Thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS là gì? Nội dung cụ thể

Bác sĩ và những người có chuyên môn sẽ có những phương pháp khác nhau để xác định mức độ tự kỷ ở trẻ. Càng xác định chính xác tình trạng hiện tại, những người có chuyên môn càng có cơ sở xây dựng liệu trình cải thiện phù hợp với sự phát triển của trẻ. Trong số những phương pháp phổ biến được sử dụng, thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS rất được tin dùng.

Thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS là gì?

Thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS là một trong những phương pháp chẩn đoán mức độ tự kỷ ở trẻ được sử dụng rất rộng rãi hiện nay. Thang đo CARS được phát triển bởi Eric Schopler, Robert Reichier và Barbara Rochen Renner với mục đích đánh giá hành vi và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS
Những tiêu chí mà thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS đặt ra giúp phụ huynh và các nhà trị liệu xác định chính xác hơn tình trạng tự kỷ của trẻ.

Điều làm nên sự khác biệt của CARS so với nhiều phương pháp tương tự là giúp phân biệt trẻ tự kỷ với các rối loạn chậm phát triển khác. Thông qua thang đo này, các nhà trị liệu có thể nhận ra sự khác biệt nếu trẻ mắc tự kỷ, hoặc chậm phát triển trí tuệ. Từ đó giúp các chuyên gia và phụ huynh dễ dàng xác định và phân loại trẻ tự kỷ chính xác hơn.

Thang đánh giá này CARS được thiết kế dành cho trẻ trên 2 tuổi, bao gồm 15 tiêu chí chấm điểm, với mỗi tiêu chí được chia thành 7 mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Một lần kiểm tra sẽ kéo dài từ 20 đến 30 phút. Thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS được xem là thang đánh giá lâm sàng chính xác nhất, và được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán tự kỷ.

Điểm số tổng hợp từ 15 tiêu chí sẽ thể hiện mức độ tự kỷ nhẹ, tự kỷ vừa phải hoặc tự kỷ nặng ở trẻ một cách trực quan nhất. Thôn qua đánh giá, các chuyên gia sẽ biết những vấn đề nào nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của trẻ để có liệu trình cải thiện phù hợp.

Những tiêu chí trong thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS

Để biết được vì sao thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS có thể đánh giá chính xác tình trạng tự kỷ của trẻ, chúng ta cần biết mười lăm tiêu chí chẩn đoán bao gồm những tiêu chí nào, đánh giá dựa trận những chuẩn mực nào. Mười lăm tiêu chí đánh giá tình trạng bệnh tự kỷ bao gồm:

