Chứng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ và các biểu hiện nhận biết

Rối loạn giác quan là tình trạng thường gặp ở trẻ tự kỷ do não bộ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận,xử lý và phản ứng lại với thông tin. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, có đến hơn 70% các trường hợp trẻ tự kỷ phải đối diện với những ảnh hưởng từ chứng rối loạn này. 

rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ
Rối loạn giác quan hay rối loạn xử lý cảm giác là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ tự kỷ.

Thế nào là rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ?

Rối loạn giác quan hay còn có tên gọi khác là rối loạn xử lý cảm giác, viết tắt là SPD – Sensory Processing Disorder là một trong các tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ mắc phải chứng rối loạn tự kỷ. Đặc trưng nổi bật của chứng rối loạn này đó chính là trạng thái não bộ và hệ thần kinh gặp phải các cản trở, khó khăn trong việc tiếp nhận, xử lý, phản ứng, tích hợp kích thích thông qua các giác quan.

Những đứa trẻ mắc phải chứng rối loạn giác quan sẽ khó có thể cảm nhận mọi thứ xung quanh bằng những giác quan thông thường như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác. Theo nhận định của các chuyên gia thì khi mắc bệnh, trẻ sẽ có đặc trưng bởi trạng thái thừa hoặc thiếu quá mức về khả năng hoạt động của một hoặc một số giác quan nào đó.

Dựa vào số liệu nghiên cứu nhận thấy rằng, phần lớn những trẻ tự kỷ sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải chứng rối loạn xử lý cảm giác này. Đặc biệt hơn, có đến gần một nửa trong số đó phải đối diện với hơn 3 loại rối loạn giác quan khác nhau và gây nên nhiều ảnh hưởng đối với đời sống của trẻ.

Trẻ tự kỷ hay rối loạn tự kỷ thường được đặc trưng bởi sự khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ, giao tiếp, tương tác xã hội và những hành vi thường xuyên lặp đi lặp lại, rập khuôn, mất kiểm soát. Các biểu hiện của trẻ tự kỷ thường khởi phát từ khá sớm và kéo dài dai dẳng cho đến lúc trưởng thành hoặc thậm chí là suốt đời.

Theo đó, những trẻ mắc phải chứng tự kỷ thường sẽ có kèm theo rất nhiều các rối loạn phức tạp khác, đặc biệt là những tình trạng bất ổn có liên quan đến hoạt động của não bộ, hệ thần kinh. Chính vì thế, tỷ lệ trẻ tự kỷ bị rối loạn giác quan là rất cao và điều này cũng chính là một trong các cản trở lớn đối với quá trình phát triển, can thiệp cho trẻ nhỏ.

rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ
Trẻ rối loạn giác quan có thể có ngưỡng cảm giác cao hoặc thấp quá mức so với bình thường.

Khi gặp vấn đề về rối loạn giác quan, trẻ nhỏ sẽ cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí là mất kết nối, mất cảm giác an toàn đối với môi trường xung quanh. Rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ có thể khiến trẻ xuất hiện hàng loạt các hành vi tiêu cực, bất thường như thường xuyên liếm bàn ghế, bất cứ thứ gì cũng cho vào miệng, nhạy cảm quá mức với âm thanh, la hét liên tục, nghịch ngợm, leo trèo khắp mọi nơi,…

Dựa vào nghiên cứu nhận thấy rằng, tình trạng rối loạn giác quan sẽ được chia thành 2 dạng cơ bản, đó là khi trẻ có ngưỡng cảm giác cao và khi trẻ có ngưỡng cảm giác thấp quá mức. Các nhà khoa học cho biết, mỗi con người sẽ có những ngưỡng cảm giác khác nhau và nếu không thể cân bằng được ngưỡng cảm giác đó sẽ gây ra những hạn chế trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin bằng giác quan.

  • Ngưỡng cảm giác quá cao: Đối với những tình trạng này, trẻ nhỏ sẽ có xu hướng đòi hỏi sự tiếp xúc với mức độ cao hơn so với bình thường. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc cảm nhận mọi thứ xung quanh bằng giác quan, hay có sự “trơ”, thờ ơ đối với các yếu tố kích thích. Hiểu một cách đơn giản hơn thì trẻ sẽ cần tìm kiếm các kích thích với mức độ cao hơn để thỏa mãn nhu cầu cảm nhận của bản thân.
  • Ngưỡng cảm giác quá thấp: Ngược lại với dạng rối loạn cảm giác trên, khi trẻ rơi vào trạng thái có ngưỡng cảm giác quá thấp trẻ sẽ trở nên nhạy cảm quá mức đối với các yếu tố tác động đến giác quan. Điều này khiến trẻ dễ cảm thấy hoảng sợ, lo lắng hoặc thậm chí có thể xuất hiện các hành vi mất kiểm soát.

