sống cho trẻ nhỏ. Nếu có thể được áp dụng tốt các kế hoạch can thiệp phù hợp thì trẻ nhỏ cũng sẽ dần khắc phục tốt các khiếm khuyết, phát triển những kỹ năng cần thiết để có thể hòa nhập tốt hơn với cộng đồng, nâng cao sự độc lập, tự chủ trong cuộc sống.
Để quá trình lập kế hoạch và áp dụng mang đến nhiều sự thành công thì người thực hiện cần phải tuân thủ đúng theo quy trình xây dựng. Việc đầu tiên cần làm đó chính là hiểu và nắm rõ về thực trạng và mức độ bệnh của mỗi đứa trẻ.
Cũng bởi mỗi trẻ tự kỷ sẽ có những đặc trưng riêng biệt nên việc giáo dục cũng cần được lập kế hoạch phù hợp cho mỗi cá nhân. Vì thế, để có thể hiểu rõ về những đặc điểm của trẻ, giáo viên hay người thực hiện kế hoạch cũng nên trao đổi kỹ lưỡng với cha mẹ, người chăm sóc trực tiếp cho trẻ để tìm hiểu sâu hơn về trẻ.
Tiếp đến, bắt đầu lên kế hoạch và đề xuất các phương pháp sẽ được áp dụng cho trẻ tự kỷ. Đồng thời, cũng nên liên lạc thường xuyên với phụ huynh của trẻ để có thể trao đổi tốt trong các biện pháp giáo dục, đưa ra những phương án can thiệp phù hợp với các nguyện vọng, nhu cầu của trẻ và cả phụ huynh, gia đình.
Trong quá trình can thiệp giáo dục cho trẻ tự kỷ, các phương án được đề ra cũng cần linh hoạt thay đổi và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu phát triển của mỗi trẻ. Người thực hiện cần phải theo dõi và đánh giá về cả quả trình, từ lúc khởi đầu cho đến thời điểm hiện tại để có cách phát huy và hạn chế tốt.
Do đó, cần phải ghi chép lại cẩn thận về những kết quả cũng như biểu hiện của trẻ trong suốt thời gian được giáo dục, đánh giá về các biểu hiện của trẻ, về những điều tiến bộ và những điều chưa thể hoàn thiện tốt. Dựa trên những ghi chép đó mà tiến trình giáo dục cho trẻ tự kỷ sẽ được thực hiện và sửa đổi hiệu quả hơn.
Thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển thần kinh kéo dài vĩnh viễn, các triệu chứng hay khiếm khuyết khó có thể được khắc phục triệt để. Phần lớn các biện pháp hỗ trợ can thiệp và giáo dục chỉ phần nào giúp cho trẻ nhỏ nâng cao được những kỹ năng sống còn thiếu sót để có thể trở nên tự chủ và hòa nhập tốt hơn, hạn chế được sự chăm sóc, giúp đỡ của mọi người xung quanh.
Bên cạnh đó, bất kỳ phương pháp can thiệp nào cũng sẽ tồn tại những mặt thuận lợi và khó khăn. Quá trình giáo dục cho trẻ tự kỷ cũng gặp phải nhiều cản trở và cần được kiên trì thực hiện trong khoảng thời gian dài mới có thể giúp cho trẻ ổn định tốt cuộc sống.
- Thuận lợi
Hiện nay, việc xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ đã được áp dụng rộng rãi tại các trường học, trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ đặc biệt. Việc hình thành nên quá trình này sẽ giúp các giáo viên và phụ huynh có thể phối hợp và cùng nhau thống nhất tốt các phương pháp can thiệp dành cho trẻ.
Bên cạnh đó, dựa vào bảng kế hoạch cụ thể, cha mẹ, giáo viên và nhà trường cũng có hiểu biết và ý thức tốt hơn trong việc hỗ trợ cho trẻ nhỏ. Đồng thời, bản thân các giáo viên, người thực hiện kế hoạch cũng có trách nhiệm hơn trong việc nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức chuyên môn để có thể hoàn thành mục tiêu đã được để ra trước đó.
Giáo viên và phụ huynh có thể nắm rõ về quá trình can thiệp và phát triển của trẻ tự kỷ. Hơn thế, họ cũng biết được mục tiêu chính của quá trình giáo dục nên dễ dàng hỗ trợ và thực hiện đúng theo quy trình mang đến nhiều lợi ích cho trẻ nhỏ.
- Khó khăn
Phần lớn các phụ huynh và giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ chia sẻ rằng, khó khăn và cản trở lớn nhất trong quá trình này đó chính là việc kết nối và phối hợp cùng với trẻ nhỏ. Trẻ tự kỷ sẽ bị khiếm khuyết rất nhiều về mặt giao tiếp, tương tác xã hội và có những hành vi bất thường, chống đối.
Bên cạnh đó, một số trẻ còn bị suy giảm về khả năng chú ý, không thể tập trung tốt vào bất kỳ hoạt động nào nên việc để trẻ đáp ứng vào các phương pháp can thiệp thường gặp phải nhiều sự khó khăn. Thông thường, để giúp trẻ được hỗ trợ tốt hơn, các phòng học cho trẻ tự kỷ sẽ được đảm bảo tốt về không gian, hạn chế tối đa các yếu tố tác động, làm xao nhãng từ bên ngoài.
Ngoài ra, dựa theo số liệu của một cuộc khảo sát nhận thấy rằng, có khoảng 56% giáo viên và hơn 60% phụ huynh đồng ý rằng, việc thiếu sự phối hợp giữa các nhóm hỗ trợ cũng là yếu tố cản trở và làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của chương trình giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ. Hơn thế, việc lựa chọn và thống nhất về mục tiêu của từng thời điểm can thiệp cũng là một vấn đề nan giải.
Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ tự kỷ là điều cần thiết và cần được thực hiện ngay trong giai đoạn sớm để trẻ có thêm nhiều cơ hội cải thiện, phát triển các kỹ năng sống. Mong rằng qua thông tin của bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu và biết thêm một số điều cần thiết trong quá trình can thiệp cho trẻ đặc biệt.
Có thể bạn quan tâm:
- Top 5 trung tâm can thiệp sớm trẻ tự kỷ, bại não tại Hà Nội uy tín
- Những kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ cần thiết và cách dạy cho trẻ
- Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt rất cần sự thấu hiểu
- Giáo viên cần làm gì khi gặp trẻ tự kỷ? Những điều cần lưu ý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!