  • Sự tương tác với những người xung quanh: Trẻ có thể hiện sự bất thường khi tương tác với những người xung quanh hay không? Những biểu hiện như ngại ngùng, khó chịu khi bị yêu cầu thực hiện hành động ở mức độ bình thường là phản ứng tự nhiên của trẻ. Điều cần lưu ý là những hành vi như tránh né tiếp xúc ánh mắt với người lớn, không phản ứng với những người xung quanh, bám lấy bố mẹ nhiều hơn so với trẻ bình thường, hoặc tách biệt bản thân với xã hội.
  • Khả năng bắt chước: Trẻ có thể bắt chước những âm thanh và hành vi phù hợp với lứa tuổi hay không? Trẻ có thể bắt chước hành vi vỗ tay, chỉ tay, quay đầu, hay nói những từ đơn đơn giản dựa trên sự giúp đỡ và khích lệ của người lớn hay không?
  • Khả năng thể hiện cảm xúc: Trẻ có thể hiện cảm xúc thông qua nét mặt và thái độ đúng với lứa tuổi và khả năng hay không? Trẻ có thể hiện cảm xúc đúng với tình huống hay không? Có sự thay đổi cảm xúc thất thường hay không? Đánh giá vê cách thể hiện cảm xúc là một yếu tố quan trọng trên thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS.
  • Các cử động và phản ứng của cơ thể: Trẻ có chuyển động cơ thể một cách nhẹ nhàng và thuận lợi hay không? Trẻ có gặp khó khăn trong việc phối hợp các động tác, hay có những cử động, hành vi khác thường không? Những biểu hiện bất thường xuất hiện với tần suất ít hay liên tục?
tiêu chí của thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS
Tất cả những hành vi hay phản ứng bất thường cùa trẻ trong mọi khía cạnh đều được phân chia và đánh giá một cách chi tiết.
  • Khả năng sử dụng đồ vật: Trẻ có biểu hiện thích thú, có tính chiếm hữu bất thường với một món đồ chơi nào hay không? Trẻ có hành vi kỳ lạ lặp đi lặp lại, cố gắng sắp xếp mọi thứ theo một thứ tự nhất định hay không?
  • Khả năng thích nghi với thay đổi: Trẻ có biểu hiện lo lắng, thay đổi cảm xúc mãnh liệt, cáu kỉnh và có những hành vi bạo lực như đánh, cắn cha mẹ khi thay đổi môi trường quen thuộc hay không? Trẻ có khó bị đánh lạc hướng, phản ứng quá mãnh liệt khi đồ chơi quen thuộc bị lấy đi, hay những đồ vật đã sắp xếp bị thay đổi vị trí hay không?
  • Phản ứng thị giác: Phản ứng và giao tiếp bằng mắt của trẻ có bình thường hay không? Trẻ có tránh né ánh mắt của cha mẹ và những người xung quanh, mất tập trung và không nhìn vào những điều đang làm? Những phản ứng thông qua giác quan của trẻ là mọt cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ tự kỷ trên thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS.
  • Phản ứng thính giác: Trẻ có phản ứng với những tiếng động xung quanh hay không? Trẻ có tò mò, xoay đầu sang hướng có tiếng động, hướng có những âm thanh lặp đi lặp lại, hay bỏ ngoài tai mà vẫn tiếp tục việc mình đang làm? Trẻ có phán ứng mạnh như bịt tai và hoảng sợ với một số âm thanh quen thuộc hàng ngày hay không?
  • Phản ứng vị giác, khứu giác và xúc giác: Trẻ có thường xuyên sử dụng các giác quan để khám phá thế giới không? Trẻ có thường xyên đưa những vật lạ vào miệng, ngửi và nếm những thứ không phải là thức ăn, quá nhạy cảm hoặc không chú ý đến cảm xúc đau đớn, nóng, hoăc lạnh hay không?
  • Phản ứng sợ hãi: Phản ứng và hành vi của trẻ có bình thường không? Trẻ có thể hiện sự sợ hãi, lo lắng, hồi hộp quá ít hoặc quá nhiều so với những đứa trẻ đồng trang lứa hay không? Trẻ có nhạy cảm hơn với một số sự vật và hiện tượng bình thường, hay không có cảm giác sợ hãi, nguy hiểm khi đối mặt với các tình huống bất lợi?
  • Giao tiếp bằng ngôn ngữ: Trẻ có giao tiếp bằng lời nói bình thường như trẻ đồng trang lứa hay không? Trẻ có biểu hiện chậm nói, không thể phát âm những từ ngữ đơn giản, không thể phát âm rõ ràng, ngữ điệu kỳ lạ, hoặc thường nói những từ ngữ vô nghĩa hay không? Trẻ có lặp lại từ ngữ một cách máy móc, không đạt đến mức độ phát triển ngôn ngữ cần thiết ứng với độ tuổi hay không?
  • Giao tiếp phi ngôn ngữ: Trẻ có khả năng giao tiếp phi ngôn ngữ hay không? Trẻ có hành động chỉ tay vào đồ vật khi muốn một thứ gì đó? Trẻ có thể hiểu được thái độ của những người xung quanh thông qua cử chỉ hay không?
  • Khả năng hoạt động: Trẻ có những hoạt động bình thường phù hợp với độ tuổi hay không? Trẻ có quá lười biếng hoặc quá hiếu động hay không? Trẻ có chuyển đổi nhanh chóng giữa hai trạng thái hoạt động hay không?
  • Trí thông minh: Trẻ có đạt mức độ hiểu biết như những đứa trẻ đồng trang lứa? Trí thông minh của trẻ trong một số lĩnh vực liên quan đến hoạt động não, tư duy logic,… có cao hơn nhiều so với mức bình thường?
  • Nhận định chung của người đánh giá: Người thực hiện đánh giá sẽ có nhận định riêng về tình trạng của trẻ dựa trên kinh nghiệm cá nhân. Nhận định này trên thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS khá quan trọng, vì người thực hiện là người tiếp xúc với trẻ nhiều nhất, hiểu rõ nhất tình trạng của trẻ
thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS
Cha mẹ cần đánh giá một cách chính xác tình trạng của trẻ để các chuyên gia có thể đưa ra chẩn đoán phù hợp nhất.