Lấy ví dụ cụ thể về tình trạng rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ để giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Đối với thông thường, nếu trẻ nhỏ chạm tay vào bình nước nóng thì phản ứng đầu tiên chắc chắn là trẻ sẽ rụt tay lại vì tín hiệu nguy hiểm sẽ truyền đến não bộ và chi phối hành vi của trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ rối loạn giác quan ngưỡng cao thì trẻ sẽ chậm hoặc thậm chí là không nhận được tín hiệu nên trẻ sẽ không có xu hướng rút tay lại như bình thường. Hoặc nếu trẻ bị rối loạn giác quan ngưỡng thấp thì trẻ sẽ có sự nhạy cảm quá mức, mặc dù mức độ nóng của ly chưa đạt đến độ nguy hiểm nhưng trẻ vẫn có phản ứng thái quá khi chạm vào.

Một số rối loạn giác quan thường gặp ở trẻ tự kỷ và dấu hiệu nhận biết

Rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ thường tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Trẻ có thể gặp phải một hoặc nhiều các rối loạn về thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, tiền đình hoặc các rối loạn cảm nhận bản thể. Để hiểu rõ hơn về các dạng rối loạn này và kịp thời nhận ra các bất ổn của trẻ, phụ huynh cần nắm rõ một số dấu hiệu nhận biết sau đây:

1. Rối loạn thị giác

Là tình trạng mà trẻ gặp phải các cản trở trong việc tiếp nhận, xử lý và phản ứng các yếu tố kích thích thông qua quá trình quan sát bằng mắt. Những đứa trẻ này sẽ có sự nhạy cảm quá mức đối với ánh sáng, khó khăn trong việc nhìn nhận mọi vật bằng thị giác.

+ Rối loạn thị giác ngưỡng thấp:

  • Nhạy cảm quá mức đối với các ánh sáng tự nhiên xung quanh, đặc biệt là ánh sáng mặt trời.
  • Cảm thấy khó ngủ khi có ánh sáng xuất hiện xung quanh.
  • Dễ mất tập trung hoặc có phản ứng thái quá đối với các đồ vật có nhiều màu sắc, chi tiết.

+ Rối loạn thị giác ngưỡng cao:

  • Ánh sáng bình thường không thể thỏa mãn nhu cầu thị giác.
  • Thị giác ngoại vi hoạt động tốt nhưng ngược lại, thị giác trung tâm không đảm bảo, không rõ nét.
  • Các vật ở trung tâm có xu hướng phóng đại hơn so với bình thường nhưng các vật ở viền sẽ trở nên mờ đi, mất một số nét.
  • Gặp cản trở trong việc nhận thức về độ sâu, không thể chụp ném chính xác.
  • Khả năng quan sát sự vật kém hơn so với bình thường, các vật thể, không gian thường xuất hiện một cách mờ nhạt, tối tăm.

2. Rối loạn thính giác

Tương tự như tình trạng rối loạn thị giác, những trẻ tự kỷ bị rối loạn giác quan dạng thính giác cũng sẽ gặp phải các cản trở trong quá trình tiếp nhận thông tin bằng tai. Tùy vào ngưỡng chịu đựng của mỗi trẻ mà các biểu hiện cũng sẽ có phần riêng biệt ở mỗi trường hợp khác nhau.

rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ
Rối loạn thính giác có thể khiến cho trẻ tự kỷ trở nên nhạy cảm quá mức với âm thanh, tiếng động.

+ Rối loạn thính giác ngưỡng cao:

  • Trẻ không thể cảm nhận và nghe thấy âm thanh, các mức độ âm thanh, tiếng động không đủ để tác động đến thính giác của trẻ.
  • Trẻ chỉ có thể nghe thấy âm thanh ở một bên tai hoặc thậm chí không nghe thấy.
  • Trẻ thích đến những nơi náo nhiệt, ồn ào, có nhiều tiếng động.
  • Một số trẻ có xu hướng liên tục tạo ra tiếng ồn bằng cách đập đồ vật, la hét,…

+ Rối loạn thính giác ngưỡng thấp:

  • Trẻ nhạy cảm quá mức đối với các tiếng động, kể cả những âm thanh nhỏ.
  • Có khả năng nghe thấy cả những cuộc nói chuyện, những âm thanh phát ra từ khoảng cách xa.
  • Cảm thấy lo sợ, hoảng loạn khi nghe thấy quá nhiều tiếng ồn.

3. Rối loạn khứu giác

Những trẻ tự kỷ bị rối loạn khứu giác sẽ khó có thể cân bằng về việc cảm nhận mọi thứ thông qua hoạt động ngửi. Tình trạng này sẽ làm cản trở đến việc nhận biết và phân biệt về hương thơm, làm hạn chế những trải nghiệm tích cực ở trẻ.

+ Rối loạn khứu giác ngưỡng cao:

  • Phần lớn trẻ sẽ mất khả năng sử dụng khứu giác hoặc không thể cảm nhận rõ về những mùi hương đặc trưng như mùi thức ăn, mùi cơ thể, mùi rác thải,…
  • Có xu hướng ngửi các đồ vật xung quanh để tìm kiếm sự kết nối, cảm nhận.

+ Rối loạn khứu giác ngưỡng thấp:

  • Nhạy cảm quá mức với các mùi hương xung quanh.
  • Những mùi hương đặc trưng có thể làm trẻ khó chịu, buồn nôn.
  • Không thích thay đổi những loại vật dụng có mùi lạ.

4. Rối loạn vị giác

Đây được xem là một trong các dạng rối loạn có khả năng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe cho trẻ tự kỷ. Việc không cân bằng được hoạt động của vị giác có thể khiến cho trẻ ăn uống không được đảm bảo, thường xuyên bỏ bữa, nôn ói, không đảm bảo được chế độ dinh dưỡng phù hợp.

rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ
Trẻ rối loạn vị giác thường hay khó chịu và nhạy cảm với một số loại thực phẩm.

+ Rối loạn vị giác ngưỡng cao:

  • Không cảm nhận và phân biệt được các mùi vị đặc trưng như cay, mặn, ngọt,…
  • Thích ăn các món ăn có nhiều gia vị.
  • Thường xuyên liếm các đồ vật xung quanh để cảm nhận hoặc có xu hướng ăn cả những vật như đất, cát, kim loại,…

+ Rối loạn vị giác ngưỡng thấp:

  • Khứu giác trở nên nhạy cảm bất thường, cảm nhận các mùi vị quá mạnh so với thực tế.
  • Chế độ ăn uống thường bị hạn chế bởi rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau.
  • Có cảm giác khó chịu, buồn nôn khi ăn những đồ ăn có hương vị lạ.

5. Rối loạn xúc giác

Các biểu hiện của rối loạn giác quan dạng xúc giác ở trẻ tự kỷ sẽ vô cùng đa dạng. Tùy thuộc vào ngưỡng rối loạn của mỗi trẻ mà các triệu chứng cũng sẽ có phần đặc trưng riêng biệt.

+ Rối loạn xúc giác ngưỡng cao:

  • Thường không cảm nhận rõ nét với những tiếp xúc da thịt bình thường.
  • Khả năng chịu đau rất tốt.
  • Có xu hướng ôm chặt lấy những người xung quanh để thỏa mãn nhu cầu được tiếp xúc.
  • Có thể tự thực hiện các hành vi làm tổn thương thân thể, tự ngược đãi bản thân.
  • Thích cảm giác bị các vật nặng đè lên người.

+ Rối loạn xúc giác ngưỡng thấp:

  • Cảm thấy đau đớn quá mức khi chạm vào các đồ vật thông thường hoặc có những va chạm nhỏ.
  • Không thích tiếp xúc da thịt với bất kỳ ai.
  • Không thích cầm nắm, đụng chạm vào các đồ vật xung quanh.
  • Khó chịu khi thực hiện các hoạt động có va chạm như chải tóc, gội đầu, massage,…

6. Rối loạn tiền đình

Trẻ tự kỷ gặp phải dạng rối loạn giác quan dạng tiền định sẽ khó có thể di chuyển, giữ thăng bằng tốt. Đồng thời, trẻ nhỏ cũng có khả năng phải đối diện với các triệu chứng tương tự như rối loạn tiền đình thông thường, cụ thể như chóng mặt, xoay xẩm mặt mày,…

Đối với dạng rối loạn này, trẻ nhỏ thường xuất hiện các triệu chứng ở ngưỡng thấp, khó khăn trong việc tham gia các hoạt động thể chất, vận động hàng ngày. Trẻ không thể dừng đột ngột cách hành vi của bản thân, đồng thời khó có thể giữ thăng bằng khi di chuyển. Một số trường hợp có thể bị say xe.

7. Rối loạn cảm nhận bản thể

Theo nhận định của các chuyên gia thì hệ thống cảm nhận bản thể sẽ hỗ trợ tốt cho con người trong việc xác định cơ thể đang ở vị trí nào trong không gian và hiểu rõ về cách chuyển động khác nhau của các bộ phận trên cơ thể. Tuy nhiên, đối với những trẻ tự kỷ mắc phải dạng rối loạn này thì trẻ khó có thể duy trì được các chức năng nêu trên.

+ Rối loạn cảm nhận bản thân ngưỡng cao:

  • Do không thể xác định cụ thể về khoảng cách nên trẻ sẽ có xu hướng đứng rất gần với người đối diện, ngay cả khi không cần thiết.
  • Gặp nhiều trở ngại trong việc di chuyển ở nhiều không gian khác nhau, thường xuyên vấp ngã do không né tránh được các vật cản.
  • Có xu hướng hay đâm vào người khác.

+ Rối loạn cảm nhận bản thân ngưỡng thấp:

  • Gặp nhiều khó khăn đối với các kỹ năng vận động tinh.
  • Để nhìn vào một vật gì đó, trẻ sẽ có xu hướng xoay toàn bộ cơ thể về hướng đó.

Xem thêm: Những trò chơi cho trẻ rối loạn cảm giác tốt nhất

Cách hỗ trợ khắc phục rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ

Tùy vào từng dạng rối loạn giác quan xuất hiện ở trẻ tự kỷ mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc đến áp dụng những biện pháp can thiệp phù hợp nhất. Đối với những tình trạng này, gia đình, ba mẹ cần dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc và đồng hành cùng trẻ trong suốt quá trình can thiệp để giúp trẻ có thể động lực, chỗ dựa vững chắc để khắc phục tốt những khiếm khuyết, rối loạn nguy hiểm.

rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ
Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ, ba mẹ nên cho trẻ thăm khám, chẩn đoán ngay.

Cụ thể, đối với từng rối loạn giác quan khác nhau, các chuyên gia cũng đã gợi ý về cách tiếp cận, cải thiện cho trẻ tự kỷ như:

1. Rối loạn thị giác

Các bậc phụ huynh cần phải tạo ra môi trường sinh hoạt lành mạnh và phù hợp đối với thị giác của trẻ. Cụ thể, nếu trẻ có ngưỡng cảm giác quá cảm thì có thể sử dụng thêm một số công cụ hỗ trợ như kính lọc màu để gia tăng sự cảm nhận của trẻ đối với ánh sáng, môi trường xung quanh.

Ngược lại, nếu trẻ có ngưỡng thị giác quá thấp thì gia đình cũng nên chú ý hạn chế bớt các yếu tố tác động về mắt. Ví dụ hãy giảm bớt ánh sáng trong phòng ngủ, cho trẻ sử dụng kính râm khi ra ngoài để trẻ có thể duy trì tốt các hoạt động sinh hoạt đời sống.

2. Rối loạn thính giác

Để gia tăng thính giác cho trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh cũng nên tăng cường thời gian để trò chuyện, chia sẻ bằng lời nói để trẻ có thể nhận thức và cảm nhận rõ ràng hơn những thông tin được truyền đạt qua thính giác. Hoặc nếu ngưỡng cảm giác của trẻ quá thấp thì hãy hạn chế bớt những âm thanh, tiếng ồn từ bên ngoài hoặc cho trẻ sử dụng bịt tai để hạn chế các ảnh hưởng do tiếng động môi trường.

Đồng thời, cũng cần áp dụng các bài tập hỗ trợ để trẻ cải thiện và cân bằng lại hoạt động của thính giác. Cụ thể hãy dùng ngón tay để massage nhẹ nhàng tại vành tai, kích thích tốt các dây thần kinh ở tai để mang đến những cảm nhận rõ ràng, hiệu quả cho trẻ.

3. Rối loạn khứu giác

Để gia tăng khứu giác cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể tạp ra những thói quen hàng ngày để giúp trẻ cảm nhận rõ hơn về những mùi hương quen thuộc của quần áo, thức ăn, sữa tắm,….Tuy nhiên, tuyệt đối không được lạm dụng các mùi hương mạnh có tác động tiêu cực đối với trẻ như phân, hóa chất,….

Hoặc đối với những trẻ quá nhạy cảm với hương thơm, hãy hạn chế bớt những loại đồ dùng có quá nhiều mùi hương đặc trưng để tránh tạo ra sự khó chịu, phản ứng thái quá ở trẻ. Tùy vào mức độ tiếp nhận của mỗi đứa trẻ mà các bậc phụ huynh có thể cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình chọn lựa mùi hương phù hợp.

4. Rối loạn xúc giác

Thực hiện các bài tập như vuốt dọc cánh tay, vuốt dọc lưng và bàn chân, vuốt ngón tay và khớp có thể giúp trẻ gia tăng xúc giác với môi trường xung quanh. Ba mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với các món đồ gồ ghề, có nhiều hình dáng hoặc những tương tác mạnh về xúc giác để giúp trẻ gia tăng những cảm nhận chân thật thông qua da thịt.

Còn đối với các trường hợp ngưỡng xúc giác quá thấp, phụ huynh cũng nên cân nhắc trong việc lựa chọn những đồ vật, hoạt động tiếp xúc để tránh việc làm trẻ cảm thấy khó chịu, hoảng sợ. Nên hạn chế sự ôm ấp quá mức hoặc các hoạt động có sự va chạm mạnh để trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái trong sinh hoạt.

5. Rối loạn tiền đình

Như đã chia sẻ, những trẻ mắc phải dạng rối loạn này thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình giữ thăng bằng, vận động nên các bậc phụ huynh nên hỗ trợ gia tăng những trải nghiệm tích cực để trẻ có thể di chuyển, cảm nhận rõ ràng hơn. Bạn có thể tạo điều kiện để trẻ tham gia những trò chơi vận động đơn giản phù hợp với lứa tuổi và khả năng như chơi bắt bóng, chơi ngựa vòng, chơi bập bênh,….

6. Rối loạn cảm nhận cơ thể

Để gia tăng các cảm nhận cơ thể của trẻ tự kỷ, các bậc phụ huynh có thể áp dụng biện pháp ôm từ phía sau, dùng tay để ghì sát lấy cơ thể của trẻ hoặc có thể tạo sức nặng lên cơ thể trẻ nhỏ bằng cách dùng chăn mền. Ngoài ra, cũng cần hạn chế các vật cản trong không gian sinh sống để giúp trẻ có thể di chuyển dễ dàng hơn.

Rối loạn giác quan ở trẻ tự kỷ cần được hỗ trợ cải thiện và khắc phục trong giai đoạn sớm để hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ phản ứng của mỗi đứa trẻ mà các bậc phụ huynh cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng trong việc đưa ra kế hoạch hỗ trợ phù hợp, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài tập giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ
Các bài tập giao tiếp mắt cho trẻ tự kỷ: Chi tiết, đơn giản

Phần lớn những trẻ tự kỷ đều bị hạn chế về khả năng sử dụng ánh mắt để giao tiếp. Điều này gây nên nhiều...

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ: Tổng hợp thực đơn tốt nhất

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ đóng vai trò quan trọng không kém các phương pháp can thiệp chính. Dinh dưỡng hợp lý...

khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt
Những khó khăn của trẻ tự kỷ trong sinh hoạt rất cần sự thấu hiểu

Nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng; dễ bị dị ứng đồ ăn; không xác định được các hành vi phù hợp chính là những...

Trẻ chậm nói có phải bị tự kỷ? Phân biệt trẻ chậm nói và tự kỷ

Chậm phát triển ngôn ngữ là triệu chứng điển hình ở trẻ tự kỷ. Do đó, không ít bậc phụ huynh băn khoăn trẻ chậm...

Hỗ trợ trực tuyến
Hãy liên hệ với chúng tôi bằng việc lựa chọn phương thức thuận tiện cho bạn
Chat zalo Zalo Chat Chat Messenger Messenger Email Gửi Email
ankara escort çankaya escort eryaman escort ankara escort ataşehir Escort ankara escort beylikduzu Escort Ankara Escort izmir Escort