Người thực hiện bài đánh giá là người thường xuyên chăm lo cho trẻ, thường là cha hoặc mẹ. Phụ huynh sẽ chấm điểm tình trạng của con dựa trên 15 tiêu chí nói trên. Cách chấm điểm, và xếp hạng các hành vi trong từng hạng mục thuộc thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS như sau:

  • Các hành vi được chấm điểm từ 1 điểm đến 4 điểm. Trong đó, 1 điểm là mức độ bình thường, 2 điểm là mức độ nhẹ, 3 điểm là mức độ trung bình, và 4 điểm là mức độ nghiêm trọng.
  • Điểm giao động từ 15 điểm đến 60 điểm. Trong đó, 15 – 29.5 điểm là không tự kỷ, 30 – 36.5 điểm là tự kỷ dạng nhẹ đến vừa, 37 – 60 điểm là tự kỷ dạng nặng. Vây nên, 30 điểm là cột mốc dùng để xác định trẻ có bị tự kỷ hay không.

Sau khi đánh giá chính xác mức độ tự kỷ của trẻ, các chuyên gia sẽ tư vấn cách can thiệp phù hợp và lên lộ trình can thiệp hợp lý. Điều này giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quát hơn về tình trạng của con, và tập trung giúp con vượt qua khó khăn. Sau ba tháng cải thiện, trẻ sẽ được đánh giá lại để kiểm tra sự tiến bộ.

Quá trình đánh giá và cải thiện tình trạng tự kỷ cho trẻ

Các chuyên gia tư vấn tâm lý sẽ có những biện pháp giúp trẻ cải thiện những vấn đề từ nặng đến nhẹ dựa trên kết quả đánh giá của thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS. Cha mẹ có thể đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt để trẻ có môi trường học tập tốt nhất, và học một số cách dạy trẻ tại nhà để giúp trẻ tiến bộ nhanh hơn.

Cha mẹ sẽ được hướng dẫn cách dạy trẻ giao tiếp bằng mắt, cách dạy trẻ tự kỷ chỉ tay, cách nói chuyện, phát âm, hướng dẫn trẻ làm quen với thế giới, mở rộng tư duy và loại bỏ những hành vi kỳ lạ. Quá trình này đòi hỏi sự kiên trì và cố gắng rất nhiều từ gia đình để trẻ có thể hòa nhập và tiến bộ nhanh chóng.

Để trẻ có môi trường sinh hoạt tốt, giúp trẻ tự tin hơn và học cách xây dựng những mối quan hệ, gia đình nên đưa trẻ đến các trung tâm giáo dục đặc biệt để trẻ được gặp bạn bè và thầy cô. Các chuyên gia tại trung tâm sẽ xác định mục tiêu, và lên lộ trình cải thiện chung và riêng cho từng trẻ, giúp trẻ phát triển hoàn diện hơn qua một số phương pháp như:

  • Giúp trẻ nâng cao khả năng nhận thức và diễn đạt
  • Giúp trẻ tư duy lôgic theo phương pháp Montessori.
  • Trị liệu ngôn ngữ và giao tiếp
  • Trị liệu hành vi
  • Phương pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ
  • Hoạt động trị liệu
  • Liệu pháp tâm vận động
  • Bài tập giao tiếp tăng cường và thay thế
  • Trò chơi trị liệu
  • Phương pháp nhóm
  • Phương pháp TEACCH
thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS
Cha mẹ nên đưa trẻ đến những trung tâm giáo dục đặc bệt để trẻ được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, và học cách hòa nhập với xã hội.

Thang đánh giá mức độ tự kỷ CARS hiện nay vẫn là một trong những công cụ đánh giá tình trạng tự kỷ ở trẻ chính xác và thông dụng nhất. Thông qua thước đo này, cha mẹ và các chuyên gia trị liệu sẽ biết cách giúp trẻ cải thiện những thiếu sót trong hành vi và suy nghĩ, tiến bộ dần theo thời gian.

Có lẽ bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hội chứng Rett
Hội chứng Rett khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ và thể chất

Hội chứng Rett được biết đến là một dạng rối loạn thần kinh nghiêm trọng khá hiếm gặp nhưng những ảnh hưởng của nó đối...

Tự kỷ và Trầm cảm
Tự kỷ và Trầm cảm: So sánh sự khác biệt và hướng khắc phục

Tự kỷ và trầm cảm là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến rất hay bị nhầm lẫn bởi chúng có những đặc...

chữa tự kỷ bằng tế bào gốc
Phương pháp chữa tự kỷ bằng tế bào gốc thực hiện như thế nào?

Áp dụng phương pháp chữa tự kỷ bằng tế bào gốc có thể giúp ích rất nhiều cho quá trình cải thiện sức khỏe của...

điểm mạnh của trẻ tự kỷ
Điểm mạnh của trẻ tự kỷ: 5 điều cần biết để khai thác tốt hơn

Những điểm mạnh của trẻ tự kỷ nếu được khai thác tốt có thể giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, và hòa nhập tốt hơn...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort